Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

1,418
191
162
9
sự giáo dục nhằm xã hội hóa cá nhân. Lần đầu tiên cuốn sách với ý nghĩa một chuyên
khảo đã đề cập đến đặc trưng của XHHGD ở các cấp học, bậc học và ở địa bàn nông
thôn, vấn đề quản lý Nhà nước trong việc thực hiện XHHGD để có sự định hướng
đúng đắn hoạt động XHHGD ở các nhà trường và địa phương.
Chiến lược phát trin kinh tế - xã hi 2011-2020 coi vic phát trin giáo dc là
quốc sách hàng đầu để đạt được mc tiêu nâng cao cht ng ngun nhân lc. Nhà
nước tăng đầu tư, đồng thi đẩy mnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát
trin giáo dc ng Cng Sn Vit Nam, 2011).
Chiến lược phát trin giáo dc 2011-2020 đưa ra quan điểm ch đạo phát trin
GD là quốc sách hàng đầu, là s nghip ca ðảng, Nhà nước và ca toàn dân. ðng
thời cũng quy định trách nhim tham gia, đóng góp ngun lc ca các ngành, các t
chc chính tr - hi, cộng đồng và gia đình to cơ hội hc tp suốt đời cho mi
người, góp phn từng bước xây dng xã hc tp (Th ng Chính ph , 2012).
Lut Giáo dc sa đổi năm 2009 tại điều 13 quy định “đầu tư cho giáo dục là
đầu tư phát triểnvà “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bo
h các quyn, li ích hp pháp ca t chức, cá nhân trong nước, người Vit Nam
định cư ở nước ngoài, t chc, nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục”. (Quc hi
nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Việt Nam, 2010).
Bên cạnh đó các công trình nghiên cứu về sự tham gia của CMHS, cộng
đồng của các tác giả khác đã tổng hợp những quan điểm luận và thực tiễn về vai
trò và nhiệm vụ của gia đình, sự phối hợp của Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong
sự nghiệp GD học sinh:
Trong cun “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng ca ca thế k XXI” tác gi
Phm Minh Hc khẳng định s nghip GD ca Vit Nam không phi ch do Nhà nước
gánh vác, mà phi s chung sc ca các LLXH cùng tham gia vào s nghip GD
nước nhà, to nên mt xã hi hc tp (Phm Minh Hc, 2009).
- Võ Tấn Quang, trong cuốn sách “Những nhân tố mới về giáo dục trong công
cuộc đổi mới” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quần chúng trong công tác GD, theo
tác giả: XHH trong công tác GD là phải phát động phong trào quần chúng làm GD,
huy động toàn hội tham gia sự nghiệp GD&ðT, hình thành và phát triển nhân cách
9 sự giáo dục nhằm xã hội hóa cá nhân. Lần đầu tiên cuốn sách với ý nghĩa một chuyên khảo đã đề cập đến đặc trưng của XHHGD ở các cấp học, bậc học và ở địa bàn nông thôn, vấn đề quản lý Nhà nước trong việc thực hiện XHHGD để có sự định hướng đúng đắn hoạt động XHHGD ở các nhà trường và địa phương. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 coi việc phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2011). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đưa ra quan điểm chỉ đạo phát triển GD là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của ðảng, Nhà nước và của toàn dân. ðồng thời cũng quy định trách nhiệm tham gia, đóng góp nguồn lực của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, góp phần từng bước xây dựng xã học tập (Thủ tướng Chính ph ủ, 2012). Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 tại điều 13 quy định “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” và “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục”. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010). Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về sự tham gia của CMHS, cộng đồng của các tác giả khác đã tổng hợp những quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò và nhiệm vụ của gia đình, sự phối hợp của Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong sự nghiệp GD học sinh: Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI” tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định sự nghiệp GD của Việt Nam không phải chỉ do Nhà nước gánh vác, mà phải có sự chung sức của các LLXH cùng tham gia vào sự nghiệp GD nước nhà, tạo nên một xã hội học tập (Phạm Minh Hạc, 2009). - Võ Tấn Quang, trong cuốn sách “Những nhân tố mới về giáo dục trong công cuộc đổi mới” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quần chúng trong công tác GD, theo tác giả: XHH trong công tác GD là phải phát động phong trào quần chúng làm GD, huy động toàn xã hội tham gia sự nghiệp GD&ðT, hình thành và phát triển nhân cách
10
thế hệ trẻ (Võ Tấn Quang, 2001).
