Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
9,525
214
167
90
trẻ nhận thức được các nội dung về giáo dục kỹ năng NBVTHCX cũng như cách
ứng xử, thái độ hành vi tốt hơn so với trước thực nghiệm. Với kiểm nghiệm Sig
(2-talied) ở biểu hiện 1= 0.02 <0.05; biểu hiện 2 =0.02; biểu hiện 3=0.02; biểu
hiện 4=0.04; biểu hiện 5= 0.01<0.05 có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận
thức của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở các nội dung sau thực
nghiệm.
Kết quả cho thấy, các biện pháp tổ chức thực nghiệm đã có tác động mạnh
lên nhận thức của trẻ. Kết quả này không chỉ thể hiện rõ khi chúng tôi thực hiện
thang đo bài tập nhận thức mà còn qua quan sát, trò chuyện trong các hoạt động
diễn ra hằng ngày của trẻ. Vào mỗi buổi sáng, trong không khí vui vẻ và hòa
đồng giữa Cô và các bạn, Cô tổ chức cho trẻ ngồi thành vòng tròn cùng nhau
trao tặng bạn lời khen và những lời chúc tốt đẹp. Sau đó, Cô cho trẻ đặt tên vào
bảng cảm xúc “Hôm nay bạn cảm thấy như thế nào?” và cùng lắng nghe những
câu chuyện cảm xúc của trẻ. Trước khi tiến hành những buổi chia sẻ cảm xúc,
Cô cho trẻ học qui tắc không nói chuyện ồn ào, luôn tôn trọng và lắng nghe
những câu chuyện cảm xúc của bạn. Ban đầu, có nhiều trẻ còn rụt rè chưa dám
chia sẻ cùng Cô và các bạn. Sau một thời gian học về cảm xúc trẻ bắt đầu nhận
thức tốt hơn về cảm xúc của mình và đã mạnh dạn chia sẻ những cảm xúc và
những câu chuyện mình đã trải qua. Đặc biệt, mỗi khi bạn chia sẻ, trẻ đã biết
lắng nghe và đặt câu hỏi “Bạn cảm thấy như thế nào?” “Khi đó bạn đã làm gì?”.
Bên cạnh việc tổ chức lên tiết dạy, mục đích chúng tôi tổ chức những buổi chia
sẻ cảm xúc là trẻ nhận thức tốt hơn về cảm xúc của bản thân, biết rằng ai trong
chúng ta cũng có cảm xúc, đồng thời giúp trẻ biết quan tâm, đồng cảm và hiểu
được cảm xúc của người khác. Trong những giờ chia sẻ cảm xúc có một câu
chuyện đặc biệt của Nam, Nam đã bị chó cắn và khi đến lớp ở trong trạng thái
băng bó ở tay. Khi Nam đến lớp các trẻ khác tỏ vẻ ngạc nhiên và quan tâm lại
gần và hỏi thăm bạn “Bạn bị sao vậy? Sao bạn lại bị băng bó ở tay? Chắc bạn
đau lắm phải không?”. Trong giờ chia sẻ vòng tròn, Nam bắt đầu chia sẻ câu
91
chuyện của mình. (Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi quan sát và nhận
thấy Nam là cậu bé có thân hình nhỏ bé, tính tình khá rụt rè. Nhưng qua những
buổi học về cảm xúc, Nam trở nên tự tin và mạnh dạn hơn). Nam bắt đầu kể, vào
ngày thứ bảy Nam và mẹ vừa dừng ở nhà Bác thì bị chó chạy tới và tấn công,
lúc đó Nam đã cảm thấy sợ hãi và rất đau. Các bé xung quanh chăm chú lắng
nghe câu chuyện và khuôn mặt cũng biểu lộ sự sợ hãi, thể hiện sự quan tâm và
đồng cảm với bạn. Một số trẻ đặt câu hỏi “Giờ bạn còn đau không? Trưa nay
mình sẽ xúc cơm cho bạn ăn nghe?..” Bên cạnh đó chúng tôi đặt câu hỏi với các
