Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả lớp 6 THCS ở Lào (từ kinh nghiệm dạy học của Việt Nam)
7,427
427
133
54
mang tính hình thức. Chúng ta phải thực sự coi đây là một kĩ năng quan trọng cần
được
rèn luyện, nhất là trong các giờ luyện tập làm văn, giờ làm văn nói và giờ trả
bài.
Theo định hướng giao tiếp, để rèn luyện cho HS kỹ năng này, chúng tôi sẽ đưa
ra kiểu bài tập tình huống nhận biết (phân tích sự phù hợp giữa bài văn, đoạn
văn, câu
với các nhân tố giao tiếp) hoặc sửa chữa (chỉnh sửa, điều chỉnh lại bài văn,
đoạn văn, câu
để phù hợp với các nhân tố giao tiếp) theo bảng trên nhằm giúp các em hiểu và
tạo lập
được văn bản đạt hiệu quả giao tiếp cao.
2.3. Cách tổ chức dạy học làm văn miêu tả
Từ những cơ sở lí luận, thực tiễn và những vấn đề chung về phương pháp, kĩ
năng nêu trên; chúng tôi sẽ tổ chức dạy học làm văn miêu tả theo hướng giao tiếp
với
đối tượng là HS lớp 6 THCS. Căn cứ vào những nội dung dạy học cụ thể của chương
trình làm văn miêu tả lớp 6 THCS mà chúng tôi tiến hành rèn luyện các kĩ năng
làm
văn đã định ra theo quan điểm giao tiếp.
2.3.1. Cách dạy lí thuyết làm văn miêu tả.
Như tất cả các môn học khác trong nhà trường phổ thông, làm văn cũng có
những giờ lí thuyết nhưng lí thuyết của làm văn không đơn thuần là lí thuyết lí
luận mà
cơ bản là lí thuyết thực hành.
Trong SGK tiếng Lào lớp 6, phần lí thuyết trong làm văn miêu tả gồm hai loại
bài: lí thuyết về kiểu bài làm văn miêu tả và lí thuyết về kĩ năng làm văn miêu
tả. Thực
chất của những giờ lí thuyết về kĩ năng là những giờ thực hành, chủ yếu là thực
hành.
Vì vậy, phần lí thuyết về kĩ năng chúng tôi sẽ đưa vào dạy ở nội dung thực hành.
Những bài lí thuyết về làm văn miêu tả mà chúng tôi tổ chức dạy học theo hướng
giao
tiếp ở đây chỉ đơn thuần là những nội dung khái quát về kiểu bài.
Việc giảng dạy những nội dung lí thuyết sẽ cung cấp cho các em những khái
niệm, giúp các em xác định những vấn đề lí thuyết cơ bản về làm văn miêu tả.
Thiếu những cơ sở dẫn đường này, HS không thể nắm được các kiểu bài và cách
thức tạo ra những kiểu bài ấy.
2.3.1.1. Thiết kế nội dung dạy học bằng cách xây dựng những tình huống giao
tiếp cụ thể
Theo quy luật tâm lí, quá trình nhận thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ
của HS sẽ diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn, nếu quá trình đó gắn với những điều
kiện
55
như giao tiếp thực. Việc tổ chức giảng dạy lí thuyết làm văn theo định hướng
giao tiếp
là quá trình cung cấp cho các em những tri thức lí thuyết về làm văn miêu tả
trong
chính hoạt động giao tiếp.
Để có thể đạt được mục tiêu ấy, người GVphải đưa ra được những tình huống
giao tiếp giả định phù hợp với nội dung bài giảng. Nhưng rõ ràng, giao tiếp học
tập dù
có giống với thực tế đến đâu thì cũng chỉ là giao tiếp giả định. Vì vây, việc
xây dựng
những tình huống giao tiếp này đòi hỏi kinh nghiệm và kĩ thuật chứ không phải là
sự
lựa chọn tình huống theo cảm giác, kinh nghiệm, thói quen.
