Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả lớp 6 THCS ở Lào (từ kinh nghiệm dạy học của Việt Nam)
7,366
427
133
24
Chương 2
TỔ CHỨC DẠY HỌC LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HS LỚP 6
Ở LÀO THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
(TỪ KINH NGHIỆM DẠY HỌC CỦA VN)
2.1. Thực tế dạy và học làm văn miêu tả lớp 6 ở Lào
2.1.1. Cấu trúc chương trình
Chương trình làm văn miêu tả lớp 6 THCS ở Lào được thể hiện ở nội dung biên
soạn trong SGK tiếng Lào, gồm: chương I là đọc, chương II là viết/tả, chương III
là
nghe và nói, chương IV là phương pháp vận dụng chữ. Trong đó chúng tôi chọn một
phần trong chương II để nhận xét và đề ra những cách thức vận dụng cho đề tài
này.
Xét về thể loại phần làm văn miêu tả lớp 6 ở Lào thì HS sẽ được học 4 kiểu bài
cơ
bản: tả đồ vật, tả con vật, tả người và tả cảnh. Nội dung chương trình làm văn
miêu tả
trong SGK được biên soạn theo quan điểm tích hợp thể hiện trong sự gắn bó giữa
việc
dạy Tiếng Lào với phần làm văn miêu tả. Các ngữ liệu trong phần làm văn miêu tả
được
lấy chủ yếu từ phần văn học. Phần làm văn miêu tả lớp 6 giúp HS hệ thống hóa các
tri
thức đã học và nâng cao các kĩ năng thực hành để có thể hoàn thiện tất cả các kĩ
năng
trong chương trình làm văn ở lớp cao hơn.
Bố cục bài học được sắp xếp thành một chuỗi thống nhất với nhau. Trước hết là
cung cấp những lí thuyết nội dung về văn miêu tả như phần mở, phần thân và phần
kết,
từ đó HS có thể khái quát được nội dung bài học. Cách sắp xếp này giúp HS chiếm
lĩnh
được các tri thức cơ bản được thể hiện tóm gọn trong sách.
Sau mỗi bài học thường có mục ghi nhớ. Mục này trình bày nội dung bài học một
cách cô đọng, giúp HS nắm được những nội dung chính. Điều này sẽ giúp HS nhận
thức và hoàn thiện kĩ năng của mình trong các bài viết sau để đạt kết quả tốt
hơn.
Nhìn chung, phần làm văn miêu tả ở lớp 6 được tổ chức chặt chẽ, logic, phù hợp
với các kiểu văn bản. Sự sắp xếp này giúp HS có cái nhìn toàn diện về môn học,
đồng
thời còn giúp cho các em dễ nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của các loại văn
miêu tả qua đó hình thành được các kĩ năng thực hành khi làm văn.
25
2.1.2. Các kiểu văn miêu tả chung trong chương trình THCS ở Lào và
phương pháp dạy mỗi dạng văn miêu tả
2.1.2.1. Miêu tả đồ vật
a) Đối tượng miêu tả
Đó là những đồ vật thường gặp trong đời sống hằng ngày. Ví dụ: cái cặp sách, cái
bảng, cái trống trường… Đây là những vật vô tri vô giác nhưng gần gũi và có ích
cho
cuộc sống lao động, học tập và giải trí… của con người.
b) Nội dung miêu tả
Mỗi đồ vật thường có cấu tạo, hình dáng, màu sắc khác nhau... Ngoài ra chúng
còn có cả vật liệu, công dụng riêng. Những đặc điểm này cần được chú ý khi miêu
tả.
Nói như vậy không có nghĩa là khi tả đồ vật, chúng ta phải miêu tả cho đủ tất cả
các bộ
phận cấu tạo, các đường nét, màu sắc hoặc công dụng... của đồ vật đó. Mà “bài
văn
miêu tả chỉ nhằm vào những dấu hiệu đặc trưng nào đó gây cho người viết nhiều ấn
tượng nhất" [20-100 ]. Ví dụ, với chiếc cần trục là “cánh tay đặc biệt", với
chiếc xe lu
là "thân hình nặng nề", với cái trống trường là "chất liệu", là "nước sơn đỏ
sẫm"...
