Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
7,848
992
183
29
1.4. Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong
dạy học Vật lý ở trường THPT [25], [27], [33]
1.4.1. Kích thích hứng thú và sự chú ý của học sinh đối với kiến thức
Tính tích cực của học sinh sẽ được kích thích khi họ tin rằng nhiệm vụ mà họ
đang thực
hiện liên quan đến mục tiêu cá nhân của họ. Do vậy giáo viên cần phải biết tạo
mối liên hệ
giữa mục tiêu chung của quá trình giảng dạy với mục tiêu riêng của học sinh để
thực hiện
việc xây dựng nhiệm vụ học tập cho các em. Mặt khác học sinh thường chỉ hứng thú
với
những nhiệm vụ phù hợp với khả năng, với trình độ, với bản chất của mình và chỉ
với
những nhiệm vụ đó các em mới cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách xuất
sắc.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là chỉ giao cho các em những nhiệm vụ quen
thuộc mà
hãy xen vào đó từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp những nhiệm vụ khác và
nhớ là
hãy đặt niềm tin vào học sinh, có như thế thì thái độ và mục tiêu học tập của họ
mới được
nuôi dưỡng và phát triển.
Trong Vật lý học, có những kiến thức khi mới chỉ trình bày trong sách giáo khoa
hay tài
liệu học tập đã bộc lộ ra được tính hấp dẫn của nó và tự nó đã có thể kích thích
hứng thú
cũng như sự chú ý của học sinh mà giáo viên không cần thiết phải gia công thêm
hay tìm
kiếm cách thức trình bày nào gây tác dụng tích cực đến học sinh. Ngược lại, có
những kiến
thức mà sự mới mẻ của nó không hề gây ra một cảm giác thích thú nào đối với học
sinh, khi
đó giáo viên cần phân tích rõ nội dung kiến thức mới để học sinh thấy được mối
liên hệ của
nó với thực tế. Đôi lúc lại có trường hợp những kiến thức đó học sinh đã thấy,
biết và hiểu
nó thông qua thực tế cuộc sống hay từ các nguồn thông tin khác, vì thế mà những
kiến thức
này không cuốn hút được sự tập trung chú ý của học sinh. Trong những trường hợp
này bắt
đầu cần đến thủ thuật riêng của mỗi giáo viên, phải làm thế nào vạch ra cho học
sinh thấy sự
khác biệt giữa những nội dung kiến thức đã biết với những nội dung kiến thức mới
nhằm tập
trung sự chú ý của học sinh vào kiến thức mới đó.
Nhưng vấn đề lại là ở chỗ, hầu hết các kiến thức Vật lý mới lại nằm giữa hai
thái cực này.
Do vậy để có thể kích thích hứng thú và sự chú ý của học sinh đối với kiến thức
Vật lý mới
có thể bắt đầu với các công việc sau:
+ Lựa chọn từ ngữ để chuyển ý từ đề tài này sang đề tài khác dựa trên mối liên
hệ giữa
các đề tài với nhau; phải đánh bật lợi ích, tính mới lạ, sự cần thiết phải bổ
sung và phát triển
đề tài mới so với cũ.
30
+ Tạo tình huống có vấn đề, nghĩa là phải đưa ra cho học sinh thấy được những
lợi ích và
sự cần thiết khi vấn đề đặt ra được giải quyết nhưng đồng thời cũng cho thấy sự
bế tắc và
cần phải được bổ sung thêm những hiểu biết của học sinh về vấn đề này bằng những
nỗ lực
cá nhân. Tình huống có vấn đề thường xuất hiện dưới dạng những hiện tượng, sự
kiện Vật
lý bất thường, những điều có vẻ nghịch lý và có thể không thể xảy ra được.
+ Đưa ra mục tiêu và tìm cách đạt được mục tiêu đó. Nhờ đó hình thành phương
hướng
cho hoạt động học tập đồng thời rèn luyện thói quen làm việc hết mình của học
sinh.
