Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
9,541
214
167
40
Qua bảng 2.4 ta thấy số lượng trẻ khảo sát ở 3 trường là gần tương đương
nhau. Trong đó số lượng trẻ ở trường MNHH chiếm nhiều nhất là 41 trẻ, tiếp
theo là trường MNHM là 38 trẻ và cuối cùng thấp nhất là trường MNBN 37 trẻ.
Về cơ sở vật chất, nhìn chung các trường đều có cơ sở vật chất khang trang,
lớp học được trang trí đẹp mắt, gọn gàng và sạch sẽ. Ở mỗi góc chơi đều có
không gian riêng cho trẻ hoạt động.
Tóm lại, theo chúng tôi địa bàn và số lượng mẫu khách thể khảo sát đã đảm
bảo về chất lượng và số lượng, mang tính đại diện để khảo sát thực trạng biện
pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.
2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên.
2.1.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng nhận thức của BGH và GVMN về kỹ năng NBVTHCX cho
trẻ 5-6 tuổi.
- Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.
- Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc cho trẻ 5-6 tuổi.
- Thực trạng những khó khăn khi sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận
biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.
- Thực trạng mức độ kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi thông qua sự
đánh giá của giáo viên và của người nghiên cứu.
Công cụ thực hiện khảo sát
- Phiếu quan sát các biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6
tuổi.
- Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho BGH, GVMN nhằm tìm hiểu nhận thức
và biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.
41
- Phiếu phỏng vấn BGH,GVMN.
- Công cụ đánh giá: Người nghiên cứu sử dụng bài tập tình huống thông
qua tranh vẽ và quan sát hoạt động vui chơi và học tập của trẻ để đánh giá thực
trạng mức độ kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi có sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
khác nhau. Tất cả các phương pháp đều đóng vai trò quan trọng bỗ trợ tính
tường minh cho kết quả nghiên cứu.
2.1.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn GV và Trẻ nhằm: Thu thập dữ liệu định tính nhằm
bổ sung thêm thông tin góp phần làm sáng tỏ quá trình nghiên cứu.
+ Tiến hành phỏng vấn GV để tìm hiểu nhận thức của GV về kỹ năng
NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi, các hình thức, biện pháp, những khó khăn GV gặp
phải khi giáo dục trẻ.
+ Tiến hành phỏng vấn trẻ sau những giờ chơi, giờ nghe kể chuyện với một
số câu hỏi như: Sau khi chơi cùng cô và các bạn con cảm thấy như thế nào?
Trong câu chuyện con thích nhân vật nào? Con hãy giả bộ làm khuôn mặt mà
nhân vật đó cảm thấy ? Nếu con là nhân vật đó con sẽ làm gì để bạn hết buồn?
Khi giận dữ con thường làm gì để giữ bình tĩnh?
2.1.2.2. Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát tiêu chí biểu hiện về kỹ năng NBVTHCX của
trẻ trong hoạt động học tập và hoạt động vui chơi hằng ngày. Dựa vào tiêu chí
đã xây dựng người nghiên cứu quan sát, ghi nhận và đánh dấu vào mức độ đạt
được của trẻ trong mỗi hoạt động.
Ngoài ra chúng tôi quan sát và ghi chép các biện pháp GV sử dụng để tổ
chức giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
42
2.1.2.3. Phương pháp điều tra
a. Quy trình thiết kế bảng khảo sát
Trước khi sử dụng phiếu điều tra chính thức, người nghiên cứu tiến hành
soạn thảo bảng thăm dò mở nhằm thu thập những ý kiến của GV và BGH. Sau
khi thu phiếu người nghiên cứu tiếp tục phân loại các câu trả lời trong từng vấn
đề theo phương pháp phân tích nội dung cũng như những câu hỏi phỏng vấn từ
GV và BGH. Từ đó người nghiên cứu tiến hành khảo sát phiếu điều tra chính
thức.
b.Tiến hành khảo sát chính thức
Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về cụ thể như sau:
+ Số phiếu phát ra : 35 phiếu
+ Số phiếu thu về : 35 phiếu
+ Số phiếu không hợp lệ : 0 phiếu
c. Mô tả chung về bảng hỏi chính thức:
Nội dung bảng hỏi chính thức bao gồm 3 phần, phần mở đầu : lời chào,
phần thứ 2: thông tin cá nhân, phần thứ 3: nội dung khảo sát.