Đồ vật luôn luôn gắn liền với đời sống con người. Vì thế khi miêu tả ta cần phải
nói tới công dụng, ích lợi của chúng, cũng như những cảm xúc, tình cảm của con
người
đối với chúng. Có như vậy, việc miêu tả mới trở nên cụ thể, sinh động, và thực
sự có
“thần“. Ví dụ: với chiếc xe lu là “con đường nào mới đắp, tớ san bằng tăm tắp,
con
đường nào rải nhựa, tớ là phẳng như lụa", với chiếc cần trục: “hòm nhỏ, hòm to
cần
trục xách một tay cớ như không"...[70-89]
c) Ngôn ngữ miêu tả
Ngôn ngữ miêu tả đồ vật cần phải có hồn, nghĩa là phải làm sao cho đồ vật hiện
lên trong bài văn không mang tính vô tri vô giác mà nó cũng có những suy nghĩ,
tình
cảm như của con người. Để đạt được điều đó, trong khi miêu tả đồ vật, cần sử
dụng
phương pháp nhân hóa như một phương pháp chủ yếu. Nhân hoá là gán cho đồ vật (sự
vật) thuộc tính, tính cách của con người, làm cho đối tượng được miêu tả thêm
sinh
động, hấp dẫn. Ví như, khi viết chúng ta có thể sử dụng các đại từ xưng hô như:
chú,
bác, anh, chị, tớ, mình...và hàng loạt các động từ, tính từ chỉ hoạt động, tính
chất của
26
con người để gọi tên hay chỉ hoạt động, tính chất của sự vật làm cho việc miêu
tả thêm
sống động, giàu hình ảnh.
2.1.2.2. Miêu tả loài vật
a) Đối tượng miêu tả
Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật gần gũi, thân thiết với đời
sống hàng ngày của con người. Đó có thể là những chú ngan, bác ngỗng, chị gà,
anh dế
cũng có thể là bạn thỏ, bác gấu hoặc lão cáo ranh ma… Nhìn chung những con vật
được
miêu tả ở bài văn trong nhà trương thường là những con vật nuôi trong gia đình.
Mỗi
con vật được miêu tả gắn với tâm tính, đặc điểm (hình dáng, tiếng kêu...) của nó
trong
thực tế. Đối tượng miêu tả có thể chỉ là một con, cũng có thể là cả bầy, cả đàn.
b) Nội dung miêu tả
Khi miêu tả, ta cần chú ý tới việc tả hình dáng bên ngoài, cần nhấn mạnh một vài
đặc điểm nổi bật nhất, dễ thấy nhất. Còn khi miêu tả hoạt động, tính nết thì nên
chú ý
đến những đặc điểm riêng biệt của giống loài cũng như của bản thân con vật được
miêu
tả. Ví dụ: khi tả lại chân dung người mẹ, HS có thể lựa chọn những điểm tiêu
biểu như
đôi tay, mái tóc của mẹ để làm điểm nhấn trên ngoại hình người mẹ; còn khi tả
con vật
như chó thì chú hoạt động canh nhà, mèo thì hoạt động bắt chuột v.v.
Văn miêu tả thường chứa đựng nhiều nhân tố cảm xúc và bộc lộ rõ những tình
cảm riêng của người viết đối với con vật. Vì vậy, trong bài văn miêu tả cần phải
có
được cái nhìn riêng, mới mẻ, những cách cảm nhận, đánh giá riêng của người viết
chứ
không phải là những cách nhìn, cách cảm chung chung, khô khan và trừu tượng.
c) Ngôn ngữ miêu tả
Các từ ngữ miêu tả âm thanh (từ tượng thanh) được sử dụng nhiều nhằm mục
đích thể hiện những âm thanh đặc trưng của con vật được miêu tả.
Các tính từ, đặc biệt là các tính từ chỉ màu sắc, phẩm chất được dùng khá phổ
biến. Sở dĩ như vậy bởi vì các tính từ loại này giúp cho bài văn miêu tả thể
hiện được
một cách sinh động vừa đặc trưng về hình dáng của con vật vừa đặc trưng về tính
nết
của nó.
