Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
3,802
539
161
70
Bảng 2.24: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác
động đến chất lượng cán bộ, công chức
Mô hình
Hệ số
hồi quy
(β)
Giá trị
(t)
Mức ý nghĩa
(Sig.)
Chỉ số đa cộng
tuyến
(VIF)
1
Hệ số chặn
3,583
118,102
0,000
Chính sách quản lý sử
dụng CBCC
0,422
13,864
0,000
1,000
Chế độ chính sách đãi
ngộ
0,208
6,854
0,000
1,000
Năng lực chuyên môn
nghiệp vụ của CBCC
0,118
3,886
0,000
1,000
Tính chất công việc
0,162
5,343
0,000
1,000
Chế độ bảo hiểm
0,149
4,911
0,000
1,000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
+ Qua bảng số liệu phân tích ANOVA cho thấy thông số F có Sig = 0 chứng
tỏ mô hình hồi quy xây dựng được là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được.
Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội sẽ có dạng như sau:
Y
i
= β
0
+ β
1
X
1i
+ β
2
X
2i
+ β
3
X
3i
+β
4i
+ β
5i
+u
i
Y
i
= 3,583+ 0,422X
1i
+ 0,208X
2i
+ 0,118X
3i
+ 0,162X
4i
+0,149X
5i
+u
i
Hay viết lại là: Chất lượng cán bộ, công chức = 3,583 + 0,422 x chính sách quản
lý,
sử dụng CBCC + 0,208 x chế độ chính sách đãi ngộ + 0,118 x năng lực chuyên môn
nghiệp vụ + 0,162 x tính chất công việc + 0,149 x chế độ bảo hiểm.
Theo phương trình hồi quy này thì chính sách quản lý, sử dụng CBCC, chính
sách đãi ngộ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chế độ bảo hiểm, tính chất công
việc
theo thứ tự quan trọng tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Nhận xét chung về mức độ đánh giá của CBCC cấp xã đối với công việc:
Mức độ đánh giá của CBCC đối với công việc được đánh giá theo 5 bậc: từ 1
là rất không hài lòng đến 5 là rất hài lòng. Qua số liệu điều tra được phân tích
bằng
phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0 ta thấy rằng:
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
71
Đa phần CBCC cấp xã đánh giá mức độ hài lòng ở mức trung bình. Tuy
nhiên, tỷ lệ CBCC cấp xã đánh giá chưa hài lòng với công việc còn cao, nhất là
chưa hài lòng về chế độ chính sách đối với CBCC cấp xã.
Chính sách tiền lương, chính sách phúc lợi, điều kiện cơ sở vật chất, chính
sách đãi ngộ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách tuyển dụng đang là vấn
đề
còn tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của CBCC cấp xã huyện Nam
Đông. Yếu tố ít ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã nhất là đặc điểm
cá nhân, kinh nghiệm làm việc, tính chất công việc, chế độ bảo hiểm.
Những bất hợp lý trong chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, chính sách
tuyển dụng, chinh sách đào tạo, bồi dưỡng…như hiện nay đã khiến cho họ không
toàn tâm, toàn ý gắn bó với công việc. Đây là bài toán khó cần sớm có lời giải
để
xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực, có khả năng đảm đương được “khối
lượng” công việc lớn ở cấp cơ sở.
Với những đặc thù của CBCC cấp xã và những vấn đề còn tồn tại đòi hỏi về
mặt quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, định hướng tạo nguồn và chế độ, chính sách
phải phù hợp nhằm tạo điều kiện xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức
cơ sở có đủ năng lực, phẩm chất và yên tâm đáp ứng yêu cầu công việc.
2.5. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CÁC XÃ, THỊ TRẤN THUỘC HUYỆN NAM ĐÔNG
Người dân đánh giá CBCC cấp xã theo cơ cấu chức danh:
- Cán bộ chuyên trách khối Đảng: gồm có Bí thư và Phó Bí thư
- Cán bộ chuyên trách khối Nhà nước: gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch
HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Cán bộ chuyên trách khối Đoàn thể: gồm có Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam
xã, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội CCB, Bí thư đoàn.
- Cán bộ công chức: gồm 7 công chức chuyên môn.
