Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
9,526
214
167
50
Kết quả phiếu trưng cầu và phỏng vấn cho thấy BGH và GV có nhận thức
rất tốt về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.
Có 85.71% số phiếu cho rằng “rất quan trọng”. Trong khi đó, chỉ có 14.29%
cho rằng “quan trọng” còn mức “ít quan trọng” và mức “không quan trọng”
thì không có lựa chọn nào. Như vậy, mặc dù còn nhiều giáo viên chưa hiểu đúng
và thật tốt về kỹ năng này, nhưng phần lớn đều cho thấy họ nhận thức rất rõ về
tầm quan trọng của nội dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Cô N.K.H
(Giáo viên lớp Lá trường mầm non BN) đã chia sẻ: “Giáo dục kỹ năng
NBVTHCX rất có ý nghĩa với trẻ, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi các em cần chuẩn bị
tốt về mặt tâm lý, biết tương tác giao tiếp với bạn để chuẩn bị vào bậc học tiếp
theo”. Cùng ý kiến trên cô T.T.L ban giám hiệu nhà trường cho rằng “ Đây là
nội dung quan trọng vì nó giúp trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc ở chính bản
thân mình từ đó giúp cho tâm lý trẻ thoải mái, học cách cư xử với bạn bè , hòa
nhập với bạn mới”.
Tuy nhiên, để đi sâu hơn về tỉ lệ của những lựa chọn này, chúng tôi rất
muốn làm rõ hơn liệu các kết quả về mặt nhận thức trên có gắn liền với việc
giáo viên có thường xuyên tổ chức giáo dục nội dung này hay không?
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Rất quan
trọng
Quan trọng
Ít quan
trọng
Không
quan trọng
85.71
14.29
0
0
Phần trăm
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của BGH, GV về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ
năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
51
2.2.2. Thực trạng về hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổỉ
Bảng 2.8. Các hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ 5-6 tuổi.
Đánh giá
Số
lượng
Tỉ lệ
%
a.Tổ chức một hoạt động dạy cụ thể
5
14.29
b. Lồng ghép các hoạt động tại lớp
24
68.57
c. Để trẻ tự phát triển
3
8.57
d. Cho trẻ đi học lớp kỹ năng NBVTHCX
1
2.86
e. Ý kiến khác
2
5.71
Tổng
35
100
Bảng 2.8 cho thấy BGH và GV đã có nhiều hình thức giáo dục kỹ năng
này cho trẻ. Trong đó, đa số chọn hình thức“Lồng ghép các hoạt động tại lớp”
chiếm tỉ lệ 68.57%, Các hình thức còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp“Tổ chức một hoạt
động dạy cụ thể” chỉ chiếm tỉ lệ 8.57%, “Để trẻ tự phát triển” chiếm tỉ lệ
2.86%. Qua phỏng vấn cô P.H (GV lớp Lá trường mầm non HM) đã chia sẻ
“chúng tôi thường tổ chức lồng ghép là chủ yếu còn hình thức tổ chức hoạt động
dạy cụ thể sẽ rất khó, vì nội dung này trừu tượng, lại ít có tài liệu.” Ngoài
ra,
hình thức cho trẻ đi học lớp kỹ năng NBVTHCX chiếm tỉ lệ thấp nhất 2.86%.
Cô N.H.V trường MN HH cho rằng lớp dạy kỹ năng NBVTHCX cho trẻ bên
ngoài không có. Vì vậy, theo cô lựa chọn này là không cần thiết. Tuy nhiên, qua
tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết hiện ở TP. HCM có hai trung tâm giáo dục
về lĩnh vực kỹ năng này cho trẻ. Như vậy, có thể thấy lĩnh vực phát triển cảm
xúc là vấn đề rất cần thiết và đã được xã hội quan tâm. Vì vậy, trường mầm non
cần có những cách tiếp cận và quan tâm sâu sắc hơn về lĩnh vực này cho trẻ.
52
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Tổ chức một
hoạt động dạy
cụ thể
Lồng ghép
trong các hoạt
động tại lớp
Để trẻ tự phát
triển
Ý kiến khác
Cho trẻ đi học
lớp kỹ năng
NBVTHCX
14.29
68.57
8.57
2.86
5.71
Phần trăm
Biểu đồ 2.3. Hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ
Ngoài ra, tổng hợp các phiếu trưng cầu ý kiến, BGH và GV các trường đã
có những kiến nghị như sau: Nên có những tài liệu hướng dẫn phương pháp
giảng dạy, tổ chức trò chơi cụ thể, tạo điều kiện cho trẻ có thêm những chuyến
dã ngoại, tham quan thực tiễn, đặc biệt là sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường. Bên cạnh đó, một số kiến nghị mong muốn đảm bảo số trẻ theo qui định,
không nên quá đông trẻ GV sẽ không có thời gian quan tâm đến cảm xúc của
trẻ.
