Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Lức
504
690
87
40
81 khách hàng có khả năng trả được nợ vay, mô hình dự báo chính xác được 77
khách hàng, mức độ chính xác là 95,1%. Mức độ dự báo chính xác chung của mô
hình là 95,7%.
Như vậy kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của
khách hàng doanh nghiệp cho thấy các yếu tố khách hàng hoạt động trong ngành
công nghiệp và xây lắp, khách hàng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động, tỷ
suất sinh lợi trên tổng tài sản, tính thanh khoản của khách hàng và khách hàng
có
hoạt động thương mại có ảnh hưởng đến RRTD của khách hàng doanh nghiệp tại
Vietinbank – chi nhánh Bến Lức. Bên cạnh đó, tại Vietinbank – chi n hánh Bến
Lức,
các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xâ y dựng có RRTD cao
hơn các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khác. Các khách hàng có hoạt động
thương mại có RRTD thấp hơn các khách hàng khác. Các khách hà ng có ROA và
THANHKHOAN cao có RRTD thấp hơn so với các khách hàng khác. Bên cạnh đó,
các khách hàng hoạt động lâu năm cũng có RRTD thấp hơn các khách hàng khác
2.2.2. Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân.
Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay khách hàng cá
nhân từ đó đưa ra các giải pháp giúp hạn chế RRTD trong cho vay đối tượng khách
hàng này tại Vietinbank – CN Bến Lức, tác giả tiến hành hồi quy mô hình (2) đã
được trình bày trong phần 1.5.2.
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu về các biến số trong mô hình như: RRTD,
NOQUAHAN, TSDB, CSTD, TDCBTD, THUNHAP, PHUONGAN,
MOITRUONG, KINHTE, VANHOA. Mục đích của việc thu thập dữ liệu này nhằm
thu thập thông tin khách hàng cá nhân đang có giao dịch tín dụng tại chi nhánh
hình
thành bảng dữ liệu để tiến hành hồi quy mô hình 2 thông qua phần mềm SPSS 22.0.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phiếu thu thập thông tin khách
hàng (Phụ lục 2). Thực hiện phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả thu thập dữ
liệu trực tiếp từ hồ sơ của khách hàng cá nhân có lịch sử giao dịch tín dụng tại
Vietinbank – chi nhánh Bến Lức bằng cách gửi phiếu điều tra cho các cán bộ tín
dụng quản lý hồ sơ trong chi nhánh. Thời gian khảo sát được thực hiện từ tháng
12/2016 đến tháng 01/2017. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 200 phiếu và thu
hồi
về là 182 phiếu (18 phiếu còn lại không thu thập đủ dữ liệu cần thiết cho nghiên
41
cứu). Với 182 phiếu thu về là nguồn số liệu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
RRTD của khách hàng cá nhân tại Vietinbank – chi nhánh Bến Lức.
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Mẫu quan sát theo nguyên tắc thực nghiệm phải có tối thiểu số quan sát gấp
5 lần số biên trong mô hình. Số biến trong mô hình nghiên cứu là 10 biến bao gồm
cả biến phụ thuộc, do đó số quan sát trong mô hình tối thiểu là 5 x 10 = 50 quan
sát.
Vậy mẫu nghiên cứu bao gồm 182 quan sát là đạt yêu cầu.
Mẫu thu thập được bao gồm 182 khách hàng cá nhân. Trong đó có 122
khách hàng nam và 60 khách hàng nữ.
Bảng 2.9. Thống kê mẫu theo độ tuổi và giới tính.