- Nguyễn Minh Phương “Đẩy mạnh XHHGD, y tế ở Việt Nam” đưa ra một số
vấn đề lý luận về XHHGD, cùng kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động
các nguồn lực xã hội, đồng thời cũng đưa ra các quy định hiện hành về XHHGD ở
nước ta; thực trạng XHHGD và những vấn đề đặt ra cùng các quan điểm, giải pháp
đẩy mạnh XHHGD (Nguyễn Minh Phương, 2012).
Những nghiên cứu trên đây đã cung cấp cho tác giả cái nhìn tổng quan về công
tác XHHGD. Mỗi đề tài có các tiếp cận riêng tùy vào tình hình và đặc điểm kinh tế
xã hội của mỗi địa phương. Đây là cơ sở để người nghiên cứu tham khảo và kế thừa
những giá trị đã được khẳng định, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề thuộc phạm vi
nghiên cứu của luận văn.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Có nhiều quan điểm tiếp cận quản lý (QL) như: quan điểm tiếp cận lịch sử,
tiếp cận phân tích tổng hợp, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận hệ thống...
- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang khẳng định: QL là sự tác động có tổ chức, có
định hướng của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm sử dụng hiệu quả nhất các
tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động
của môi trường (Nguyễn Ngọc Quang, 2001).
- Xét QL với tư cách là một hành động, tác giả Vũ Ngọc Hải cho rằng: QL là
sự tác động tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt
mục tiêu đề ra (Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức, 2003).
- F.W.Taylor cho rằng: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì
cần phải làm làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”.
(Nguyễn Thị Doan (Chủ biên), 1996).
Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “Quản nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều
người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”.
(Trần Kiểm, 1990).
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Công tác QL lãnh đạo một tổ chức xét cho
cùng là việc thực hiện hai quá trình liên hệ chặc chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình
10 thế hệ trẻ (Võ Tấn Quang, 2001). - Nguyễn Minh Phương “Đẩy mạnh XHHGD, y tế ở Việt Nam” đưa ra một số vấn đề lý luận về XHHGD, cùng kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động các nguồn lực xã hội, đồng thời cũng đưa ra các quy định hiện hành về XHHGD ở nước ta; thực trạng XHHGD và những vấn đề đặt ra cùng các quan điểm, giải pháp đẩy mạnh XHHGD (Nguyễn Minh Phương, 2012). Những nghiên cứu trên đây đã cung cấp cho tác giả cái nhìn tổng quan về công tác XHHGD. Mỗi đề tài có các tiếp cận riêng tùy vào tình hình và đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Đây là cơ sở để người nghiên cứu tham khảo và kế thừa những giá trị đã được khẳng định, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Có nhiều quan điểm tiếp cận quản lý (QL) như: quan điểm tiếp cận lịch sử, tiếp cận phân tích tổng hợp, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận hệ thống... - Tác giả Nguyễn Ngọc Quang khẳng định: QL là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường (Nguyễn Ngọc Quang, 2001). - Xét QL với tư cách là một hành động, tác giả Vũ Ngọc Hải cho rằng: QL là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu đề ra (Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức, 2003). - F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần phải làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”. (Nguyễn Thị Doan (Chủ biên), 1996). Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. (Trần Kiểm, 1990). Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Công tác QL lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là việc thực hiện hai quá trình liên hệ chặc chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình
11
“Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống trạng thái ổn định; quá trình
“Lý” gồm những việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa vào hệ phát triển”. (Đặng Quốc
Bảo, 1998).
Tóm lại, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các
hội của hệ thống để đạt mục tiêu định ra trong điều kiện biến động của môi trường,
làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) có hiệu quả.
