Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ” Vật lí 10 THPT
6,177
974
177
21
Điều chỉnh
giải pháp
Không nhận ra
sự thay đổi của
thực tiễn so với
kế hoạch
Nhận ra sự thay
đổi của thực tiễn
và kế hoạch, điều
chỉnh được kế
hoạch dưới sự
hướng dẫn của
GV
Điều chỉnh được
kế hoạch phù hợp
với thực tiễn khi
có sự biến đổi
Đánh giá
việc
GQVĐ,
phát hiện
vấn đề
mới
Đánh giá
quá trình
GQVĐ và
điều chỉnh
việc GQVĐ
Không có khả
năng tự đánh giá
Đánh giá được
kết quả cuối cùng
và chỉ ra được
nguyên nhân của
kết quả thu được
Đánh giá việc giải
quyết vấn đề. Đề
ra được giải pháp
tối ưu hơn để nâng
cao hiệu quả
GQVĐ
Hợp thức
hóa kiến
thức, kinh
nghiệm thu
nhận được
Không tổng hợp
được hoặc tổng
hợp sơ sài
Có tổng hợp
nhưng chưa đầy
đủ kiến thức, kinh
nghiệm thu nhận
được
Tự tổng hợp đầy
đủ kiến thức và
kinh nghiệm thu
nhận được sau khi
GQVĐ
Phát hiện
vấn đề cần
giải quyết
mới
Không xác định
được những vấn
đề tương tự để
áp dụng giải
pháp đã thực
hiện
Đưa ra khả năng
ứng dụng của kết
quả thu được
trong tình huống
mới
Xem xét kết quả
thu được trong
tình huống mới,
phát hiện những
khó khăn, vướng
mắc cần giải quyết
và diễn đạt vấn đề
mới cần giải quyết
❖ Điểm tối đa của các hành vi trong bảng trên là 24, sau khi tính tổng điểm
của các học sinh ta quy về thang điểm 10 để dễ phân loại mức NL của học sinh.
Điểm toàn bài =
𝟏𝟎
𝟐𝟒
× Tổng điểm các hành vi
22
❖ Phân loại mức độ NL GQVĐ:
- Mức 1, NL GQVĐ ở mức độ thấp : Điểm toàn bài (nhỏ hơn 5)
- Mức 2, NL GQVĐ ở mức độ trung bình :Điểm toàn bài (từ 5 đến 6,4)
- Mức 3, NL GQVĐ ở mức độ khá : Điểm toàn bài (từ 6,5 đến 7,9)
- Mức 4, NL GQVĐ ở mức độ tốt : Điểm toàn bài (từ 8 đến 10)
1.2. Hoạt động trải nghiệm
1.2.1. Khái niệm hoạt động
Cuộc sống của mỗi con người là một chuỗi những hoạt động liên tiếp, mỗi
hoạt động lại có những mục đích và ý nghĩa riêng, có rất nhiều khái niệm về hoạt
động:
Theo sinh lí học, “hoạt động là sự tiêu hao năng lượng, thần kinh và cơ bắp
của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của
mình”.
Theo tâm lí học duy vật biện chứng, “hoạt động là phương thức tồn tại của con
người; là sự tác động một cách tích cực giữa con người với hiện thực, thiết lập
mối
quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía
thế giới và cả về phía con người.
Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữa họ và thế giới tự
nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao
động (cùng bản chất tâm lí) của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá
trình
ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về
với
chủ thể (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải và Đào Thị Ngọc
Minh, 2017).
Dựa trên các khái niệm trên, theo chúng tôi “hoạt động là sự tác động của con
người lên hiện thực khách quan nhằm tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình;
từ đó thiết lập mối quan hệ giữa cá nhân với thế giới”.
1.2.2. Trải nghiệm
“Trải nghiệm đơn giản nhất là những gì con người đã từng kinh qua thực tế,
từng biết, từng chịu” (Hoàng Phê, 2004).
23
Trải nghiệm để phục vụ lại cho cuộc sống. Chúng ta sống trong thực tại, trao
đổi thông tin với thực tại, nhờ đó chúng ta thu được những kiến thức và kinh
nghiệm sống cho riêng chúng ta. Nhờ đó, con người hoàn thiện mình, cải tạo được
thực tại và sống tốt hơn. Như vậy, sống và trải nghiệm là hai khía cạnh luôn
song
hành cùng nhau, bổ sung và hoàn thiện cho nhau (Phạm Minh Hạc, 2013).