+ Cần kết hợp nội dung giảng dạy với các phương tiện dạy học hiện đại (các dụng
cụ thí
nghiệm, âm thanh, hình ảnh tĩnh hay động, các phầm mềm hỗ trợ…).
+ Phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của học sinh (bao
gồm
việc tiếp nhận kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức mới ).
1.4.2. Tăng cường công việc của HS với SGK, BT và TN Vật lý
a. Công việc của HS với SGK Vật lý
Sách giáo khoa vật lý hiện nay đã có một sự thay đổi đáng kể so với sách giáo
khoa cải
cách giáo dục trước đây: ở mỗi đầu chương hay đầu mỗi bài học thường đưa ra
những tình
huống có vấn đề, những hiện tượng thường thấy trong tự nhiên, những ứng dụng
trong khoa
học kỹ thuật và đời sống liên quan với nội dung sắp trình bày, vì thế sách giáo
khoa hiện
nay góp phần kích thích trí tò mò hay tìm hiểu hay khám phá của học sinh nếu như
học sinh
được đọc chúng, nhờ đó phát huy được tính tích cực, tự lực của học sinh trong
học tập Vật
lý.
Thêm vào đó, sách giáo khoa vật lý hiện nay có phần trình bày thêm những nội
dung,
những bài đọc thêm, những thí nghiệm, những định luật không đủ điều kiện thực
hiện (vì
cấu tạo và cách thức hoạt động của các lọai thiết bị khá phức tạp). Cho học sinh
đọc những
phần này sẽ giúp đào sâu hoặc mở rộng tầm hiểu biết về một kiến thức vật lý nào
đó cho
học sinh.
Ngoài ra, sách giáo khoa còn đề ra các hoạt động cho học sinh, vì vậy nếu giáo
viên có
cách tổ chức cho học sinh họat động cá nhân hoặc hoạt động nhóm (tùy trường hợp)
một
cách phù hợp sẽ làm tăng cường tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh,
nhờ vậy học
sinh sẽ trưởng thành cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ và cả về phương pháp học
tập,
phương pháp nghiên cứu khoa học.
31
Hơn nữa, sách giáo khoa Vật lý hiện nay có nhiều tranh ảnh rõ nét, màu sắc thực,
những
bảng số liệu cụ thể giúp học sinh dễ quan sát và theo dõi khi kết hợp với việc
nghe lời giảng
của giáo viên, qua đó giúp luyện thêm các giác quan cho học sinh (thị giác và
thính giác).
Ngoài ra, sách giáo khoa còn có những tác dụng tích cực đối với học sinh khi sử
dụng ở
nhà. Bởi vì, khi ở nhà học sinh sẽ có nhiều thời gian hơn để đọc nó nhằm chuẩn
bị bài mới
hoặc củng cố, đào sâu thêm những kiến thức được học trên lớp thông qua những ví
dụ hay
bài đọc thêm.
Tuy nhiên, để việc sử dụng sách giáo khoa ở nhà đạt hiệu quả cao cần có sự hỗ
trợ của
giáo viên, mà cụ thể là giáo viên nên giao công việc cho từng cá nhân hoặc từng
nhóm nhỏ
dưới dạng nhiệm vụ học tập: chẳng hạn như trả lời các câu hỏi nhằm phục vụ cho
việc xây
dựng bài học mới hay kiến thức mới, nhờ đó kích thích học sinh phải làm việc với
sách giáo
khoa: từ việc tìm kiếm thông tin đến việc tiếp nhận thông tin và cuối cùng là
chế biến nó
theo suy nghĩ riêng để thực hiện nhiệm vụ học tập được giao; hoặc có thể giáo
viên chỉ dẫn
để học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu cho việc định hướng
học sinh
thực hiện một bài tổng kết chương hay tổng kết một phần nào đó theo suy nghĩ
riêng của
từng học sinh.
b. Công việc của HS với BT Vật lý
Giải bài tập là một họat động trí óc gồm những thao tác đa dạng phức tạp nhưng
xét cho
cùng thì luôn là sự đối chiếu các điều kiện với các yêu cầu của bài, phân tích
lý giải nhằm
tìm ra mối liên hệ đã có để giải quyết mâu thuẩn giữa điều kiện và yêu cầu.
