Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
9,524
214
167
Giờ học 6. Đề tài: Bí quyết của Rùa
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nắm được các bước giữ bình tĩnh của Rùa.
Kỹ năng
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, tập trung chú ý
Thái độ
- Trẻ quan tâm, chia sẻ và đoàn kết cùng bạn.
2. Chuẩn bị:
- Powerpoit câu chuyện bí quyết của Rùa
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động mở đầu
Trẻ cùng nhau hát bài hát yêu thích. Khi cô giơ hình đến khuôn mặt cảm xúc
nào trẻ sẽ hát bài hát với giọng cảm xúc đó. Cảm xúc vui trẻ sẽ hát với giọng
vui, cảm xúc buồn trẻ sẽ hát với giọng buồn, cảm xúc giận dữ trẻ sẽ hát với
giọng giận dữ.
Hoạt động trọng tâm
Các con ơi lần trước các con còn nhớ chuyện gì xảy ra với bạn Sơn và bạn
Lâm không nào?(Lúc đó bạn Sơn cảm thấy như thế nào? Bạn Sơn đã có hành
động gì?)
Chúng ta có chấp nhận cảm xúc giận dữ của bạn Sơn không? Và các con
không chấp nhận điều gì?
Lần trước Cô đặt ra cho lớp mình câu hỏi “Khi giận dữ chúng ta nên làm
gì? Bạn nào đã có câu trả lời hãy chia sẻ cho cả lớp cùng biết nào?”.
Hôm nay cô sẽ cho lớp mình nghe câu chuyện của một bạn, bạn ấy cũng
đã có lúc tức giận như bạn Sơn. Nhưng bạn đã được Cô giáo chia sẻ một bí
quyết mỗi khi bạn giận dữ. Các con hãy cùng xem bạn đã làm như thế nào mỗi
khi giận dữ nhé.
Cho trẻ xem powerpoint câu chuyện “Bí quyết của Rùa” [phụ lục… ]
Đàm thoại:
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Trong đó, bạn Rùa là người như thế nào?
Khi tức giận Rùa thường làm gì với bạn bè của mình?
Lúc đó các bạn của Rùa cảm thấy như thế nào?
Sau đó Rùa đã nghĩ ra cách gì để giải quyết rắc rối của mình?
Cho trẻ nhìn tranh và nhắc lại theo Cô
Bước 1: Công nhận cảm xúc của bản thân
Bước 2 : Suy nghĩ “ dừng lại”
Bước 3 : Chui vào bên trong vỏ và hít thở sâu 3 cái
Bước 4: Quay lại khi bình tĩnh và nghĩ ra giải pháp
Các bạn đã cảm thấy như thế nào khi Rùa đã biết giữ bình tĩnh mỗi khi tức
giận và dùng lời nói để giải quyết vấn đề của mình?
Cô cho trẻ chia nhóm thực hiện bí quyết của Rùa.
Hoạt động kết thúc:
Cô mời bạn Sơn và Lâm lên đóng tình huống và thực hiện theo các bước của
Rùa.
Phụ lục 8. Một số hình ảnh trong quá trình tổ chức giáo dục kỹ năng
NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi
Bé tập đóng kịch và luyện tập bí quyết của Rùa
Bé chia sẻ cảm xúc trong tranh vẽ
Góc hoạt đông cảm xúc của bé
Bé và chơi trò chơi cảm xúc cùng bạn
Phụ lục 9. Giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua một số trò chơi
1. Trò chơi 1: “Trái tim quan tâm”
Giáo viên cần chuẩn bị những trái tim nhỏ bằng giấy với nhiều màu sắc
khác nhau. Và viết lên mỗi trái tim từ “quan tâm”, “yêu thương”. Giải thích
cho trẻ “Trong một tuần cô sẽ đặc biệt chú ý đến những bạn biết thể hiện hành
vi quan tâm, chăm sóc bạn của mình. Hành vi đó có thể là sự chia sẻ, giúp đỡ
bạn với một hoạt động nào đó. Hoặc thể hiện sự lịch sự, tôn trọng cô giáo và
bạn bè. Mỗi khi bạn nào thể hiện một hành động quan tâm, yêu thương cô sẽ
thưởng cho bạn đó một trái tim.” Vào cuối mỗi tuần, những trẻ nhận được ba
trái tim hoặc nhiều hơn cô có thể tuyên dương và thưởng một món quà cho trẻ đó.