Thang điểm đánh giá bởi những người dân được xếp theo mức độ từ cao
xuống thấp Rất tốt, tốt, khá, trung bình và yếu. CBCC của 11 xã, thị trấn nghiên
cứu. Trong 11 xã, thị trấn, ở mỗi xã, thị trấn, 15 hộ dân được chọn làm các mẫu
khảo sát.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
72
Đánh giá của người dân đối với cán bộ cơ sở được thông qua việc giao tiếp
giữa người dân với cán bộ từng loại liên quan tới quyền lợi của người dân thông
qua
các kênh thông tin khác nhau. Hiện nay, các thông tin đến người dân có thể qua
nhiều kênh phong phú như gặp gỡ trao đổi trực tiếp với cán bộ, qua các cuộc hội
họp ở thôn xóm, qua loa truyền thanh ở khu dân cư và qua thông báo… nhưng chủ
yếu thông qua hội họp và gặp gỡ trực tiếp.
Người dân sẽ đánh giá theo suy nghĩ của họ và sẽ cho điểm về kết quả giải
quyết công việc; phẩm chất đạo đức, lối sống; thái độ, tinh thần phục vụ, trách
nhiệm
với công việc của CBCC. Vì vậy, số điểm cho cao hay thấp thể hiện trình độ cán
bộ,
phẩm chất đạo đức, tinh thần phục vụ của cán bộ.
2.5.1. Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công
chức cấp xã
Kết quả giải quyết công việc cao hay thấp thể hiện trình độ, năng lực của
CBCC. Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của CBCC cấp xã
huyện Nam Đông tổng hợp từ 11 xã, thị trấn được thể hiện ở số liệu Bảng 2.25.
Bảng 2.25: Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của cán bộ,
công chức cấp xã
TT
Nội dung
Tổng
số ý
kiến
Ý kiến đánh giá
Rất tốt
Tốt
Khá
Trung
bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Khối Đảng
165
5
3
87
52.7
60
36.4
12
7.3
1
0.6
2
Khối Nhà
nước
165
3
1.8
80
48.5
67
40.6
14
8.5
1
0.6
3
Khối đoàn thể
165
3
1.8
23
13.9
99
60
36
21.8
4
2.4
4
Khối Công
chức
165
3
1.8
16
9.7
98
59.4
43
26.1
5
3
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Kết quả giải quyết công việc của CBCC cấp xã được người dân đánh giá ở
mức trung bình (thấp nhất là công chức chuyên môn 2,81 điểm; khối cán bộ chuyên
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
73
trách đoàn thể 2,91 điểm; cán bộ chuyên trách khối đảng 3,50 điểm; cán bộ chuyên
trách khối nhà nước 3,42 điểm). Kết quả giải quyết công việc của công chức
chuyên
môn được người dân đánh giá thấp hơn so với cán bộ làm việc ở các khối khác. Vì
lý do là cán bộ làm việc theo kinh nghiệm là chính nên những người mới tham gia
công tác thường được đánh giá là có năng lực giải quyết công việc thấp hơn.
2.5.2. Đánh giá của người dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công
chức cấp xã
Phẩm chất đạo đức, lối sống của CBCC cấp xã là thể hiện lề lối, tác phong,
phong cách ứng xử văn hóa chuẩn mực thông qua việc tiếp xúc, gặp gỡ, giải quyết
công việc với dân.
Phẩm chất đạo đức, lối sống của CBCC cấp xã các khối được người dân đánh
giá tốt, không có cán bộ xấu. Phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ chuyên
trách
khối đảng được đánh giá cao nhất đối với Bí thư đảng ủy, Phó Bí thư đảng ủy 4,36
điểm; tiếp đến là cán bộ chuyên trách khối nhà nước 4,32 điểm; cán bộ chuyên
trách
khối đoàn thể 3,99 điểm; và thấp nhất là cán bộ công chức chuyên môn 3,92 điểm.