27
So với các biện pháp tu từ khác, biện pháp nhân hóa được dùng khá phổ biến.
Biện pháp này giúp cho bài văn thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn những tình cảm của
người
viết đối với con vật.
2.1.2.3. Miêu tả cảnh
a) Đối tượng miêu tả
Đối tượng của văn tả cảnh là những cảnh vật thông thường xung quanh ta như
những danh lam − thắng cảnh, những di tịch lịch sử ở khắp mọi miền đất nước. Đó
là
những cảnh làng mạc, con đường, phố xá, hoặc ngôi nhà thân yêu của ta, là cảnh
trường
lớp ngày ngày ta học tập, vui chơi…
Nhìn chung những cảnh vật gây nhiều ấn tượng, để lại cho ta nhiều kỉ niệm… đều
có thể trở thành đối tượng của văn tả cảnh.
b) Nội dung miêu tả
Cần chọn ra những nét tiêu biểu nhất của cảnh vật, nét làm cho nó khác biệt, lạ
lẫm với những cảnh vật khác hoặc nét gây cho người viết nhiều ấn tượng, nhiều kỉ
niệm
nhất.
Khi miêu tả cần lưu ý:
+Tả không gian, thời gian tạo nền chung cho cảnh vật cần miêu tả
+Khi miêu tả cần kết hợp tả cả người và vật trong cảnh. Có như vậy cảnh vật mới
hiện lên ấm áp, thấm đượm tình người và có sức sống..
+Khi tả cần lồng cảm xúc của người viết vào cảnh, kèm thêm những lời bình giá,
nhận xét về đối tượng miêu tả.
c) Ngôn ngữ miêu tả
Để tăng sức gợi tả, trong bài văn tả cảnh, các tính từ chỉ màu sắc, hình khối
đường nét được sử dụng khá phong phú. Chính nhờ hệ thống các tính từ này mà cảnh
vật hiện lên như rực rỡ hơn, cụ thể hơn, tươi nguyên chất liệu, màu sắc của cuộc
sống.
Số lượng các từ ngữ chỉ không gian, số lượng các câu có chứa đựng phận trạng ngữ
chỉ
đĩa điểm tương đối nhiều. Ví dụ: “Sau cơn mưa, mọi vật dường như tươi sáng hơn.
Những đóa hoa dâm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được gột rửa. Mấy
đám mây nhởn nhơ bay, sáng rực lên dưới ánh mặt trời..." [18-24].
28
2.1.2.4. Miêu tả người
a) Đối tượng miêu tả
Đối tượng của văn tả người thường là những người thân, những gương tốt, gần
gũi, quen thuộc, để lại nhiều ấn tượng khó quên đối với người viết. Cũng có khi
người
được miêu tả là người lạ, nhưng vì để lại nhiều ấn tượng mạnh trong một tình
huống,
hoàn cảnh đặc biệt nên cũng có thể trở thành đối tượng của việc miêu tả.
b) Nội dung miêu tả
Có thể tạm chia việc miêu tả người thành hai phần:phần miêu tả bên ngoài (hình
thức, hình dáng) và phần miêu tả bên trong (đời sống nội tâm, tình cảm, tính
cách). Việc
miêu tả bên ngoài là cần thiết nhưng phải biết tập trung vào tả những nét ngoại
hình tiêu
biểu nhất, những nét riêng, cá biệt. Điều quan trọng của việc miêu tả ngoại hình
là để
bộc lộ, để miêu tả đời sống nội tâm nên phải biết chắt lọc những nét ngoại hình
để miêu
tả, tránh tả tràn lan. Nên chú ý là nếu ta chỉ miêu tả ngoại hình (nét mặt, làn
da, hàm
rang, mái tóc, dáng người…) mà không miêu tả nội tâm (suy nghĩ, tư tưởng, tình
cảm…) thì con người hiện lên trong bài viết chỉ như một “pho tượng” cứng đờ,
không
có hồn.