GVcó thể đưa ra những tình huống giao tiếp diễn ra trong cuộc sống thực tế
xung quanh HS, những tình huống giao tiếp trong tưởng tượng nhưng lại có hiệu
quả
cao với việc truyền thụ tri thức hoặc những tình huống giao tiếp mới do GVsoạn
thảo
dựa trên những tình huống đã có.
Những tình huống giao tiếp được đưa ra chính là những tình huống có vấn đề
(vấn đề về tri thức, vấn đề về kĩ năng, vấn đề về các nhân tố giao tiếp, vấn đề
về sử
dụng ngôn ngữ…). Vì vậy, những tình huống này phải thỏa mãn một số điều kiện
sau:
- Phải tồn tại một vấn đề: nghĩa là phải tạo ra ít nhất là một mâu thuẫn giữa
tri
thức HS đã biết và những vấn đề, những hiện tượng mới mà các em chưa biết.
- Phải gợi nhu cầu nhận thức của HS: có nghĩa là phải làm nảy sinh ở HS sự
tò mò, niềm khát khao muốn tìm hiểu, khám phá những hiện tượng, những vấn đề
mới lạ đó, từ đó thúc giục các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình
tìm
hiểu vấn đề.
- Phải đảm bảo tính vừa sức trong dạy học: tình huống được đưa ra không quá dễ
mà cũng không quá khó đối với HS nhưng nó đòi hỏi mọi HS phải nỗ lực, tích cực,
tự
giác, chủ động suy nghĩ để giải quyết vấn đề.
Mặt khác, là những tình huống giao tiếp giả định phục vụ cho hoạt động giảng
dạy, truyền thụ và lĩnh hội tri thức, do đó, những tình huống ấy phải luôn bám
sát nội
dung bài học, phục vụ tối đa cho mục tiêu của bài học và không quá xa lạ với HS.
Sau đây là ví dụ về việc xây dựng tình huống giao tiếp để dạy học dạng bài lí
thuyết về làm văn miêu tả.
Ví dụ: Tả lại bức chân dung của người mẹ.
Giờ tập làm văn, tôi luôn được cô giáo khen bài viết của mình và thường lên
đứng giữa lớp để đọc bài tập làm văn của mình cho cả lớp nghe. Bài viết của tôi
56
bao giờ cũng đạt điểm 7, 8 - điểm cao nhất dành cho môn tập làm văn. Tôi luôn
hãnh diện vì điều đó và dường như chưa một bạn nào trong lớp phá được “kỷ lục”
của tôi.
Như mọi khi, tôi lại được cô giáo gọi lên đọc bài văn “Em hãy tả về người
mẹ của mình”. Tôi ngước cao mặt, đĩnh đạc bước lên giữa lớp trong sự nể phục
của các bạn và cất cao giọng đọc: “Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô
tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Mẹ gội đầu
bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ bảo: "Lớn lên con gái đừng gội
đầu bằng dầu gội mà nấu trái bồ kết gội cho tóc đẹp như của mẹ”. Mẹ có khuôn
mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp
lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho
cả gia đình, tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những
đêm
đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong
trái
tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...”.
Đó là những lời văn mà tôi đã được chị gái dạy để tả về người mẹ của mình.
Những bài văn của tôi luôn được điểm cao vì trước khi viết tôi luôn “tham khảo”
ý
kiến của chị rồi tưởng tượng thêm để diễn đạt cho hay. Có lẽ với trí tưởng tượng
phong phú nên tôi sớm nổi tiếng là học sinh giỏi văn của trường.