2. Trò chơi 2: “Người bạn bí ẩn”
Trước khi tổ chức chơi, giáo viên viết tên trẻ trên một mảnh giấy nhỏ, gấp
chúng lại và đặt trong một chiếc mũ hoặc hộp quà. Vào đầu tuần, yêu cầu mỗi
trẻ chọn tên mỗi bạn từ chiếc mũ. Trẻ chọn được tên bạn nào sẽ trở thành
người bạn bí ẩn của bạn đó. Người bạn bí ẩn sẽ được giữ bí mật trong suốt một
tuần. Yêu cầu mỗi ngày người bạn bí ẩn làm điều gì đó đặc biệt cho người bạn
của mình,có thể là tặng những món quà nhỏ bí mật vào dịp sinh nhật bạn.Vào
cuối tuần trẻ đoán xem người bạn bí ẩn của mình là ai. Người bạn bí ẩn nào
được bạn đoán đúng sẽ nhận được sự tuyên dương của các bạn và cô giáo.
3. Trò chơi 3: “Búp bê yêu thương”
Giáo viên có thể tận dụng lõi giấy vệ sinh làm thành những nhân vật búp
bê thể hiện những khuôn mặt cảm xúc khác nhau. Sau đó, cho trẻ hóa thân
vào những nhân vật và tưởng tượng ra những câu chuyện hay tr ải nghiệm cảm
xúc trẻ gặp hằng ngày. Nếu trẻ chưa nghĩ ra những tình huống giáo viên có
thể gợi ý và tham gia chơi cùng trẻ. Những cảm xúc và tình huống trẻ đóng
vai, sẽ giúp trẻ nhận thức rất rõ về cảm xúc của mình và của bạn. Qua đó, trẻ
sẽ học được cách thể hiện sự yêu thương, quan tâm, biết đặt mình vào vị trí
người khác để xây dựng tình bạn tốt đẹp với những người xung quanh.
Phụ lục 10. Một số truyện kể giáo dục kỹ năng NBVTHCX
cho trẻ 5-6 tuổi
1. Câu chuyện : “Chiếc Ấm trà”
Chuyện kể rằng, có một chiếc Ấm trà bị mất quai, mẹ đem bỏ vào kho. Một
hôm, Lan đang chơi ngoài sân, nghe tiếng khóc thút thít. Lan bèn dừng lại hỏi:
- Ôi tiếng khóc của ai thế nhỉ? Lan tiến lại gần, thì ra là bạn Ấm trà.
- Sao bạn lại khóc?
- Hu hu Những ngày qua tôi rất cô đơn, không có ai chơi với tôi cả.Tôi cảm
thấy rất buồn.
Nghe vậy, Lan liền đến bên cạnh Ấm trà và nói.
Bạn đừng khóc, nếu bạn không có ai chơi thì từ nay chúng ta sẽ là bạn của
nhau nhé.
Nghe Lan nói vậy, Ấm trà vui lắm và ôm Lan vào lòng. Sau đó, Lan liền
mang ấm trà vào nhà. Và bạn nảy ra ý tưởng sẽ trồng hoa trong Ấm trà. Ngày
ngày, Lan đều tưới nước cho cây và trò chuyện với Ấm Trà.
Chẳng lâu sau, cây lớn nhanh và nở hoa rất đẹp. Ai đi qua cũng trầm trồ
khen ngợi, ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp được trồng trong môt Ấm trà
rất sáng tạo. Thấy vậy, Lan và Ấm Trà vui lắm hai bạn nắm tay nhau và hát
vang cả ngôi nhà.
2. Những miếng bọt biển hạnh phúc
Ngày xửa ngày xưa, ở một đại dương nọ, có những miếng bọt biển sống rất
hạnh phúc. Không phải là đại dương bình thường, mà là đại dương yêu thương.
Vì thế những miếng bọt biển này lúc nào cũng tràn đầy tình yêu thương.
Một lần miếng bọt biển quyết định vào bờ chơi. Nó cuộn tròn trên sóng
biển và vào đến bờ lúc nào không hay. Nó thấy gì trên bãi biển? Đó là một cô
bé đang ngồi trên cát.
Cô bé dường như không để ý gì đến đại dương xanh đẹp và cũng không
để ý gì đến bầu trời xanh trong. Cô bé chỉ cuối mặt xuống đất. Cô bé có vẻ
không hạnh phúc. Bọt biển ngạc nhiên khi nhìn vào khuôn mặt buồn bã của cô
bé. Nó không hiểu sao cô bé lại buồn chán dưới ánh nắng vàng đẹp như vậy.
Bọt biển lên tiếng: “Chào bạn, cô bé nhỏ! Sao vậy? Bạn có vẻ không vui. Mình
thường nghe nói đến những cô bé và cậu bé luôn cười cơ mà!.”