Đơn vị: người
Độ tuổi
Từ 18 đến 35
tuổi
Từ 36 đến 50
tuổi
Trên 50
tuổi
Tổng cộng
Giới tính
Nam
52
41
29
122
Nữ 25 21 14 60
Tổng cộng 77 62 43 182
(Nguồn: thống kê từ dữ liệu mẫu thu thập)
Khách hàng cá nhân chủ yếu có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ
nên có nhiều nhu cầu tiêu dùng cho cuộc sống và nhiều dự án sản xuất kinh doanh
kéo theo nhu cầu vay nhiều. Khách hàng nam thường mạnh dạn hơn khách hàng nữ
trong các quyết định đầu tư, vay vốn nên số lượng khách hàng nam vay vốn trong
độ tuổi này là 52 người trong khi số khách hàng nữ vay vốn chỉ có 25 người.
Số khách hàng vay có độ tuổi trên 50 thấp nhất, có 43 người. Ở độ tuổi này,
con người thường thích hưởng thụ thành quả lao động, nghỉ ngơi nên nhu cầu vay
phát sinh ít. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng của Vietinbank hạn chế cho vay
với
các khách hàng có độ tuổi cao do rủi ro khi cho vay các đối tượng này thường
cao.
Mức sống của người dân huyện Bến Lức tương đối cao so với các khu vực
khác. Phân theo thu nhập, số khách hàng có thu nhập từ 10 đến 30 triệu đồng cao
nhất, có 71 người. Số khách hàng có thu nhập trên 30 triệu đồng ít nhất, có 47
người. Còn lại là số khách hàng có thu nhập dưới 10 triệu đồng, có 64 người.
42
Bảng 2.10. Thống kê mẫu theo thu nhập và độ tuổi.
Đơn vị: người
Độ tuổi
Từ 18
đến 35
tuổi
Từ 36 đến
50 tuổi
Trên 50
tuổi
Tổng
cộng
Thu
nhập
hàng
tháng
Dưới 10 triệu đồng 35 12 17 64
Từ 10 triệu đồng đến 30 triệu
đồng
27 29 15 71
Trên 30 triệu đồng 15 21 11 47
Tổng cộng 77 62 43 182
(Nguồn: thống kê từ dữ liệu mẫu thu thập)
Thống kê cho thấy ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, thu nhập của khách hàng vay
vốn thường dưới 10 triệu đồng. Khách hàng này phần lớn là các nhân viên văn
phòng, công chức Nhà nước, bộ đội. Khách hàng ở độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi thường
có thu nhập từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Khách hàng trong độ tuổi này
thường ở các vị trí lãnh đạo nên có thu nhập tương đối cao. Ở độ tuổi trên 50,
khách
hàng có thu nhập dưới 10 triệu cao hơn. Đây thường là các đối tượng hưu trí nên
thu nhập không cao. Trong độ tuổi này, đối tượng khách hàng cũng có thể là những
lãnh đạo cấp cao với thu nhập mỗi tháng trên 30 triệu đồng.
Phân tích kết quả hồi quy .
Cỡ mẫu trong mô hình hồi quy bao gồm 182 quan sát đều được sử dụng hết,
không có trường hợp nào bị loại trừ. Theo kết quả kiểm định từ Ma trân hệ số
tương
quan giữa các biến cho thấy, các biến độc lập trong mô hình có mối tương quan
với
nhau khá thấp, giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến dưới
0,5.(Phụ lục
4)
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để hồi quy Binary Logistic mô hình (2) thu
được kết quả như sau:
43
Bảng 2.11. Kết quả hồi quy mô hình (2).
Biến
Hệ số
hồi quy
Độ lệch chuẩn
Kiểm định
Wald
Bậc
tự do
Mức
ý nghĩa
TDCBTD
-0,267
1,008
0,07
1
0,791
MOITRUONG
1,089
0,793
1,885
1
0,17
VANHOA
0,496
0,208
5,677
1
0,017
CSTD
0,011
0,413
0,001
1
0,979
TSDB
-1,918
0,522
13,499
1
0,000
KINHTE
-0,108
0,916
0,014
1
0,906
PHUONGAN
1,137
1,386
0,673
1
0,412
THUNHAP
-2,009
0,493
16,594
1
0,000
NOQUAHAN
1,727
1,006
2,95
1
0,086
Constant
2,767
1,209
5,236
1
0,022
(Nguồn: Phụ lục 6)
Kiểm định hệ số hồi quy.
