Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả lớp 6 THCS ở Lào (từ kinh nghiệm dạy học của Việt Nam)
7,364
427
133
64
- Bầu trời như vỏ trứng, như lòng trắng trứng rồi như lòng đỏ trứng gà.
- Mặt con sông phẳng lì như tờ giấy xanh mịn.
- Bãi cát lỗ chỗ dấu vết còng gió, dã tràng hì hục đào đắp suốt đêm…
+ Hoạt động 6: Hướng dẫn làm bài tập ở nhà
1. Lập dàn ý bài tả cảnh một con sông buổi sáng, chú ý một số hình ảnh và
những liên tưởng, tưởng tượng :
- Bình minh (cầu lửa.
- Bầu trời : Trong veo, rực sáng.
- Mặt sông : Phẳng lì, như tấm lụa mênh mông.
- Bãi cát : Mịn màng, mát rượi.
- Những con thuyền : Mệt mỏi, uể oải, nằm ghếch đầu lên bãi cát.
Tự tập nói một mình, tự điều chỉnh nội dung và cách nói.
2. Tả miệng một hoàng tử hoặc công chúa theo tưởng tượng của bản thân. (Dựa
vào các nhân vật trong truyện cổ tích).
Ví dụ 2:
LUYỆN NÓI VỀ VĂN TẢ NGƯỜI
A) Kết quả cần đạt
1. Củng cố lí thuyết văn miêu tả bằng cách tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị.
Biến kết quả quan sát, lựa chon thành bài nói.
2. Tập nói rõ ràng, mạch lạc, bước đầu thể hiện cảm xúc.
3. Tích hợp với phần văn ở văn bản Đêm nay Bác không ngủ, với phần Tiếng
Lào ở khái niệm so sánh, ẩn dụ và hóa dụ.
B) Dự kiến về phương pháp, biện pháp và hình thức dạy học
1. Học theo nhóm.
2. HS chuẩn bị dàn ý theo các bài tập ở nhà, tập nói ở nhà.
C) Thiết kế bài dạy học
+ Hoạt động 1: Dẫn vào bài
- Yêu cầu giờ tập nói, yêu cầu người nói, người nghe.
- Chia lớp thành 3 nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, nhắc lại các điều hành.
- Trình bày, nhận xét ở nhóm (20 phút) ; trìn h bày ở lớp (15 phút).
- GV tổng kết, nhận xét (5 phút).
+ Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập 1
65
- Tả miệng theo đoạn văn của A. Đôđê (trích Buổi học cuối cùng)
Lưu ý các chi tiết :
- Giờ học môn gì ? Thầy Hamen làm gì? HS của thầy làm gì?
- Không khí trường, lớp lúc ấy?
- Âm thành, tiếng động nào đáng chú ý?
+ Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS làm bài tập 2
-Tả miệng chân dung thầy giáo Hamen ?
Lưu ý các chi tiết :
- Dáng người? Nết mặt, quần áo thầy mặc lên lớp trong buổi học cuối cùng?
- Giọng nói? Lời nói? Hành động?
- Cách ứng xử đặc biệt của thầy khi Frăng đến muộn?
- Tóm lại, thầy là người như thế nào?
- Cảm xúc của bản thân về thầy? (mỗi ý chỉ cần từ một đến hai, ba câu).
+ Hoạt động 4 :Hướng dẫn HS làm bài tập 3
- Nói về phút giây cảm động của thầy, cô giáo cũ của em (dạy em cách đây năm
năm) khi thầy, cô giáo gặp lại em nhân ngày 20/11?
Lưu ý : Tả kĩ buổi thăm thầy :
Đi cùng ai? Tâm trạng ra sao? Cảnh nhà thầy sau 5 năm gặp lại? Thầy đón trò
như thế nào? Khi nhận ra HS cũ, thầy có biểu hiện gì khác thường? (Nét mặt? Lời
nói?
Cái bắt tay?) Trong câu chuyện hàn huyên giữa thầy trò, thầy có tỏ ra ngỡ
ngàng không? Câu nói nào của thầy hôm ấy làm em nhớ nhất? Phút chia tay như thế
nào?