Như vậy, QL không chỉ một khoa học còn là một nghệ thuật trong đó
hoạt động QL vừa có tính chất khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp
luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi... chúng những mặt đối lập trong một
thể thống nhất.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo P.V.Khuđôminxky: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất
cả các khâu của hệ thống (Bộ Giáo dục & Đào tạo đến nhà trường) nhằm mục đích
đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn
diện, hài hoà của họ” (Nguyễn Thị Doan (Chủ biên), 1996).
Theo M.I.Kondakop: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức,
phương pháp, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu... nhằm đảm bảo sự vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển
mở rộng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” (M.I.Kondakop, 1984).
Theo tác giả Trần Kiểm, ở cấp độ vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ
thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp
quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh,
cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường (Trần Kiểm, 1990).
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
11 “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; quá trình “Lý” gồm những việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa vào hệ phát triển”. (Đặng Quốc Bảo, 1998). Tóm lại, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu định ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) có hiệu quả. Như vậy, QL không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật trong đó hoạt động QL vừa có tính chất khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi... chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất. 1.2.2. Quản lý giáo dục Theo P.V.Khuđôminxky: “ Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (Bộ Giáo dục & Đào tạo đến nhà trường) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hoà của họ” (Nguyễn Thị Doan (Chủ biên), 1996). Theo M.I.Kondakop: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu... nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” (M.I.Kondakop, 1984). Theo tác giả Trần Kiểm, ở cấp độ vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” (Trần Kiểm, 1990). Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
12
học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng
thái mới về chất” (Nguyễn Ngọc Quang, 2001).
Tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động
điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ
trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” (Đặng Quốc Bảo, 1998).
Như vậy, thể hiểu QLGD là: Sự tác động tổ chức, có định hướng phù
hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản đến đối tượng quản nhằm đưa
hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu
đã định.
Trong QLGD, chủ thể quản chính là bmáy quản các cấp; đối tượng
quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các hoạt động thực hiện chức năng
của giáo dục và đào tạo. Như thế, sự tác động từ chủ thể quản lý đến khách thể quản
lý, có thể từ người quản lý đơn vị cơ sở giáo dục đến các đối tượng quản lý là người
dạy, người học, CSVC hoặc là sự tác động giữa các cấp QLGD từ Trung ương đến
địa phương.
QLGD bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát
triển giáo dục;
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục,
ban hành điều lệ nhà trường;
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo,
CSVC, trang thiết bị trường học;
- Tổ chức bộ máy QLGD;
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo viên;
- Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực.
QLGD được phân công theo các nguyên tắc khác nhau, theo địa bàn lãnh thổ,
theo chuyên môn kỹ thuật, theo mục tiêu quản lý.
Tóm lại: Quản lý giáo dục một dạng của quản lý xã hội, trong đó diễn ra
những hoạt động phù hợp với hiện thực khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng
12 học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” (Nguyễn Ngọc Quang, 2001). Tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” (Đặng Quốc Bảo, 1998). Như vậy, có thể hiểu QLGD là: Sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định. Trong QLGD, chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý các cấp; đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục và đào tạo. Như thế, sự tác động từ chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, có thể từ người quản lý đơn vị cơ sở giáo dục đến các đối tượng quản lý là người dạy, người học, CSVC hoặc là sự tác động giữa các cấp QLGD từ Trung ương đến địa phương. QLGD bao gồm các vấn đề cơ bản sau: - Xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục; - Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, ban hành điều lệ nhà trường; - Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, CSVC, trang thiết bị trường học; - Tổ chức bộ máy QLGD; - Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo viên; - Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực. QLGD được phân công theo các nguyên tắc khác nhau, theo địa bàn lãnh thổ, theo chuyên môn kỹ thuật, theo mục tiêu quản lý. Tóm lại: Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội, trong đó diễn ra những hoạt động phù hợp với hiện thực khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng
13
quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả
cần thiết cho sự ổn định và phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu mà xã hội đặt ra.