Vật lý là bộ môn khoa học gắn liền với cuộc sống, chính vì điều đó mà giải bài
tập vật lý
không chỉ là những công việc trên mà còn là tìm ra mối liên hệ giữa lý thuyết và
thực tế. Do
vậy giáo viên chúng ta cần hiểu rằng việc giải các bài tập vật lý không phải là
mục đích của
dạy học, mà mục đích chính của công việc này là giúp học sinh hiểu rõ hơn nội
dung kiến
thức vừa học, biết cách ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn qua đó rèn luyện kỹ
năng phân
tích tổng hợp, đào sâu mở rộng một kiến thức đã biết, kỹ năng suy luận tính
toán, đồng thời
phát huy cách làm việc tự lực, tính kiên trì vượt khó và đặc biệt là phát huy
năng lực tư duy
sáng tạo của học sinh.
Đối với học sinh, cần loại ra khỏi suy nghĩ của chúng việc giải bài tập là đi
lựa chọn một
cách máy móc những công thức có chứa các đại lượng đã cho hoặc những đại lượng
cần
tìm, cũng như tránh để cho những con số và các phép tính toán trong khi giải làm
che khuất
32
hoặc lu mờ đi việc tìm hiểu ý nghĩa quan trong trong một bài tập Vật lý. Nhưng
một thực tế
thường thấy, việc giải một bài tập Vật lý ở trường phổ thông hiện nay thường
thực hiện theo
các bước sau:
- Đọc đề bài.
- Giáo viên phân tích hướng dẫn trình tự làm bài.
- Yêu cầu một học sinh lên bảng giải, các học sinh khác ngồi tại chỗ giải.
Với cách làm này, với những học sinh chưa ý thức được vai trò của việc giải bài
tập Vật
lý sẽ không tích cực, tự lực suy nghĩ về ý nghĩa bài tập đó mà hầu như chỉ tập
trung vào các
phép tính toán dựa trên một trình tự đã được bày sẵn giống như việc đi chép lại
ý tưởng của
giáo viên hay của một vài bạn tích cực nào đó trong lớp. Nhưng phải làm sao đây
hay chỉ
còn cách trông chờ vào ý thức tự giác của mỗi học sinh. Dưới đây sẽ là những
biện pháp
giúp giáo viên và cả học sinh đạt kết quả như ý muốn với công việc giải bài tập
Vật lý.
● Về nội dung bài tập Vật lý:
+ Trước hết bài tập phải được xây dựng một cách có hệ thống, từ dễ đến khó; từ
biết,
hiểu, vận dụng, rồi phân tích tổng hợp,…; lọai bài tập vận dụng cũng phải chú ý
nội dung
của nó phải đi từ những hiện tượng rất gần gũi với cuộc sống xung quanh đến
những vận
dụng có tính khoa học và phức tạp hơn, để học sinh dễ hình dung và tưởng tượng.
+ Bài tập sau phải nhằm giải quyết một bế tắc ở bài tập trước hoặc một tình
huống mới
mà bài tập trước chưa nhắc đến nhằm kích thích hứng thú và tính tò mò của học
sinh tạo ra
động cơ học tập tốt.
+ Bài tập định tính nên xếp trước vì thông thường các bài tập loại này hay là
việc giải
thích một hiện tượng hay một lý do xảy ra hiện tượng. Do vậy học sinh chỉ cần
hiểu và thêm
vào một tí kỹ năng vận dụng là đã làm được các bài toán đơn giản.