trẻ. Khi bạn bị thương, bạn sẽ không được chơi trò chơi vận động nhiều như các
con, bạn chỉ có thể ngồi một chỗ theo các con bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Chúng ta có cách nào để giúp bạn cảm thấy tốt hơn? Khi chơi với bạn chúng ta
nên chơi như thế nào để bạn không bị thương? Hầu như các bé đưa ra những câu
trả lời rất tốt. Trong những giờ học sau chú ý quan sát, chúng tôi thấy các bé
rất
quan tâm tới Nam, chơi nhẹ nhàng, không làm bạn bị thương. Đồng thời có
những hành vi giúp bạn: lấy cặp giúp bạn, những trẻ ăn nhanh chạy tới giúp bạn
xúc cơm. Ngoài ra, trước những ngày sinh nhật các trẻ trong lớp chúng tôi luôn
tạo cơ hội cho trẻ được chia vui và chúc mừng bạn, bằng cách có một buổi trò
chuyện với các bạn trong lớp “Trong lớp mình hầu như ai cũng có ngày sinh
nhật đúng không nào? Khi đến ngày sinh nhật các con thường có những cảm xúc
gì? À, ngày mai là sinh nhật bạn Hương, Cô sẽ hỏi bạn Hương có cảm xúc gì
nhé! Các con sẽ làm gì để chúc mừng bạn? Nếu trẻ chưa có ý tưởng, chúng tôi
đưa ra những gợi ý cho trẻ về những món quà (Tặng bạn tấm thiệp, vẽ một bức
tranh hoặc chuẩn bị một bài hát để tặng bạn). Hôm sau đến lớp, có trẻ mang
bimbim, tặng bạn bức tranh do mình vẽ, cùng nắm tay hát và múa tặng bạn.
Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ trò chuyện chia sẻ cảm xúc GV đã tổ chức
cho trẻ chia sẻ cảm xúc của mình khi chia tay trường lớp trong tranh vẽ. Mỗi
tranh trẻ vẽ cho thấy, có những trẻ cảm thấy vui khi được vào trường mới, có trẻ
cảm thấy buồn khi xa Cô xa bạn bè và trường lớp…
92
Ở biện pháp làm gương cho trẻ noi theo, bước đầu GV đã có những cách cư
xử lịch sự với trẻ, GV đã hạn chế những lời la mắng trẻ. Khi trẻ ồn ào mặc dù
bực bội nhưng GV đã lựa chọn những cách hành xử hay hơn để thu hút trẻ. Sau
đó GV kể cho trẻ nghe về cảm xúc và cách giải quyết của mình. “Khi các con
mất trật tự cô đã rất giận, lúc đó Cô đã áp dụng 4 bước giữ bình tĩnh của Rùa,
để giữ bình tĩnh Cô đã không lựa chọn cách la hét hoặc đánh đập các con mà
Cô đã sử dụng tiếng vỗ tay hoặc mở một bài hát để thu hút các con về phía Cô”.
Ngoài ra, GV đã tổ chức trẻ thể hiện sự chia sẻ và quan tâm tới bạn trong trò
chơi đóng vai. Cô đã tham gia chơi cùng trẻ và tạo nhiều tình huống để trẻ thể
hiện sự quan tâm với bạn mình. Khi đóng vai bác sĩ, đối với bệnh nhân bị ốm
bác sĩ nên trò chuyện nhẹ nhàng, quan tâm hỏi thăm bệnh nhân. Khi làm nhân
viên bán hàng nói chuyện vui vẻ, lịch sự với khách hang, gia đình bạn nào có
người bị ốm Cô đóng vai người bạn trái cây, mời trẻ mua trái cây đến thăm gia
đình có người bị ốm. Bên cạnh đó GV tận dụng những cơ hội trong sinh hoạt
hằng ngày để giúp trẻ nhận diện cảm xúc. “Con hãy nhìn xem bạn Lan đã rất
buồn khi con chê bức tranh của bạn.”.