1.2.3. Xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình hội nhập của một cá nhân vào xã hội hay một trong các
nhóm của hội thông qua quá trình học các chuẩn mực các giá trị xã hội. Đó
cũng là quá trình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực và khuôn mẫu hành động
mà trong đó, mỗi thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì được năng lực hành động xã
hội.
Theo đại từ điển tiếng Việt: “XHH được hiểu là làm cho một việc gì, một cái
gì đó thành của chung xã hội” (Nguyễn Như Ý, 1998).
Fichter (Mỹ) đã xem: XHH một quá trình tương tác giữa người này
người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi
với những hành động khuôn mẫu đó” (Lê Ngọc Lan, 2004).
XHH là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội”.
XHH là sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng
đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội”.
XHH là quá trình hội nhập, hòa nhập của cá nhân vào xã hội hay một nhóm
của xã hội thông qua quá trình học các chuẩn mực và các giá trị hội hay nhóm
đó”.
XHH các mặt hoạt động của Nhà nước huy động tổ chức, mọi cá nhân
tham gia công việc nhà nước theo khả năng của mình” (Lê Quốc Hùng, 2004).
“XHH là việc Nhà nước huy động mọi cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện
một số dịch vụ công cộng trên cơ sở có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà nước,
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm gánh nặng ngân sách
Nhà nước” (Lê Quốc Hùng, 2004).
“XHH là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội qua đó mà cá nhân học
hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng và phương thức cần thiết để hội nhập
với xã hội” (Phạm Minh Hạc, 1997).
13 quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết cho sự ổn định và phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu mà xã hội đặt ra. 1.2.3. Xã hội hóa Xã hội hóa là quá trình hội nhập của một cá nhân vào xã hội hay một trong các nhóm của xã hội thông qua quá trình học các chuẩn mực và các giá trị xã hội. Đó cũng là quá trình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực và khuôn mẫu hành động mà trong đó, mỗi thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì được năng lực hành động xã hội. Theo đại từ điển tiếng Việt: “XHH được hiểu là làm cho một việc gì, một cái gì đó thành của chung xã hội” (Nguyễn Như Ý, 1998). Fichter (Mỹ) đã xem: “XHH là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những hành động khuôn mẫu đó” (Lê Ngọc Lan, 2004). “XHH là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội”. “XHH là sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội”. “XHH là quá trình hội nhập, hòa nhập của cá nhân vào xã hội hay một nhóm của xã hội thông qua quá trình học các chuẩn mực và các giá trị xã hội hay nhóm đó”. “XHH các mặt hoạt động của Nhà nước là huy động tổ chức, mọi cá nhân tham gia công việc nhà nước theo khả năng của mình” (Lê Quốc Hùng, 2004). “XHH là việc Nhà nước huy động mọi cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện một số dịch vụ công cộng trên cơ sở có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước” (Lê Quốc Hùng, 2004). “XHH là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội qua đó mà cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng và phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội” (Phạm Minh Hạc, 1997).
14
“XHH bao gồm tất cả các quá trình tiếp diễn văn hóa giao tiếp, học hỏi qua
đó cá nhân con người phát triển về bản chất xã hội và có khả năng tham gia vào đời
sống xã hội”.
XHH có mục tiêu chủ yếu là: huy động sức mạnh của toàn xã hội, tạo ra nhiều
nguồn lực đa dạng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, giáo
dục, y tế, thể thao, làm cho các lĩnh vực này thực sự gắn bó với dân, do dân và vì dân
để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bản chất của XHH là cách làm, cách thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng
bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của mọi người dân, mọi
lực lượng xã hội; tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo
và quản lý thống nhất của Nhà nước, làm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội thực
sự của dân và vì dân.