Bảng 2.26: Đánh giá của người dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ,
công chức cấp xã
TT
Nội dung
Tổng
số ý
kiến
Ý kiến đánh giá
Rất tốt
Tốt
Khá
Trung
bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Khối Đảng
165
0
0
80
48.5
65
39.4
19
11.5
1
0.6
2
Khối Nhà
nước
165
0
0
75
45.5
67
41.2
21
12.7
1
0.6
3
Khối đoàn thể
165
0
0
37
22.4
92
55.8
33
20
3
1.8
4
Khối Công
chức
165
0
0
31
18.8
92
55.8
39
23.6
3
1.8
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
74
2.5.3. Đánh giá của người dân về thái độ, tinh thần phục vụ, trách nhiệm với
công việc của cán bộ, công chức cấp xã
Tiêu chuẩn của CBCC cấp xã là phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,
công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ
hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Người dân đánh giá cao về thái độ, tinh thần phục vụ của cán bộ, đa số
CBCC cấp xã đều có trách nhiệm với công việc. Cán bộ chuyên trách vẫn được
đánh giá cao hơn công chức chuyên môn.
Tuy nhiên, hiện nay một số CBCC cấp xã thái độ, tinh thần phục vụ, trách
nhiệm với công việc chưa cao. Vẫn còn tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà cho
dân.
Bảng 2.27 thể hiện đánh giá của người dân về thái độ, tinh thần phục vụ, trách
nhiệm với công việc của CBCC cấp xã huyện Nam Đông.
Bảng 2.27: Đánh giá của người dân về thái độ, tinh thần phục vụ, trách nhiệm
với công việc của cán bộ, công chức cấp xã
TT
Nội dung
Tổng
số ý
kiến
Ý kiến đánh giá
Rất tốt
Tốt
Khá
Trung
bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Khối Đảng
165
8
4.8
92
55.8
51
30.9
13
7.9
1
0.6
2
Khối Nhà
nước
165
5
3
86
52.1
60
36.4
13
7.9
1
0.6
3
Khối đoàn thể
165
4
2.4
38
23
86
52.1
32
19.4
5
3
4
Khối Công
chức
165
4
2.4
31
18.8
89
53.9
37
22.4
4
2.4
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Phẩm chất đạo đức, lối sống; tinh thần, thái độ phục vụ, trách nhiệm với
công việc của CBCC cấp xã được người dân đánh giá cao; nhưng kết quả giải quyết
công việc lại được đánh giá thấp. Điều đó thấy rằng thiếu cán bộ có năng lực,
chưa
có cán bộ giỏi. Một số cán bộ chủ chốt chính quyền yếu về năng lực quản lý hành
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
75
chính, điều hành, chỉ đạo quản lý nhà nước, triển khai thực hiện phát triển kinh
tế -
xã hội của địa phương còn hạn chế, buông lỏng hoặc vi phạm trong quản lý trên
một
số lĩnh vực như đất đai, ngân sách, thực hiện các chính sách xã hội, tư pháp…
Một số CBCC được người dân đánh giá thấp. Phản ánh đúng thực tế hiện nay
một số bộ phận cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, chưa thật sự
tâm huyết với công việc, một số ít có biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, mất
đoàn kết, cơ hội, bè phái cục bộ gia đình, dòng họ, làm giảm lòng tin của cán
bộ,
nhân dân.
Nhận xét chung về mức độ đánh giá của người dân đối với đội ngũ cán bộ,
công chức:
Đánh giá của người dân đối với CBCC cấp xã huyện Nam Đông qua 3 tiêu
thức: kết quả giải quyết công việc; phẩm chất đạo đức, lối sống; tinh thần thái
độ
phục vụ, trách nhiệm với công việc là có sự khác nhau giữa chức danh cán bộ. Cán
bộ chuyên trách được người dân tín nhiệm và được đánh giá tốt hơn cán bộ công
chức, bởi vì phần lớn đội ngũ cán bộ chuyên trách tuổi đã cao, được rèn luyện,
thử
thách trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, được
đào
tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công
tác.
Còn số công chức tuy có trình độ chuyên môn cao hơn nhưng do tuổi đời còn trẻ,
chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, ngại giao tiếp, nên ít được tiếp xúc nhiều
với
người dân.
Để có được sự tín nhiệm của người dân, người cán bộ phải không ngừng rèn
luyện bản thân từ những việc nhỏ như đi đứng, lời ăn tiếng nói đến việc học hỏi
nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. CBCC cấp xã
muốn hoàn thành tốt công việc của mình, trước hết phải có lối sống chân thành,
lòng nhiệt tình, trách nhiệm cao, luôn xác định phương châm làm việc của mình đó
là biết lắng nghe, tôn trọng và học hỏi ở người dân; và sự nhiệt tình, kinh
nghiệm là
chưa đủ, cán bộ muốn hoàn thành tốt công việc là phải có chuyên môn tốt, có năng
lực, kỹ năng hành chính mới có thể giải quyết được yêu cầu của dân và không xảy
ra sai sót...lúc đó mới được người dân tín nhiệm, yêu mến.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
76
Trong thời gian tới các cấp ủy đảng phải đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng hành
chính cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt và công chức trẻ.