Trong hoạt động ở góc cảm xúc, GV dán những tranh ảnh với nhiều khuôn
mặt cảm xúc khác nhau. Trẻ tỏ ra rất tò mò và thường lại gần quan sát các cảm
xúc trong tranh và cùng trò chuyện với bạn về các tranh cảm xúc. Tận dụng
những lúc này,chúng tôi lại gần và trò chuyện cùng trẻ với những câu hỏi con đã
từng có cảm xúc này chưa? Chuyện đã xảy ra như thế nào? Con đã làm gì?. Qua
việc quan sát tranh, chia sẻ cảm xúc cùng bạn, sẽ giúp trẻ tích lũy được vốn từ
về cảm xúc và ôn lại các bước giữ bình tĩnh của Rùa. Trong việc vận dụng bí
quyết của Rùa chúng tôi thường tập trung quan sát những trẻ hay giận dữ và có
hành vi đánh bạn, mỗi khi chuẩn bị có xung đột chúng tôi lại gần và nói “Bây
giờ con đang cảm thấy như thế nào? Con hãy nhớ lại các bước giữ bình tĩnh của
Rùa khi giận dữ mình nên làm gì?” Dần dần qua những biện pháp này trẻ không
chỉ đạt được kết quả về mặt nhận thức mà trẻ còn thể hiện rất tốt qua hành vi
của
93
mình. Ngoài ra, để khuyến khích trẻ vận dụng bí quyết của Rùa chúng tôi
khuyến khích trẻ chia sẻ những lần trẻ đã áp dụng bí quyết của Rùa, mỗi lần như
vậy trẻ sẽ được tặng một ngôi sao cuối tuần mang về tặng ba mẹ. Qua đó, đã
khuyến khích và cổ vũ trẻ rất nhiều trong việc nhận thức và vận dụng bí quyết
giữ bình tĩnh của Rùa.
Như vậy, bằng các biện pháp nghiên cứu, phương pháp đánh giá khác nhau.
Chúng tôi đã thu được kết quả khả quan và có thể khẳng định qua các biện pháp
tác động mức độ phát triển kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm thực
nghiệm tăng lên rõ rệt và cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng.
Kết quả thực nghiệm đã chứng minh cho giả thuyết chúng tôi đưa ra là
đúng đắn, đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của đề tài.
94
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và một số nguyên tắc: nguyên
tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục, thường xuyên và lâu dài; nguyên tắc tạo môi
trường cảm xúc tích cực; nguyên tắc tôn trọng trẻ; nguyên tắc khả thi. Chúng tôi
đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi. Và tiến
hành khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp trên BGH và GV các trường. Kết
quả cho thấy các biện pháp đề xuất đều rất cần thiết và rất khả thi có thể áp
dụng
vào trong thực tiễn. Đó là các biện pháp:
1. Tổ chức tập huấn đào tạo GV về nội dung, phương pháp giảng dạy.
2. Xây dựng mộ số tiết dạy riêng để giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
3. Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng
NBVTHCX.
4. Tạo môi trường học tập tích cực.
5. GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ.
6. Kể chuyện và đàm thoại cùng trẻ.
Với mục đích hỗ trợ việc kiểm nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp đề
xuất. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm một số biện pháp đề xuất trên trẻ. Bao
gồm các biện pháp: 1 “Xây dựng một số tiết dạy riêng để giáo dục cảm xúc cho
trẻ; 2. Tạo môi trường học tập tích cực; 3. GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc
trẻ”. Kết quả thực nghiệm cho thấy những biện pháp được đề xuất có ý nghĩa
tích cực đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Có thể thấy, trẻ em ngày nay lớn lên trong một nền văn hóa ngày càng
đa dạng và phức tạp. Các điều kiện xã hội và nhu cầu học tập của trẻ đã thay
đổi.
Điều này đã đặt ra cho trẻ những thách thức trong học tập và cuộc sống.Vì vậy,
trường học ngày nay không chỉ giúp các em đạt được kết quả tốt trong học tập
mà cần giúp các em sớm trở thành những công dân có ích, biết quan tâm, chăm
sóc, đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Những năm gần đây, Ở Việt Nam lĩnh
vực phát triển trí tuệ cảm xúc hay kỹ năng NBVTHCX đã được lồng ghép trong
lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ Mầm non. Tuy nhiên, những
lý luận và biện pháp ở lĩnh vực này vẫn còn hạn chế về số lượng và chưa được
quan tâm sâu sắc. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp một
phần nhỏ trong việc thúc đẩy năng lực học tập cảm xúc xã hội ở trẻ. Để trong
tương lai giúp trẻ trở thành công dân có ích và sớm thành công trong học tập và
cuộc sống.