+ Hoạt động 5 :Hướng dẫn làm HS bài tập ở nhà
1. Nói về ngày sinh nhật năm ngoái của em ?
2. Viết thư gửi qua làn sóng điện của Đài phát thanh Lào cho bạn đang du học ở
Việt
Nam, Tả sự đổi mới của quê em trong mấy năm vừa qua ?
3. Nhớ và nói về một người bạn hay một người thầy, cô đã mất ?
4. Tự kể về bản thân trong tiết sinh hoạt lớp đầu năm học lớp 6 ?
Yêu cầu lập dàn ý chi tiết và tự tập nói nhiều lần để trình bày trên lớp giờ
học sau.
(Trang 115 −116 sách Thiết kế bài giảng Ngữ văn trung học cơ sở lớp 6 (tập 2)
Nxb ĐH QG HN năm 2002)
66
2.3.2.2. Hướng dẫn HS tiến hành lập dàn ý theo "chiến lược giao tiếp"
Sau khi tổ chức cho HS tìm hiểu đề để xác định các nhân tố giao tiếp của bài
làm, GV sẽ tiến hành hướng dẫn HS lập dàn ý. Quá trình này bao gồm hai giai đoạn
là
tìm ý và sắp xếp các ý đó thành dàn ý hoàn chỉnh. Theo định hướng giao tiếp, dù
trong
giai đoạn nào, HS cũng phải luôn chú ý bám sát vào các nhân tố giao tiếp và
"chiến
lược giao tiếp" mà mình đã đề ra để lập được dàn ý một cách chính xác, logic và
đạt
hiệu quả giao tiếp cao nhất.
MỘT ĐỀ BÀI, DÀN Ý VÀ BÀI LÀM THAM KHẢO
Trong giờ sinh hoạt lớp đầu năm học, cô giáo chủ nhiệm muốn các bạn làm
quen với nhau bằng cách từng người tự giới thiệu về mình. Đến lượt em, em sẽ cho
cô giáo và các bạn biết những điều gì về bản thân?
1. Yêu cầu:
+ Kể chân thật, ngắn ngọn, hấp dẫn những thông tin và đủ về bản thân để cô
giáo chủ nhiệm và các bạn mới trong lớp hiểu mình.
+ Thể hiện momg muốn được cởi mở, giao lưu để cùng sống và học tập, rèn
luyện tốt ngay từ đầu năm học.
+ Lưu ý: Không lan man, lạc sang miêu tả chân dung.
2. Dàn ý khái quát:
+ Mở bài:
- Lý do kể? Tâm trạng, cảm xúc của mình lúc ấy?
+ Thân bài:
- Những nét chính về bản thân: Tên, họ? tuổi? Quê? Vóc dáng? Thói quen? Sở
thích? Mong muốn, ước mơ, đề nghị?...
+ Kết bài:
- Thái độ, lời nói của cô giáo và các bạn?
- Cảm xúc về giờ sinh hoạt đầu tiên của năm học mới ở lớp 6 THCS?
3. Bài làm:
Tôi là...
Đã hơn một tháng qua rồi! Bây giờ đang giữa tháng mười.Trong hơi gió thu
lành lạnh, tôi vẫn bồi hồi, ngượng nghịu mỗi lần nhớ lại giờ sinh hoạt lớp đầu
năm học
lớp 6. Vừa dứt ba tiếng trống, cô giáo chủ nhiệm, bước vào lớp, cất tiếng rất
trong và
dịu:
67
- Hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với nhau để hiểu nhau hơn, để cùng nhau thi
đua học tốt, dạy tốt. Trước hết, lần lượt từng em, sẽ tự giới thiệu về bản thân
mình.
Nào! Cô mời em ngồi bên phải bàn đầu!
Tôi thốt giật mình vì bất ngờ, đỏ mặt, vò tai từ từ đứng dậy, phải cố hết sức
mới
bắt đầu được mấy câu giới thiệu tiểu sử bản thân của chính mình.Toi ấp úng và lí
nhí:
- Dạ thưa cô cùng tất cả các bạn mới, cũ đã quen và sắp quen! (Có mấy tiếng
cười khinh khích ở các bạn dưới!) Em xin có đôi lời giới thiệu về mình ngắn ngọn
như
sau: À! Thưa cô! Em xin phép cô được nói với các bạn, được xưng tôi hoặc mình ạ!