+ Nội dung khảo sát:
Câu 1: Tìm hiểu quan điểm của GV về kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6
tuổi.
Câu 2: Tìm hiểu nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ
năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.
Câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7: Tìm hiểu về hình thức, nội dung, biện
pháp, những khó khăn, mức độ cần thiết và kết quả đạt được trong quá trình tổ
chức giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ MG 5-6 tuổi.
Câu 8: Đánh giá chung của GV về mức độ kỹ năng NBVTHCX của trẻ MG
5-6 tuổi.
Câu 9: Tìm hiểu những đề xuất của GV về nội dung giáo dục kỹ năng
NBVTHCX cho trẻ MG 5-6 tuổi.
43
d. Cách thức chấm điểm ở bảng hỏi chính thức
Các câu hỏi có 5 mức độ được tính điểm như sau:
Ta có công thức tính giá trị trung bình đối với thang đo khoảng:
Giá trị khoảng cách
nMinimumMaximum /)(
= (5-1)/5 = 0.8
Điểm trung bình
Mức độ
1-1.8
Không bao giờ
1.81-2.61
Hiếm khi
2.62-3.42
Thỉnh thoảng
3.43-4.23
Thường xuyên
4.24-5
Rất thường xuyên
Với câu hỏi ở 3 mức độ được cho điểm như sau:
Điểm trung bình
Mức độ
1-1.6
Không khó khăn
1.61-2.21
Khó khăn
2.22-3
Rất khó khăn
2.1.2.4. Phương pháp thống kê toán học
a. Mục đích nghiên cứu
Xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ
sở để biện luận kết quả nghiên cứu.
b. Nội dung nghiên cứu
+ Thống kê mô tả: Tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm.
+ So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong cùng
một chỉ báo nghiên cứu.
c. Cách thức tiến hành
Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS phiên bản 16.0 để xử lý các dữ
kiện thu được nhằm phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.
44
2.1.2.5. Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập để đánh giá mức độ kỹ
năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi. [Phụ lục 13]
Chúng tôi xây dựng thang đo mức độ kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi
dựa theo tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để quan
sát trẻ trong hoạt động vui chơi và học tập, trò chuyện với GV để đánh giá thực
trạng mức độ kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ MG 5-6 tuổi.
Biểu hiện 1. Nhận biết cảm xúc của người khác thông qua 6 bức tranh
Chúng tôi cho trẻ xem 6 bức tranh thể hiện 6 trạng thái cảm xúc: Vui, buồn,
giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ. Yêu cầu trẻ nhận diện lần lượt các biểu
hiện
cảm xúc trên khuôn mặt 6 bức tranh.
Tiến hành: cho trẻ quan sát 6 bức tranh có in hình 6 trạng thái cảm xúc. Cô
chỉ vào tranh và hỏi trẻ. “Con thấy nét mặt trong hình này như thế nào? Con hãy
quan sát và nói cho Cô biết các bạn trong tranh đang có cảm xúc gì?”
Biểu hiện 2. Nhận biết 6 cảm xúc vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên
của bản thân qua các câu hỏi sau:
1. Điều gì làm cho con cảm thấy vui? Con hãy kể câu chuyện mang lại cho
con niềm vui?
2. Điều gì làm cho con cảm thấy buồn? Con hãy kể câu chuyện làm cho
con buồn?
3. Điều gì làm cho con cảm thấy giận dữ? Khi giận dữ con thường làm gì?
4. Điều gì làm cho con cảm thấy xấu hổ? Khi xấu hổ con thường thể hiện
như thế nào?
5. Điều gì làm cho con cảm thấy ngạc nhiên? Tại sao con lại ngạc nhiên?
6. Điều gì làm cho con cảm thấy sợ hãi? Khi sợ hãi con thường thể hiện
như thế nào?