Quá trình trải nghiệm sẽ chứa đựng yếu tố “thử” và “sai”. Sự trải nghiệm sẽ
mang cho con người kinh nghiệm phong phú. Quá trình trải nghiệm là quá trình
tích
lũy kinh nghiệm, giúp con người hình thành vốn kinh nghiệm, vốn sống, hình thành
phẩm chất và năng lực” (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm là
hoạt động giáo dục, trong đó học sinh được trực tiếp tham gia các hoạt động thực
tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của
quá
trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết
quả
hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng
hoạt
động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt
động
của bản thân, của nhóm và của các bạn...dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, qua
đó hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của cá nhân (Bộ Giáo dục và
Đào
tạo, 2018).
Qua nghiên cứu rất nhiều quan điểm về HĐTN của các nhà giáo dục, các tác
giả của quyển sách “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường
phổ thông” đã đưa ra định nghĩa về HĐTN: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động
giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh
tham gia vào hoạt động và làm chủ hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng
chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những
phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực
cần có
của công dân trong xã hội hiện đại.
HĐTN có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có những đặc
trưng sau:
➢ Tính tham gia trực tiếp của học sinh vào từng hoạt động;
24
➢ Tính tự chủ của học sinh trong kế hoạch và hành động của cá nhân;
➢ Tính tập thể của học sinh;
➢ Tính tiếp cận với môi trường sống trong và ngoài nhà trường;
➢ Tính trọn vẹn của hoạt động thực tiễn;
➢ Tính công dân có trách nhiệm khi đặt người học vào các tình huống mới;
➢ Học sinh được khẳng định giá trị bản thân qua huy động kinh nghiệm và
năng lực của mình;
➢ Học sinh hình thành các ý thức, phẩm chất cùng chung sống và sống có
trách nhiệm với bản thân và xã hội;
➢ Học sinh được tiếp cận với các giá trị cuộc sống trong các tình huống thực
tiễn (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
❖ Bản chất hoạt động trải nghiệm
Bản chất hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được tổ chức theo con
đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành
động, hình thành và phát triển cho học sinh niềm tin, tình cảm, những năng lực
cần
có của người công dân trong tương lai (phát triển toàn diện nhân cách của học
sinh).
Chính vì vậy trong nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động có thể
mang dáng dấp của hoạt động theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên điểm khác biệt chính là
cách làm, cách triển khai hoạt động (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
Bản chất của giáo dục là trải nghiệm, muốn giáo dục nhân cách học sinh phải
tổ chức hoạt động giáo dục, nhưng không thể bằng con đường lí thuyết suông, mà
theo nguyên lí giáo dục Việt Nam đã được quy định trong luật giáo dục “Hoạt động
giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp
với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết
hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nhà giáo dục cần nhận thức đúng về bản
chất
của HĐTN để khi triển khai hoạt động cần chú trọng cách làm, lấy HĐTN làm
phương thức triển khai, nhấn mạnh sự tham gia trực tiếp của người học vào hoạt
động, giáo dục xúc cảm, từ đó giúp người học hình thành năng lực, phẩm chất, giá
trị và nhân cách.
25
1.2.4. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học
HĐTN trong dạy học chính là quá trình giáo viên sử dụng hình thức tổ chức
các HĐTN để học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức và các năng lực thông qua
HĐTN đó.
Để chiếm lĩnh kiến thức và các năng lực mới, trước tiên con người phải sống
trong sự trải nghiệm của chính mình và sau đó phải suy ngẫm về sự trải nghiệm
đó.
Sự trải nghiệm không những là nguồn gốc của kiến thức, mà cũng là môi trường
kiểm chứng kiến thức thu được, đảm bảo được sự đúng đắn và chính xác của các
kiến thức mà người học đã học được.
Có nhiều mô hình học tập trải nghiệm tiêu biểu như mô hình học tập qua kinh
nghiệm của J.Dewey; ông quan niệm học qua làm, học bắt đầu từ làm; những tri
thức bắt đầu từ làm mới là những tri thức thật. Theo tư tưởng này thì dạy học
phải
giao việc cho học sinh làm, chứ không phải giao vấn đề cho học sinh học. Quá
trình
phát triển trí tuệ của người học là kết quả của sự trải nghiệm. Sự phát triển
trí tuệ
trước hết phải có quá trình hình thành biểu tượng; trải nghiệm sẽ cho HS biểu
tượng
trong đầu về sự vật, hiện tượng đó. Theo ông, chương trình dạy học và việc dạy
học
phải là quá trình xâu chuỗi các thành tố trong kinh nghiệm cũ và mới của HS.