53
2.2.3. Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
Bảng 2.9. Thực trạng mức độ sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận
biết và thể hiện cảm xúc của các trường hiện nay
STT
Biện pháp
Điểm trung
bình
Thứ
hạng
1
Đàm thoại, trò chuyện cùng trẻ.
4.40
1
2
Sử dụng tình huống có vấn đề.
4.11
4
3
Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi đơn giản
để kích thích trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc
3.91
6
4
Sử dụng phương pháp nghệ thuật: bài thơ, câu
chuyện, tranh ảnh, bài hát.
4.37
2
5
Tận dụng cơ hội phát triển cảm xúc cho trẻ trong
giờ sinh hoạt hằng ngày hoặc giờ chơi tự do.
4.03
5
6
Dùng tình cảm, làm gương cho trẻ em noi theo.
4.40
1
7
Tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
4.03
5
8
Tổ chức sự kiện, lễ hội, trãi nghiệm thực tế ở
nhiều môi trường khác nhau.
3.77
7
9
Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong
sinh hoạt hằng ngày.
4.11
4
10
Tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, thân thiện cho
trẻ tích cực bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp
4.23
3
Điểm trung bình chung
4.13
Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy, GV đã sử dụng đa dạng các biện pháp giáo dục
kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Đạt điểm trung bình chung là 4.13 thuộc khoảng
điểm 3.43 - 4.23 ở mức độ sử dụng “thường xuyên”.
Đặc biệt, trong đó có 3 biện pháp được sử dụng“rất thường xuyên” đạt
điểm trung bình cao nhất là 4.40. Bao gồm biện pháp “Đàm thoại, trò chuyện
54
cùng trẻ”. Có thể thấy, biện pháp trò chuyện, đàm thoại cùng trẻ thường diễn ra
hằng ngày. Đây là những lợi thế giúp GV thực hiện dễ dàng và thường xuyên vì
vậy sẽ mang lại hiệu quả tích cực khi sử dụng biện pháp này.Và biện pháp
“dùng tình cảm, làm gương cho trẻ noi theo”. Trẻ em học cách nhận biết cảm
xúc và làm thế nào để thể hiện chúng một cách phù hợp thông qua việc quan sát
người khác - đặc biệt là các bậc cha mẹ, giáo viên và bạn bè của mình.Vì vậy
đây là một trong những biện pháp chúng tôi rất chú trọng. Kết quả rất khả quan
khi GV sử dụng biện pháp này ở mức “rất thường xuyên”. Để kiểm tra mức độ
sử dụng biện pháp của GV qua thực tế. Chúng tôi tiến hành quan sát và nhận
thấy, GV chưa thực hiện tốt về biện pháp này. Cụ thể như sau, khi giận dữ GV
vẫn chưa biết điều chỉnh cảm xúc phù hợp. Một số Cô vẫn nổi nóng, la mắng và
quát tháo khi trẻ không im lặng hay không nghe lời. Một trường hợp đặc biệt ở
lớp Lá 3, trong giờ ăn trưa sau khi các bé đã ăn xong, và chuẩn bị sắp xếp chỗ
ngủ, hai bé trai mãi đùa nghịch ồn ào, Cô nhắc trẻ không nghe, làm Cô nổi giận
và cô đã dắt hai bé vào góc sau lớp và đánh. Tuy Cô đánh trẻ chỉ mang hình thức
dọa trẻ nhưng cách cô thể hiện cảm xúc giận dữ vẫn chưa là tấm gương cho các
em học tập và noi theo. Như vậy, chúng tôi mong muốn những biện pháp GV
lựa chọn sẽ được vận dụng vào thực tế để là tấm gương dạy các em cách bình
tĩnh mỗi khi nóng giận. Để các em kiểm soát cảm xúc tốt hơn ở những bậc học
tiếp theo.
Và biện pháp “sử dụng phương pháp nghệ thuật: bài thơ, câu chuyện,
tranh ảnh, bài hát” cũng được sử dụng ở mức “rất thường xuyên” đạt mức điểm
4.37. Qua phỏng vấn Cô N.H chia sẻ “Trẻ thường dễ dàng bộc lộ cảm xúc ở các
hoạt động nghệ thuật đặc biệt là hoạt động nghe cô đọc thơ, kể chuyện và văn
nghệ. Vì vậy, GV thường lựa chọn những biện pháp này để giáo dục trẻ”.