+ Bài tập thí nghiệm thường được đưa ra sau cùng vì đôi khi để giải được loại
bài tập loại
này đòi hỏi học sinh phải có một quá trình tích cực nghiên cứu, suy nghĩ để
thiết kế một thí
nghiệm ở nhà hoặc ở phòng thí nghiệm mới hy vọng giải được nó.
+ Bài tập định lượng: đây là loại bài tập mà học sinh có vẽ thích thú nhất vì nó
cụ thể, rõ
ràng thông qua những con số. Do vậy cần phải khai thác triệt để tính tích cực,
tự lực và khả
năng tư duy của học sinh thông qua loại bài tập này.
c. Sử dụng TN Vật lý
33
Trong dạy học Vật lý, thí nghiệm Vật lý không chỉ để minh họa bài giảng mà còn
được
sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, dưới mọi hình thức đa dạng và
phong phú
như: đặt vấn đề bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề bằng thí nghiệm;
hình thành
kiến thức mới thông qua khảo sát, minh họa hay kiểm tra các giả thuyết đã đưa
ra; củng cố
và vận dụng các kiến thức đã học mà cụ thể là đề cập đến những ứng dụng của kiến
thức vật
lý đó vào trong sản xuất và đời sống; hay là dùng để kiểm tra, đánh giá sự lĩnh
hội về kiến
thức, kỹ năng của học sinh;…
+ Sử dụng thí nghiệm Vật lý tạo tình huống có vấn đề:
Vật lý vốn là bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy cần khai thác triệt để các thí
nghiệm
Vật lý nhằm tạo ra những tình huống có vấn đề hoặc lựa chọn sự khởi đầu phù hợp.
Thông
qua thí nghiệm, tạo cho học sinh sự ngạc nhiên, sự khó khăn nhất định về mặt
nhận thức đối
với vấn đề được đặt ra, sự mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh. Nhờ đó kích
thích hứng
thú muốn tìm hiểu, khám phá, khởi đầu cho những dự đoán, sáng tạo của học sinh
trong quá
trình nhận thức.
+ Sử dụng thí nghiệm Vật lý nhằm khảo sát, minh hoạ, hay kiểm tra giả thuyết:
Việc sử dụng lọai thí nghiệm này phải phù hợp với hoạt động của giáo viên và học
sinh
trong quá trình dạy học. Thí nghiệm này thường được dùng để đưa ra những mô hình
hay
giả thuyết, hoặc dùng để kiểm tra những mô hình hay giả thuyết được học sinh
hoặc giáo
viên gợi ý đưa ra. Nhờ những thí nghiệm này mà học sinh có thể thu thập được
những thông
tin cần thiết và liên quan với đối tượng cần nghiên cứu, nhất là có thể kiểm tra
được những
dự đoán của học sinh. Nếu kết quả thí nghiệm trùng khớp với dự đoán ban đầu sẽ
làm cho
học sinh phấn khởi, tự tin hơn đồng thời khắc phục tâm lý tự ti thường gặp ở học
sinh khi
học vật lý, từ đó học sinh trở nên thích thú và tích cực hơn trong học tập vật
lý.
+ Sử dụng thí nghiệm Vật lý để chứng minh:
Việc sử dụng thí nghiệm Vật lý để chứng minh nhằm tích cực hoá hoạt động nhận
thức
của học sinh trong giờ học thông qua việc lôi cuốn học sinh vào những câu hỏi
định hướng
hay những tình huống mới mà việc suy nghĩ để tìm ra câu trả lời cũng đồng thời
với việc
học sinh tự đưa ra tiến trình và dự đoán kết quả của thí nghiệm dựa trên một số
dụng cụ có
sẵn mà giáo viên đã chuẩn bị. Khi đã thống nhất với tiến trình thí nghiệm là
tiếp ngay đến
việc thực hiện thí nghiệm, quan sát, ghi số liệu và xử lý kết quả. Nếu có điều
kiện (có nhiều
bộ dụng cụ) thì nên phân chia đến từng nhóm nhỏ và thực hiện đồng lọat; nếu chỉ
có duy
34
nhất một bộ thì giáo viên nên yêu cầu một số học sinh có kiến thức lý thuyết và
kỹ năng
thực hiện các thao tác thí nghiệm tốt lên phía trước bàn các bạn còn lại để thực
hiện dưới sự
quan sát và điều chỉnh khi cần thiết của giáo viên. Thí nghiệm kết thúc sẽ là
hoạt động trao
đổi giữa giáo viên và học sinh về mối liên hệ giữa lý thuyết và kết quả thí
nghiệm.