Đọc xong bài văn tả mẹ của mình, tôi sướng lâng lâng trong người và đi về
chỗ trong tiếng vỗ tay của các bạn. Đợi giây lát, cô tôi bảo: “Bài văn tả mẹ của
bạn Duyên rất hay. Câu cú gãy gọn, diễn đạt trôi chảy. Các em nên học cách diễn
đạt của bạn để viết văn cho hay và phải đọc thêm nhiều sách. Hôm nay, cô muốn
các em nghe thêm một bài văn nữa. Cô mời bạn Hùng".
Tôi thoáng ngạc nhiên vì Hùng mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, nhà Hùng rất nghèo
và Hùng chỉ học giỏi môn toán. Tôi thầm cười khi nghĩ: “Chắc Hùng viết nhăng
viết cuội nên bị cô phê bình đây”. Hùng cúi đầu cầm tập bước lên bảng và đọc: “
Em không còn mẹ. Mẹ mất đã lâu lắm rồi nên em không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ.
Mỗi lần nhớ mẹ, em chỉ nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ mẹ, nhớ mẹ, thương mẹ rồi
chỉ biết khóc mà thôi! Mẹ mất khi em bé của em mới một tuổi. Lúc đó ba cực lắm
vì
phải vừa đi làm vừa nuôi em và em gái. Em gái cứ bệnh rồi khóc hoài. Sáng, ba
dậy thật sớm để nấu cháo để lấy nước pha sữa cho em. Mùa mưa, nhà dột ướt
không đủ chỗ ngủ, ba ru em và em gái ngủ xong rồi nằm xuống sàn nhà. Sáng thức
57
dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn:”Con nhớ ăn sáng rồi
mới đi học”. Ba em là công nhân vệ sinh nên sáng phải dậy thật sớm làm sạch
đường phố trước khi mọi người thức giấc. Em chuẩn bị đi học ba mới trở về lo cho
em gái. Buổi chiều, em đi học về trông em cho ba đi làm tiếp. Ba em cực lắm
nhưng
lúc nào ba cũng dịu dàng như mẹ. Em ước ao mẹ mình còn sống để đỡ đần công
việc cho ba. Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ
khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà. Mỗi lần
nghe cô Tư hát ru con, em lại nhớ mẹ và nước mắt trào ra. Ba bảo: “Mẹ bây giờ đã
thành cô tiên ở tận trên trời cao, mẹ cũng nhớ và thương con lắm nên con phải
học
thật giỏi mẹ mới vui”. Em cũng thầm hứa với ba, sẽ học giỏi, học giỏi rồi mẹ sẽ
sống lại với cha con mình, phải không ba?
Em càng lớn mái tóc ba càng bạc nhiều hơn. Nhìn ba tảo tần lo cho em và em
gái ăn học, em thương ba lắm chỉ mong mình nhanh lớn để đi làm giúp ba, nuôi em
gái. Em không còn mẹ nhưng ba chính là người mẹ vĩ đại trong cuộc đời em. Em
yêu ba vô cùng...”.
Sau khi đọc xong, GV yêu cầu HS làm lại một vài hoạt động để các em được
thực hành, kiểm tra lại phần vừa đọc. GV có thể đặt một vài câu hỏi như: Mẹ có
hình
dáng ra sao? Điều gì làm cậu bé nhớ nhất về mẹ? Em có thể miêu tả lại tính cách,
hoạt
động của người mẹ được nói đến trong bài? Khi HS trả lời cũng là lúc các em thực
hành giao tiếp và biến lí thuyết làm văn miêu tả thành thực tế.
2.3.1.2. Hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức thông qua các tình huống giao tiếp
Sau khi thiết kế nội dung dạy học bằng cách xây dựng những tình huống giao
tiếp cụ thể, GV sẽ tiến hành tổ chức cho HS chiếm lĩnh những tri thức lí thuyết
đã định
thông qua bản thiết kế ấy. Đây là giai đoạn được triển khai ở trên lớp, đòi hỏi
GV phải
nắm chắc giáo án mà mình xây dựng để có thể tự tin tạo không khí học tập một
cách
sôi nổi, tự nhiên. Trong quá trình giảng bài, GV phải luôn có ý thức tạo cho HS
được
học tập trong môi trường giao tiếp, với phương pháp giao tiếp và hướng tới mục
tiêu
giao tiếp. Một yêu cầu nữa phải đảm bảo là có sự chuẩn bị của HS về nội dung bài
sẽ
học.
