Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4,286
593
133
81
Bảng 2.13. GTSX CN trong các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
GTSX CN trong KCN (Tỷ đồng)
36.059
42.577
46.500
51.000
52.000
GTSX CN toàn tỉnh – tính cả
dầu khí (Tỷ đồng)
241.305 217.195 316.435 409.231 410.486
GTSX CN toàn tỉnh – trừ dầu
khí (Tỷ đồng)
99.171 126.360 176.179 227.838 247.416
Tỷ trọng GTSX CN trong KCN
so với GTSX CN toàn tỉnh - tính
dầu khí (%)
14,94 19,6 14,69 12,46 12,67
Tỷ trọng GTSX CN trong KCN
so với GTSX CN toàn tỉnh – trừ
dầu khí (%)
36,66 36,69 26,39 22,38 21,02
Nguồn: Báo cáo 15 năm xây dựng và phát triển các KCN tỉnh BR – VT; Ban
Quản lý các KCN tỉnh BR – VT năm 2013; Niên giám thống kê tỉnh BR – VT năm
2010 và 2012; Xử lý số liệu trên cơ sở số liệu đã có.
Theo bảng 2.13 ta thấy được GTSX CN trong các KCN tăng nhanh qua các
năm và chiếm tỉ trọng l ớn trong tổng GT SX CN toàn tỉnh. Năm 2009, GTSX CN từ
các KCN là 36.059 tỷ đồng (chiếm 14,94% GTSX CN tính cả dầu khí và 36,66%
GTSX CN không tính dầu khí), đến năm 2011 tăng lên 46.500 tỷ đồng và đạt
52.000 tỷ đồng năm 2013 (chiếm 12,67% GTSX CN tính cả dầu khí và 21,02%
GTSX CN không tính dầu khí).
Như vậy, ngoài ngành CN khai thác dầu khí, các KCN đã tạo ra GTSX CN
lớn, chiếm tỉ trọng tương đối cao trong toàn ngành CN của tỉnh và có vai trò ngà
y
càng quan trọng đối v ới sự phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình
CNH,
HĐH địa phương.
2.4.3. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
Các KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh,
góp phần đưa BR - VT trở thành tỉnh có giá trị xuất khẩu ngày càng cao, tham gia
hội
82
nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, giá trị xuất khẩu từ các KCN tỉnh BR -
VT luôn
đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Điều đó, đã nâng cao tỷ trọng đóng góp về
giá trị
kim ngạch xuất khẩu của các KCN vào giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Qua bảng 2.14 ta thấy, trong những năm qua, kim gạch xuất khẩu CN của các
KCN tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển của các KCN đã đóng góp lớn vào tổng
kim gạch xuất khẩu CN toàn tỉnh nói riêng và tổng kim gạch xuất khẩu của tỉnh
nói
chung. Năm 2009, kim gạch xuất khẩu CN từ các KCN đạt 460 triệu USD, chiếm
6,8% tổng kim gạch xuất khẩu riêng ngành CN. Đến năm 2013, kim gạch xuất khẩu
CN từ các KCN tăng lên 1.060 triệu USD ( với tốc độ tăng 130,4%), chiếm 12,4%
tổng kim gạch xuất khẩu riêng ngành CN.
Bảng 2.14. Giá trị xuất khẩu từ các KCN giai đoạn 2009 – 2013
Chỉ số
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh
(Triệu USD)
7.068 6.202 9.166 10.689 9.006
Tổng giá trị xuất khẩu CN toàn tỉnh
– cả dầu khí (Triệu USD)
6.782 5.872 8.710 10.125 8.545
Giá trị xuất khẩu từ các KCN
(Triệu USD)
460 697 850 1.003 1.060
Tỷ trọng XK từ các KCN/tổng giá
trị XK toàn tỉnh (%)
6,5 11,24 9,27 9,38 11,8
Tỷ trọng XK từ các KCN/tổng giá
trị XK CN toàn tỉnh (%)
6,8 11,87 9,76 9,91 12,40
Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh BR – VT; Niên giám thống kê tỉnh BR – VT
năm 2010 và 2012; Tác giả xử lý trên cơ sở số liệu đã có.