+ Sử dụng thí nghiệm vật lý để kiểm tra, đánh giá sự lĩnh hội về kiến thức, kỹ
năng của
học sinh:
Từ thí nghiệm chứng minh, giáo viên có thể mở rộng bằng cách thay đổi điều kiện,
đặt
tình huống mới, và yêu cầu học sinh dùng suy luận logic hay thực hiện lại các
thí nghiệm
theo những điều kiện và tình huống này…qua đó có thể kiểm tra, đánh giá sự lĩnh
hội kiến
thức cũng như các thao tác, kỹ năng thí nghiệm của học sinh. Qua đó thấy rằng
việc sử dụng
thí nghiệm trong dạy học vật lý góp phần vào việc phát triển toàn diện, giáo dục
kỹ thuật
tổng hợp cho học sinh. Nhờ thí nghiệm Vật lý mà học sinh hiểu sâu hơn bản chất
vật lý của
các hiện tượng, quá trình, định luật,…Do vây khả năng liên hệ kiến thức vật lý
với thực tế
của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.
Mặt khác, đây còn là cơ hội rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, góp phần thiết
thực vào
việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh, tránh những bỡ ngỡ khi tiếp xúc
hay sử dụng
những dụng cụ tương tự ngoài thực tế cuộc sống hay trong công việc sau khi rời
khỏi ghế
nhà trường.
1.4.3. Sử dụng phiếu học tập và quan tâm đến công việc ở nhà của HS [5], [25],
[34]
a. Phiếu học tập
Phiếu học tập là phương tiện để tổ chức hoạt động học tập của học sinh nhằm lĩnh
hội, củng
cố kiến thức. Đó cũng là phương tiện đơn giản để duy trì sự hưng phấn, thích thú
của học
sinh trong giờ học. Có hai loại phiếu học tập:
• Phiếu học tập ở nhà
Nội dung phiếu học tập ở nhà có thể là hệ thống các câu hỏi, yêu cầu học sinh
phải ôn tập
lại kiến thức của những bài trước, những năm trước, thậm chí là ở những môn học
khác;
cũng có thể là yêu cầu học sinh tự nghiên cứu nội dung bài mới để cùng tham gia
xây dựng
bài trên lớp.
Mục tiêu của phiếu học tập ở nhà là chuyển giao nhiệm vụ học tập đến từng học
sinh,
giúp mỗi cá nhân có ý thức và trách nhiệm cao hơn (việc giao nhiệm vụ bằng lời
không làm
35
học sinh ý thức được trách nhiệm của mình), thường thì không học sinh nào dám
mang một
phiếu học tập còn trống rỗng đến lớp. Tuy nhiên, không yêu cầu học sinh phải
hiểu biết hết
tất cả những nội dung trong đó. Khi tự nghiên cứu, học sinh có thể gặp nhiều vấn
đề khó
khăn hoặc chưa hiểu, lúc đó học sinh có thể mang đến lớp để cùng các bạn thảo
luận.
• Phiếu học tập trên lớp
Các phiếu học tập trên lớp nhằm hướng tới mục tiêu chính của bài học, được thực
hiện
bằng hình thức hợp tác, thảo luận để thống nhất ý kiến. Vì thế, phiếu học tập
trên lớp phải
được thiết kế sao cho nhiệm vụ học tập phải được sắp xếp một cách có lôgic theo
sự phát
triển của bài học; học sinh từng bước mở rộng vốn hiểu biết, rèn luyện được kỹ
năng; đồng
thời phải phát huy cao nhất tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập vật
lý của học
sinh.