Cũng
theo J.Dewey, nhà trường và giáo viên phải tạo ra môi trường học tập trong đó
những hoạt động của HS chứa đựng cả những tình huống khó khăn, để từ đó người
học tự tìm tòi và xây dựng kiến thức thông qua kinh nghiệm và tư duy, thông qua
trải nghiệm của chính bản thân mình.
Mô hình học tập của J.Dewey mô tả quá trình người học xây dựng kiến thức
cho mình thông qua những kinh nghiệm quan sát được. Mô hình học tập trải
nghiệm của J.Dewey là quá trình hoạt động trí tuệ khá phức tạp bao gồm: (1) quan
sát các điều kiện xung quanh; (2) hình thành kiến thức về những gì đang xảy ra,
trong những tình huống tương tự trong quá khứ, kiến thức thu được một phần từ
các
thông tin, tư vấn và cảnh báo của những người có kinh nghiệm hơn; (3) Sự đánh
giá, phán xét những gì quan sát được và những kiến thức thu được. Kết quả thu
được của quá trình này sẽ thúc đẩy con người thực hiện những chuỗi hoạt động
tiếp
theo để đạt được mục đích.
26
Lí thuyết học tập trải nghiệm của D.Kolb
Theo ông, học tập là một quá trình mà ở đó tri thức được tạo ra thông qua sự
biến đổi, chuyển hóa kinh nghiệm. Đó là quá trình thông qua hành động, chủ thể
tạo
ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên đánh giá, phân tích
những
kinh nghiệm, kiến thức sẵn có nhờ sự tác động của kiến thức tiếp thu được qua
hành
động với đối tượng.
D.Kolb đưa ra chu trình học tập trải nghiệm gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Kinh nghiệm rời rạc
Ở giai đoạn này, người học tiến hành các hành động trên đối tượng, ví dụ: đọc
báo, tài liệu, nghe giảng, xem video về chủ đề đang học… Tất cả các yếu tố đó sẽ
tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho người học, chúng trở thành “nguyên liệu đầu
vào” quan trọng của quá trình học. Thông thường, người học dạng hời hợt chỉ dừng
lại ở kinh nghiệm đó, ghi chép lại, chờ cho tới kì thi và kết thúc việc học.
Trong học
tập trải nghiệm theo D.Kolb, đó mới là sự khởi đầu.
Bước 2: Quan sát có suy tưởng/phản ánh
Trong bước này, người học cần phân tích, đánh giá các sự kiện và các kinh
nghiệm đã có; tức là suy tưởng về các kinh nghiệm đó xem mình cảm thấy thế nào,
có hiểu được hay không, có thấy nó hợp lí hay không, có quan điểm nào đi ngược
lại với các kinh nghiệm mình vừa trải qua hay không...Trong quá trình suy ngẫm
người học sẽ rút ra những bài học cũng như định hướng mới cho chặng đường học
tập tiếp theo thú vị và hiệu quả hơn.
Bước 3: Khái niệm hóa
Sau khi có được quan sát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc, người học tiến
hành khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được, từ kinh nghiệm, ta có các khái
niệm, lí thuyết mới. Bước này chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm chuyển
đổi thành “tri thức”. Không có bước này, kinh nghiệm sẽ không được nâng cấp và
phát triển lên một tầm cao mới hữu ích hơn mà chỉ là những trải nghiệm vụn vặt
nhặt được trong tiến trình học tập hay thực hành.