Những hoạt động suy nghĩ của con người bao giờ cũng gắn với hoàn cảnh cụ thể
về không gian, thời gian. Vì vậy, khi miêu tả nên lồng cả việc miêu tả ngoại
cảnh để
làm nổi rõ đời sống nội tâm, đời sống hoạt động của con người.
Khi tả người, cần thể hiện, cần bộc lộ cả những suy nghĩ, tình cảm của người
viết,
giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về người được miêu tả.
c) Ngôn ngữ miêu tả
Ngôn ngữ trong văn tả người sinh động như cuộc sống thực hằng ngày. Trong khi
tả, loại văn này dùng nhiều lớp từ khác nhau như: từ địa phương, biệt ngữ, tiếng
lóng
cho đến từ mượn, từ nghề nghiệp, thuật ngữ v.v. Các câu văn cũng khá đa dạng:
câu
đầy đủ, câu tỉnh lược, câu đặc biệt…Đoạn văn trong văn tả người cũng khá linh
hoạt,
nhiều hình vẻ.
Trên đây là bốn loại văn miêu tả trong chương trình dạy học làm văn lớp 6 THCS
ở Lào mà trước đó chúng tôi đã giới thiệu.
29
Điểm tương đồng và khác biệt giữa loại văn miêu tả ở Lào và ở Việt Nam.
+ Điểm giống nhau
Văn miêu tả ở Lào và Việt Nam đều có phương pháp miêu tả giống nhau như:
đối tượng miêu tả, nội dung miêu tả và ngôn ngữ miêu tả.
+ Điểm khác nhau
Ở Lào, văn miêu tả chỉ có bốn loại, là: tả người, tả cảnh, tả loài vật và tả con
vật.
Và bốn loại văn miêu tả ở Lào là được dạy trong chương trình THCS lớp 6. Hơn
nữa,
văn miêu tả ở Lào chưa thật phong phú và đa dạng, chỉ một số ít người nghiên
cứu.
Ở Việt Nam văn miêu tả có nhiều loại như: miêu tả đồ vật, miêu tả loài vật, miêu
tả cây cối, tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt. Sáu loại văn miêu tả này ở
Việt Nam
được dạy ở các lớp 4 −5 và 6. Quan trọng hơn, văn miêu tả ở Việt Nam nhìn chung
khá
đa dạng, phong phú về kiểu loại nhờ có nguồn tài liệu tham khảo dồi dào và không
ít
những nhà nghiên cứu đã đầu tư chuyên sâu vào dạng văn này từ nhiều năm về
trước.
2.1.3. Nhận xét về thực tế dạy và học LVMT lớp 6 THCS ở Lào và ở Việt Nam
“Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trong
cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Đây là loại văn có tác dụng rất
lớn
trong việc tái hiện đời sống; hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan
sát và
khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mìn, những trang
văn
miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể
cảm
nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn” [38-49].
Ở Lào Văn miêu tả cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ bậc THCS
lớp 6. Tuy nhiên, học sinh học văn miêu tả ở mức độ đơn giản:đề tài miêu tả gần
gũi với
đời sông của các em (một chiếc bàn, một lớp học, một con vật nuôi trong nhà...
Trong
chương trình Ngữ văn THCS, văn miêu tả tập trung học ở kỳ 1 lớp 6 với các nội
dung:
Tìm hiểu chung về văn miêu tả; cách quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
trong
văn miêu tả. Như vậy, trong đời sống cũng như trong văn chương, văn miêu tả rất
cần
thiết và quan trọng, làm cho đối tượng miêu tả được hiện lên trước mắt người
đọc,
người nghe giúp họ hình dung, tưởng tượng và tiếp cận với sự vật, hiện tượng
trong thế
giới hiện thực muôn màu muôn vẻ.
30
Nhà thơ Phạm Hổ cho rằng trong văn miêu tả “cái mới, cái riêng phải gắn chặt
với cái chân thật” [107-118] . Có người lầm tưởng rằng văn miêu tả cần phải có
cái
mới, cái riêng vì thế người viết có thể “bịa” ra để miêu tả. Thực tế không phải
như vậy.