Ngoài ra, khi thiết kế phiếu học tập trên lớp cần đan xen việc thực hiện nhiệm
vụ học tập
lĩnh hội kiến thức mới với nhiệm vụ liên hệ lý thuyết với thực tế. Có như thế,
học sinh sẽ rất
hứng thú và tích cực tham gia chiếm lỉnh tri thức ngay tai lớp.
b. Công việc ở nhà của HS
Công việc ở nhà của học sinh bao gồm : đọc sách giáo khoa hoặc một tài liệu
ngoài sách
giáo khoa để khắc sâu kiến thức vừa tiếp thu ở lớp; thực hiện các thí nghiệm
chứng minh
(khi ở lớp không có đủ điều kiện thực hiện); vận dụng kiến thức đó để làm bài
tập về nhà
hoặc chế tạo những dụng cụ đơn giản; chuẩn bị bài mới: xem trước nội dung bài
mới hoặc
chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết phục vụ bài học mới, tìm hiểu một số hiện
tượng hay
dụng cụ có liên quan trong đời sống và khoa học kỹ thuật theo định hướng của
giáo viên.
Công việc làm bài tập về nhà của học sinh được giáo viên quan tâm nhất vì nó
thật sự cần
thiết để bù vào thời gian hạn chế ở lớp giúp học sinh ôn, hoàn chỉnh đến khi
hiểu thấu đáo
nội dung vừa được học ở lớp, nhờ đó mà tính tích cực và tự lực ở nhà của học
sinh được
nâng cao, đồng thời qua đó cũng tạo điều kiện (về thời gian) để học sinh phát
huy những
sáng tạo riêng của mình như: tìm hiểu cách khác để giải thích một hiện tượng hay
giải một
bài tập, tìm ra một qui tắc mới, thiết kế một thí nghiệm để giải thích hoặc
chứng minh dựa
trên những kiến thức đã biết,… Công việc ở nhà của học sinh ngoài những lợi ích
nêu trên
còn giúp hình thành thái độ tích cực ở học sinh về nó như: có sự thống nhất giữa
giáo viên
và các bạn cùng lớp khi giao nhiệm vụ, có ý thức về sự cần thiết của công việc
về nhà, có
36
tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao nhờ đó mà cố gắng hoàn thành
công việc
ở mức độ cao nhất có thể.
1.4.4. Xây dựng bầu không khí học tập thích hợp và nhóm học tập và tinh thần
đồng đội cho HS.
a. Xây dựng bầu không khí học tập.
Không khí học tập bao gồm: môi trường xung quanh, điều kiện, sự quan tâm, tinh
thần
hợp tác giúp đỡ của giáo viên và các bạn cùng lớp, …
Môi trường, điều kiện học tập thuận lợi (thời tiết mát mẻ, không gian yên tĩnh,
điều kiện
cơ sở vật chất đầy đủ), sự quan tâm và tôn trọng của giáo viên (sự chú ý theo
dõi hay lắng
nghe phần trình bày, tiến lại gần, khích lệ và động viên sự cố gắng của học
sinh) sẽ làm cho
học sinh cảm thấy thoải mái, an tâm, tự tin hơn nhờ đó mà các em sẽ tích cực
nhiều hơn
trong hoạt động học tập của mình.
Sự quan tâm của các bạn cùng lớp thể hiện ở sự phân công và tin tưởng lẫn nhau
khi tổ
chức họat động theo nhóm, sẽ giúp từng cá nhân trong nhóm tích cực và tự lực tìm
tòi sáng
tạo để hoàn thành công việc được giao. Và rồi sự hợp tác với nhau để đi đến
thống nhất
chung cho công việc của nhóm như “một loại thức ăn ngon” góp phần làm cho bàn
tiệc
thêm thịnh soạn.