Đặc điểm cơ bản của XHH là tăng cường sự quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
XHH gắn với mở rộng dân chủ, khuyến khích động viên tinh thần tự quản, tự chịu
trách nhiệm của mọi cá nhân và tổ chức đoàn thể xã hội. Khắc phục dần tính thờ ơ,
phó mặc mọi công việc cho cơ quan Nhà nước. XHH là thu hút mọi tổ chức xã hội,
mọi thành phần kinh tế tham gia các dự án phát triển của Nhà nước.
Như vậy có thể hiểu, XHH là trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với
việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi, cũng như
đa dạng hóa các hình thức hoạt động, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng
về nhân lực, vật lực và tài lực, phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhân
dân, các nguồn lực khác, thực hiện công bằng trong chính sách xã hội, công bằng
trong việc huy động nguồn lực của nhân dân cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể
thao.
1.2.4. XHHGD
Khi đề cập đến khái niệm XHHGD đã có nhiều ý kiến khác nhau:
Nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim (1858-1917) là một trong số rất ít người
đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội hóa”. Theo ông giáo dục vừa có chức năng phân
hóa vừa có chức năng xã hội hóa;
14 “XHH bao gồm tất cả các quá trình tiếp diễn văn hóa giao tiếp, học hỏi qua đó cá nhân con người phát triển về bản chất xã hội và có khả năng tham gia vào đời sống xã hội”. XHH có mục tiêu chủ yếu là: huy động sức mạnh của toàn xã hội, tạo ra nhiều nguồn lực đa dạng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, làm cho các lĩnh vực này thực sự gắn bó với dân, do dân và vì dân để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bản chất của XHH là cách làm, cách thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của mọi người dân, mọi lực lượng xã hội; tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước, làm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội thực sự của dân và vì dân. Đặc điểm cơ bản của XHH là tăng cường sự quản lý Nhà nước bằng pháp luật. XHH gắn với mở rộng dân chủ, khuyến khích động viên tinh thần tự quản, tự chịu trách nhiệm của mọi cá nhân và tổ chức đoàn thể xã hội. Khắc phục dần tính thờ ơ, phó mặc mọi công việc cho cơ quan Nhà nước. XHH là thu hút mọi tổ chức xã hội, mọi thành phần kinh tế tham gia các dự án phát triển của Nhà nước. Như vậy có thể hiểu, XHH là trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi, cũng như đa dạng hóa các hình thức hoạt động, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực, phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, các nguồn lực khác, thực hiện công bằng trong chính sách xã hội, công bằng trong việc huy động nguồn lực của nhân dân cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. 1.2.4. XHHGD Khi đề cập đến khái niệm XHHGD đã có nhiều ý kiến khác nhau: Nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim (1858-1917) là một trong số rất ít người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội hóa”. Theo ông giáo dục vừa có chức năng phân hóa vừa có chức năng xã hội hóa;
15
Tác giả Phạm Minh Hạc chỉ ra rằng XHHGD là: “Làm cho hội nhận
trách nhiệm của GD, GD phục vụ đắc lực cho phát triển KT-XH, thực hiện việc kết
hợp GD trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để GD kết hợp với lao
động, học đi đôi với hành; XHHGD có quan hệ hữu cơ với dân chủ hóa GD” (Phạm
Minh Hạc, 1997).
Theo tác giả Bùi Minh Hiền: XHHGD trước hết phải được hiểu một sự
nghiệp rộng lớn, đầy trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan,
đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn dân chăm lo cho phát triển giáo dục và
đào tạo không những chỉ đối với thế hệ trẻ mà tất cả mọi người công dân Việt Nam
không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, giàu, nghèo, dân tộc, cương vị, vị trí xã hội và dù
ở đâu (thành thị, nông thôn, vùng núi, hải đảo, các vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh...)
ai ai muốn học, muốn học gì, muốn học bằng cách nào, học như thế nào phù hợp với
hoàn cảnh, năng lực của mình nhất, cũng tạo điều kiện tốt nhất có được để học” (Bùi
Minh Hiền - Chủ biên, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, 2006).