Việc hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức lí thuyết bằng cách sử dụng tình huống
giao
tiếp được tiến hành theo trình tự sau đây:
58
a) Bước 1: Miêu tả tình huống giao tiếp. Sự miêu tả này cần tập trung làm sáng
tỏ
những nhân tố để lại dấu ấn trong lời nói. Các nhân tố này càng sáng rõ bao
nhiêu
HS càng hiểu được và tạo ra được những lời nói phù hợp bấy nhiêu.
b) Bước 2: Phân tích tình huống để lựa chọn hoặc đưa ra những lời nói vừa phù
hợp nội dung (phản ánh đúng đắn, chính xác hiện thực được nói tới), vừa phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp (đối tượng, mục đích giao tiếp).
c) Bước 3: Phân tích mức độ phù hợp của lời nói với hoàn cảnh giao tiếp. Chỉ ra
những chỗ chưa phù hợp và sửa lại.
d) Bước 4: Rút kết luận cần ghi nhớ cho HS và luyện tập vận dụng những ghi nhớ
đó.
Sau đây là tiến trình hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức thông qua tình huống
giao tiếp giả định:
Ví dụ: Dạy học bài: Tả người (Tả HS đang thảo luận với nhau trong trường học)
- Bước 1: Miêu tả tình huống giao tiếp
Có ba HS cùng tranh luận với nhau về vai trò, tác dụng của việc đọc sách đối với
đời sống. Bạn nào cũng đưa ra những lí lẽ nhằm bảo vệ và thuyết phục các bạn
khác
tin vào ý kiến của mình.
Bạn thứ nhất: Tớ thấy trong đời sống hiện đại, việc đọc sách trở nên không cần
thiết lắm. Công việc này chiếm của chúng ta quá nhiều thời gian trong khi cũng
với
khoảng thời gian đó, chúng ta có thể tìm kiếm được vô số thông tin bằng
internet, ti vi,
báo chí, đài phát thanh… Hơn nữa, những kiến thức và thông tin trong sách vở
thường
thiếu tính cập nhật.
Bạn thứ hai: Tớ nghĩ đọc sách cũng thú vị đấy chứ. Tớ tìm thấy ở trong đó
những bài học vô cùng quý báu về cuộc sống, về tình người.
Bạn thứ ba: Mình cho rằng sách có những tác dụng rất lớn đối với đời sống con
người. Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Nó đem đến cho chúng ta những
tri thức
về thế giới tự nhiên, về đời sống xã hội. Sách cũng là sản phẩm tinh thần của
nhân loại.
Nó là kết quả của những quá trình lao động trí tuệ không nghỉ. Sách mở rộng ra
trước
mắt ta những chân trời mới. Đọc sách, ta có được những hiểu biết mới mẻ về mọi
lĩnh
vực; những hiểu biết vượt không gian, thời gian. Sách còn giúp ta tìm hiểu thế
giới nội
tâm của con người: niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, ước mơ, hạnh phúc, khổ đau…
Bởi
vậy, đọc sách là vô cùng quan trọng và cần thiết vì nó làm phong phú đời sống
tinh
thần và trí tuệ con người.
59
- Bước 2: Phân tích tình huống:
+ Hoàn cảnh giao tiếp: cuộc tranh luận giữa ba người bạn học về một sự việc
trong đời sống: việc đọc sách.
+ Nội dung giao tiếp: sự cần thiết và vai trò, tác dụng của việc đọc sách đối
với đời sống con người.