Văn miêu tả không hạn chế trí tưởng tượng,không ngăn cản sự sáng tạo mới mẻ của
người viết, nhưng như vậy không có nghĩa là văn miêu tả cho phép người viết
“bịa”
một cách tùy tiện, muốn nói sao thì nói, muốn tả thế nào thì tả. Muốn miêu tả
đúng,
miêu tả hay, trước hết cần phải miêu tả chân thực.
Một vấn đề nữa theo chúng tôi quan trọng là ngôn ngữ trong bài văn miêu tả bao
giờ cũng phải là ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh…
để
tăng giá trị tạo hình, gợi cảm.
Ở Việt Nam văn miêu tả rất phong phú và đa dạng về cả hình thức biểu đạt và nội
dung diễn đạt: tả người, tả đồ vât, tả cảnh, tả con vật, tả cây cối, tả sinh
hoạt hàng ngày.
Mặt khác, loại văn này được đưa vào giảng dạy rất sớm từ bậc tiểu học. Chẳng hạn
như
năm lớp 4 là văn tả đồ vật, cây cối, con vật; lên lớp 5 là văn tả người, tả
cảnh. Chương
trình được tiếp tục nâng cao và mở rộng ở văn lớp 6,7 bậc THCS.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn miêu tả tập trung học ở kỳ 2 lớp 6 với
các nội dung: Tìm hiểu chung về văn miêu tả gồm quan sát, tưởng tượng, so sánh
và
nhận xét trong văn miêu tả.
a) Một số ưu điểm của SGK Việt Nam
Về SGK thì phần môn làm văn miêu tả lớp 6 THCS đã đáp ứng được yêu cầu vận
dụng phương pháp dạy học mới. Nội dung chương trình đã giúp GV một cách giảng
dạy theo phương pháp phát huy tính tích cực của HS (tìm tòi, phát hiện và chiếm
lĩnh tri
thức mới). Mỗi bài làm văn miêu tả đều có hệ thống câu hỏi, bài tập đa dạng,
phong
phú. Phần làm văn miêu tả được biên soạn theo hướng cập nhật thông tin hiện đại.
Có
thể nói phần làm văn miêu tả trong SGK được biên soạn vừa để GVdạy vừa để cho HS
có thể tự học được. Sự đổi mới về PPDH trong cách biên soạn nội dung chương
trình,
trong cách phân bố và kết hợp giữa phần lý thuyết và thực hành... đòi hỏi SGK
cũng
phải có những cải các cho phù hợp để GV và HS có thể dạy và học theo quan điểm
giao
tiếp.
31
b) Hạn chế và nguyên nhân
Về phía HS, khi được hỏi về kết quả, chất lượng của việc học làm văn miêu tả đa
số HS đều không thích; một số HS chỉ thỉnh thoảng thích vì nội dung làm văn miêu
tả
không phù hợp với các em cho nên HS không có hứng thú để diễn đạt (85/115 chiếm
72%). Một bài văn miêu tả được xem là kết quả của quá trình tư duy, sáng tạo mà
tư
duy, sáng tạo luôn gắn liền với hứng thú. Đa số HS cho rằng chỉ thích làm văn
miêu tả
khi chủ đề nội dung phù hợp với nhu cầu bản thân vì đó là điều kiện giúp các em
bộc lộ
được những tình cảm, cảm xúc riêng của mình. Còn khi đề văn miêu tả quá xa rời
thực
tế, HS không hiểu được thì không có cảm hứng để viết. Từ đó có thể kết luận rằng
HS
không thích học phần môn làm văn văn nói chung làm văn miêu tả nói riêng vì nội
dung làm văn miêu tả chưa phù hợp với thực tế, thậm chí còn quá xa rời thực tế,
chưa
thật thiết thực và bổ ích.