1.2. Kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi là khả năng nhận diện và hiểu
cảm xúc của bản thân và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành vi
thể hiện ra bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép, biện pháp
giáo dục kỹ năng NBVTHCX là cách thức cụ thể mà GV sử dụng để tác động
đến trẻ nhằm giáo dục trẻ khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm để
nhận diện cảm xúc của bản thân và người khác trên cơ sở đó thể hiện những thái
độ và hành vi một cách phù hợp vào trong thực tiễn nhằm đạt kết quả mong đợi.
1.3. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, BGH và GV có cách nhìn nhận
chưa đúng về nội dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Đa số hình thức
GV lựa chọn để tổ chức giáo dục kỹ năng này là lồng ghép vào các chủ đề, hoạt
động vui chơi, trò chuyện. Biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều nhất là:
Dùng tình cảm, làm gương cho trẻ em noi theo; Đàm thoại, trò chuyện cùng trẻ;
96
Sử dụng phương pháp nghệ thuật: bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh, bài hát. Tuy
nhiên, qua quan sát và phỏng vấn GV vẫn chưa thực hiện tốt ở những biện pháp
trên.Cụ thể: GV chưa kiểm soát tốt về cảm xúc, vẫn còn nóng giận có hành vi la
mắng và đánh trẻ, ngoài ra GV vẫn còn hạn chế trong việc tổ chức trò chơi và
câu chuyện giáo dục cảm xúc cho trẻ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
thực trạng trên là do GV gặp những khó khăn nhất định : GV chưa thấy được
tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của nội dung, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với
PH; Nội dung giáo dục cảm xúc khó thực hiện, giáo viên lại ít có tài liệu; Khả
năng truyền đạt cảm xúc ở GV còn hạn chế; GV và PH chưa thấy việc giáo dục
kỹ năng NBVTHCX cho trẻ là cần thiết.
Ngoài ra, mức độ nhận thức kỹ năng NBVTHCX của trẻ ở 3 trường đạt
mức trung bình. Trong đó, ở biểu hiện nhận biết 6 cảm xúc: vui, buồn, giận dữ,
ngạc nhiên,sợ hãi ở bản thân và người khác, trẻ chỉ nhận biết được 3 cảm xúc :
vui, buồn, giận dữ. Các cảm xúc sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ đạt ở mức độ thấp.
Các biểu hiện “thể hiện sự chia vui cùng bạn” trẻ đạt mức độ cao nhất, các biểu
hiện còn lại ở mức độ trung bình bao gồm: “thể hiện sự an ủi với bạn”, “thể hiện
sự kiềm chế cơn giận dữ”.
1.4. Dựa trên nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng sử dụng biện pháp
và những khó khăn GV gặp phải trong quá trình giáo dục kỹ năng NBVTHCX
cho trẻ, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6
tuổi bao gồm: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tập huấn đào tạo GV về nội
dung, phương pháp giảng dạy; Có những tiết dạy riêng để giáo dục trẻ; Phối hợp
giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX; Tạo môi
trường học tập tích cực; GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ; Kể chuyện và
đàm thoại cùng trẻ.
1.5. Khảo sát tính hiệu quả của biện pháp đề xuất trên BGH và GV các
trường mầm non cho thấy các biện pháp đều đạt ở mức hiệu quả có tính rất cần
thiết và rất khả thi, có thể vận dụng vào trong thực tế. Trong quá trình tổ chức
97
thực nghiệm các biện pháp: Tạo môi trường học tập tích cực; GV làm mẫu qua
hành vi chăm sóc trẻ; Có những tiết dạy riêng để giáo dục trẻ, cho thấy đã có sự
tăng lên về mức độ nhận thức cũng như thái độ và hành vi về kỹ năng
NBVTHCX của trẻ. Điều này có ý nghĩa thực tiễn, góp phần giúp GVMN có
thêm cơ sở lý luận và những biện pháp phát triển kỹ năng này cho trẻ.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
- Tổ chức tập huấn hội thảo chuyên đề về phương pháp giáo dục kỹ năng
NBVTHCX cho BGH và GV các trường Mầm non.