Bước 4: Thử nghiệm tích cực
27
Trên cơ sở khái niệm đã hình thành, người học tiếp tục đưa vào thực tiễn để
kiểm nghiệm, nhằm hình thành nên tri thức thực sự của riêng và theo cách riêng
của
bản thân học sinh. Đây là bước để người học xác nhận hoặc phủ nhận các khái niệm
từ bước trước (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
Như vậy, để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm trong dạy học thì GV phải tạo
ra một môi trường trải nghiệm phong phú, đa dạng và chứa đựng những thách thức
đối với HS; tạo cơ hội cho HS trải nghiệm đa dạng dưới nhiều vai trò khác nhau;
đặt
người học trong sự trải nghiệm đa dạng các giác quan từ cảm giác đến tri giác và
cảm xúc cá nhân. Từ đó người học phải được trình bày và biểu hiện sự đa dạng các
kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết của mình. Việc thiết kế và tổ chức HĐTN cần
linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng HS, nội dung học tập, điều kiện nhà
trường và địa phương. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo các trọng tâm của học
tập trải nghiệm; HS tham gia các trải nghiệm cụ thể, qua hoạt động HS được quan
sát, suy ngẫm, phân tích, liên hệ, suy luận, chiêm nghiệm; từ đó HS khái quát
hóa
thành kiến thức mới của bản thân mình và vận dụng trong bối cảnh mới.
1.2.5. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí
HĐTN trong dạy học VL là một phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích
cực; HS tự mình trải nghiệm những hiện tượng, tình huống có vấn đề VL trong thực
tế; từ sự trải nghiệm của bản thân, kết hợp với những kiến thức cũ, HS phân
tích,
đánh giá, suy tưởng những kinh nghiệm thu được; để từ đó rút ra những khái niệm,
lí thuyết VL mới; quá trình này đã biến kinh nghiệm VL thu được từ trải nghiệm
thành kiến thức VL của HS. Sau khi hình thành những kiến thức VL từ HĐTN, HS
lại sử dụng kiến thức đó như nguyên liệu đầu vào trong các HĐTN tiếp theo, để
kiểm nghiệm lại những kiến thức thu được; và những kiến thức VL đó còn là nền
tảng để phân tích, phản ánh, đánh giá, suy tưởng để tạo ra những tri thức mới.
Vậy, quá trình từ HĐTN hình thành kiến thức VL, rồi từ kiến thức VL lại là
nền tảng để tham gia trải nghiệm là một chu trình khép kín, qua chu trình đó HS
không chỉ thu nhận được những kiến thức VL mà còn phát triển các năng lực đặc
thù của môn VL và những năng lực chung khi HS làm việc cá nhân và làm việc
nhóm.
28
1.2.6. Hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí
a. Hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí
Có nhiều hình thức tổ chức HĐTN, mỗi hình thức có những ưu điểm và hạn
chế riêng; tùy vào điều kiện, đặc điểm nhà trường và mục tiêu giáo dục để lựa
chọn
hình thức tổ chức HĐTN phù hợp nhất, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng
tôi tổng hợp một số hình thức tổ chức HĐTN sau đây:
❖ Tổ chức dưới dạng câu lạc bộ
Câu lạc bộ học tập trong nhà trường là một nhóm HS có chung niềm đam mê
môn học, lĩnh vực, hoạt động. Vai trò chính của câu lạc bộ học tập là tạo môi
trường
học tập theo năng lực, sở thích, sở trường của HS; từ đó tạo điều kiện phát
triển
năng lực cá nhân. Đặc biệt câu lạc bộ cũng là nơi để GV và HS cùng chia sẻ kiến
thức, sự hiểu biết của mình về môn học, kiến thức luôn được cập nhật và mang
tính
thực tiễn.
Có nhiều câu lạc bộ để HS yêu thích môn Vật lí có thể lựa chọn tham gia như
câu lạc bộ thiên văn, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, tên lửa nước, robocon…
❖ Tổ chức diễn đàn thảo luận
Trước khi tổ chức diễn đàn, cần lựa chọn chủ đề cẩn thận, gần gũi với HS mà
nhiều HS nêu ý kiến được. Cần mời các chuyên gia hoặc những người có chuyên
môn để định hướng cho HS khi tranh luận và đưa ra được kết luận để giáo dục HS
sau diễn đàn.
Có thể tổ chức ở quy mô lớp hoặc khối. Trước khi tổ chức cần thông báo cho
HS biết rõ về thời gian, địa điểm, nội dung chủ đề để HS chuẩn bị. Có thể chủ
định
mời những HS có hiểu biết, mạnh dạn lên trao đổi trước để tạo điều kiện và thông
tin cho HS khác có thể hỏi và thảo luận.
Giáo viên, người tổ chức diễn đàn cần hỏi và thảo luận với HS để HS phát
triển tư duy phản biện, sự sáng tạo và sự thích ứng với môi trường trong các
cuộc
đối thoại.