Về phía giáo viên, nhiều người vẫn chưa được học những kiến thức về lí thuyết
giao tiếp (03/05 chiếm 60%) hoặc có người được học nhưng chưa biết vận dụng nó
thành phương pháp dạy học mới, hiệu quả (04/05 chiếm 80%). GVcũng chưa cập nhật
được thông tin theo hướng hiện đại cùng với sự đổi mới của SGK cải cách. Trong
các
giờ làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng, GVcũng chưa tạo được nhiều
tình
huống giao tiếp cho HS. Chính điều này đã làm cho các giờ học làm văn miêu tả
trở nên
khôn khan, dễ chán.
Từ trước đến nay, phân môn được quan tâm nhiều nhất là giảng văn còn phân
môn ít được chú ý là Làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng. Phân môn
làm
văn miêu tả hiện nay đang có nhiều vấn đề cần được quan tâm, số tiết dành cho
phần
làm văn so với số tiết dành cho phần giảng văn có sự chênh lệch. Những giờ làm
văn là
những giờ ứng dụng những nguyên tắc dạy học của môn ngữ văn . Kết quả của những
giờ làm văn là thước đo kết quả của những giờ học Tiếng Lào và văn học Lào.Từ
kết
quả này, GVcó thể đánh giá được phương pháp mà mình đã ứng dụng trong q uá trình
dạy học. Nhưng thực tế thì đây lại là phân môn ít được quan tâm nhất.
Bên cạnh đó, chương trình SGk vẫn còn khá nhiều hạn chế. Lý thuyết làm văn
miêu tả chưa có những bước chuyển biến đáng kể, chỉ xoay quanh những vấn đề
chung
thuộc các kiểu bài mà không chú ý đến các nhân tố giao tiếp. Trong khi các nhân
tố này
32
là một tiền đề cần thiết để tạo nên văn bản. Đa số các kiểu bài làm văn miêu tả
lớp 6 đều
đã được học ở bậc tiểu học như lớp 4 và lớp 5; nhưng đến bậc THCS thì lý thuyết
các
kiểu bài không mang tính kế thừa để HS có thể tái hiện, liên hệ kiến thức với
nhau.
Ngoài ra trong đó cũng không có tiết dành cho việc ôn tập những kiến thức cũ.
Điều
này đã làm hạn chế nhiều đến việc truyền đạt những kiến thức cơ bản cho HS.
Phương
pháp dạy lý thuyết làm văn miêu tả vẫn chủ yếu dạy cho HS biết cách dùng ngôn
ngữ
như: nói, viết, đọc và nghe chẳng hạnmà chưa dạy cho các em biết cách quan sát
đúng
hướng, biết lựa chọn đặc trưng; thuộc tính quan trọng của đối tượng để quan sát,
miêu
tả rõ ràng, đúng đắn, chính xác về nội dung, biết diễn đạt có hình ảnh, cảm xúc…
Các
đề văn miêu tả thường lặp lại nội dung, không hướng vào thực tiễn cuộc sống, tạo
hiệu
ứng hứng thú cho HS.
Một số HS còn cho biết nguyên nhân không thích học làm văn nói chung và làm
văn miêu tả nói riêng là do họ không có khả năng diễn đạt. Có nhiều trường hợp
HS
nói là “hiểu nhưng không nói được”. Đây là trường hợp khá phổ biến của HS hiện
nay.
Khả năng diễn đạt của HS còn yếu là do HS không được giao tiếp thường xuyên
trong
quá trình học tập. Ít giao tiếp nên các em chưa thể hoàn thiện về ngôn ngữ (nói
và viết)
và hình thành được các kĩ năng cơ bản: tìm ý, lựa chọn sắp xếp ý. Trong các cuộc
giao
tiếp HS thường lắng nghe ý kiến của người khác hơn là bày tỏ ý kiến của bản
thân.
Phần lớn HS chưa nắm được ý nghĩa, mục đích khi viết làm văn (Tả cái gì? Tả như
thế
nào? Việc tả đó có ý nghĩa như thế nào? Suy nghĩ của mình qua việc tả đó ra
sao?). Đây
là vấn đề cần được quan tâm hơn vì HS không hiểu được ý nghĩa thì các em sẽ
không
thể viết được bài làm văn miêu tả đạt yêu cầu chứ chưa nói đến việc bài văn đó
hay hay
dở.
