Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
7,628
992
183
49
2.2. Điều tra thực trạng dạy học phần “Quang hình học”_Vật lý 11 ban Cơ bản
ở một số trường THPT của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực tế việc dạy học phần “Quang hình học” _Vật lý 11 ban Cơ bản ở một
số
trường THPT của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nơi tôi đang công tác. Nhằm giúp tôi xác
định
được những thuận lợi, khó khăn của giáo viên khi dạy và của học sinh khi học
phần này. Từ
đó, trong quá trình thiết kế tiến trình dạy học các bài học, phần “Quang hình
học”_Vật lý 11
Khúc xạ ánh sáng
Phản xạ toàn phần
Hiện tượng
khúc xạ ánh sáng
Định luật
Khúc xạ ánh sáng
Ứng dụng của
Khúc xạ ánh sáng
Sự nhìn của mắt
Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt
Thấu kính mỏng
Lăng kính
Sự truyền sáng
qua thấu kính
Lăng kính phản
xạ toàn phần
Ứng dụng
của thấu kính
Sự truyền sáng
qua lăng kính
Kính cận,
kính viễn
Kính lúp
Kính
hiển vi
Kính
thiên văn
50
ban Cơ bản, tôi sẽ cố gắng khắc phục những khó khăn của giáo viên và những sai
lầm mà
học sinh hay mắc phải, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong học
tâp.
2.2.2. Phương pháp điều tra
Để tìm hiểu thực tế việc dạy học phần “Quang hình học”_Vật lý 11 ban cơ bản, tôi
đã
tiến hành một số biện pháp như sau: tiến hành dự giờ một số tiết học thuộc phần
này của các
giáo viên ở trường THPT Võ Thị Sáu, huyện Đất Đỏ (nơi tôi đang công tác), đồng
thời tôi
gửi phiếu điều tra để tìm hiểu thực tế việc dạy và học phần “Quang hình học” này
đến một
số giáo viên và các em học sinh ở một số trường trong tỉnh có điều kiện tương
đồng với
trường THPT Võ Thị Sáu, huyện Đất Đỏ (đối tượng học sinh ở mức trung bình) như:
trường
THPT Dương Bạch Mai huyện Đất Đỏ, trường THPT Phước Bửu và THPT Hòa Bình,
huyện Xuyên Mộc, trường THPT Trần Quang Khải, huyện Long Điền.
2.2.3. Kết quả điều tra
Về phương pháp dạy học: chủ yếu được sử dụng là diễn giảng kết hợp với đàm
thoại,
ngoài ra đối với những bài có nội dung kiến thức chủ yếu dựa vào kết quả TN như
bài “Sự
khúc xạ ánh sán g”, “Lăng kính” và “Thấu kính mỏng” thì hầu như giáo viên truyền
đạt cho
học sinh dưới dạng thông báo, một số ít giáo viên dạy các bài này có kèm theo
thí nghiệm
biểu diễn nhưng đều rơi vào tình trạng cháy giáo án (không đủ thời gian).
Hình thức tổ chức dạy học và các phương tiện hỗ trợ: vẫn chủ yếu là phấn trắng,
bảng
đen. Thầy giáo diễn giảng hoặc tiến hành thí nghiệm biểu diễn để kiểm chứng
những kết
quả lý thuyết.
Cách kiểm tra, đánh giá: chủ yếu vẫn là yêu cầu học sinh học thuộc những nội
dung được
học ở lớp rồi trả bài bằng hình thức vấn đáp vào đầu mổi tiết tiếp theo. Cuối
phần này không
có bài kiểm tra 1 tiết mà chỉ có bài kiểm tra 15 phút. Phần lớn kiến thức của
phần này kết
hơp với các nội dung của hai chương trước đó làm bài kiểm tra học kỳ II.