Tạo bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng trong giờ học bằng thái độ vui vẻ, hài
hước bằng
việc cho học sinh những tự do tham gia vào các hoạt động trong việc nêu ra những
ý nghĩ
riêng và có quyền trao đổi với các bạn hoặc giáo viên về những vấn đề còn chưa
rõ; nếu
không vượt quá những nguyên tắc và nội quy cho phép sẽ tạo điều kiện để học sinh
mạnh
dạn hơn và có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của mình.
Tạo bầu không khí học tập thích hợp còn thể hiện ở việc nghe và lắng nghe học
sinh,
chọn lọc những gì đã nghe và đồng cảm với những gì nghe được. Nhờ vậy, học sinh
sẽ có
một niềm tin vào Giáo viên, từ đó thúc đẩy và động viên học sinh tích cực đưa ra
những ý
kiến riêng của mình. Chính vì thế mà tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong học
tập của học
sinh được nâng lên.
b. Xây dựng nhóm học tập.
Nhóm học tập là tập hợp các cá nhân có liên đới với nhau, có những kỹ năng, hiểu
biết có
thể bổ sung cho nhau, cùng quyết tâm và chia sẽ một mục đích chung. Nhóm có cách
làm
việc chung, mang tính hợp tác; các thành viên trong nhóm có vai trò và trách
nhiệm rõ ràng,
37
đồng thời phải chịu trách nhiệm với nhau về công việc của nhóm mà mình được
giao. Nhóm
học tập hiệu quả sẽ thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình trong công việc và lòng
ham muốn
hoàn thiện cách làm việc.
Với những đặc điểm trên, nhóm học tập đòi hỏi từng thành viên trong nhóm phải
tích
cực, tự lực hơn trong học tập, chuẩn bị và nghiên cứu, nhằm hoàn thành công việc
được
giao; nhờ đó học sinh trở nên có trách nhiệm hơn, ít nhất là trách nhiệm của
từng cá nhân
đối với một nhóm nhỏ. Khi công việc được giao chưa thể hoàn thành thì nhờ những
hiểu
biết và kỹ năng của các thành viên khác sẽ bổ sung cho những thiếu sót của mình,
qua đó
tinh thần đồng đội được rèn luyện thêm.
1.4.5. Sử dụng phương pháp và thủ thuật giảng dạy phù hợp
Với học sinh, khi đứng trước một kiến thức hay một bài tập vật lý cho dù các em
đã được
giáo viên giảng giải cặn kẽ và các em cũng đã thực sự hiểu hết những lời giảng
này nhưng
học sinh cũng khó có thể khắc sâu được chúng nếu như học sinh không tích cực, tự
lực và
sáng tạo khám phá ra nó dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Việc làm này của học sinh
ngoài
việc thỏa mãn tính tò mò hay tìm hiểu của lứa tuổi nó còn có tác dụng lâu dài và
tích cực
hơn là làm tăng hứng thú để tiếp tục tìm hiểu những kiến thức khác, qua đó còn
rèn luyện
cho học sinh khả năng tư duy độc lập - một kỹ năng cần thiết cho việc nghiên cứu
cũng như
làm việc sau này, đồng thời rèn luyện được các giác quan và bộ óc của học sinh
trong việc
phát hiện những liên hệ và các quy luật vật lý. Để giúp học sinh trong việc này,
ngoài việc
thực hiện mục tiêu chung, mỗi giáo viên cần phải lựa chọn một phương pháp và thủ
thuật
giảng tốt nhất phù hợp với nội dung kiến thức và điều kiện thực tế. Một phương
pháp và thủ
thuật giảng giải được xem là hiệu quả nhất khi với thời gian ngắn nhất, điều
kiện tối thiểu
nhất mà vẫn đảm bảo cho học sinh đồng thời vừa nắm sâu các kiến thức vật lý vừa
phát
triển được khả năng nhận thức của mình lại vừa biết liên hệ thực tế từ các kiến
thức đã biết.