So với tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, giá trị xuất khẩu từ các KCN cao và
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Năm 2009 tỷ trọng xuất khẩu từ các KCN chiếm
6,5% và từ những ngành khác là 93,5%, đến năm 2013 tỷ trọng xuất khẩu từ các
KCN tăng lên 11,8% và những ngành khác giảm xuống còn 88,2%. Điều này là do
hoạt động sản xuất kin h doanh của các DN tương đối ổn định, một số DN đã phục
hồi sau khủng hoảng, cùng với công tác xúc tiến đầu tư tỉnh đã thu hút thêm
nhiều
83
67,3%
26,6%
6,1%
Năm 2013
Công nghiệp - Xây dựng
Dịch vụ
Nông nghiệp
dự án nước ngoài… từ đó thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong tổng giá
trị xuất khẩu từ các KCN trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp FDI có giá trị xuất
khẩu lớn hơn nhiều các DN trong nước vì có các Công ty mẹ ở nước ngoài bao tiêu
sản phẩm. Vì vậy, vai trò của các doanh nghiệp FDI đối với hoạt động xuất khẩu
từ
các KCN ngày càng có vai trò quan trọng.
2.4.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH
Có thể nói cơ cấu kinh tế của BR - VT là tương đối đặc thù so với các tỉnh
trong vùng và cả nước, ngay từ khi mới thành lập tỉnh tỷ trọng CN luôn cao trong
cơ cấu kinh tế do phụ thuộc vào ngành CN khai thác dầu khí.
82,3
%
13,8
%
3,9%
Năm 2005
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 và 2013
Qua biển đồ 2.9 ta thấy, cơ cấu kinh tế tỉnh BR – VT có sự chuyển dịch. Năm
2005 công nghiệp – xây dựng chiếm 82,3% và đến 2013 còn 67,3%. Tỷ trọng ngành
dịch vụ tăng nhanh từ 13,8% năm 2005 lên 26,6% năm 2013. Tỷ trọng nông – lâm –
ngư chiếm 3,9% năm 2005 sau đó tăng lên là 6,1% năm 2013.
Những năm gần đây, tỷ trọng của ngành CN dầu khí giảm nhiều nhưng các
ngành CN khác đã phát triển k há mạnh, đặc biệt các ngành CN trong các KCN nên
tỷ trọng CN trong cơ cấu kinh tế vẫn du y trì ở mức cao, tác động mạnh mẽ đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh BR – VT theo hướng CNH, HĐH.
2.4.5. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa và nâng cao mức sống của người dân
Bên cạnh những thành công về kinh tế, các KCN còn tham gia, đóng góp tích
cực vào tổ chức đời sống xã hội. Việc thiết lập mô hình KCN đã góp phần hình
thành các khu đô thị mới gắn với phát triển CCN - TTCN, làng nghề và kiến tạo bộ
84
mặt nông thôn mới. Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang
CN và dịch vụ. Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu
về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao… đảm bảo cuộc sống của người
lao động, ổn định an sinh xã hội. Góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh
tế,
tạo sự phát triển hài hoà giữa các khu vực trong tỉnh là cơ sở để BR - VT hội
nhập
và phát triển một cách bền vững.
Có thể khẳng định rằn g, mô hình KCN tập trung là điểm đột phá về xâ y dựng
CSHT, giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc… có tác dụng thúc đẩy
quá
trình phát triển đồng bộ CSHT trong và ngoài KCN. Thực tiễn đã chứng minh
huyện Tân Thành có nhiều KCN hoạt động đã góp phần thay đổi di ện mạo của địa
phương từ một huyện thuần nông trở thành một hu yện có nền CN phát triển nhất
tỉnh BR – VT.
Các KCN trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực vào thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn. Năm 2001, tỷ lệ dân thành thị
của
BR - VT là 42,38% và dân số nông thôn là 57,62%. Đến năm 2012, dân số thành thị
tăng lên 49,85% (Đồng Nai là 33,42%; Bình Dương là 31,66%) và nông thôn chiếm
50,15%.