Những khó khăn của giáo viên khi giảng dạy: Thời gian hạn chế nên ít có điều
kiện tiến
hành thí nghiệm minh hoạ, hoặc hướng dẫn học sinh tự lực phát hiện ra kiến thức
mới, giúp
học sinh liên hệ kiến thức vừa học với thực tế để giải thích một số hiện tượng
hay gặp trong
cuộc sống và khoa học kỹ thuật. Vì vậy không có tính thuyết phục cao, không gây
hứng thú
để học sinh phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập. Do các bài
học của phần
này có quá nhiều hình vẽ, nếu giáo viên vẽ sẵn hình ra bảng phụ thì sẽ có nhiều
thời gian
hơn để giảng giải cho học sinh, nhưng học sinh lại không thấy được đường đi của
các tia
51
sáng theo nguyên tắc nào? Hơn thế nữa do học sinh quen với các phương pháp
thuyết trình
nên thường không chuẩn bị bài ở nhà. Vào lớp thì thụ động lười suy nghĩ, kỹ năng
sử dụng,
dụng cụ thí nghiệm còn nhiều hạn chế. Vì vậy kh i GV thực hiện phương pháp đàm
thoại
gặp nhiều khó khăn, còn với các thí nghiệm thì hầu như chỉ là giáo viên làm biểu
diễn. Mặt
khác do không có bài kiểm tra một tiết, nên với một lượng kiến thức khổng lồ
(chiếm hơn
50% kiến thức học kỳ II) của phần này chỉ làm một bài kiểm tra 15 phút thì khó
có thể kiểm
tra được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Về những sai lầm mà học sinh thường mắc phải: Do không được tận mắt quan sát các
hiện tượng, đường đi của các tia sáng qua các dụng cụ quang học nên học sinh rất
khó liên
hệ và giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Ở chương “Khúc xạ
ánh
sáng”, học sinh rất mơ hồ trong việc xác định khi nào xảy ra hiện tượng phản xạ
toàn phần,
khi nào phải kiểm tra điều kiện phản xạ toàn phần. Ở chương “Mắt. Các dụng cụ
quang
học”, học sinh khó nhận biết được thấu kính đó là thấu kính gì (ứng với trường
hợp “ảnh
thật, ảnh ảo”, khi nào thấu kính cho ảnh thật, ảnh ảo,…hoặc kính hiển vi có công
dụng và
cấu tạo giống và khác kính thiên văn ở chỗ nào). Khi làm các bài tập định lượng
thì học sinh
thường hay nhầm lẫn các công thức, quy ước về dấu của các đại lượng dẫn đến
những kết
quả sai đáng tiếc.
2.3. Thiết kế tiến trình dạy các bài học phần “Quang hình học”_Vật lý 11 ban cơ
bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. [1], [2], [3],
[7].
2.3.1. Các bài học của chương “ Khúc xạ ánh sáng”.
- Bài 26: “ Khúc xạ ánh sáng”.
- Bài 27: “ Phản xạ toàn phần”.
2.3.1.1. Bài 26: “Khúc xạ ánh sáng”
a. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức “ Hiện tượng khúc xạ, định luật khúc xạ
ánh sáng, chiết suất của môi trường và tính thuận nghịch chiều truyền ánh sáng”.
52
Khi chùm sáng gặp mặt phân cách (nhẵn, bóng) giữa hai môi trường khác nhau
thì chùm sáng bị đổi hướng truyền sáng. Như chúng ta đã biết hiện tượng đó gọi
là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Vậy khi chùm sáng truyền xuyên qua mặt phân cách giữa hai môi trường truyền
sáng thì chùm sáng sẽ truyền như thế nào? Hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì?
Dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng. HS dự đoán đường truyền của chùm
sáng, và dựa vào sự tương tự của hiện tượng phản xạ suy luận ra hiện tượng khúc
xạ ánh sáng và định nghĩa hiện tượng
Khảo sát đường truyền của một tia sáng khi chiếu tới mặt phân cách từ không khí
sang một bán cầu bằng nhựa (trong suốt)
Ánh sáng truyền qua mặt phân
cách bi lệch phương truyền sang
so với phương ban đầu gọi là hiện
tượng khúc xạ ánh sáng.
- đường thẳng đi qua điểm tới, vuông góc với mặt phân cách gọi là pháp tuyến.
- Tia sáng chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường, gọi là tia tới. Góc tạo
bởi tia tới và pháp tuyến gọi là góc tới.
- Tia sáng truyền qua mặt phân cách gọi là tia khúc xạ. Góc tạo bởi tia khúc xạ
và pháp tuyến gọi là góc khúc xạ
- Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến gọi là mặt phẳng tới.
53
- Làm thí nghiệm và quan sát, xác định mặt phẳng chứa tia khúc xạ. Vị trí của
tia khúc xạ và tia tới so với pháp tuyến.
- Dựa vào bảng số liệu (bảng 26.1) [SGK; 126]. Lập tỉ số giữa góc tới, góc
khúc xạ và tỉ số sin góc tới, sin góc khúc xạ
Nhận xét về tỉ số đã lập. Dùng kiến thức môn toán để suy ra mối liên hệ giữa
các tỉ số đã lập.
n = hằng số
Làm thế nào để kiểm tra đúng đắn của
hệ quả trên?