Tác giả Lê Quốc Hùng nhận định XHHGD nhìn từ góc độ pháp luật thì nó
điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục và đào tạo, XHHGD là chủ trương
đúng đắn, mang tính chiến lược của Đảng. XHHGD chính sách huy động mọi
nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế-xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo
dục, đầu vào hoạt động giáo dục trên sở phù hợp với khả năng tài chính
trình độ chuyên môn nhằm xây dựng xã hội học tập” (Lê Quốc Hùng, 2004).
Như vậy, XHHGD được hiểu khái quát là huy động mọi nguồn lực của nhân
dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp GD, làm cho hoạt
động GD trong nhà trường trở thành công việc chung của toàn xã hội để thu hút mọi
thành phần, thành viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động GD.
XHHGD là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành giáo dục. Để từ đó mọi người
có cơ hội được hưởng quyền lợi về giáo dục, được học tập, học tập suốt đời, xây dựng
một xã hội học tập nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
15 Tác giả Phạm Minh Hạc chỉ ra rằng XHHGD là: “Làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm của GD, GD phục vụ đắc lực cho phát triển KT-XH, thực hiện việc kết hợp GD trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để GD kết hợp với lao động, học đi đôi với hành; XHHGD có quan hệ hữu cơ với dân chủ hóa GD” (Phạm Minh Hạc, 1997). Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “XHHGD trước hết phải được hiểu là một sự nghiệp rộng lớn, đầy trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn dân chăm lo cho phát triển giáo dục và đào tạo không những chỉ đối với thế hệ trẻ mà tất cả mọi người công dân Việt Nam không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, giàu, nghèo, dân tộc, cương vị, vị trí xã hội và dù ở đâu (thành thị, nông thôn, vùng núi, hải đảo, các vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh...) ai ai muốn học, muốn học gì, muốn học bằng cách nào, học như thế nào phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của mình nhất, cũng tạo điều kiện tốt nhất có được để học” (Bùi Minh Hiền - Chủ biên, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, 2006). Tác giả Lê Quốc Hùng nhận định XHHGD nhìn từ góc độ pháp luật thì nó là điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục và đào tạo, XHHGD là chủ trương đúng đắn, mang tính chiến lược của Đảng. “XHHGD là chính sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế-xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp với khả năng tài chính và trình độ chuyên môn nhằm xây dựng xã hội học tập” (Lê Quốc Hùng, 2004). Như vậy, XHHGD được hiểu khái quát là huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp GD, làm cho hoạt động GD trong nhà trường trở thành công việc chung của toàn xã hội để thu hút mọi thành phần, thành viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động GD. XHHGD là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành giáo dục. Để từ đó mọi người có cơ hội được hưởng quyền lợi về giáo dục, được học tập, học tập suốt đời, xây dựng một xã hội học tập nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
16
XHHGD là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục
cộng đồng xã hội, là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng
với xã hội;
XHHGD là mở rộng quy mô, mở rộng trách nhiệm giáo dục, chuyển hướng từ
giáo dục tinh hoa thành giáo dục đại chúng, giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội
học tập;
Trong hoạt động thực tiễn, cần phân biệt tính chất hội của GD
XHHGD, nếu không có định hướng rõ ràng thì bản thân hoạt động GD vẫn tính
chất xã hội một cách tự phát nhưng không thể đạt tới trình độ XHH đích thực theo ý
nghĩa xã hội và nhân văn của nó. Cần xác định rõ ràng: nội hàm XHHGD nói ở đây
thuộc phạm trù phương thức, phương châm, cách làm GD, thuộc phương thức tổ chức
và QLGD đúng với bản chất và nội dung XHH đã nêu.
1.2.5. Quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học
XHHGD là một trong những nhân tố quan trọng trong việc triển khai thực hiện
mục tiêu, chương trình, cũng như kế hoạch hóa các loại hình GD. XHHGD phải đảm
bảo sự nhà nước thống nhất quản lý, sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD.