+ Nhân vật giao tiếp: ba nhân vật giao tiếp ở đây là những người bạn học,
cùng chung một môi trường giáo dục, cùng lứa tuổi, cùng trình độ.
+ Mục đích giao tiếp: thuyết phục người khác hiểu và đồng tình với ý kiến của
mình.
- Bước 3: Phân tích mức độ phù hợp của lời nói với các nhân tố giao tiếp.
GV hướng dẫn HS tập trung phân tích, chỉ ra sự phù hợp giữa luận cứ và kết
luận để tăng sức thuyết phục cho các lập luận.
Ý kiến của bạn thứ nhất là: trong đời sống hiện đại, việc đọc sách trở nên
không cần thiết. Và để khẳng định điều đó, người nói đưa ra các luận cứ sau:
việc
đọc sách chiếm quá nhiều thời gian; có thể tìm kiếm thông tin trên các phương
tiện
thông tin đại chúng khác nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn (như internet, tivi, báo,
đài…); những kiến thức và thông tin trong sách thường thiếu cập nhật. Ở đây, bạn
này đã sử dụng phép lập luận phân tích để chỉ rõ từng phương diện của vấn đề, để
chứng minh ý kiến của mình là có lí.
Bạn thứ hai cho rằng: đọc sách cũng thú vị. Và để lí giải điều này, bạn đưa ra
luận cứ là: sách chứa đựng những bài học vô cùng quý báu về cuộc sống, về tình
người. Đây cũng là một lập luận có tính chất giải thích.
Bạn thứ ba khẳng định: sách có những tác dụng rất lớn đối với đời sống con
người. Bạn đã phân tích kĩ từng phương diện để làm rõ những tác dụng cụ thể của
sách
đối với đời sống. Mỗi phương diện là một luận cứ, mỗi luận cứ lại bao gồm các
luận
chứng.
Luận cứ 1: Sách là kho tàng tri thức của nhân loại (đem đến những tri thức về
thế
giới tự nhiên, về đời sống xã hội).
Luận cứ 2: Sách là sản phẩm tinh thần của nhân loại (là kết quả của những quá
trình lao động trí tuệ).
Luận cứ 3: Sách mở rộng ra trước mắt ta những chân trời mới (đem đến những
hiểu biết mới mẻ về mọi lĩnh vực; những hiểu biết vượt không gian, thời gian).
Luận cứ 4: Sách giúp ta tìm hiểu thế giới nội tâm của con người (niềm vui, nỗi
buồn, khát vọng, ước mơ, hạnh phúc, khổ đau…)
60
Với những luận cứ và luận chứng trên, bạn đưa ra kết luận: “đọc sách là vô cùng
quan trọng và cần thiết vì nó làm phong phú đời sống tinh thần và trí tuệ con
người”.
Bạn thứ ba đã sử dụng trong lời nói của mình kết hợp phép phân tích và tổng
hợp. Bạn lần lượt phân tích các phương diện của vấn đề (tác dụng của sách với
đời
sống), đưa ra các luận cứ, luận chứng. Từ sự phân tích đó, bạn tổng hợp lại và
rút ra
kết luận cuối cùng: việc đọc sách là cần thiết và quan trọng.
Cả ba bạn đều sử dụng các phép lập luận để tăng sức thuyết phục cho lời nói
của mình. Các lời nói cũng phù hợp với nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
Những luận cứ đưa ra đều phù hợp và phục vụ cho việc đi đến kết luận về vấn đề.
Tuy nhiên, hiệu quả giao tiếp lại không hề giống nhau.
Có thể thấy rõ là lời nói của bạn thứ ba có sức thuyết phục hơn cả, bởi bạn đã
xem xét vấn đề từ nhiều góc độ, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các phép lập luận là
phân tích và tổng hợp. Trong khi hai bạn kia chỉ chú trọng tới một phương diện
nào
đó của vấn đề. Bạn thứ nhất quan tâm tới chức năng thông tin của sách. Bạn thứ
hai
lại đề cao chức năng giáo dục của sách.