Bên cạnh đó, các biện pháp được giáo viên sử dụng ở mức độ “thường
xuyên” bao gồm biện pháp “tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, thân thiện cho trẻ
tích cực bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp” đứng thứ hạng thứ 3 với điểm trung
55
bình là 4.23. Và hai biện pháp “Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong
sinh hoạt hằng ngày” và biện pháp “ Sử dụng tình huống có vấn đề” cùng đứng
thứ hạng thứ 4 với điểm trung bình là 4.11. Mặc dù đây là những biện pháp GV
lựa chọn sử dụng thường xuyên nhưng khi chúng tôi tiến hành quan sát và trò
chuyện GV chia sẻ họ thường giải quyết những tình huống trẻ tranh giành và
đánh bạn chứ chưa có nhiều thời gian tạo ra nhiều tình huống để trẻ thể hiện
cảm xúc một cách phù hợp.
Ngoài ra, hai biện pháp mà giáo viên ít sử dụng hơn, xếp theo thứ hạng thứ
5 là biện pháp “Tận dụng cơ hội phát triển cảm xúc và hành vi ứng xử cho trẻ
trong giờ sinh hoạt hằng ngày hoặc giờ chơi tự do.” Mặc dù giáo viên lựa chọn
ở mức “thường xuyên” nhưng thực tế chúng tôi quan sát hoạt động trong các
trường chưa có những biện pháp cụ thể để giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Có thể
là do giáo viên chưa nhận thức đúng hoặc là GV chưa được tập huấn biện pháp
phương pháp cụ thể để giáo dục kỹ năng này cho trẻ và họ đã bỏ qua rất nhiều
cơ hội để giáo dục trẻ. Ví dụ: Chúng tôi quan sát tại giờ hoạt động góc các bé
trai đang chơi trò công nhân xây dựng. Số lượng mũ công nhân không đủ cho
các bé. Nam không có mũ cậu lại dành mũ của Huy, Huy một mực không cho,
ngay lập tức Nam nổi giận và đánh Huy. Huy khóc và chạy lại thưa cô giáo. Cô
gọi Nam lại và nói “Bạn lấy mũ trước sao con lại dành mũ và đánh bạn, như vậy
là con đã sai? Con phải xin lỗi bạn ” những tính huống trẻ bộc lộ cảm xúc và
đánh bạn rất thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, GV thường chú ý giáo dục hành
xử đúng sai của trẻ mà chưa chú ý giáo dục mặt cảm xúc cho trẻ. Hoặc khi
chúng tôi đưa ra câu hỏi phỏng vấn tình huống (Câu số 3, phụ lục 6) “Trong tình
huống trẻ A đang xây dựng sở thú. Để hoàn thành sản phẩm trẻ A cần một khối
gỗ hình chữ nhật. Sau một hồi tìm kiếm không thấy trẻ A trở nên nóng giận và
mất trật tự. Trẻ A phát hiện trẻ B đang có khối gỗ đó. Trẻ A hung hăng lại gần
và dành khối gỗ từ tay Trẻ B, Trẻ B dành lại và bị Trẻ B đánh”. Trong trường
hợp này Thầy (Cô) làm gì trước cảm xúc và hành vi của trẻ? Kết quả cho thấy
56
đa số GV đều dạy trẻ về khía cạnh chuẩn mực đạo đức là đúng sai “Các con
đánh bạn là sai” cách giải quyết này có thể giúp trẻ nhận thức được đánh bạn là
sai, nhưng nguyên nhân sâu xa khiến trẻ đánh bạn có thể do trẻ chưa kiếm soát
được cảm xúc nóng giận dẫn đến hành vi đánh bạn thì GV chưa quan tâm, chú
ý. Có 6/15 giáo viên giải quyết “con không được giận dữ”; 3/15 giáo viên “dạy
trẻ phải biết kiềm chế cơn giận” những cách cô giúp trẻ giận dữ là gì? Thì chúng
tôi chỉ nhận được câu trả lời chung chung mà không có giải pháp cụ thể 1/15
giáo viên chia sẻ đầu năm tôi đã đưa ra luật “ con nào vi phạm đánh bạn sẽ bị
khẽ vào tay” vì vậy bé vi phạm sẽ bị đánh. Như vậy cách giải quyết trên cho
thấy đa số GV chú trọng đến giáo dục hành vi của trẻ mà chưa chú ý đến mặt
giáo dục trẻ cách kiểm soát cảm xúc của mình.Và GV chưa có những cách thức
cụ thể để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân. Theo chúng tôi tình huống
trên diễn ra hằng ngày sẽ giúp trẻ nhớ lâu, dễ hiểu và tiết kiệm về mặt thời
gian.