Thiết kế phương án TN để kiểm tra tính đúng đắn của hệ quả đã rút ra từ
suy luận.
+ Nội dung cần kiểm nghiệm: Tỉ số hằng số
Sử dụng các dụng cụ như TN trên. Chiếu tia sáng tới vuông góc với mặt
phân cách giữa hai môi trường, thay đổi vị trí của tia tới lần lượt ta được các
góc tới và góc khúc xạ tương ứng. (giả sử ta xác định góc khúc xạ với góc tới
tương ứng là: và )
Vậy mặt phẳng nào chứa tia tới và sự lệch phương của tia sáng khi
truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có tuân
theo quy luật nào không?
54
Đối chiếu kết quả TN với kết quả thu được từ những suy luận ở trên ta rút ra
được kết luận sau:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Với hai môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số hằng số
+ Tia sáng chiếu vuông góc tới mặt phân cách thì truyền thẳng.
- Chiếu chùm tia sáng từ không khí
vào nhựa trong và ngược lại từ nhựa
trong ra ngoài không khí.
Kết quả từ TN cho thấy: Hằng số chỉ phụ thuộc vào bản chất của hai
môi trường.
Làm TN và đo r tương ứng hai trường hợp trên, với i= . Dùng công thức
n; xác định được hằng số n tương ứng. Kết quả cho thấy hằng số n
trong hai trường hợp có mối liên hệ là:
- Tỉ số gọi là chiết suất tỉ đối
- Chiết suất tuyệt đối là chiết suất tỉ đối của môi trường đối với chân không.
- với lần lượt là chiết suất tuyệt đối của môi trường chứa tia tới và
môi trường chứa tia khúc xạ.
+ Khi n
21
> 1 thì i > r ( tia khúc xạ lệch lại gần pháp tuyến hơn)
+ Khi n
21
< 1 thì i > r ( tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn)
- Công thức định luật khúc xạ dưới dạng đối xứng
Hằng số trên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Xét ví dụ sau: Khảo sát sự truyền ánh sáng giữa hai môi trường không khí
và nhựa trong (bán cầu nhựa TN trên)
55
b. Mục tiêu dạy học
Nội dung kiến thức cần xây dựng
- Khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch
phương
của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong
suốt khác
nhau.
- Định luật khúc xạ ánh sáng:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và bên kia pháp tuyến so với tia tới.
+ Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số sin góc tới (sini) và sin góc
khúc xạ (sinr)
luôn không đổi.
Mục tiêu trong quá trình học:
- HS quan sát và tiến hành TN để mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- tham gia suy đoán giải pháp tìm mối liên hệ giữa tia khúc xạ và tia tới; góc
khúc xạ với
góc tới.
Tia khúc xạ và và tia tới có thể đổi
chỗ cho nhau được không?
- Nếu đổi chỗ cho nhau được, điều
này cho phép ra nhận xét thế nào về
chiều truyền ánh sáng.
Kết quả TN cho thấy: Ánh sáng truyền theo đường nào thì có thể truyền ngược lại
theo đường đó. Hiện tượng như vậy gọi là tính thuận nghịch chiều truyền ánh
sáng.
- Học sinh làm TN và quan sát với các trường hợp:
truyền thẳng, phản xạ và khúc xạ. Sau đó hoán đổi vị
trí của tia tới với tia khúc xạ
Nhận xét đường truyền của tia sáng
trong các trường hợp.
56
- dự đoán được sự phụ thuộc của hằng số
21
sin
sin
i
n
r
=
- nhân xét được đường truyền của tia sáng khi hoán đổi vị trí của tia sáng và
tia khúc xạ.
Sau khi học: HS
- phát biểu được chính xác hiện tượng khúc xạ ánh sáng và định luật khúc xạ ánh
sáng.
- trình bày được khái niệm chiết suất tỉ đối, chiết suất tỉ đối, đồng thời viết
được hệ thức
liên hệ giữa chúng.
- biết vận dụng định luật khúc xạ để giải thích một số hiện tượng trong thực tế
như: cái
bút chì cắm vào cốc thủy tinh chứa nước, bị gãy khúc tại mặt phân cách. Đồng
tiền xu như
được nâng cao hơn so trước khi cho nước vào chén, từ đó suy luận những lưu ý khi
đi bơi.