- Bước 4: Hình thành khái niệm, nội dung cần ghi nhớ để HS vận dụng
Sau khi phân tích như trên, GVcó thể hình thành cho HS những nội dung tri thức
sau:
+ Khái niệm về phép lập luận phân tích và tổng hợp.
+ Tác dụng của việc sử dụng các phép lập luận này: Phép phân tích và phép tổng
hợp là các phép lập luận có tác dụng làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng
nào đó.
+ Cách thức sử dụng các phép lập luận này sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong
hoạt động giao tiếp thực tế.
Mục tiêu mà chúng tôi hướng tới không chỉ là hình thành tri thức khái niệm mà
quan trọng hơn là cách thức vận dụng những khái niệm ấy vào trong hoạt động giao
tiếp một cách phù hợp nhất với các nhân tố giao tiếp, nhằm đạt được mục đích
giao
tiếp đề ra.
2.3.2. Dạy học phần thực hành làm văn miêu tả
Thực hành làm văn là những giờ học có mục đích luyện tập cho các em hình
thành kĩ năng, kĩ xảo sản sinh văn bản. Các tiết thực hành thường được bố trí
xen kẽ
với các tiết học về lí thuyết để đảm bảo nguyên tắc: “cần qua thực hành mà dạy
lí
61
thuyết, từ thực hành mà khẳng định lí thuyết, mỗi kiến thức lí thuyết phải được
minh
họa sinh động bằng một mẫu thực hành” [3; 201] .
Những giờ luyện tập thực hành trong làm văn có tầm quan trọng đặc biệt. Cốt lõi
của việc tổ chức dạy học bài thực hành làm văn là ra bài tập thực hành và hướng
dẫn HS
trực tiếp giải quyết các bài tập đó. Ở đây, GVsẽ đưa ra các bài tập tình huống
giao tiếp
để HS tìm hiểu và tạo lập các văn bản phù hợp với yêu cầu của hoạt động giao
tiếp ấy
(phù hợp với các nhân tố giao tiếp).
Quá trình giao tiếp bằng tiếng Việt chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác
nhau. Vì vậy, để thực hiện thành công phương pháp thực hành giao tiếp người GV
phải có những hiểu biết cơ bản về các nhân tố đó bởi đây là cơ sở để GV có thể
tạo ra
những bài tập tình huống mới từ những tình huống giao tiếp đã cho bằng cách thay
đổi
một hay một số nhân tố giao tiếp nào đó.
Việc dạy học thực hành làm văn cho HS còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp,
biện pháp dạy học khác nhau: phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu vấn đề, phương
pháp quan sát, phương pháp thảo luận nhóm… Định hướng giao tiếp trong dạy học
thực
hành làm văn miêu tả đòi hỏi GVphải thực sự có năng lực giảng dạy và tư duy sáng
tạo
để lựa chọn được nhiều tình huống giao tiếp phong phú, đa dạng, xây dựng được
những
bài tập thực hành phù hợp với yêu cầu rèn luyện kĩ năng làm văn.
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là dạy hình thành cho HS kĩ năng diễn đạt
thông qua các bài học, hình thàng thói quen ứng xử trong giao tiếp hang ngày với
thầy
cô, cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh.
Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, GV tạo cho HS nhiều cơ hội
thực hành, luyện tập, không quá năng về lý thuyết như phương pháp dạy học truyền
thống. Do vậy HS hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực sang tạo
trong
làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viếtcho HS
thong qua
phân môn Tập làm văn đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu.