- Hệ số hồi quy của các biến VANHOA, TSDB, THUNHAP có mức ý
nghĩa nhỏ hơn 5%. Do đó hệ số hồi quy của các biến VANHOA, TSDB,
THUNHAP có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% hay các biến VANHOA, TSDB,
THUNHAP
có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc RRTD. Hay nói cách khác là trình độ
văn hóa của người vay, TSDB trên số tiền vay, Thu nhập trên số tiền vay phải trả
định kỳ có ảnh hưởng đến RRTD.
- Hệ số hồi quy của biến NOQUAHAN có mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%. Do
đó hệ số hồi quy của biến NOQUAHAN
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%
hay biến NOQUAHAN ảnh hưởng đến biến phụ thuộc RRTD. Hay nói cách khác là
Nợ quá hạn của khách hàng trong quá khứ có ảnh hưởng đến RRTD.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.
44
Bảng 2.12. Mức độ giải thích mẫu của mô hình.
Đơn vị tính: lần
Hệ số thích hợp
của mô hình
Hệ số R
2
theo Cox & Snell
Hệ số R
2
theo Nagelkerke
54,807 0,628 0,867
(Nguồn: Phụ lục 6)
Hệ số R
2
theo Nagelkerke = 86,70%, cho thấy 86,70% sự thay đổi của biến
phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Ha y nói cách khác
86,70% RRTD xảy ra bị ảnh hưởng bởi NQH của khách hàng trong quá khứ, Trình
độ văn hóa của người vay, TSĐB trên số tiền vay, Thu nhập trên số tiền vay phải
trả
định kỳ.
Kiểm định kỳ vọng về dấu của hệ số hồi quy.
Khi khách hàng có nợ quá hạn trong quá khứ thì nhiều khả năng khách hàng
tiếp tục để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Như vậy biến phụ thuộc và biến Nợ quá
hạn trong quá khứ đồng biến với nhau hay hệ số hồi quy của biến NOQUAHAN
mang dấu dương (+). Mô hình cho thấy hệ số hồi quy của biến NOQUAHAN có ý
nghĩa lý thuyết. Tiến hành tương tự cho các biến VANHOA, TSDB, THUNHAP.
Bảng 2.13. So sánh kết quả về dấu với kỳ vọng dấu theo lý thuyết.
Biến
Kỳ vọng dấu theo lý thuyết
Kết quả từ mô hình
NOQUAHAN
+
+
THUNHAP
-
-
TSDB
-
-
VANHOA
-
+
(Nguồn: Phụ lục 6)
Xác định mức độ dự báo chính xác của mô hình.
45
Bảng 2.14. Mức độ dự báo của mô hình
Quan sát
Dự báo
RRTD
Phần trăm chính
xác
0
1
RRTD
0
57
6
90,5
1
4
115
96,6
Mức độ dự báo chung
94,5
Nguồn: số liệu phân tích từ mẫu nghiên cứu
Kết quả cho thấy trong 119 khách hàng có kh ả năng không trả được nợ vay,
mô hình dự báo chính xác được 115 khách hàng, mức độ chính xác l à 96,6%. Trong
63 khách hàng có khả năng trả được nợ vay, mô hình dự báo chính xác được 57
khách hàng, mức độ chính xác là 90,5%. Mức độ dự báo chính xác chung của mô
hình là 94,5%.
Như vậy kết quả hồi quy mô hình các yếu tố trình độ văn hóa của người vay,
TSDB trên số tiền vay, Thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ và Nợ quá hạn
của khách hàng trong quá khứ có ảnh hưởng đến RRTD của khách hàng cá nhân.