Cô giáo khẽ mỉm cười, gật đầu. Tôi phấn chấn tiếp tục kể:
“- Mình họ Lệ, đệm Vân, tên Cam. Bố bảo, để kỉ niệm ngày sinh mình đúng
vào mùa cam, quýt đang rộ. Còn chứ đệm là để nhớ tới làng quê mẹ mình: Làng Vân.
Bố mình thì quê ngay ở làng này. Nhà mình ở xóm Cổng Ngỗng, thôn Đông Sen, cách
trường độ vài trăm thước thôi! Khi nào có dịp, mới các bạn vào chơi! Mình cao
một
mét tư, nặng bốn mười kí chẵn. Tỉ lệ chuẩn đấy! Da ngăm ngăm như người Braxin,
nhưng mũi lại hơi bị tẹt! Được cái tai to, mắt sáng ngời, và nhất là có nụ cười
rất chi
là...khó chịu!!! (Cả lớp lại cười vang!)
Chỉ mấy tuần nữa là mình tròn 11 tuổi rồi các bạn ạ! Không biết, ở lớp này,
mình sẽ được làm anh, làm em của những bạn nào đây? Là con một, nên mình khoái
có anh, có em lắm! Nói các bạn đừng cười, vốn con nhà làm ruộng nên mình ăn
khỏe,
ngủ khỏe, đi chăn bò, cắt cỏ, bẻ ngô, giỡ khoai, đập đất, cả nhổ mạ gặt lúa nữa
đều
khá. Những cũng vì ham làm việc đồng giúp bố, mẹ mà năm ngoái mình hiếu có 0,5
điểm là đạt danh hiệu học sinh tiên tiến đấy. Tiếc quá! Năm nay, tự hứa phải làm
ít
hơn một tí, phải học nhiều hơn một tẹo...Mình thích chơi các loại bóng, cầu,
thích xem
phim Ấn Độ vì trong phim có nhiều bài hát rất du dương. (Lại có tiếng cười,
tiếng xì
xào?!)
Lớn lên, mình mơ được làm nghề hướng dẫn du lịch để thỏa sức đi đó đi đây,
hiểu hiều, biết rộng...Từ bé đến giờ, mình mới được ra thăm Lăng Bác có hai
lần!...Nhưng nghe nói, muốn theo nghề này phải thật giỏi tiếng nước ngoài. Mà
ngoại
ngữ, với mình thì...thì...
- Chúc Vân Cam học giỏi, làm chăm để đạt ước nguyện của mình! Buổi đầu,
hãy tạm thế nhé! Cô mời bạn tiếp theo!
68
Tôi ngồi xuống và cứ bần thần nghĩ, hình như mình kể về mình ngớ ngẩn, buồn
cười lắm lắm. Nếu không thì tại sao cả lớp lại cười và sao cô lại không để mình
kể tiếp
nữa nhỉ? Từ hôm ấy đến giờ vẫn chưa hết băn khoăn... (Có các bạn nào giúp mình
câu
trả lời chăng???)
- Hướng dẫn HS tiến hành lập dàn ý theo "chiến lược giao tiếp"
Sau khi tổ chức cho HS tìm hiểu đề để xác định các nhân tố giao tiếp của bài
làm, GV sẽ tiến hành hướng dẫn HS lập dàn ý. Quá trình này bao gồm hai giai đoạn
là
tìm ý và sắp xếp các ý đó thành dàn ý hoàn chỉnh. Theo định hướng giao tiếp, dù
trong
giai đoạn nào, HS cũng phải luôn chú ý bám sát vào các nhân tố giao tiếp và
"chiến
lược giao tiếp" mà mình đã đề ra để lập được dàn ý một cách chính xác, logic và
đạt
hiệu quả giao tiếp cao nhất.
a) Tìm ý
GV có thể hướng dẫn HS tìm ý theo các bước cụ thể sau:
Bước 1: Yêu cầu HS nhắc lại luận đề của đề bài
Luận đề của bài viết chính là phần nội dung miêu tả đã xác định được ở khâu tìm
hiểu đề. Đây là cơ sở để HS xem xét, triển khai thành các luận điểm nhằm làm
sáng tỏ
vấn đề miêu tả. Việc xác định luận đề càng chính xác, cụ thể bao nhiêu thì hiệu
quả của
bài viết càng cao bấy nhiêu.