2.3.2.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề để xác định các nhân tố giao tiếp cơ
bản của đề văn
Để xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và vạch ra được phương hướng triển
khai bài viết một cách đúng đắn, GV cần hướng dẫn HS những thao tác sau:
• Đọc kĩ đề bài, chú ý tới các dữ kiện đề bài đưa ra và những yêu cầu mà đề bài
đòi hỏi. Khi có những lời dẫn, cần hết sức thận trọng, tìm hiểu cẩn thận từng từ
62
ngữ, từng mối quan hệ giữa các thành phần câu để có thể hiểu một cách chính xác
nội dung vấn đề được đưa ra.
• Xác định những vấn đề chính của đề bài: nội dung, cách thức, đối tượng, mục
đích,
giới hạn, mức độ cần giải quyết…
HS cần phải trả lời các câu hỏi: Viết cái gì? Viết để làm gì? Viết cho ai? Viết
như thế nào? Việc trả lời các câu hỏi này càng rõ ràng, cụ thể bao nhiêu thì
hiệu quả
của bài viết càng cao.
Sau đây là ví dụ về quá trình hướng dẫn HS tìm hiểu đề để xác định các nhân tố
giao tiếp:
Ví dụ 1: LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ
NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A) Kết quả cần đạt
1. Rèn kĩ năng nói trước tập thể (nhóm, lớp), qua đó nắm vững hơn các kĩ năng
quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Tích hợp với phần văn ở văn bản Bức tranh của em gái tôi, với Tiếng Lào ở
việc vận dụng các phó từ trong văn miêu tả, kể chuyện.
3. Luyện kĩ năng nhận xét cách nói của bạn.
B) Dự kiến về phương pháp, biện pháp thực hiện hình thức giờ học
1. HS chuẩn bị dàn ý và tập nói trước ở nhà.
2. Học theo nhóm tiết 1, theo lớp tiết 2.
C) Thiết kế bài giảng.
+ Hoạt động 1:Dẫn vài bài:
- GV nêu vắn tắt yêu cầu giờ tập nói, phân chia các nhóm, chỉ định nhóm
trưởng và thư kí của từng nhóm, tiến trình giờ học, động viên, khích lệ, HS mạnh
dạn
và hào hứng chuẩn bị nói.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 1.
-Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã học, lập dàn ý để nói ý kiến của
mình trước nhóm và trước lớp theo 2 câu sau:
a) Nhân vật Veo Ma Ny:
+ Hình dáng :
- Gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh.
+ Tính cách :
- Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng.
63
b) Nhân vât người anh :
+ Hình dáng :
- Không tả rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái, chẳng hạn : cũng gầy, cao, đẹp
trai, sáng sủa.
+ Tính cách :
- Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn năn, hối lỗi.
+ Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không
khác nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể hiện bản
chất
tính cách của người anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu của em gái.
+ Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập 2
- Nói về anh (chị) hoặc em mình ?
- Chú ý, bằng quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và nhận xét, làm nổi
bật những đặc điểm chính ; trung thực, không tô vẽ ; làm dàn ý, không viết thành
văn ;
nói chứ không đọc.
- Mỗi nhóm chọn một đại biểu nói trước lớp
• Các đại biểu lần lượt nói bài chuẩn bị của mình.
• Các bạn và GV nhận xét.
+ Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài 3
Theo gợi ý dưới đây, hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em
ở.
- Đó là một đêm trăng như thế nào ? Ở đâu ? ( đẹp, đáng nhớ, không đẹp nhưng
không thế nào quen…)
- Đêm trăng có gì đặc sắc ?
- Bầu trời đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng,
gió…( quan sát)
- Những hình ảnh so sánh, liên tưởng ,tưởng tượng…
Dựa vào dàn ý, trình bày bằng lời nói truyền cảm trước các bạn trong nhóm,
trong
lớp.
+ Hoạt động 5 : Hướng dẫn làm bài 4
Lập dàn ý và nói trước lớp (tổ nhóm) về quang cảnh một buổi sáng (bình minh)
trên một con sông nào đó. Khi tả, em sẽ so sánh, liên tưởng với các hình ảnh gì
?
chẳng hạn :