Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả lớp 6 THCS ở Lào (từ kinh nghiệm dạy học của Việt Nam)
7,365
427
133
84
2.4.3.2. Cách ra đề làm văn theo quan điểm giao tiếp
- Bước 1: Định hướng hoạt động ra đề bằng việc xác định đối tượng giao tiếp
và nội dung giao tiếp. Nếu xem HS là một đối tượng giao tiếp giả định thì GV cần
xác
định trình độ, tâm lí của từng đối tượng HS để ra đề đảm bảo nguyên tắc vừa sức,
hợp
trình độ với các em. Việc này hết sức cần thiết vì mỗi lứa tuổi đều có tâm lí,
sở thích
và cách thức nhận thức thế giới khách quan khác nhau. Bên cạnh đó, trước khi ra
đề,
GV cần bao quát phạm vi kiến thức, xác định những kiến thức trọng tâm và kiến
thức
cần thiết đối với HS. Việc lựa chọn kiến thức tạo lập văn bản miêu tả về đời
sống về
hiện thực cuộc sống phụ thuộc nhiều vào cách mà người giáo viên hướng dẫn, phát
huy năng lực khám phá, cảm nhận, so sánh.. của HS.
-Bước 2: Thiết kế nội dung miêu tả. Để lựa chọn nội dung MT (miêu tả) của
đề văn cho phù hợp, GV nên chia nội dung MT (vấn đề cần miêu tả) thành từng nhóm
khác nhau để HS quan sát, sau đó hướng dẫn HS quan sát có định hướng, tập trung
vào
vị trí, thuộc tính, hành động ... của đối tượng để miêu tả, làm nổi bật nó. Khả
năng
quan sát này sẽ làm nền tảng để HS phát triển năng lực tư duy phân tích, tư duy
đối
chiếu...
-Bước 3:Thiết kế hình thức, cấu trúc đề văn miêu tả. GV thiết kế đề theo hình
thức đề tự luận truyền thống hoặc đề tự luận mở. Cấu trúc của đề theo kiểu
truyền
thống bao gồm phần dẫn đề, phần nêu vấn đề MT và phần yêu cầu phạm vi, thao tác
MT hoặc chỉ có phần nêu vấn đề theo kểu tự luận mở
-Bước 4: Hoàn chỉnh, kiểm tra, đánh giá lại đề bài. Sauk hi ra đề, GV rà soát
kĩ một lần nữa nội dung đề bài để đánh giá mức độ khó, dễ của đề; kiểm tra hình
thức
của đề (sự sáng rõ trong cách thức nêu vấn đề MT, cách sử dụng từ ngữ chính xã,
khoa
học…). Ngoài ra, căn cứ vào năng lực của HS, GV có thể dự kiến được xác suất
thành
công của HS khi xử lí yêu cầu của đề để điều chỉnh lại nội dung và hình thức của
đề
cho thật phù hợp
2.5. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt
động thực hành làm văn MT lớp 6 THCS
2.5.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành LVMT lớp 6 THCS
Giờ trả bài viết của HS được xem là một bước kiểm tra, đánh giá hoạt động thực
hành làm việc độc lập của HS, cần được GV dành một thời gian nhất định. Mục đích
85
của việc làm này là để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức lí thuyết làm văn miêu
tả
và khả năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực hành của HS; đánh giá mức độ
thành thạo của HS về mặt kĩ năng làm văn MT (biết vận dụng các KN vào hoạt động
tạo lập văn bản nói chung), đánh giá thái độ học tập phương pháp học tập của HS,
giúp
HS tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành của mình, từ đó hoàn thiện và nâng
cao
KNLV miêu tả.
2.5.2. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt
động thực hành LVMT
a) Phần chuẩn bị của GV
-Bước 1: GV chấm bài viết của HS, đưa ra những nhận xét chi tiết về ưu, khuyết
điểm của từng bài và ưu, khuyết điểm chung của cả lớp.Đồng thời, trong quá trình
chấm bài, GV thống kê các lỗi mà HS thường mắc phải để giúp các em tự điều chỉnh
lỗi sai của mình. Bước chấm bài đòi hỏi ở người GV phải có năng lực sư phạm và
lòng
nhiệt huyết với công việc, đặc biệt là thái độ công tâm đốivới HS.