Sử dụng bài tập tình huống qua tranh để đo mức độ thể hiện sự an ủi,
chia vui, kiềm chế cơn giận dữ.
Biểu hiện 3. Thể hiện sự an ủi bạn
45
Ở lớp Lá 2 có bạn Bo đi cầu thang không cẩn thận nên bị thương ở tay,
đến lớp bạn chỉ ngồi một mình. Con hãy nhìn vào tranh và đoán xem Bo đang có
cảm xúc gì? Nguyên nhân Bo buồn? Nếu con là các bạn trong lớp con sẽ những
cách nào để giúp bạn hết hết buồn?
Biểu hiện 4. Thể hiện chia vui cùng bạn:
Nhân dịp lễ Quốc Khánh nhà trường tổ chức cuộc thi vẽ tranh cho các bạn
lớp Lá. Với chủ đề “Biển đảo quê hương” bạn Lan đã giành giải nhất cuộc thi.
Cô và cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn. Con hãy nhìn vào tranh đoán xem bạn
đang có cảm xúc gì? Vì sao? Con thể hiện chia vui với bạn như thế nào? Con
hãy kể những việc con đã từng làm để chia vui cùng bạn?
Biểu hiện 5. Thể hiện biết kiềm chế cảm xúc giận dữ:
Bạn Hoàng đang xây sở thú, Lâm lại chơi và chẳng may làm ngã sở thú của
Hoàng. Con nhìn vào tranh và đoán xem bạn Hoàng đang có cảm xúc gì? Vì
sao? Trong lúc đang giận dữ thì bạn Hoàng nên làm gì?
2.1.3. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc của trẻ MG 5-6 tuổi.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu KNNBVTHCX cho trẻ MG 5-6 tuổi ở
những biểu hiện sau:
+ Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận,
xấu hổ của người khác.
+ Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận,
xấu hổ của bản thân.
+ Thể hiện sự an ủi với người thân và bạn bè.
+ Thể hiện sự chia vui với người thân và bạn bè.
+ Biết kiềm chế cảm xúc giận dữ.
Từ các biểu hiện này, chúng tôi đưa ra thang đánh giá kỹ năng NBVTHCX
cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
46
Bảng 2.5. Thang đánh giá kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi
Biểu hiện
Thang đánh giá
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
(1 điểm )
(2 điểm )
(3 điểm )
Nhận biết cảm xúc của
người khác
Nhận ra 1-2
cảm xúc
Nhận ra 3-4 cảm
xúc
Nhận ra 5 -6 cảm
xúc
Nhận biết cảm xúc của
bản thân
Nhận ra 1-2
cảm xúc
Nhận ra 3-4 cảm
xúc
Nhận ra 5- 6 cảm
xúc
Thể hiện sự chia vui
với người khác
Nhận ra
cảm xúc
Nhận ra cảm xúc
và nói được
nguyên nhân gây
nên cảm xúc
Nhận ra cảm xúc,
nói được nguyên
nhân và chọn cách
giải quyết phù hợp
Thể hiện sự an ủi
người khác
Nhận ra
cảm xúc
Nhận ra cảm xúc
và nói được
nguyên nhân gây
nên cảm xúc
Nhận ra cảm xúc
nói được nguyên
nhân và chọn ra
cách giải quyết phù
hợp
Biết kiềm chế cảm xúc
giận dữ
Nhận ra
cảm xúc
Nhận ra cảm xúc
và nói được
nguyên nhân
Nhận ra cảm xúc
và nói được
nguyên nhân, đưa
ra cách giải quyết
phù hợp
47
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng
nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
2.2.1. Thực trạng nhận thức của BGH và GVMN về kỹ năng nhận biết
và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
2.2.1.1. Quan điểm của BGH, GVMN về kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6
tuổi theo chuẩn 9 trong bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi
Sau khi thu thập phiếu thăm dò ý kiến chúng tôi tiến hành tổng hợp quan
điểm của GV và BGH về kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi theo chuẩn 9
trong bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi. Và có được những kết quả như sau:
Bảng 2.6. Quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc cho trẻ 5-6 tuổi
Quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết và
thể hiện cảm xúc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Tần số
Tỉ lệ (%)
a.Là khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những
người xung quanh. Biết kiềm chế và điều chỉnh cảm
xúc cho phù hợp với hoàn cảnh.