Cô bé miễn cưỡng đáp: “ Không đúng thế đâu. Ở đây có nhiều người buồn
lắm”. Cô ngước nhìn bọt biển một cách chăm chú và nói: “Mình rất ngạc nhiên
khi nhìn thấy một miếng bọt biển hạnh phúc như bạn. Mình chưa từng nhìn
thấy một khuôn mặt nào hạnh phúc như vậy. Sao bạn hạnh phúc thế?”.
Bọt biển mỉm cười: “Dễ lắm! Đây là đại dương tình yêu, nên những
miếng bọt biển chúng mình thường xuyên hút nước tình yêu vào mình. Sau đó
chúng mình chia sẻ tình yêu cho nhau. Có khi miếng bọt biển nào đó xao lãng
và quên nhận tình yêu, thì cũng có xảy ra một số tai nạn. Nghĩa là nó cũng cảm
thấy buồn phiền hay cáu giận”.
Cô bé rướn người, háo hức hỏi: “Khi đó các bạn làm gì?”. Bọt biển nhìn
cô bé dịu dàng trả lời: “Chúng mình sẽ đến bên miếng bọt biển đó!”. Cô bé
càng tò mò: “Rồi làm gì nữa”. “Tụi mình đã hút đầy nước yêu thương và vắt
nước yêu thương ấy cho bạn bọt biển buồn phiền hay cáu giận đó”, Bọt biển
nháy mắt: “Thế thôi, dễ lắm”.
Cô bé chân thành: “Bạn đúng là bạn của mình, Bọt biển ạ. Mình muốn
được như bạn. Những câu bé và cô bé chúng mình có thể hấp thụ yêu thương
và sẽ hạnh phúc như bạn không?”.
Bọt biển chắc chắn: “Dĩ nhiên là được”.
Cô bé chợt nhớ: “Mình không phải là bọt biển! Mình là một cô bé. Làm sao
mình có thể làm được?”.
Bọt biển tự tin: “Không sao! Chỉ cần bạn tin vào tình yêu. Bạn giống bọt
biển vì bạn có thể tự làm đầy mình bằng tình yêu thương và bạn có thể cho đi
tình yêu đó”.
Cô gái thốt lên vui vẻ: “Thật tuyệt vời! mình sẽ thử!”. Cô bé bắt đầu hít
thở thật sâu. Cô bé để ý hít vào tình yêu thương và thở ra. Cô bé mỉm cười
đồng ý: “Đúng thật! Mình thấy hạnh phúc hơn rồi!”
Bọt biển nói: “Thấy không, rất dễ. Đối với tình yêu, tất cả chúng ta đều
như nhau”.
3. Gấu con cô đơn
Gấu con mới chuyển đến làng động vật trong khu rừng. Bạn ấy không có
bố, cũng chẳng có mẹ, sống một mình rất cô đơn. Các con vật nhỏ biết vậy
thường đến chơi quây quần bên nhau cười đùa vui vẻ và kể chuyện cho gấu con
nghe. Đến tết trung thu, Gấu con ở nhà một mình, buồn quá Gấu con ngước
nhìn ánh trăng và bầu trời sao, òa khóc nức nở. Bỗng nhiên, gấu con nghe thấy
bên ngoài có tiếng gõ cửa. Thì ra là các bạn nhỏ đến vui tết trung thu cùng gấu.
Khỉ con còn mang cho Gấu con một hộp bánh trung thu xinh xắn. Gấu con cảm
động rớt nước mắt, xúc động nói: “Em cảm ơn mọi người, đây là ngày mà em
thấy vui nhất từ trước đến nay”.
4. Chú chim nhỏ với bông hoa bìm bìm
Chú chim nhỏ đáng yêu sống trên cây Đa bên bờ sông. Ngày ngày, chim
bay xuống nô đùa cùng hoa và cỏ dưới gốc cây. Một hôm, chim bị ốm, nó mệt
mỏi ủ rũ nằm trong tổ. Nó rất mong có một người bạn đến thăm và trò chuyện
cùng. Hoa Bìm bìm biết tin liền đến thăm chim nhỏ. Đêm đến, hoa Bìm bìm
leo lên cây đa. Nó miệt mài leo, đến sáng hôm sau thì leo đến cạnh tổ chim.
Lúc ấy, chim vẫn chưa ngủ dậy. Ánh mặt trời chiếu rọi vào tổ khiến nó bừng
tỉnh. Nó rất vui vì mở mắt ra thì thấy hoa Bìm bìm, cảm giác như bệnh cũng đỡ
hơn rất nhiều. Chim bay quanh hoa Bìm bìm và hát cho hoa nghe.