-Bước 2: Sau khi chấm xong, GV lựa chọn những bài viết hay hoặc khá nhất
và những bài chưa đạt yêu cầu làm ngữ liệu cho tiết trả bài. Cùng một ý nhưng
mỗi
HS lại có cách diễn đạt khác nhau. Vì vậy, GV trích ở mỗi bài viết của HS một
đoạn
để các em có thể so sánh, đối chiếu và rút ra những kinh nghiệm làm bài.
-Bước 3: Dự kiến hình thức thực hành kiểm tra, đánh giá.Đối với hoạt động
thực hành này, HTDH phù hợp nhất là hình thức nhóm học tập kết hợp với vấn đáp
trực tiếp.
b) Quy trình kiểm tra trên lớp
- Bước 1. GV kiểm tra lại KN quan sát của HS đúng hướng hay không, HS lựa
chọn đặc trưng, thuộc tính quan trọng của đối tượng để quan sát như thế nào, HS
biết
miêu tả rõ ràng, đúng đắn, chính xác về đối tượng hay không, HS có hình ảnh và
có
cảm xúc như thế nào trong khi viết bài văn miêu tả dựa vào đề bài đã cho.
Trước hết, GV yêu cầu HS đọc lại đề bài và tiến hành phân tích nhưng yêu
cầu của đề. GV đặt ra câu hỏi tương tự ở phần thực hành KN tìm hiểu đề và yêu
cầu
một HS trả lời, một HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. Việc xác định lại yêu
cầu
của đề giúp HS một lần nữa rèn luyện KN phân tích đề, đồng thời có thể trực tiếp
so
sánh với kết quả làm bài của chính các em.
Ví dụ: Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường xây dựng nhà ở.
86
Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của công trường đó vào giờ làm việc.
Tiếp theo, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài. Để thực hiện bước này, GV
cũng sử dụng hệ thống câu hỏi và hình thức vấn đáp trực tiếp mang tính hướng
dẫn,
gợi mở.
Chẳng hạn, đối với đề bài trên, GV hướng dẫn HS lập lại dàn ý bằng những
câu hỏi như:
1. Công trường đó đang xây dựng cái gì ? (nhà ở, công viên, rạp hát ....)
2. Công trường đó ở đâu?
3. Khung cảnh chung có những rộng rãi, to lớn, đồ sộ…
4. Hình ảnh cụ thể mà em quan sát được là gì? (cần cẩu, máy xúc, giàn
dáo…)
5. Cảm nghĩ của em đối với công trường xây dựng nhà ở? (em hình dung ra
như thế nào khi công trình này được hoàn thành?)
- Bước 2. GV tổ chức cho HS sửa lỗi sai trong bài làm. Bước này được tiến
hành lần lượt như sau:
GV đưa ra những lỗi sai cụ thể của HS về các mặt như (dùng từ, viết câu, liên
kết đoạn…). Những lỗi sai này sẽ được hiển thị trên màn hình (nếu tiết học sử
dụng
phần mềm máy chiếu hoặc liệt kê trong phiếu học tập).
GV chia lớp thành từng nhóm, giao cho mỗi nhóm chịu trách nhiệm sửa một loại
lỗi như đã nêu trên ( Ví dụ: nhóm 1 sửa lỗi dùng từ, nhóm 2 sửa lỗi viết câu,
nhóm 3
sửa lỗi liên kết,…)
Các nhóm cùng nhau thảo luận. Sau đó, mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày
kết quả, các nhóm khác theo dõi và góp ý, bổ sung và hoàn thiện bài viết.
GV nhận xét một lần nữa về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành của
HS (giúp các em tự phát hiện lỗi, biết cách sửa đúng, sửa hay và sửa nhanh)
Bước 3: GV trả bài cho HS, nêu những nhận xét chung về bài làm của cả lớp,
trích đọc những đoạn, những bài viết hay của HS trong lớp. Sau mỗi bài viết, HS
ghi
lại vào trong vở những kinh nghiệm làm bài, tìm cách phát huy những ưu điểm và
hạn
chế những khuyết điểm trong cách viết bài của mình.