- Cung cấp thêm cho các trường mầm non các phương tiện và tài liệu về
giáo dục kỹ năng NBVTHCX.
- Phân chia thời gian giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ cụ thể hơn trong
chương trình giáo dục.
- Có chính sách và chương trình đẩy mạnh các hoạt động phong trào, ngày
hội dành cho trẻ em. Chẳng hạn như tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự
kiện quan trọng trong năm có ý nghĩa nhằm giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho
trẻ.
- Đánh giá xây dựng bài giảng, phương pháp của giáo viên trong hoạt động
giảng dạy về kỹ năng NBVTHCX.
- Chương trình giáo dục mầm non cần phải cân bằng giữa phát triển nhận
thức và phát triển mặt tình cảm xã hội
2.2. Đối với BGH và GV các trường Mầm non
- Cần thống nhất và qui định cụ thể những giờ học giáo dục kỹ năng
NBVTHCX cho trẻ trong kế hoạch giáo dục nhà trường.
- Tạo điều kiện để GV được tham gia lớp tập huấn về các phương pháp
giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ MN.
- Tổ chức hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX vào
những hoạt động học và vui chơi hằng ngày.
98
- Việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX cần được giáo viên tận dụng cơ hội
giáo dục thường xuyên trong chế độ sinh hoạt hằng ngày.
- Sử dụng thống nhất các tác động giáo dục (Gia đình và nhà trường) và
việc luyện tập thường xuyên ứng xử trong sinh hoạt hằng ngày.
- Cần khuyến khích, động viên trẻ chia sẻ cảm xúc tạo điều kiện thuận lợi
giúp trẻ phát huy kỹ năng NBVTHCX bằng nhiều tình huống thực tế sinh động
khác nhau.
2.3. Đối với Gia đình
- Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX
cho trẻ ở giai đoạn này.
- Phối hợp với nhà trường để rèn luyện và tạo điều kiện trẻ nhận biết và thể
hiện cảm xúc một cách phù hợp. Đồng thời cha mẹ cần nắm vững một số biện
pháp nhất là làm gương cho trẻ học tập và noi theo.
- Quan tâm nhiều hơn đến đời sống cảm xúc của trẻ, cùng trẻ vượt qua
những cảm xúc khó chịu luôn khen ngợi và động viên trẻ.
- Là tấm gương cho trẻ học tập và noi theo. Gia đình cần sắp xếp thời gian
rèn luyện kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Đồng thời kết hợp và trao đổi phương
pháp giáo dục với nhà trường để nâng cao mức độ kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Minh Anh (2009), Trí tuệ cảm xúc với nội dung phát triển tình cảm
và kĩ năng xã hội của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non mới, Kỉ
yếu hội thảo của Trường Cao đẳng Sư phạm TW Tp. HCM.
2. Đào Thanh Âm (2008), Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm.
3. Lê Ngọc Bích (2009), Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi, Nxb
Giáo dục.
4. Lương Thị Bình, Phan Lan Anh (2011), Các hoạt động giáo dục tình cảm và
kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Lương Thị Bình, Kay Margetts (2013), Dự án tăng cường khả năng sẵn
sàng đi học cho trẻ mầm non, giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã
hội, Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2013.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình Giáo dục Mầm non, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
7. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển cho trẻ 5
tuổi, Hà Nội tháng 8/2010.
8. Lê Thị Bừng (2007), Những thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, Nxb
Đại học Sư phạm.
9. Caroll E.Izard (1992), Những cảm xúc của người, Nxb Giáo dục.
10. Daniel Goleman (2011) , Trí tuệ xúc cảm – lý giải tại sao người kém thông
minh lại thành công hơn những người thông minh, Nguyễn Kiến Giang
dịch, Nxb Lao động Xã hội.
11. Diane Tillman Diana Hsu (2009), Những giá trị sống dành cho trẻ từ 3 đến
7 tuổi, Phạm Thị Sen dịch, Nxb Trẻ.
12. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học Xã hội.
13. Nguyễn Thu Hà (2006), “Sự phát triển của cảm xúc xấu hổ ở lứa tuổi mầm
non”, Tạp chí Giáo dục Mầm non, (6).