Quản lý hoạt động XHHGD là quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách do nhà nước cấp
và các nguồn kinh phí khác từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho
sự phát triển giáo dục; để đảm bảo tốt hoạt động XHHGD phải có sự tham gia của
nhân dân của cả hệ thống chính trị từ sở, tham gia hoạch định hoạt động
XHHGD. Công tác quản lý hoạt động XHHGD bao gồm việc xây dựng chiến lược;
chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD. Trong điều kiện đổi mới GD hiện
nay, để nâng cao được chất lượng GD việc thực hiện tốt công tác quản lý XHHGD
một nhiệm vụ quan trọng trong trường học.
Để nâng cao chất lượng GD trong điều kiện hiện nay thì việc thực hiện tốt
công tác quản lý hoạt động XHHGD là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản
lý của trường học.
Như vậy quản lý quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu họcsự tác
động của nhà quản lý thông qua việc lập kế hoạch công tác xã hội hóa một cách phù
hợp với thực tế của địa phương, đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả và
16 XHHGD là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội; XHHGD là mở rộng quy mô, mở rộng trách nhiệm giáo dục, chuyển hướng từ giáo dục tinh hoa thành giáo dục đại chúng, giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập; Trong hoạt động thực tiễn, cần phân biệt rõ tính chất xã hội của GD và XHHGD, nếu không có định hướng rõ ràng thì bản thân hoạt động GD vẫn có tính chất xã hội một cách tự phát nhưng không thể đạt tới trình độ XHH đích thực theo ý nghĩa xã hội và nhân văn của nó. Cần xác định rõ ràng: nội hàm XHHGD nói ở đây thuộc phạm trù phương thức, phương châm, cách làm GD, thuộc phương thức tổ chức và QLGD đúng với bản chất và nội dung XHH đã nêu. 1.2.5. Quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học XHHGD là một trong những nhân tố quan trọng trong việc triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình, cũng như kế hoạch hóa các loại hình GD. XHHGD phải đảm bảo sự nhà nước thống nhất quản lý, sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD. Quản lý hoạt động XHHGD là quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách do nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho sự phát triển giáo dục; để đảm bảo tốt hoạt động XHHGD phải có sự tham gia của nhân dân và của cả hệ thống chính trị từ cơ sở, tham gia hoạch định hoạt động XHHGD. Công tác quản lý hoạt động XHHGD bao gồm việc xây dựng chiến lược; chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD. Trong điều kiện đổi mới GD hiện nay, để nâng cao được chất lượng GD việc thực hiện tốt công tác quản lý XHHGD là một nhiệm vụ quan trọng trong trường học. Để nâng cao chất lượng GD trong điều kiện hiện nay thì việc thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động XHHGD là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý của trường học. Như vậy quản lý quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học là sự tác động của nhà quản lý thông qua việc lập kế hoạch công tác xã hội hóa một cách phù hợp với thực tế của địa phương, đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả và
17
chỉ đạo sử dụng các nguồi lực huy động được thông qua hoạt động xã hội hóa phù
hợp với các quy định hiện hành.
1.3. Hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học
1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động XHHGD
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định trong
mọi chủ trương, chính sách từ trước đến nay là phải huy động toàn xã hội làm giáo
dục, thể hiện sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giáo dục là sự nghiệp của
quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ tính dân chủ XHCN, xây dựng mối quan hệ
thật tốt, đoàn kết giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà
trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” (Hồ Chí Minh, 1962).
Nghị quyết TW 6 (Khóa IX) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng xã hội
học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân và XHHGD là một giải pháp quan
trọng để tiếp tục phát triển giáo dục.” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2002).
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 (Chính phủ, 2005) và Nghị định
số: 69/NĐ-CP ngày 30/5/2008 (Chính phủ, 2008) của Chính phủ đã cụ thể hóa quan
điểm: XHHGD là quá trình giáo dục hóa hội, vận động tổ chức sự tham gia
rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, làm cho xã
hội trở thành một xã hội học tập; tạo lập và phát triển môi trường giáo dục lành mạnh;
là đa dạng hóa sự đầu tư vào các loại hình giáo dục, các hình thức giáo dục dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Luật GD 2005: “Phát triển GD, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà
nước, của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp GD;
thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức GD; khuyến khích, huy
động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp GD”. (Quốc
hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003).