87
BÀI KIỂM TRA VĂN MIÊU TẢ
1. Dựa trên lí thuyết được học em hãy lập dàn ý của bài văn miêu tả như sau:
(Em hãy tự giới thiệu về bản thân và gia đình em).
PHẦN TRẢ BÀI LÀM VĂN MIÊU TẢ
A) Kết quả cần đạt
1.Giúp HS nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa, củng cố
them một lần nữa lí thuyết văn miêu tả.
2.Luyện kĩ năng nhận xét sửa chữa bài làm của mình và của bạn.
DỰ KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP
1.Tổng hợp, phân tích trên cơ sở thống kê số liệu.
2.Sửa chữa theo mẫu.
B).Thiết kế bài dạy học
Tổ chức trả bài theo hệ thống từ 1-7 hoạt động như dưới đây:
1.Trả bài cho HS trước 3 ngày, yêu cầu các em đọc kĩ lời phê, suy nghĩ, tìm
cách chữa bài của bản thân.
2. HS đọc đề và và tự nêu yêu cầu của đề GV bổ sung.
3. Nhận xét các ưu và nhược điểm trong bài làm của lớp theo từng vấn đề:
- Nội dung, các ý.
- Hình thức trình bày ( bố cục, các đoạn, dung từ, đặt câu, chữ vieestv.v…)
4. Chữa một số bài đoạn tiêu biểu.
5. GV cùng 3 HS đọc 2 bài viết khá nhất và trích đọc một số đoạn viết hay về
các mặt khác nhau.
6. HS góp ý kiến về các bài, đoạn ấy.
7. HS tiếp tục sửa bài ở nhà.
PHẦN ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
A).Kết quả cần đạt
1. Qua các bài tập thực hành, giúp HS nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một
bài văn miêu tả, củng cố và hệ thống hóa các bước, các biện pháp và kĩ năng cơ
bản để
làm bài văn miêu tả. Phân biệt mức độ của miêu tả và tả sang tạo.
2.Tích hợp với phần văn ở các văn bản miêu tả đã học, với phần Tiếng Lào ở
các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, câu trần thật đơn có và không
có từ
là.
88
3. Luyện kĩ năng:
- HS nhận xét, phân biệt một đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.
DỰ KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn HS giải các bài tập trong SGK.
2. Khái quát, củng cố, nhận thức lí thuyết về văn tả cảnh, tả người, tả đồ vật
và
tả loài vật (con vật)
B) Thiết kế bài dạy học
+ Hoạt động là dẫn vào bài
- Các em đã học về văn miêu tả, bao gồm tả cảnhvà tả người. Vạy tả cảnh và tả
người có những điểm nào chung, điểm nào khác biệt?Làm thế nào để phân biệt một
đoạn văn tự sự và một đoạn văn miêu tả?
+ Hoạt động 2: mấy điều cần nhớ về văn miêu tả
1. Miêu tả lớp 6 ở Lào có bốn loại chủ yếu: Tả cảnh, tả người, tả đồ vật và tả
con vật và trong văn tả người thì có tả chân dung người, tả người trong hoạt
động, tả
người trong cảnh.
2. Các kĩ năng cần có để làm bài văn miêu tả:
Quan sát, tưởng tượng, lien tưởng, so sánh, hồi tưởng, hệ thống hóa…
3.Bố cục một bài văn miêu tả:
a) Mở bài: Tả khái quát.
b) Thân bài: Tả chi tiết.
c) Kết luận: Nêu ấn tượng, nhận xét về đối tượng
+ Hoạt đông 3 hướng dẫn HS giải các bài tập (SGK,tr. 120-121).
1. Bài tập 1:
Tả cảnh đảo Đon Không của song Me Kông trong SGK Tiếng Lào
+ Những điều làm cho đoạn văn trở nên hay,độc đáo:
-Tác giả đã lựa chọn được những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh
hồn của tạo vật.