Bên cạnh đó, hệ số của các biến NOQUAHAN, VANHOA, TSDB có kết quả phù
hợp với kỳ vọng về dấu theo lý thuyết. Tức là:
- Nếu trong quá khứ khách hàng có nợ xấu thì nhiều khả năng khách hàng
này sẽ tiếp tục có nợ xấu. RRTD lúc này sẽ tăng
- Nếu TSĐB trên số tiền vay, thu nhập/số tiền vay phải trả định kỳ tăng thì
nhiều khả năng khách hàng sẽ trả được nợ. RRTD sẽ giảm.
- Tuy nhiên khi trình độ văn hóa của người vay tăng lên thì kết quả từ mô
hình cho thấy nhiều khả năng khách hàng sẽ không trả được nợ, RRTD do đó sẽ gia
tăng. Nguyên nhân có thể lý giải là do các khách hàng có trình độ văn hóa cao
hơn,
tức là có kiến thức cao sẽ có những trường hợp gian dối ngân hàng dẫn đến ngân
hàng cấp tín dụng gặp rủi ro khi cho vay các khách hàng này. Cũng có thể do
những
khách hàng này hiểu được rằng dù họ không thanh toán được nợ cho ngân hàng thì
ngân hàng cũng mất rất nhiều thời gian và chi phí để xử lý tài sản đảm bảo để
thu
hồi nợ.
46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Khu vực huyện Bến Lức có đặc trưng số lượng khách hàng chiếm tỷ lệ thấp
so với các địa bàn khác, đây là một trong những vùng kinh tế sản xuất chủ yếu là
nông lâm ngư nghiệp. Xuất phát từ những đặc trưng trên, hoạt động của chi nhánh
Bến Lức cũng tập trung phát triển nhóm khách hàng cá nhân, nông hộ, cơ cấu dư nợ
nông nghiệp cũng phù hợp, đặc trưng tính chất của sự phát triển vùng.
Hoạt động cho vay và chất lượng tín dụng của Vietinbank - CN Bến Lức vẫn
còn những điểm bất cập. Vì vậy, dù không được mong đợi, nhưng khả năng khách
hàng không trả được nợ vay ngân hàng vẫn luôn hiện diện trong mọi hoạt động cho
vay của ngân hàng. Tùy theo mức độ, việc này có thể gây ra những thiệt hại về
tài
chính cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn Huyện Bến Lức trong đó có
Vietinbank. Chương 2 đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của khách
hàng tại Vietinbank - CN Bến Lức.
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cho thấy nguyên nhân dẫn đến
RRTD tại Vietinbank chi nhánh Bến Lức xuất phát từ cả phía khách hàng và ngân
hàng bao gồm: Vietinbank- CN Bến Lức đang thực hiện quy trình cho vay quá chú
trọng vào lợi nhuận và áp lực chỉ tiêu, xa rời chất lượng tín dụng, Sự yếu kém
của
đội ngũ cán bộ, Quy trình thẩm định tín dụng còn lỏng lẻo và chưa đảm bảo thực
hiện đúng quy trình trước khi giải ngân, Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
tính
hình sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi giải ngân của CBTD tại Vietinbank-
CN Bến Lức thiếu sát sao.
Để có một cái nhìn khách quan, cụ thể hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến
RRTD vay của khách hàng, nghiên cứu thực nghiệm với số liệu được thu thập đã
được tiến hành. Kết quả cho thấy, đối với khách hàng DN, RRTD bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố khách hàng hoạt động trong ngành công nghiệp và xây lắp, khách hàng
có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản,
tính
thanh khoản của khách hàng, khách hàng có hoạt động thương mại. Đối với khách
hàng cá nhân, RRTD bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trình độ văn hóa của người vay,
TSDB trên số tiền vay, Thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ, nợ quá hạn
của
khách hàng trong quá khứ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng cho vay của Vietinbank - CN Bến Lức và kết
quả rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm, chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp hạn chế
RRTD của khách hàng tại Vietinbank - CN Bến Lức.