Trong Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011- 2020 (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, 2011), Chính phủ đã chỉ rõ: XHHGD quá trình làm cho mọi người
nghĩa vụ xây dựng và tạo điều kiện cho giáo dục, tham gia vào sự nghiệp giáo dục;
đổi mới căn bản, toàn diện để chấn hưng giáo dục và đào tạo thành một nền giáo dục
thực tiễn, đại chúng và hiệu quả theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
17 chỉ đạo sử dụng các nguồi lực huy động được thông qua hoạt động xã hội hóa phù hợp với các quy định hiện hành. 1.3. Hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học 1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động XHHGD Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định trong mọi chủ trương, chính sách từ trước đến nay là phải huy động toàn xã hội làm giáo dục, thể hiện sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ tính dân chủ XHCN, xây dựng mối quan hệ thật tốt, đoàn kết giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” (Hồ Chí Minh, 1962). Nghị quyết TW 6 (Khóa IX) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân và XHHGD là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục.” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2002). Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 (Chính phủ, 2005) và Nghị định số: 69/NĐ-CP ngày 30/5/2008 (Chính phủ, 2008) của Chính phủ đã cụ thể hóa quan điểm: XHHGD là quá trình giáo dục hóa xã hội, vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, làm cho xã hội trở thành một xã hội học tập; tạo lập và phát triển môi trường giáo dục lành mạnh; là đa dạng hóa sự đầu tư vào các loại hình giáo dục, các hình thức giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Luật GD 2005: “Phát triển GD, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước, của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp GD; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức GD; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp GD”. (Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003). Trong Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011- 2020 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011), Chính phủ đã chỉ rõ: XHHGD là quá trình làm cho mọi người có nghĩa vụ xây dựng và tạo điều kiện cho giáo dục, tham gia vào sự nghiệp giáo dục; đổi mới căn bản, toàn diện để chấn hưng giáo dục và đào tạo thành một nền giáo dục thực tiễn, đại chúng và hiệu quả theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
18
chủ hóa và hội nhập quốc tế; tạo bước phát triển mạnh về phát triển nguồn lực. Vì
vậy, thực hiện XHHGD để huy động sức sức mạnh tổng hợp của toàn dân vào giáo
dục là điều kiện tiên quyết để phát triển giáo dục, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh
và bền vững của đất nước.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra: “Đẩy mạnh
XHHGD và đào tạo… bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các trường ngoài công
lập và các trung tâm học tập cộng đồng. Có lộ trình cụ thể cho việc chuyển đổi một
số cơ sở GD, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục…”. (Đảng Cộng Sản Việt Nam,
2006).
Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông
qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, Điều 61 ghi rõ: “Phát triển GD là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước
ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho GD; chăm lo giáo dục mầm non;
đảm bảo giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ
cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện
chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền
núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu
tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo
được học văn hóa học nghề(Quốc hội Nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt
Nam, 2013).
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các văn
bản về chính sách khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động XHHGD và các lĩnh vực xã
hội khác, đó là:
+ Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ
trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa;
+ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
+ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP, ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
18 chủ hóa và hội nhập quốc tế; tạo bước phát triển mạnh về phát triển nguồn lực. Vì vậy, thực hiện XHHGD để huy động sức sức mạnh tổng hợp của toàn dân vào giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển giáo dục, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra: “Đẩy mạnh XHHGD và đào tạo… bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các trường ngoài công lập và các trung tâm học tập cộng đồng. Có lộ trình cụ thể cho việc chuyển đổi một số cơ sở GD, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục…”. (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2006). Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, Điều 61 ghi rõ: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho GD; chăm lo giáo dục mầm non; đảm bảo giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề” (Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013). Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các văn bản về chính sách khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động XHHGD và các lĩnh vực xã hội khác, đó là: + Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa; + Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; + Nghị định số 53/2006/NĐ-CP, ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;