- Có những so sánh, liên tưởng mới mẻ, độc đáo, kì lạ và rất thú vị.
- Vốn ngôn từ thật phong phú, sắc sảo dùng để tả cảnh thật sống động như thật.
89
- Tình cảm, hái độ rõ rang đối với cảnh vật.
Đoạn văn tả cảnh bình minh tren đảo Khong đã đạt được 4 yêu cầu ấy.
Đẹp nhất là hình ảnh mặt trời − và các nước đang chạy xuống tháp Khon Pha
Pheeng.
Đoạn văn trên chính thực là thuộc thể văn miêu tả cảnh thiên nhiên, không thể
là đoạn văn tự sự vì không hề có việc, chuyện, chỉ có cảnh vật.
2. Bài tập 2: Dàn ý tả cảnh Vặt Phù đang mùa hoa nở.
a) Mở bài:Vắt Phù nào? Mùa nào? Ở đâu?
b) Thân bài: Tả chi tiết:
- Theo trình tự nào? Từ bờ hồ hay từ trên cao của núi?
- Lá ? Hoa? Nước? Màu sắc? Hình dáng? Gió? Không khí?
- Ấn tượng của du khách?
3. Bài tập 3: Tả một em bé bụ bẫm, ngây thơ đang tập đi tập nói.
+ Dàn ý chi tiết:
a) Mở bài:
- Em bé con nhà ai?Tên? Họ ? Tháng tuổi Quan hệ với con ?
b) Thân bài : Tả chi tiết.
- Em bé tập đi (chân, tay, mắt, dáng đi)
- Em bé tập nói (miệng, môi, lưỡi, mắt…)
c) Kết bài :
- Hình ảnh chung về em bé ?
- Thái độ của mọi người đối với em bé ?
+ Hoạt động 4 :HS nhắc lại kết luận trong mục chi nhớ (SGK Tiếng Lào tr.69)
+ Hoạt động 5 : Hướng dẫn làm bài tập ở nhà
Chọn hai trong bốn đề trong (SGK, TIếng Lào tr, 81)chuẩn bị dàn ý bài viết tập
miêu tả sáng tạo.
1. Tả một phiên chợ làng hay chợ phố gần nơi em ở.
2. Tả cái vườn nhà en hay nhà láng giềng.
3. Tả một người khác tường mà em đã gặp trong thực tế hay trong một cơn ác
mộng.
4. Tả một ông tiên (hay bà cô tiên) theo tưởng tượng riêng của em.
90
Nói tóm lại, điểm quan trọng nhất của việc dạy các kĩ năng làm văn nói chung
và làm văn miêu tả nói riêng theo quan điểm giao tiếp là sự phối hợp giữa nội
dung
dạy học làm văn miêu tả với PP giao tiếp, cụ thể là sự phối hợp giữa nội dung
thực
hành LV với hình thức dạy học và phương tiện DH. Các kĩ năng làm văn cơ bản và
một số nội dung khác của văn miêu tả cần được chú trọng thực hành là KN quan
sát,kĩ
năng cảm xúc, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng liên kết đoạn, dựng đoạn, kĩ năng tóm
tắt văn
bản miêu tả, việc ra đề làm văn và kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành làm
văn.
Quy trình dạy học được thiết kế ở chương này đã thể hiện sự vận dụng triệt để
quan
điểm giao tiếp vào việc dạy các nội dung thực hành làm văn miêu tả qua cách thức
tổ
chức hoạt động của thầy và trò với các HTDH chủ yếu là học tập nhóm, học tập cá
nhân, vấn đáp, thuyết trình, với các phương tiện dạy học đa dạng như bài tập
tình
huống, câu hỏi gợi mở, phiếu học tập…Theo các bước DH trong quy trình đó, GV có
thể áp dụng vào việc thiết kế từng giáo án dạy thực hành làm văn miêu tả. Quan
điểm
giao tiếp bảo đảm những lợi thế quan trọng cho hoạt động dạy học thực hành các
kĩ
năng làm văn miêu tả, giúp người dạy và người học hướng tới kết quả DH như mong
muốn.