Giải được một số bài tập liên quan.
c. Công việc chuẩn bị của GV và HS.
+ GV: Máy biến áp 6-12 V, đèn laze dùng làm nguồn sáng.
- Bán cầu nhựa trong suốt.
- Một tờ giấy A4, một ly nước thủy tinh, một cái bút chì.
- Một chén bằng sứ, một đồng xu.
- Máy vi tính, máy chiếu và màn hình
- Phiếu học tập
+ HS: Ôn tập kiến thức đã học ở cấp 2.
d. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nêu vấn đề và đề xuất giả thuyết về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
.Nhúng một cái bút chì vào trong một
ly thủy tinh đựng nước.
Yêu cầu HS quan sát và đưa ra nhận
xét về hình dạng cái bút chì tại mặt phân
cách giữa không khí và nước
57
Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
CH1: Trong không khí ánh sáng truyền
theo đường gì?
Vậy khi chiếu xiên góc tia sáng từ
không khí vào nhựa (trong suốt) ánh sáng
còn truyền theo đường thẳng nữa không?
- Nhắc lại các khái niệm tia tới, tia khúc
xạ, góc tới, pháp tuyến và mặt phẳng tới.
Tại mặt phân cách giữa không khí và
nước cái bút chì bị gãy khúc.
Tiếp nhận vấn đề cần tìm hiểu
Trong không khí ánh sáng truyền theo
đường thẳng
Học sinh dự doán: Khi chiếu như vậy
ánh sáng không truyền theo đường thẳng
nữa mà tia sáng bị lệch phương tại mặt
phân cách giữa hai môi trường
Làm thí nghiệm và kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và
quan sát đường truyền của tia sáng khi
chiếu chùm tia sáng vuông góc và chiếu
chùm sáng xiên góc từ không khí và bản
nhựa trong suốt.
Yêu cầu các nhóm đưa ra nhận xét về
phương truyền của tia sáng tới gặp mặt
phân cách của hai môi trường trong hai
trường hợp.
Kết luận: hiện tượng chùm tia sáng bị
lệch phương khi truyền xiên góc qua mặt
phân cách giữa hai môi trường gọi là hiện
tượng khúc xạ ánh sáng.
Vậy hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
Câu trả lời mong đợi:
- Khi chiếu vuông góc tới mặt phân cách
của hai môi trường tia sáng truyền thẳng
- Khi chiếu xiên góc tới mặt phân cách
của hai môi trường tia sáng bị lệch
phương tại mặt phân cách giữa môi
trường.
Là hiện tượng chùm tia sáng bị lệch
phương khi truyền xiên góc qua mặt phân
cách giữa hai môi trường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về định luật khúc xạ ánh sáng
58
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phát hiện vấn đề
Nhắc lại các khái niệm tia tới, góc tới i,
pháp tuyến, tia phản xạ, góc phản xạ r
Trở lại TN trên nhưng thay đổi
phương của chùm tia tới (góc tới i thay
đổi)
CH1: Em có nhận xét gì về phương của
tia khúc xạ phi phương của tia tới thay
đổi?
Vậy sự thay đổi đó có tuân theo quy
luật nào không?
Nhớ lại kiến thức đã học ở cấp 2
Phương của tia khúc xạ thay đổi khi
phương tia tới thay đổi.
Nêu giả thuyết: “Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp
tuyến so với tia tới”, làm thí nghiệm để xác nhận giả thuyết và nhận xét mặt
phẳng tới chứa tia tới và tia khúc xạ vuông góc với mặt phân cách tại điểm tới.
CH1: Tia khúc xạ và tia tới có nằm
trong cùng một mặt phẳng không?
CH2: Mặt phẳng này có thể là mặt
phẳng nào?
- Làm thế nào để kiểm tra được dự
đoán trên?
Gv phân tích những điểm hợp lý và
chưa hợp lý ở các phương án do HS đề ra,
đồng thời giới thiệu phương án TN để
kiểm chứng giả thuyết.
Làm thí nghiệm: (TN)
Chiếu tia sáng tới từ khối nhựa trong
suốt ra không khí, đặt tờ giấy A4 để quan
sát tia khúc xạ. Gấp tờ giấy A4 tại mặt
- Có
- Là mặt phẳng vuông góc với mặt phân
cách
Các nhóm thảo luận đề xuất ra các
phương án TN
- khi chưa gấp tờ giấy A4, quan sát
thấy tia khúc xạ, khi gấp tờ giấy A4 lại thì
không thấy tia khúc xạ nữa.