Đây cũng là cơ hội để GV giúp trẻ dán nhãn cảm xúc, việc diễn đạt ngôn từ về
cảm xúc sẽ có tác động xoa dịu đối với hệ thần kinh của trẻ [26, tr.316]. đồng
thời dạy trẻ về cách kiểm soát cảm xúc mỗi khi nóng giận. Tuy nhiên, kết quả
cho thấy hầu như giáo viên đều bỏ qua cơ hội này chưa có những giải pháp và
chú trọng về mặt kiểm soátcảm xúc của trẻ.
Ngoài ra, giờ chơi đóng vai theo cốt truyện là cơ hội để phát triển kỹ năng
này cho trẻ. Ở góc chơi gia đình, các cháu đang chơi trò chơi đóng vai gia đình
rất vui vẻ. Các cháu phân ra làm 3 gia đình: gia đình cháu L, cháu H và cháu N.
Gia đình nhà cháu “L” chăm búp bê là con đang bị ốm. Cháu L thể hiện cảm xúc
rất tốt, trẻ biểu lộ khuôn mặt buồn rầu và lo lắng, biết quan tâm con của mình
và
sốt sắng hỏi con muốn ăn cái gì? Tuy nhiên, gia đình bé H và bé N vẫn làm việc
của mình không quan tâm đến gia đình nhà Cháu L nếu chú ý quan sát đây sẽ là
cơ hội rất tốt để Cô giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Ví dụ Cô có thể nhập vai chơi
và gợi ý cho trẻ biết quan tâm,chia sẻ cùng bạn. “À, hôm nay gia đình nhà bạn L
có con bị ốm, bạn L đang rất buồn và lo lắng cho con. Tôi có ý kiến là bây giờ
57
chúng mình cùng mua sữa và trái cây đến thăm gia đình bạn L. Các chị thấy
sao”. Tuy nhiên, thực tế khi chúng tôi quan sát thì các GV hầu như đều bỏ qua
cơ hội này. Đây là một điều rất đáng tiếc. Tận dụng được cơ hội trong hoạt động
vui chơi của trẻ GV sẽ không mất nhiều thời gian, đặc biệt những tình huống
này diễn ra trực tiếp nên trẻ sẽ nhớ rất nhanh. Hơn nữa, ở phần khó khăn GV có
chia sẻ là lớp quá đông nên điều này đã gây những cản trở khó khăn để giáo dục
trẻ. Tuy nhiên, nếu GV biết cách tận dụng cơ hội giáo dục trẻ như chúng tôi
trình bày ở trên thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian.Vì vậy, chúng tôi rất đề
cao việc nâng cao nhận thức cho giáo viên trong việc phát triển kỹ năng này cho
trẻ, Đặc biệt là tận dụng những cơ hội giáo dục trong giờ chơi hoặc chế độ sinh
hoạt hằng ngày.
Và biện pháp “Tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường” được
GV sử dụng thường xuyên với điểm số trung bình là 4.03.
Sau cùng hai biện pháp được sử dụng ở mức thấp nhất là “Sử dụng các yếu
tố chơi, các trò chơi đơn giản để kích thích trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc”.
Và biện pháp “Tổ chức sự kiện, lễ hội, trãi nghiệm thực tế ở nhiều môi trường
khác nhau” .
Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc cho trẻ qua phân tích sản phẩm hoạt động của GV lớp 5-6
tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu
Để bổ trợ thêm những thông tin thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến về
thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi .
Chúng tôi đã tiến hành xem xét kế hoạch giáo dục năm của các trường. Nội
dung này nằm trong lĩnh vực phát triển tình cảm – xã hội. Tuy nhiên, trên kế
hoạch năm ở các trường đã có nội dung này nhưng không được tổ chức giờ học
chính thức mà chỉ lựa chọn lồng ghép trò chuyện trong giờ sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài ra, ở lớp Lá 1 trường mầm non BN có dành ra một tuần giáo dục về kỹ
năng này vào tháng 10. (Phụ lục 5)
58
+ Chủ đề “Cảm xúc của bé” diễn ra trong 5 ngày tại lớp Lá 1. Vào giờ trò
chuyện buổi sáng cô cùng trẻ trò chuyện về cảm xúc “Hôm nay bạn cảm thấy
như thế nào?” để trò chuyện cùng trẻ. Còn lại trong tuần GV dành hai ngày dạy
trẻ về cảm xúc. Ngày thứ nhất GV cho trẻ xem tranh những trái cây ngộ nghĩnh
thể hiện những cảm xúc khác nhau và cùng chia sẻ cảm xúc với các bạn. Ngày
thứ hai tiếp tục cho trẻ quan sát hình ảnh khuôn mặt ngộ nghĩnh và sử dụng đất
nặn để tạo cho mình khuôn mặt và thể hiện cảm xúc của bản thân. Giờ chơi ở
hoạt động góc giáo viên cho trẻ sao chép các từ cảm xúc vui, buồn, giận, ngạc
nhiên, dễ thương. Những ngày còn lại giáo viên rèn kỹ năng khác, kết hợp tổ
chức trò chơi và kể chuyện cho trẻ nghe.