Bước 2: Hướng dẫn HS triển khai luận điểm
Có hai trường hợp triển khai luận điểm như sau:
- Trường hợp 1: bản thân luận đề đã nêu rõ các luận điểm cần triển khai. Ở đây,
HS chỉ việc tách các ý trong luận đề để có được các luận điểm. Việc tách ý để
hình thành
luận điểm không được tùy tiện mà phải tách ý đúng chỗ, thông thường đó là nơi có
dấu
chấm, dấu phẩy hoặc quan hệ từ. Đây là cách tách ý bằng phân tích đoạn, phân
tích câu.
Ví dụ: ( về văn miêu tả)
b) Sắp xếp các ý
Sau khi đã tìm được một loạt ý cho bài viết của mình, GV hướng dẫn HS tiến
hành sắp xếp các ý đó thành một hệ thống.
Dựa vào tâm lí tiếp nhận của đối tượng miêu tả và tính hệ thống của lập luận,
GVcác ý có thể được sắp xếp theo một trong các nguyên tắc sau:
- Sắp xếp theo trình tự trong thực tế khách quan: các ý có thể được sắp xếp theo
trình tự thời gian hoặc vị trí không gian.
69
- Sắp xếp theo một hệ thống logic: căn cứ vào các mối quan hệ giữa các ý mà
người
viết tự xác lập cho mình một hệ thống ý hợp lí, chặt chẽ, đạt hiệu quả cao.
- Sắp xếp các ý theo vai trò và giá trị của chúng đối với kết luận: từ ý quan
trọng
ít đến ý quan trọng nhiều…
- Sắp xếp các ý theo mức độ: từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp…
GV hướng dẫn HS sắp xếp dàn ý theo các bước sau:
Bước 1: Trên cơ sở các nhân tố giao tiếp của bài viết, đặc biệt là mục đích giao
tiếp và đối tượng giao tiếp, xác định phép lập luận mà mình sẽ triển khai trong
bài viết.
Bước 2: Lựa chọn cách thức sắp xếp hệ thống ý phù hợp.
Để thực hiện được bước này, GVcó thể đưa ra những câu hỏi gợi ý như sau:
- Mối quan hệ giữa các ý là kiểu quan hệ nào? (quan hệ thời gian, không gian hay
logic…)
- Cách sắp xếp ý nào phục vụ hiệu quả nhất cho việc đạt tới mục đích của bài
viết?
- Cách sắp xếp ý nào phù hợp nhất với đối tượng giao tiếp?
- Trong các luận điểm đã tìm được, luận điểm nào quan trọng ít, luận điểm
nào quan trọng nhiều? (câu hỏi này cũng góp phần xác định mức độ trình bày các
luận điểm)
Bước 3: Tiến hành sắp xếp các ý thành dàn ý hoàn chỉnh.
Ở bước này, GV cần đặc biệt lưu ý các em phải sắp xếp các ý, chọn và đưa dẫn
chứng sao cho phù hợp, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Thao tác tìm ý và sắp xếp ý nằm trong kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận,
do đó, chúng luôn đi kèm nhau, không thể tách rời. HS tìm được ý mà không biết
cách
sắp xếp để triển khai thì bài viết cũng không đạt hiệu quả giao tiếp cao, dễ rơi
vào rời
rạc, thiếu logic.
Kĩ năng lập dàn ý phù hợp với "chiến lược giao tiếp" đã định là một kĩ năng
vô cùng quan trọng. Việc rèn luyện kĩ năng này được tiến hành không chỉ ở trong
giờ làm văn mà còn trong giờ học các phần khác của môn Ngữ văn, đặc biệt là phần
đọc hiểu văn bản.