❖ Tổ chức HĐTN dưới hình thức tổ chức tham quan, dã ngoại
29
Hoạt động tham quan, dã ngoại là một trong những hình thức hấp dẫn trong tổ
chức HĐTN khi để HS tiếp cận với những nội dung thực tiễn, hiện vật thực tế
trong
môi trường cuộc sống.
Trước khi tham quan, dã ngoại cần có một kế hoạch giáo dục chi tiết để đảm
bảo mục tiêu giáo dục của nhà trường, của môn học. Trong đó cần chỉ rõ những
thông tin cần thu thập, những địa điểm cần đến và những người cần hỏi, phỏng vấn
để làm cơ sở viết bài luận, bài báo cáo sau khi HS tham quan về và làm cơ sở
đánh
giá mục tiêu giáo dục đặt ra.
Qua hoạt động giáo dục tham quan, dã ngoại HS có niềm vui thích, thoả mãn
khi được hoạt động ngoài trời trong những địa điểm mới, được du hành bằng
phương tiện giao thông yêu thích. Đây cũng là cơ hội để HS và GV cùng hoạt động,
tạo ra sự gắn kết giữa các HS, giữa HS với GV và cũng là cơ hội lớn để tạo không
khí bạn bè, giúp đỡ nhau, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và trong học tập.
Quá trình tổ chức cần đặt HS là người tổ chức, người xây dựng kế hoạch thực
hiện và người trình bày báo cáo, đánh giá hoạt động của mình và của các bạn. GV,
phụ huynh HS là những người hỗ trợ, đảm bảo an toàn và kết hợp đánh giá HS
trong quá trình tham quan, dã ngoại.
Địa điểm tham quan, dã ngoại cũng cần chọn những nơi phù hợp với mục tiêu
giáo dục. Tránh những nơi vui chơi, giải trí không đem lại hiệu quả giáo dục,
mục
tiêu giáo dục của môn học.
❖ Tổ chức HĐTN dưới dạng các cuộc thi
Tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các HS, các nhóm HS, các lớp trong trường
là một hình thức trải nghiệm được phát triển mạnh hiện nay. Các cuộc thi mang
lại
cho HS sự ganh đua, phấn khích và sự tham gia trong các hoạt động giáo dục và
học
tập. Học sinh được khẳng định mình, phần thưởng quan trọng nhất là sự vinh danh
và sự khẳng định mình với bạn bè và chiến thắng chính mình.
Bản thân GV, tổ chuyên môn cần tạo không khí thi đua, công bằng để học sinh
tự lên kế hoạch tổ chức, tự thành lập nhóm và xây dựng các sản phẩm, các chiến
lược và các nội dung tham gia cuộc thi.
30
❖ HĐTN được tổ chức dưới hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học
của HS
Hoạt động nghiên cứu khoa học của HS là những hoạt động thuộc về công
việc tổ chức hoạt động tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ đối với HS trong
phạm vi các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học
của HS mang tính tập dợt nghiên cứu là chính (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
b. Phương pháp tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí
Có nhiều phương pháp tổ chức HĐTN, trong phạm vi đề tài, chúng tôi đưa ra
bốn phương pháp mang tính gợi ý để GV vận dụng trong quá trình tổ chức HĐTN,
tùy vào mục đích và điều kiện dạy học GV có thể chọn phương pháp phù hợp hoặc
kết hợp giữa các phương pháp.
❖ Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển tư duy, sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS. HS được đặt trong tình huống có vấn đề,
thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương
pháp.
Phương pháp giải quyết vấn đề được tiến hành theo các bước cụ thể sau:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Bước 2: Tìm các phương án giải quyết
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
❖ Phương pháp sắm vai
Sắm vai là phương pháp giáo dục nhằm giúp HS thực hành những cách ứng
xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng
tượng
và ý nghĩ sáng tạo của học sinh. Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà
HS phải tự xây dựng trong quá trình hoạt động.
Phương pháp sắm vai được tiến hành theo những bước nhất định: Nêu tình
huống sắm vai; cử nhóm chuẩn bị vai diễn; thảo luận sau khi sắm vai; chốt lại ý
kiến sau khi thảo luận.
❖ Phương pháp làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm là phương pháp tổ chức dạy học, giáo dục trong đó GV
sắp xếp HS thành các nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các