Sự phát tri ển các KCN thu hút ngày càng nhiều các dự án tham gia sản xuất,
tạo việc làm và tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Năm 2009, GDP/người tỉnh BR – VT đạt 7.283 USD/người và tăng lên 8.827
USD/người (gấp 1,2 lần so với năm 2009) vào năm 2011, đến năm 2013 đạt 10.990
USD/người (gấp 1,5 lần so với năm 2009).
Các KCN được hình thành làm cho giá đất trong khu vực tăng lên, người dân
giàu lên do việc bán đất thuộc quyền sử dụng của họ. Cơ hội kinh doanh của dân
cư
quanh KCN tăng lên nhờ các dịch v ụ cho thuê nhà, kinh doanh các dịch vụ ăn
uống,
vui chơi giải trí... Hơn nữa, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong các KCN:
Đường
xá, điện chiếu sáng... góp phần thay đổi bộ mặt, thói quen sinh hoạt và sản xuất
của
nhân dân trong khu vực. Trong tương lai, hình thành hệ thống khu đô thị quanh
các
KCN, các ngành nghề sản xuất kinh doa nh trở nên đa dạng, góp phần cải thiện mức
sống của khu dân cư.
85
2.4.6. Nâng cao trình độ lao động và công nghệ cho các DN
Để đáp ứng nhu cầu c ủa các DN đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh, đặc
biệt là các DN đến từ các nước phát triển có công nghệ cao. Tỉnh BR – VT rất chú
trọng công tác thu hút và đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật.
Vì thế, lực lượng lao động đã qua đào tạo của tỉnh cao hơn so với mặt bằng chung
cả nước. Lao động đã qua đào tạo tăng mạnh về số lượn g và chất lượng, với tốc
độ
tăng trung bình giai đoạn 2002 – 2005 là 11% và 15,2% giai đoạn 2006 – 2012.
Nhờ đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh BR – VT tăng từ 33% (năm 2005)
lên 55,0% (năm 2010) và 61,% (năm 2012), trong khi tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
của cả nước năm 2012 khoảng 43%.
Sự gia tăng các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN đã kéo theo đó là sự
xuất hiện của các mô hình tổ chức sản xuất CN tiên tiến, hiện đại đến từ nhiều
quốc
gia trên thế giới. Mặt khác, trong quá trình thu hút sự đầu tư trong và ngoài
nước,
giữa các DN trong KCN luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ về thị trường và sản phẩm.
Vì vậy, các DN trong t ỉnh nói chung và trong KCN không ngừng thay đổi và hiện
đại hóa về công ng hệ và mô hình quản lý. Chính những điều này đã làm cho thình
độ công nghệ của nhiều lĩnh vực đã tăng khá nhanh so với trước đây.
2.4.7. Thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất CN
Việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh BR - VT đã có tác động lan tỏa đến
các hoạt động dịch vụ và ngược lại, các hoạt động dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu
của DN giúp DN phát triển sản xuất như: Tín dụng ngân hàng; bưu chính, viễn
thông, điện lực; dịch vụ Logicstic; các hoạt động dịch vụ kinh doanh như cung
cấp
nhà ở cho công nhân, dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu thiết yếu của người lao
động … và các dịch vụ khác như như tiếp cận đất đai, tư vấn pháp lý DN, dịch vụ
vui chơi giải trí... đã và đang được các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh
cung cấp,
đáp ứng yêu cầu của DN.
Những đóng góp trên đã khẳng định các KCN là thành công của địa phương
trong phát triển CN, là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển KT – XH
tỉnh BR – VT.
2.5. Một số khó khăn và hạn chế trong quá trình phát triển KCN
86
2.5.1. Một số hạn chế và yếu kém
Bên cạnh những thành công đã đạt được, tro ng quá trình phát triển KCN trê n
địa bàn tỉnh BR - VT vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém, thể hiện:
- Chi phí san lấp mặt bằng và giá thuê đất cao: Tỷ trọng giá trị hạng mục san
nền trong tổng chi phí đầu tư hạ tầng các KCN của BR - VT rất cao, bình quân là
30%, có KCN lên đến 40% như: KCN Cái Mép, KCN Phú Mỹ I, KCN Phú Mỹ II
và KCN Đông Xuyên. Giá thuê đất của KCN này là 20 USD/m2/50 năm. Đây là
một con số này được xem rất cao so với cả nước và trong vùng.