91
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Trên cơ sở những vấn đề về lí luận, thực tiễn, phương pháp và những đề xuất về
cách thức tổ chức dạy học làm VMT cho HS lớp 6 THCS theo hướng giao tiếp nêu
trên, chúng tôi bước đầu đưa cách thức dạy học này vào áp dụng trong thực tế dạy
học
ở một số trường THCS. Tuy gọi là thực nghiệm sư phạm nhưng ở đây chúng tôi chỉ
thực hiện với tính chất là những ứng dụng ban đầu, thực chất chỉ là bước thể
nghiệm.
Hai thuật ngữ thể nghiệm và thực nghiệm có những sự khác biệt nhất định về mức
độ
và tính chất.
Hoạt động thể nghiệm là hoạt động chỉ diễn ra ở một thời điểm, một thời đoạn
ngắn, mang những nét cơ bản của hoạt động thực nghiệm. Hoạt động này đòi hỏi
không quá khắt khe và phức tạp về sự chuẩn bị và tiến hành. Đây chỉ là bước đầu
tiên
để đưa những vấn đề lí thuyết vào thực tiễn nhằm kiểm tra độ đúng − sai, tính
hiệu quả
và khả năng thực thi của vấn đề ấy.
Hoạt động thực nghiệm có tính chất và mức độ cao hơn; đòi hỏi sự chuẩn bị
kĩ càng về nội dung, kế hoạch, phương tiện và điều kiện thực nghiệm. Quá trình
tiến hành thực nghiệm (lựa chọn vùng, trường, lớp, đối tượng, giáo viên, lớp đối
chứng, thời gian theo dõi, số lần thực nghiệm, tổng kết, đánh giá…) phải đi theo
một quy trình hết sức chặt chẽ.
Với khuôn khổ của một Luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tiến hành bước thể
nghiệm ban đầu để thực thi toàn bộ những ý tưởng mà luận văn đã đưa ra đối với
các đối tượng cụ thể, nhằm kiểm nghiệm, đánh giá kết quả của những giả thuyết
khoa học mà đề tài đề xuất.
Mục đích mà chúng tôi hướng tới là đưa những vấn đề lí thuyết đã đề xuất vào
trong thực tế, kiểm tra tính hiệu quả, tính khả thi của vấn đề từ đó có những
điều chỉnh
thích hợp, góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng nói chung,
dạy
học làm văn miêu tả nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
3.2. Kế hoạch thực nghiệm
3.2.1. Địa điểm, thời gian thực nghiệm
92
Chúng tôi sẽ tiến hành dạy thực nghiệm ở 2 trường THCS thuộc tỉnh Cham
Pa Sác, đó là trường Su Khu Ma và trường THCS Đon Say.
Chúng tôi chọn hai trường này để dạy thực nghiệm bởi đây là những trường
THCS đại trà, không phải là trường chuyên, không có lớp chọn. Sự phân hóa chất
lượng HS tương đối đồng đều. Điều này sẽ phần nào đem lại kết quả đánh giá khách
quan hơn trong quá trình thực nghiệm đề tài.
Mặt khác, các GVgiảng dạy ở hai trường này đều có trình độ từ Cao đẳng sư
phạm trở lên, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Chính điều này đã tạo
thuận
lợi lớn cho chúng tôi khi tiến hành thực nghiệm. Các thầy cô giáo đã rất quan
tâm, tận
tình giúp đỡ cũng như đóng góp những ý kiến quý báu cho công tác chuẩn bị, soạn
giáo
án và tổ chức giảng dạy thực nghiệm. Các thầy cô đã đưa ra những gợi ý rất bổ
ích giúp
chúng tôi hoàn thiện hơn việc triển khai đề tài này vào trong thực tế dạy học.
Chúng tôi đưa ra hai giáo án thực nghiệm, một giáo án giảng dạy bài lí thuyết
về làm văn miêu tả và một giáo án giảng dạy bài thực hành về làm văn miêu tả.