Chính vì thế mà việc lựa chọn phương pháp và thủ thuật giảng giải là một nghệ
thuật, là nét
riêng của mỗi giáo viên. Với mỗi giáo viên, việc làm này đòi hỏi phải có một sự
đầu tư tìm
hiểu từ nội dung bài giảng đến những kiến thức vật lý và khoa học khác có liên
quan, phải
có những hiểu biết nhất định về cuộc sống về những hiện tượng xảy ra trong tự
nhiên, phải
có một kế hoạch ngay từ đầu: từ việc sắp xếp thời gian hợp lý đôi khi phải có
chút mạo
hiểm (do không đủ thời gian), thêm vào đó là một ít khôi hài nhằm tránh
38
sự đơn điệu, tẻ nhạt của giờ học và nhất định là phải có một trình độ nhất định.
Cùng với
những sự chuẩn bị trên, ở lớp cần tránh để tình trạng giáo viên cố dùng lời lẽ
để giảng giải
còn học sinh thì thụ động nghe và tiếp thu, mà hãy khơi gợi cho học sinh con
đường đi đến
kiến thức đó. Chẳng hạn, hãy đặt học sinh trước một tình huống có vấn đề cần
được giải
quyết, hoặc đặt ra những câu hỏi có tính khơi gợi bộ óc tò mò nhằm phát huy tính
tích cực,
tự lực và sáng tạo ở học sinh. Công việc này dễ dàng được giải quyết nếu như
biết áp dụng
một cách linh họat cách tổ chức họat động theo nhóm, thí nghiệm biểu diễn, chứng
minh,…nhưng hay hơn cả vẫn là cách đặt học sinh trước nhiều dụng cụ thí nghiệm
cần thiết
và định hướng để học sinh suy nghĩ, tìm tòi phương án thí nghiệm nhằm giải quyết
vấn đề
được nêu lên. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc nhiều vào mức độ khó hay dễ của
kiến
thức, trình độ học sinh, phương tiện phục vụ giảng dạy,… Qua đó cho thấy không
có
phương pháp dạy học nào là duy nhất là vạn năng mà phải có sự phối hợp cùng lúc
nhiều
phương pháp, nhiều hình thức tổ chức một giờ dạy. Cũng như không nhất định phải
trình
bày theo thứ tự của sách giáo khoa hay tài liệu học tập nhưng lại cần chú ý
không nên phá
vỡ trật tự lôgic của kiến thức đó.
1.4.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý [12]
Theo quan điểm thông tin, học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có
sự tái
tạo và phát triển thông tin. Vì thế, trong quá trình dạy học, người giáo viên
phải tìm cách
làm tăng giá trị lượng thông tin , trao đổi thông tin nhanh, nhiều và hiệu quả
hơn.
Trong dạy học vật lý, việc mô tả, minh hoạ, chứng minh,…những hiện tượng, định
luật,
khái niệm hay những ứng dụng của vật lý trong đời sống và khoa học kỹ thuật là
điều không
thể thiếu. Bởi vì, những điều đó sẽ góp phần gây sự chú ý, hứng thú, nhất là
giúp học sinh
có một niềm tin tuyệt đối vào lượng thông tin nhận được. Đó là khởi đầu cho hàng
loạt
những hoạt động tích cực khác của học sinh.
Để thực hiện tốt những công việc đó, ngoài việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học
thì
ngày nay việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã phổ biến hơn và có
những
đóng góp tích cực hơn.
a. Máy vi tính và các phần mềm dạy học vật lý
Máy vi tính với chức năng lưu trữ, hiển thị lại một lượng lớn thông tin dưới
dạng văn
bản, hình ảnh, âm thanh; chọn lọc, sắp xếp, phóng to, thu nhỏ, chuyển hướng,
liên kết,…Vì
vậy, nó được dùng như một máy soạn thảo văn bản tuyệt vời. Người giáo viên có
thể dùng