Như vậy có thể thấy hình thức Cô T.N giáo dục trẻ chủ yếu là trò chuyện ,
đàm thoại cùng trẻ vào buổi sáng, cho trẻ quan sát tranh về cảm xúc trái cây ngộ
nghĩnh, với mục đích giúp trẻ chia sẻ và nhận biết cảm xúc của bản thân. Mặc
dù nội dung giáo dục của Cô chưa chuyên sâu, chủ yếu dạy trẻ những cảm xúc
vui, buồn, yêu thương. Và thời gian còn hạn chế, nhưng qua đó cũng cho thấy cô
rất quan tâm trong việc giáo dục lĩnh vực kỹ năng này. Ngoài ra, Cô T.N trao
đổi thêm vào dịp lễ trung thu Cô vận động ba mẹ cùng các bé tổ chức nấu những
món ăn hoặc chuẩn bị những món quà nhỏ đem tặng các bạn khó khăn tại địa
phương. Bên cạnh đó, vào ngày lễ hội như 8/3 trước khi đến ngày lễ một tuần cô
đã bàn kế hoạch cho các bé cùng ba bí mật làm món quà tặng mẹ. Có thể thấy
những biện pháp Cô tổ chức đã giúp các bé thể hiện cảm xúc yêu thương, chia
vui với những người thân xung quanh.
Ngoài ra, ở lớp Cô N.H dạy lớp Lá A trường MNHM cũng đã tiến hành tổ
chức giáo dục trẻ ở hoạt động lồng ghép tích hợp theo chủ đề yêu thương hoặc
dạy giá trị sống cho trẻ. Cô đưa ra một số câu chuyện dạy trẻ “ Trái tim yêu
thương”, “ Ai đáng khen nhiều hơn”.
Tóm lại, qua quan sát và phỏng vấn ở 3 trường chúng tôi nhận thấy việc
giáo dục kỹ năng NBVTHCX ở các trường là có áp dụng. Trong đó lớp Cô T.N
59
và cô N.H có tổ chức giáo dục kỹ năng này cho trẻ theo chủ đề và lồng ghép các
hoạt động một cách cụ thể. Đa số GV lựa chọn giáo dục trẻ lồng ghép, tích hợp
lồng ghép vào các hoạt động học tập và vui chơi hằng ngày. Tuy nhiên, GV vẫn
chưa đưa ra những cách thức cụ thể cũng như trò chơi hay câu chuyện để giáo
dục kỹ năng này cho trẻ.
2.2.4. Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục kỹ
năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ
Kết quả thống kê ở bảng 2.10 cho thấy, trong quá trình giáo dục kỹ năng
NBVTHCX cho trẻ. BGH và GV đã gặp những khó khăn nhất định. Với điểm
chung bình chung là 2.19, thuộc khoảng 1.61 - 2.21 thuộc mức độ “khó khăn”.
Trong đó, có hai khó khăn lớn nhất là “Nội dung giáo dục cảm xúc khó thực
hiện” và khó khăn “Giáo viên ít có thời gian quan tâm đến cảm xúc của trẻ” đạt
điểm trung bình 2.51. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành trao
đổi trực tiếp với GV phụ trách các lớp, nhìn chung GV đều có ý kiến“ Nội dung
giáo dục cảm xúc khó thực hiện và rất trừu tượng, giáo viên lại ít có tài liệu.
Thêm vào đó, phụ huynh họ cũng không quan tâm vấn đề này”. Bên cạnh đó ,Cô
N.H.M. BGH trường MN HH chia sẻ công việc giáo viên quá nhiều và lớp học
quá đông trẻ nên giáo viên ít có thời gian quan tâm đến trẻ. Tuy nhiên, như phân
tích ở trên theo chúng tôi, nếu giáo viên có những biện pháp phù hợp cũng như
biết tận dụng những có hội giáo dục trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng
không mất nhiều thời gian để giáo dục kỹ năng này cho trẻ.