Qua giờ đọc hiểu văn bản, GVcần lưu ý không chỉ giúp HS thấy được cái hay,
cái đẹp của các văn bản từ đó giáo dục tư tưởng và bồi dưỡng tình cảm tâm hồn
cho
các em mà còn phải góp phần giúp HS biết cách phân tích, biết cách hình thành
những
luận điểm, luận cứ cho một bài viết theo kiểu văn bản ấy. Cụ thể:
70
- Việc hướng dẫn HS phân tích văn bản phải là quá trình hướng dẫn các em xác
định các luận điểm, luận cứ mà tác giả đã sử dụng để làm nổi bật luận đề của văn
bản.
- Chú ý đến cách thức trình bày các luận điểm, luận cứ trong quá trình tìm hiểu
văn bản. Sau giờ học, GV cần có được một khung dàn ý cơ bản trên bảng và trong
vở
ghi của HS cũng phải có được khung dàn ý ấy ở mức độ chi tiết hơn.
- Trong quá trình giảng bài, GV cần lưu ý HS phân tích sự phù hợp giữa những
ý lớn, ý nhỏ, dẫn chứng mà tác giả sử dụng với các nhân tố giao tiếp.
Kĩ năng lập dàn ý cũng có thể được rèn luyện cho HS thông qua giờ trả bài
làm văn. Mục đích của một giờ trả bài là từ một đề văn cụ thể đã làm, GV hướng
dẫn
HS thấy rõ những yêu cầu về nội dung và hình thức cần đạt được. Từ đó chỉ ra
những
ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm của bài làm HS như: thiếu ý, sắp xếp ý
lộn
xộn, thừa ý, lạc ý, lặp ý… cùng với lỗi bố cục, kết cấu của hệ thống ý trong bài
viết.
Vì vậy, trước khi chấm, GVphải nêu được một dàn ý chuẩn. Trong giờ trả bài, GV
cùng HS lập dàn ý cho đề bài đã làm, ghi thành một dàn ý hoàn chỉnh trên bảng để
HS tiện theo dõi và dễ đối chiếu với bài viết của mình.
Ngoài ra, GV cũng có thể tận dụng những giờ học về tóm tắt văn bản để rèn
kĩ năng lập dàn ý cho HS.
Do hạn chế về thời gian, việc rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho HS trong các
giờ dạy chủ yếu sử dụng loại dàn ý đại cương (dàn ý sơ lược). Bởi vì mục tiêu
cuối
cùng của các tiết dạy trong chương trình không dừng lại ở chỗ giúp HS biết lập
dàn
ý mà là trên cơ sở dàn ý đó để triển khai thành bài viết hoàn chỉnh, phục vụ cho
mục đích giao tiếp đã đặt ra. Tuy nhiên, GVcó thể yêu cầu HS lập dàn ý chi tiết
bằng hình thức ra bài tập về nhà.
2.3.2.3. Hướng dẫn HS triển khai bài viết dưới sự chi phối của các nhân tố
giao tiếp
Rèn cho HS kĩ năng triển khai bài làm văn miêu tả theo hướng giao tiếp là phần
thể hiện rõ nhất vai trò của GV trong việc xây dựng những tình huống giao tiếp
giả
định; tổ chức, định hướng cho các em học tập với các tình huống ấy. Việc rèn
luyện
cho HS kĩ năng này (bao gồm các thao tác: lựa chọn, sử dụng từ ngữ, đặt câu, xây
dựng đoạn) sẽ được tiến hành theo hình thức làm những bài tập thực hành tình
huống,
đó là các dạng bài tập: bài tập nhận biết, bài tập cải biến, bài tập sửa chữa và
bài tập
dựng mới.
71
Ở đây, chúng tôi sẽ vận dụng kết hợp các dạng bài tập này trong cùng một tiết
dạy. Dạng bài tập nhận biết được lấy làm cơ sở, sau đó, tùy từng mức độ và tình
huống
cụ thể mà GV đưa ra các dạng bài tập tương ứng là cải biến, sửa chữa hay dựng
mới.