Vì nội dung làm văn miêu tả được dạy tập trung ở chương trình Tiếng Lào 6 ,
do đó thời gian chúng tôi tiến hành thể nghiệm sư phạm là vào đầu học kì 2 của
năm
học 2011 - 2012.
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm mà chúng tôi chọn là HS lớp 6 của hai trường này. Ở
mỗi trường, chúng tôi chọn hai lớp, trong đó có một lớp thực nghiệm và một lớp
đối
chứng. Lớp thực nghiệm là lớp mà GVsẽ tiến hành dạy theo những phương pháp dạy
học mà chúng tôi đề xuất; lớp đối chứng là lớp mà GVsẽ dạy theo những phương
pháp
dạy học mà lâu nay họ vẫn sử dụng.
- Ở trường THCS Su Khu Ma, chúng tôi chọn lớp 6A làm lớp thực nghiệm và
lớp 6B là lớp đối chứng. Lớp 6A có sĩ số 33, do cô giáo Phuông Sa Văn làm chủ
nhiệm và trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Lào. Lớp 6B có sĩ số 31, do cô giáo Phon
Vy
Lay làm chủ nhiệm đồng thời cũng giảng dạy môn Tiếng Lào.
- Ở trường THCS ĐonSay, chúng tôi chọn lớp 6A
1
làm lớp thực nghiệm và lớp
6A
2
làm lớp đối chứng. Lớp 6A
1
có sĩ số 28, do cô giáo KongMy làm chủ nhiệm,
GVdạy môn Tiếng Lào là cô Phu SaVăn. Lớp 6A
2
có sĩ số 30, do cô giáo PhimPha
làm chủ nhiệm, cô giáo PhonThip phụ trách môn Tiếng Lào.
93
3.2.3. Điều kiện thực nghiệm
Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo những vấn
đề có tính nguyên tắc sau:
- Chất lượng ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau.
Lớp thực nghiệm dạy theo hướng dẫn của đề tài này, lớp đối chứng dạy bình thường
theo phương pháp và cách thức hiện hành.
- GV dạy thực nghiệm là những GVtrẻ, có trình độ chuyên môn bình thường,
chưa nhiều kinh nghiệm giảng dạy cá nhân sâu sắc để có thể triệt để tuân thủ
phương
án dạy học mà chúng tối đề ra.
- Khi tiến hành thực nghiệm không có người dự, kể cả người chỉ đạo thực
nghiệm, cố gắng để lớp thực nghiệm không biết lớp mình đang được thực nghiệm.
Ngoài ra, việc thực nghiệm phải tuân thủ và bám sát chương trình của Bộ giáo
dục và đào tạo hiện hành. Không làm đảo lộn trật tự và kế hoạch giảng dạy của
trường
và của GVthực nghiệm.
3.3. Nội dung thực nghiệm
3.3.1. Giáo án thực nghiệm
Trước khi soạn giáo án để dạy thực nghiệm, chúng tôi đã khảo sát rất kĩ nội
dung chương trình nói chung cũng như kế hoạch dạy học ở mỗi trường nói riêng.
Chúng tôi đã lựa chọn và soạn bài dạy theo đúng với thời khóa biểu và kế hoạch
dạy
học đó để không làm ảnh hưởng tới quá trình dạy học của các trường.
Chúng tôi soạn một giáo án dạy học phần lí thuyết và một giáo án dạy học phần
thực hành về làm văn miêu tả cụ thể. Cụ thể:
- Giáo án 1: phương pháp viết bài văn miêu tả đồ vật (Bài 05, tiết 3, SGK Tiếng
Lào lớp 6, trang 56)
- Giáo án 2: phương pháp viết bài văn miêu tả con vật (Bài 06, tiết 4, SGK Tiếng
Lào lớp 6 , trang 61). Giáo án chi tiết sẽ được trình bày ở phần Phụ lục.
Hai giáo án này sẽ được triển khai thực nghiệm ở cả hai trường THCS mà
chúng tôi đã chọn.
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Trình bày với các GV tham gia thực nghiệm về quan điểm dạy học làm
văn miêu tả theo hướng giao tiếp, cách thức tổ chức và tiến hành một giờ dạy học
theo