7
20
b.Là khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân
và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành
vi thể hiện ra bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện cho phép.
4
11.43
c.Là khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận,
thích hay không thích của bản thân về vấn đề nào
đó.Và thể hiện cảm xúc đó ra bên ngoài qua hành
động lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết.
23
65.71
d.Ý kiến khác…
1
2.86
Tổng
35
100
48
Kết quả bảng 2.6 cho thấy, phần lớn giáo viên chưa hiểu đúng và đầy đủ về
nội dung kỹ năng này. Có 65.71% giáo viên cho rằng kỹ năng NBVTHCX của
trẻ 5-6 tuổi là “khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận, thích hay
không thích về vấn đề nào đó. Và thể hiện cảm xúc đó ra bên ngoài qua hành
động, lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết.” Một số GV đưa ra ví dụ cụ
thể, trẻ có kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc là “trẻ nghe nhạc vui sẽ biết
thể hiện cảm xúc vui, trẻ nghe nhạc buồn sẽ th ể hiện cảm xúc buồn”. Như vậy,
GV hiểu “thể hiện” theo cách hiểu là thể hiện ra bên ngoài qua diện mạo, lời nói
phù hợp với cảm xúc bên trong của trẻ mà bỏ qua mặt trẻ nhận biết cảm xúc để
thể hiện thái độ và hành vi một cách phù hợp.
Ngoài ra, có 20% giáo viên cho rằng kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
của trẻ 5-6 tuổi là “Khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những người
xung quanh. Biết kiềm chế và tự điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với hoàn
cảnh”. Với cách hiểu này, GV chỉ nói về mặt nhận biết trạng thái của người
khác mà chưa đề cập đến khả năng nhận biết cảm xúc ở bản thân - đó là khả
năng tự nhận thức để có thể kiểm soát và điều chỉnh hành vi của bản thân. Việc
trẻ nhận biết cảm xúc bản thân là cơ sở để trẻ cảm nhận cảm xúc của người
khác. Qua đó trẻ sẽ biết được những cảm xúc vui, buồn của bạn để thể hiện sự
đồng cảm qua hành vi như an ủi, chia vui cùng bạn.
Chỉ có 11.43% giáo viên lựa chọn kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc là
“khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, trên cơ sở đó
có những thái độ và hành vi thể hiện phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho
phép”. Đây cũng là quan điểm chúng tôi cho là phù hợp với nội dung nhất.
Bước đầu tiên trong kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc là trẻ nhận diện được
cảm xúc nghĩa là trẻ có khả năng gọi tên và mô tả được cảm xúc của bản thân và
người khác. Sau đó, dựa trên những suy nghĩ và nhận thức về cảm xúc trẻ sẽ
điều chỉnh thái độ hành vi một cách phù hợp. Tuy nhiên, với tỉ lệ lựa chọn rất
thấp này, một câu hỏi đặt ra. Liệu tính hiệu quả của biện pháp giáo dục kỹ năng
NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi sẽ ra sao? Khiến chúng ta phải tiếp tục suy nghĩ ?
49
20.00%
11.43%
65.71%
2.86%
A
B
C
D
A. Là khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những người xung quanh.
Biết kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh.
B. Là khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, trên
cơ sở đó có những thái độ và hành vi thể hiện ra bên ngoài phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện cho phép.
C. Là khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận, thích hay không thích
của bản thân về vấn đề nào đó.Và thể hiện cảm xúc đó ra bên ngoài qua hành
động lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết.
D.Ý kiến khác…
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GV về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
2.2.1.2. Nhận thức của BGH, GV về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ
năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi
Bảng 2.7. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.
Đánh giá
Số lượng
Tỉ lệ %
Rất quan trọng
30
85.71
Quan trọng
5
14.29
Ít quan trọng
0
0.0
Không quan trọng
0
0.0
Tổng
35
100.0