Mục đích mà việc rèn luyện phải hướng tới là hình thành cho các em kĩ năng triển
khai
bài viết theo những nhân tố giao tiếp cụ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ,
đặt câu và
xây dựng đoạn có những đặc trưng riêng nên chúng tôi cũng đưa ra những hướng rèn
luyện và những bài tập tình huống khác nhau.
a) Lựa chọn, sử dụng từ ngữ
Đối với bài làm văn miêu tả, việc sử dụng từ ngữ đòi hỏi độ chính xác và hiệu
quả biểu đạt cao; có như vậy mới làm cho lập luận trở nên sắc bén, bài văn giàu
sức
thuyết phục. Việc hướng dẫn HS lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với các nhân tố
giao tiếp có thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: GVđưa ra tình huống giao tiếp và một số từ ngữ đã được sử dụng. Nêu
yêu cầu của bài tập.
Bước 2: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập: gợi ý, giúp HS nhận thức được các
nhân tố giao tiếp cơ bản và tiến hành phân tích sự phù hợp giữa từ ngữ đã cho
với các
nhân tố giao tiếp ấy.
Bước 3: GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập cải biến hoặc sửa chữa.
Bước 4: GV đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.
Rèn luyện kĩ năng lựa chọn, sử dụng từ ngữ là nhiệm vụ, mục tiêu chính của
phần dạy học tiếng Lào, cụ thể là phần từ vựng. Tuy nhiên, trong làm văn, việc
rèn
luyện không chỉ dừng lại ở lựa chọn, sử dụng từ ngữ một cách chính xác mà còn
phải
phù hợp với đối tượng của bài văn và đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.
b) Đặt câu
Trong một bài làm văn, HS sẽ phải viết một số lượng câu rất lớn và tất yếu sẽ
khó tránh khỏi những sai sót. Do đó, kĩ năng đặt câu là một trong những kĩ năng
vô
cùng quan trọng cần phải được rèn luyện thường xuyên.
Theo định hướng giao tiếp, chúng tôi chủ yếu rèn luyện cho HS kĩ năng chuyển
đổi kiểu câu, cách diễn đạt trong câu: tùy vào lĩnh vực, phạm vi và mục đích
giao
tiếp, đối tượng giao tiếp mà cùng một nội dung người viết có thể sử dụng những
cách diễn đạt, những kiểu câu khác nhau nhằm tạo ra những sắc thái ý nghĩa và
sắc
thái tình cảm khác nhau.
Quá trình rèn luyện kĩ năng này được tiến hành theo các bước sau:
72
Bước 1: GVđưa ra tình huống giao tiếp và nêu yêu cầu của bài tập.
Bước 2: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập.
Bước 3: Yêu cầu HS thực hiện các bài tập cải biến, sửa chữa.
Bước 4: GV đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.
Sau đây là một ví dụ:
Bước 1: Đề bài: “Nhân ngày nhà giáo Việt Nam20-11, em theo mẹ đến chúc
mừng thầy cô giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy kể lại buổi gặp gỡ xúc động
đó giữa thầy giáo và người học trò của mình”
Hướng dẫn lập dàn bài
Mở bài:
Lý do của việc đến thăm thầy
Thân bài:
- Thời gian tới thăm thầy giáo cũ
- Địa điểm cuộc gặp
- Giờ phút thầy trò gặp gỡ
- Câu chuyện thầy trò
Kết bài:
- Phút chia tay
- Suy nghĩ về thấy cô cũ của mẹ
Bài làm:
Xa quê hơn mười năm, hôm nay tôi và mẹ lại có dịp trở về quê cũ. Cảnh vật và
con người đã đổi thay nhiều quá. Còn hai ngày nữa là đến ngày Nhà giáoViệt Nam.
Mẹ tôi bảo:
"Bao năm nay mới về thăm quê, mẹ muốn đến thăm thầy học cũ của mình. Con
có đi với mẹ không"? Có, con muốn đến thăm thầy giáo cùng mẹ. Thế là hai mẹ con
tôi
đến thăm thầy Tú, thầy giáo cũ của mẹ tôi.