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ, THỊ TRẤN HUYỆN NAM ĐÔNG
2.6.1. Ưu điểm
Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển đổi vị trí chức danh và
quy hoạch, quản lý, sử dụng CBCC được thực hiện khá chặt chẽ, toàn diện, bảo
đảm quy trình, quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, chưa có trường hợp đơn
thư khiếu kiện trong vấn đề này. Từ năm 2011 đến nay, Phòng Nội vụ huyện đã
tham mưu Ủy ban nhân dân huyện quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm 42 công
chức cấp xã; chuyển đổi vị trí chức danh 02 công chức, kỷ luật 02 công chức (TP-
HT xã Hương Hữu, VP-TK xã Thượng Lộ), 02 cán bộ chuyên trách (Hồ Ánh Liên-
Nguyên PBT Đảng ủy Chủ tịch UBND xã Hương Sơn và Nguyễn Ngọc Thuận-
Nguyên CT UBND xã Hương Phú); cho thôi việc 01 chức danh Quyền Trưởng
Công an xã Hương Sơn, miễn nhiệm và bổ nhiệm 02 công chức Trưởng Công an.
Tham mưu HĐND huyện và phối hợp với Văn phòng HĐND, Ủy ban nhân
dân huyện và các cơ quan hữu quan chỉ đạo công tác bầu cử HĐND các xã, thị trấn;
tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định xác nhận kết quả bầu cử các
chức vụ do HĐND bầu gồm 11 Chủ tịch Ủy ban, 12 Phó chủ tịch, 12 ủy viên Ủy
ban nhân dân các xã thị trấn; ban hành Quyết định xếp lương đối với các chức vụ
do
HĐND, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội bầu 90 trường hợp; việc quản
lý
hồ sơ CBCC cấp xã chặt chẽ, khoa học và lưu trữ đúng quy định.
Việc thực hiện và chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã
được đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Bảo đảm tính minh bạch trong việc nâng
ngạch, chuyển ngạch, nâng lương, thi đua khen thưởng, cử CBCC tham gia đào tạo,
bồi dưỡng và chế độ, chính sách đặc biệt theo Nghị định 116, do đó chưa có
trường
hợp khiếu kiện trong vấn đề chế độ, chính sách đối với CBCC.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
77
Đặc biệt, hiện nay 02 xã Thượng Long, Thượng Quảng có 39 CBCC được
hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; đối với xã Hương
Hữu đến năm 2012 vẫn được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định số
116/2010/NĐ-CP, năm 2013 xã Hương Hữu không được hưởng theo Nghị định này
nữa, tuy nhiên huyện vẫn kiến nghị, đề xuất cấp trên đối với 05 thôn thuộc xã
Hương Hữu (Rung Ghênh, Ra Rang, Con Gia, Ga Hin, Ra Đang) được hưởng theo
Nghị định 116, nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt.
2.6.2. Những tồn tại, hạn chế
- Hoạt động quản lý, điều hành hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn
còn yếu kém, tùy tiện, ở một số nơi còn biểu hiện chưa thực sự làm việc theo
pháp
luật mà nặng về tập quán, thói quen, tình cảm.
- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được hưởng lương, phụ cấp ngày càng
đông.
- Số cán bộ chuyên trách, công chức trực tiếp giải quyết công việc hành
chính hằng ngày cho nhân dân quá ít, bình quân mỗi xã trên dưới 20 cán bộ, công
chức, trong đó có khoảng 10 đến 12 cán bộ, công chức chuyên môn trực tiếp,
thường xuyên giải quyết nhiều công việc có liên quan đến dân như: Đại chính, xây
dựng, tư pháp, hộ tịch, văn phòng, văn hóa, xã hội.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa ngang tầm với nhiệm
vụ, một số đơn vị thì cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức phát triển chưa đồng đều,
trình độ, năng lực công tác còn yếu kém về nhiều mặt và từ điều tra thực tế cho
thấy
số cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn khá nhiều.