47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
VIETINBANK – CHI NHÁNH BẾN LỨC
3.1. Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Vietinbank – chi nhánh Bến
Lức xuất phát từ nguyên nhân.
Kết quả phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietinbank – chi nhánh
Bến Lức tại chương 2 đã cho thấy nguyên nhân dẫn đến RRTD tại chi nhánh xuất
phát từ cả phía khách hàng và ngân hàng bao gồm:
Thứ nhất, Vietinbank- CN Bến Lức đang thực hiện quy trình cho vay quá
chú trọng vào lợi nhuận và áp lực chỉ tiêu, xa rời chất lượng tín dụng.
Thứ hai, Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ.
Thứ ba, Quy trình thẩm định tín dụng còn lỏng lẻo và chưa đảm bảo thực
hiện đúng quy trình trước khi giải ngân.
Thứ tư, Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tính hình sử dụng vốn vay
của khách hàng sau khi giải ngân của CBTD tại Vietinbank- CN Bến Lức thiếu sát
sao.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp nhằm giải quyết các nguyên
nhân này.
3.1.1. Nhóm giải pháp từ phía Ngân hàng
Quản lý và thẩm định chặt chẽ các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng.
Quản lý và thẩm định chặt chẽ các nhân tố ảnh hưởng đến tính lành mạnh
trong quan hệ tín dụng là một yếu tố quan trọng nhằm đánh giá, phân loại nợ hợp
lý
và phù hợp với chuẩn cho vay của Hội sở, đồng thời giúp CBTD Vietinbank- CN
Bến Lức đánh giá đúng khả năng, thực chất khả năng trả nợ của khách hàng, hạn
chế rủi ro tín dụng.
Trong hoạt động tín dụng của Vietinbank nói chung và chi nhánh Bến Lức
nói riêng, tài sản thế chấp thường là bất động sản như đất đai, nhà cửa. Các bất
động
sản phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế xã hội, các chính sách của nhà nước.
Do
đó có thể sẽ xảy ra những biến động lớn, những trường hợp lừa đảo hoặc có tiếp
tay
của cán bộ tín dụng ngân hàng làm cho ngân hàng không thu hồi được nợ. Vì vậy,
khi xem xét để cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cần chú trọng vào các nhân
48
tố khác như: tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất, khả năng cạnh
tranh
của khách hàng, năng lực quản lý và kinh nghiệm, các nhân tố này mới quyết định
khách hàng có trả được nợ cho ngân hàng hay không. Tài sản đảm bảo chưa phải là
chỗ dựa an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về nguyên tắc, số tiền vay
phải được bảo đảm bằng tài sản dưới hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bên thứ
ba. Tài sản bảo đảm là nguồn thu cuối cùng của ngân hàng một khi khách hàng
không trả được nợ cho ngân hàng, và đây cũng là nguồn thu không mong muốn của
ngân hàng. Do vậy, không nên xem tài sản bảo đảm là sự an toàn cho ngân hàng.
Việc chú trọng vào các nhân tố đã nêu trên đây sẽ làm giảm được các khoản
nợ xấu, đồng thời cũng làm tăng khả năng quản lý RRTD của ngân hàng và dần dần
ngân hàng sẽ xây dựng được những tiêu chuẩn đối với các khách hàng xin vay vốn
tín chấp, đặc biệt là đối với các khách hàng cá nhân, DN nhỏ và vừa. Từ đó tăng
khả năng tiếp cấn vốn vay từ ngân hàng của các khách hàng có hoạt động hiệu quả,
có dự án tốt nhưng không có hoặc không đủ tài sản đảm bảo.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng thông qua công tác
đào tạo, tái đào tạo và tuyển dụng.