5. Tặng ngày sinh nhật cho mẹ
Hôm nay là sinh nhật Lan Phương. Mẹ tặng cho cô bé rất nhiều quà và nói:
“Chúc con gái sinh nhật vui vẻ”. Lan Phương hỏi mẹ: “Mẹ ơi sao con chẳng
thấy mẹ tổ chức sinh nhật bao giờ?”. Mẹ vừa quét nhà vừa nói: “Mẹ quên ngày
sinh của mình rồi”. Ăn sáng xong, mẹ xách túi chuẩn bị đi làm thì thấy túi rất
nặng. Mẹ mở ra xem thì thấy đó là những món quà mình vừa tặng con gái. Lúc
ấy, Lan Phương đến bên mẹ và nói: “Mẹ ơi, con tặng ngày sinh nhật của con
cho mẹ. Hôm nay là sinh nhật mẹ. Đây là những món quà con dành cho mẹ”.
Mẹ ôm Lan Phương vào lòng và hỏi: “Con tặng sinh nhật cho mẹ thì con tổ
chức sinh nhật làm sao được?”. Lan Phương đáp: “Mẹ tặng ngày sinh nhật của
mẹ cho con là được ạ”. Mẹ xoa đầu Lan Phương xúc động nói: “Con gái của
mẹ đã lớn rồi”.
6. Bạn thân
Khỉ con, gà con và chó con là ba người bạn thân thiết. Chúng thay phiên
nhau chơi xích đu rất vui vẻ. Đến lượt chó con và khỉ con đu xích đu, gà con
ngồi trên cười khúc khích. Đang lúc chơi vui thì khỉ con đẩy một cái rất mạnh
vào người gà con. Gà con đứng không vững nên ngã lộn xuống đất. Đầu gà con
lập tức sưng tấy lên. Chó con và khỉ con vội đưa gà con về nhà. Khỉ con thấy
có lỗi nên mấy ngày sau không dám đi tìm gà con. Hôm ấy, khỉ con lấy hết
dũng khí đến gặp gà con và nói: “Gà con, tớ muốn xin lỗi cậu”. Gà con nói:
“Không sao, cậu không cố ý mà. Chúng mình vẫn là bạn tốt của nhau nhé!”.
Khỉ con tươi cười nói: “Đúng vậy, chúng mình mãi là bạn tốt của nhau”.
7. Nhím con mời khách
Hằng ngày, nhím con rất ngoan và không gây ồn ào. Hôm nay là sinh nhật
mẹ nên có rất nhiều khách đến chơi, không khí trong nhà thật náo nhiệt. Vì quá
vui nên Nhím con đã cắm hết hoa quả mời khách vào lông sắc nhọn trên người
mình khiến mọi người cười ầm lên. Nhím con hứng trí chạy lên bàn nhảy múa.
Mẹ lấy bánh ga tô và nói với nhím con: “Con trật tự một chút”. Nhím con vui
vẻ nói: “Vâng ạ”. Vừa nói dứt lời, nhím con vội chạy đi lấy bánh ga tô, kết quả
làm rơi bánh ga tô xuống đất. Chiếc áo mới của mẹ cũng bị dính đầy kem. Mọi
người đều lắc đầu thở dài, ngồi chơi một lúc rồi ra về.
Nhím mẹ rất buồn và tức giận. Ngày sinh nhật mẹ mà mẹ phải khóc. Nhím con
biết mình sai, buồn rầu đến bên cạnh mẹ. Nó vô cùng ân hận và xin lỗi mẹ vì
những gì đã làm.
8. Trời mưa
Thỏ con đang nô đùa nhảy nhót trên bãi cỏ thì trời bỗng đổ cơn mưa. Nó vội
ngắt một tàu lá to che lên đầu.
Gà con đi ngang qua, vừa đi vừa rên rỉ: “Lạnh quá! Lạnh chết đi được”. Thỏ
con gọi gà con: “Gà con ơi! Lại đây trú mưa với tớ”. Gà con nói: “Cảm ơn
cậu”.
Mèo con đi tới: “Meo, meo, meo, lạnh quá!”. Thỏ con và gà con nói: “Mèo con
ơi, mau đến chỗ bọn tớ trú mưa”. Mèo con nói: “Cảm ơn hai cậu”. Ba người
bạn thân cùng trú mưa.
Một lúc sau trời tạnh, thỏ con , gà con và mèo con cùng chơi đùa rất vui vẻ.