Từ trước đến nay GVthường ít cho HS chú ý đến đối tượng miêu tả xét đến các
nhân tố về hoàn cảnh, mục đích giao tiếp khi làm văn. Điều này đã làm hạn chế
rất
nhiều đến khả năng làm văn nói chung và làm văn miêu tả của các em nói riêng. Có
một
số HS chưa biết hoặc chưa để ý về các đối tượng hướng đến trong bài làm văn miêu
tả.
Điều đó đồng nghĩa với việc các em không chú ý đến các nhân tố giao tiếp trong
khi
viết một bài làm văn miêu tả. Ta đều biết rằng trong cuộc sống để thực hiện hoạt
động
giao tiếp đạt hiệu quả thì ta cần phải biết đến đối tượng mà mình sẽ giao tiếp.
Vì mỗi
33
đối tượng khác nhau sẽ có cách lựa chọn hình thức giao tiếp khác nhau. Làm văn
miêu
tả cũng vậy, mỗi bài làm văn đều thể hiện được năng lực của người viết, năng lực
này
cần phải kết hợp với sự hiểu biết về các vấn đề thì mới tạo được hiệu quả cao
trong một
bài viết. Trong mọi mặt của đời sống ở bất cứ vấn đề nào khi nắm được vấn đề đó
thì sẽ
giải quyết vấn đề một cách đạt hiệu của nhất.
Sự hiểu biết về các nhân tố giao tiếp của HS còn rất mơ hồ trong khi viết văn
miêu tả. Nguyên nhân của vấn đề này là do người GV khi dạy làm văm miêu tả đã
không chú ý dạy theo quan điểm giao tiếp. Từ đó HS khi làm văn vẫn còn cảm thấy
xa
lạ với các nhân tố giao tiếp. Các nhân tố giao tiếp là một trong những điều kiện
quan
trọn để có thể tiến hành cuộc giao tiếp. Khi HS đã không ý thức cũng như không
hiểu
được các nhân tố này thì người GV rất khó hướng HS vào hoạt động giao tiếp.
2.1.4. Những khó khăn của GV và HS trong việc dạy và học làm văn miêu tả
Khi có điều kiện tiếp xúc với một số GV dạy ngữ văn ở trường phổ thông, chúng
tôi nhận thấy rằng đa số họ rất ngại dạy làm văn vì đây là môn học khó, khô, ít
tài liệu
hướng dẫn. Ở Việt Nam tuy ít nhưng còn có. Trong khi đó ở Lào gần như không có
bất
kì một công trình nghiên cứu hay tài liệu tham khảo nào dạy cách làm văn. Đa
phần các
GV dạy học dựa vào kinh nghiệm, dạy theo lối cũ. Một số khác khi học chính quy ở
các
trường Đại học, Cao đẳng thì theo chương trình cũ nhưng khi ra dạy lại dạy sách
cải
cách, vì vậy các GV đã gặp không ít khó khăn, lúng túng.
Không những vậy, chương trình đào tạo GV ở các trường sư phạm ở Lào gần như
không có phân môn phương pháp dạy làm văn nói chung và dạy văn miêu tả nói
riêng.
Thay vào đó, người ta ghép chung phần này vào phân môn phương pháp dạy học Tiếng
Lào. Nhưng khi ra trường, các GV lại phải dạy tập làm văn như một phân môn độc
lập.
Đó là sự chồng chéo, bất hợp lí giữa đào tạo và giảng dạy trong chương trình SGK
Lào.
Thêm vào đó, số tiết giảng dạy quá hạn hẹp, GV không thể nào cùng lúc đáp ứng
đầy
đủ các yêu cầu trên.
Bên cạnh đó, phần làm văn miêu tả cũng dễ gây nhàm chán cho GV lẫn HS, nhất
là những giờ dạy lí thuyết. HS thì quá lười học, ít đầu tư. Một số em chăm chú
học
chay, học vẹt, học đối phó hơn là chuyên tâm rèn luyện khả năng quan sát, tư duy
và
tưởng tượng. Bài tập thực hành thì quá ít, HS chỉ nghe rồi quên ngay chứ không
có thời