Có thể nói đội ngũ nhân viên tín dụng là lực lượng rất quan trọng đối với bất
kỳ một ngân hàng nào. Do đó, việc đào tạo và tuyển dụng phải có một quy trình
chặt chẽ để có được một đội ngũ nhân viên tín dụng chất lượng cao.
Một nhân viên tín dụng cần có những kỹ năng cần thiết sau:
• Sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng;
• Kỹ năng giao dịch, ứng xử, thuyết trình;
• Các kiến thức cần thiết cho việc thẩm định và đánh giá tín dụng: kiến
thức về luật pháp; kiến thức về kế toán, tài chính; kiến thức về nền kinh tế,
ngành
nghề kinh doanh;
• Kiến thức tổng quát về chính trị, văn hóa, xã hội, địa lý, lịch sử, đạo đức;
• Khả năng phát hiện vấn đề và đề ra giải pháp;
• Cần phải có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và trách nhiệm đây là kỹ
năng mà hầu như các ngân hàng chưa chú trọng đúng mức. Chính vì điều này mà đã
xảy ra không ít các vụ lừa đảo, nhân viên tín dụng cấu kết với khách hàng để rút
49
tiền ngân hàng.
Do đó, trong quy trình tuyển dụng ngoài kiến thức chuyên môn, Vietinbank
nói chung và chi nhánh Bến Lức nói riêng cần kiểm tra về các kiến thức kinh tế
xã
hội khác, đặc biệt chú trọng đạo đức nghề nghiệp của ứng viên. Có không ít nhân
viên tín dụng bị sa thải ở ngân hàng này do vi phạm nghiêm trọng về quy định của
ngân hàng đã chạy sang ngân hàng khác làm việc. Do đó, khi tuyển dụng nhân viên
mới chi nhánh nên kiểm tra lý do nghỉ việc ở chỗ cũ của nhân viên mới. Ngoài
việc
tuyển dụng theo hình thức đăng báo, ngân hàng nên liên kết với các trường đại
học
như: Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP.HCM… để thu nhận, chọn lọc các
sinh viên đến thực tập và bố trí công việc sau thực tập nếu đáp ứng đủ các điều
kiện
tuyển dụng. Để làm được điều này các sinh viên đến thực tập ở chi n hánh Bến Lức
phải được chọn lọc, thi đầu vào và phỏng vấn cũng giống như những nhân viên
tuyển dụng mới. Nếu làm như vậy thì trong tương lai chi nhánh Bến Lức sẽ có một
đội ngũ nhân viên chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu ngày càng phát triển của
ngân hàng trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế và cạnh tranh toàn cầu
ngày
nay.
Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm các cấp bậc từ phó trưởng phòng trở lên ngoài
các căn cứ như kinh nghiêm, năng lực, chi nhánh Bến Lức còn phải căn cứ vào bằng
cấp, chẳng hạn như: người được bổ nhiệm vào chức Phó Trưởng phòng phải có hai
bằng đại học (một bằng chuyên môn và một bằng quản lý) trở lên, người được bổ
nhiệm vào các chức danh từ Trưởng phòng trở lên phải có trình độ thấp nhất là
thạc
sĩ. Nếu đặt ra điều kiện như vậy sẽ tạo ra tính chủ động tự nâng cao kiến thức
và
trình độ học vấn của nhân viên. Từ đó, chi nhánh sẽ có được đội ngũ quản lý có
trình độ cao, kiến thức rộng.
Hiện nay các ngân hàng nói chung đều có trung tâm đào tạo riêng cho nhân
viên nhưng chỉ tập trung đào tạo nghiệp vụ, sản phẩm mới, chính sách mới. Do đó
kiến nghị Vietinbank ngoài việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải đào tạo về
các kỹ năng khác như kế toán, đạo đức nghề nghiệp,…
Hoàn thiện quy tr ình thẩm định tín dụng chặt chẽ và đảm bảo thực
hiện đúng quy trình trước khi giải ngân.
Quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ và đảm bảo thực hiện đúng quy trình