- Mặc dù đã có chủ trương, chính sách giải quyết chế độ đối với cán bộ, công
chức cấp xã năng lực kém, không đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định, nhưng
trong thời gian qua UBND cấp xã chưa kiên quyết thực hiện triệt để.
- Điều kiện, phương tiện làm việc của chính quyền cấp xã, nhìn chung chưa
đảm bảo ở mức phục vụ cơ bản và khi cần thiết, một số xã tự xây sở trang bị máy
vi
tính, máy in, máy photocopy cũ để phục vụ làm việc hàng ngày.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
78
- Nhiều cán bộ, công chức cơ sở chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống; tỷ
lệ cán bộ chưa đạt chuẩn còn cao, vẫn còn một số cán bộ trình độ tiểu học nhưng
vẫn chưa được đào tạo. Cơ cấu cán bộ ở cơ sở chưa phù hợp, cán bộ trẻ còn ít, số
cán bộ cơ sở có năng lực nổi trội, dám nghỉ, dám làm năng động chưa nhiều. Công
tác đào tạo, bồi dưỡng chưa có kế hoạch phù hợp, việc đào tạo chưa chú ý vào
chất
lượng công việc của từng chức danh.
- Một số cán bộ chủ chốt ở xã tuổi cao, năng lực hạn chế nhưng chưa đủ điều
kiện về tuổi và năm công tác để nghỉ chế độ nên không bố trí được cán bộ trẻ
thay
thế. Một số cán bộ tuy đã nghỉ việc nhưng chưa giải quyết được về chế độ, chính
sách ảnh hưởng đến tư tưởng của số cán bộ trẻ đang công tác.
- Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở còn bất hợp lý, về chế
độ tiền lương và phụ cấp giữa cán bộ chuyên trách và không chuyên trách với đội
ngũ công chức quá chênh lệch.
2.6.3. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế
Công tác tham mưu của Phòng Nội vụ và trách nhiệm Ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn về tuyển dụng, bổ nhiệm công chức chưa đảm bảo quy trình ở một số
công đoạn.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chưa chủ động trong việc xây dựng kế
hoạch và nhu cầu tuyển dụng để trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
Việc nâng bậc lương, xếp lương đối với một số CBCC chưa kịp thời, còn sai xót.
Việc chấn chỉnh tác phong, lề lối kỷ luật, kỷ cương hành chính còn chậm,
chưa quyết liệt dẫn đến việc chấp hành nội quy, quy chế của CBCC đôi lúc chưa
nghiêm.
Một số xã chưa duy trì công tác xây dựng và rà soát quy hoạch CBCC theo
định kỳ. Tình hình quản lý CBCC chưa nghiêm, việc quản lý hồ sơ và bổ sung hồ
sơ CBCC chưa đúng quy định. Việc xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ và thực
hiện quy chế chưa nghiêm. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trực tiếp quản
lý, sử dụng CBCC chưa cao; một số CBCC chưa nắm rõ chức trách, nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định của pháp luật trong thực thi nhiệm vụ.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
79
Việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm của các xã, thị trấn chưa thực
chất, còn mâu thuẫn giữa chất lượng của CBCC với chất lượng và hiệu quả hoạt
động của đơn vị, trong khi chất lượng của cán bộ, công chức được đánh giá từ
hoàn
thành nhiệm vụ trở lên thì chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị chưa cao.
Sự phối hợp giữa Ban Tổ chức huyện ủy, Phòng Nội vụ, Mặt trận và các
đoàn thể chính trị - xã hội huyện về việc xây dựng nhân sự, xác định điều kiện,
tiêu
chuẩn của cán bộ chuyên trách cấp xã chưa chặt chẽ; chưa xây dựng quy chế phối
hợp để thực hiện dẫn đến một số cán bộ chuyên trách được đề cử, bầu cử chưa đạt
chuẩn theo quy định.
Một số CBCC do gần đến tuổi nghỉ hưu nên không có điều kiện để học tập
nâng cao trình độ.
Một số công chức thì mới tuyển dụng vào công tác nên thiếu kinh nghiệm
thực tiễn trong giải quyết công việc.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