Tôi đèo mẹ trên chiếc xe đạp loc cọc đi trên đường làng.Chốc chốc tôi lại hỏi:
“Đến
nhà chưa hả mẹ?”. Mẹ tôi cười bảo: “Con lại sốt ruột hơn mẹ à?”. Hai mẹ con đều
vui vẻ. Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ mien man. Tôi cứ hình dung ra hình ảnh thầy
giáo của
mẹ chắc phải già lắm, lụ khụ, chống gậy vì thầy đã về hưu lầu rồi mà. Đang bị
cuốn
theo những suy nghĩ ấy, bỗng tôi thấy tay mẹ đập vào lung tôi. Mẹ nói:
- Đây rồi, dừng xe lại đi con!
73
Nhà thầy ở một xóm bên sông. Một căn nhà không lớn nhưng nhìn thật xinh xắn. Đẩy
cánh cổng, mẹ tôi bước vào trong sân. Mẹ tôi hỏi vọng vào trong nhà:
- Thầy Tú có nhà không ạ?
- Tôi đây. Ai hỏi gì thế?
Một người đàn ông bước ra. Sau một thoáng ngỡ ngàng, mẹ tôi reo lên :
-Thầy, em chào thầy ạ! Thầy còn nhận ra em không? Thầy nheo nheo đôi mặt sau cặp
kính trắng. Sau giây phút ngỡ ngàng, nét mặt thầy tươi tỉnh:
-Nhận ra, nhận ra rồi! Hoa Mai phải không? Chà, thế là đã hơn chục năm rồi còn
gì !
Thầy nắm chặt tay mẹ tôi lắc lắc. Thầy quay sang tôi.
-Hà, con mẹ Mai đây hả ?Lớn tướng rồi còn gì. Hai mẹ con vào nhà đi !
Tôi chào thầy giáo rồi cùng mẹ vào nhà.
Mẹ tôi lấy ra gói chè và hộp bánh biếu thầy. Thầy nhận và cảm ơn hai mẹ con đã
tới
thăm và cho quà. Rồi hai thầy trò, vì lâu ngày không được gặp nhau nên rất nhiều
chuyện để nói. Thầy hỏi thăm các bạn cũ của mẹ tôi giờ ở đâu, làm gì, cuộc sống
hiện
đại ra sao. Thầy nhắc lại chuyện kỉ niệm xưa về mẹ tôi hết sức rành rẽ. Tôi lấy
làm
nhạc nhiên vì sao đã bao năm qua rồi mà trí nhớ của thầy còn minh mẫn thế. Tôi
có
cảm tưởng như thầy đang nói về những HS hiện nay của mình. Còn mẹ tôi hỏi thăm
thầy về tình hình sức khỏe, tình hình cuộc sống.Thầy nói :
-May mà trời vẫn còn thương nên thầy vẫn khỏe mạnh. Thầy có tham gia hoạt động
bên Hội người cao tuổi của xã. Thầy cũng thỉnh thoảng viết bài cho báo tỉnh. Hôm
vừa
rồi có trường ở huyện bạn tới mời thầy đến nói chuyện và truyền kinh nghiệm học
văn
cho HS. Những buổi như vậy, sao thầy thấy nhớ học trò của mình thế. Biết bao kỉ
niệm
dạy học của thầy lại trở về…
Mẹ tôi lắng nghe như nuốt lấy từng lời ý như ngày nào mẹ ngồi trong lớp nghe
thầy
giảng. Cứ như vậy hai mẹ con tôi nghe thầy nhắc lại chuyện xưa, chuyện nay mãi
mà
không biết chán.
Tôi vừa nghe chuyện của thầy với mẹ tôi vừa dán mắt nhìn thầy. Thầy nói chạm
rãi, nhẹ nhàng. Giọng của thầy vừa như giảng giải lại vừa như tâm sự. Qua những
chuyện thầy kể, tôi thấy ở thầy toát lên sự hi sinh hết lòng vì học trò của
mình. Thầy có
bao dung, độ lượng. Thầy sống không vì danh lợi, biết trọng danh dự. Cuộc sống
của
thầy thật thanh bạch. Khi gặp lại mẹ tôi, học trò cũ, thầy niềm nở, ân càn gần
gũi như
những ngày mẹ tôi còn đang học thầy. Thầy đúng là người mẫu mực, là tấm gương