- Công tác triển khai xây dựng hạ tầng chậm, không hoàn thành theo kế hoạch
năm đề ra. Công tác đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào chưa chú trọng đến việc xây
dựng các công trình hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, trường dạy nghề,
nhà
ở cho công nhân, các trung tâm dịch vụ… Điều nà y ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống cũng như nâng cao trình độ cho người lao động.
- Tỷ lệ lấp đầy các KCN còn thấp: Hiện các KCN trên địa bàn tỉnh đã cơ bản
hoàn thiện về CSHT sẵn sàng đón các nhà đầu tư nhưng vẫn còn hàng trăm ha đất
sạch đang chờ DN vào thuê đất như KCN Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng, KCN Mỹ
Xuân B1 – CONAC, KCN Mỹ Xuân, KCN Phú Mỹ II, KCN Mỹ Xuân B1 – Đại
Dương, KCN Châu Đức, CCN Hồng Lam, C CN Boomin Vina, CCN Hắc Dịch 1...
Đến năm 2013, tỉ lệ lấp đầy các KCN đạt 32,46%. Điều nà y chứng tỏ, diện tích
đất
CN tại các KCN tỉnh BR – VT còn trống rất nhiều, rất sự lãng phí tài nguyên đất
của địa phương.
- Công tác đền bù, GPMB của một số KCN còn nhiều bất cập: Nhiều hộ dân
đã nhận tiền đền bù nhưng không bàn giao đất, tái lấn chiếm, khiếu kiện kéo dài
do
sự bất đồng giữa đơn vị thu hồi đất và DN phát triển CSHT với người dân có đất
bị
thu hồi khiến cho tiến độ triển khai các hạng mục hạ tầng kỹ thuật KCN chậm t
iến
độ. Việc thu hồi đất của các cấp chính quyền không minh bạch cũng ảnh hưởng rất
lớn đến lòng tin của người dân vào đường lối và chính sách của Đảng.
- Sử dụng lao động trong các KCN chưa hợp lý: Số lao động địa phương tham
gia sản xuất tại các KCN trên địa bàn tỉnh rất ít, đến năm 2013 số lao động địa
phương là 15.278 người (chiếm 36,4%) và trình độ lao động không đáp ứng được
87
nhu cầu của các DN nên phải thu hút nhiều lao động ngoài tỉnh. Lao động nữ chỉ
tập
trung vào một số KCN: KCN Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân B1 – Đại Dương, Mỹ Xuân B1
– Tiến Hùng, Mỹ Xuân A2… do tính chất các ngành: Dệt may, giày da, sản xuất đồ
gỗ, chế biến thủy sản, VLXD… dẫn đến sự chệnh lệch về giới của lao động ở các
KCN tạo nên hiện tượng khó tìm bạn đời, ảnh hưởng lớn đến các vấn đề hôn nhân
và gia đình của bộ phận lao động này.
- Vấn đề nhà ở, điều kiện sống và làm việc của người lao động chưa được
quan tâm: Năm 2013, tỉnh BR – V T còn 39.183 lao động không được giải quyết
chổ ở (93,44% số lao động). Công nhân thuộc một số ngành có mức thu nhập thấp
rất khó khăn về điều kiện sống và học tập nâng cao trình độ. Nhiều DN chưa quan
tâm đúng mức đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và môi trường làm việc của
người lao động. Sự tập trung quá mức của cá c KCN dẫn tới tình trạng quá tải,
mất
an ninh trật tự, an toàn xã hội, tai nạn giao thông gia tăng, các dịch vụ phục v
ụ cho
sự phát triển của con người bị thiếu hụt nghiêm trọng… Những vấn đề trên ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả lao động và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc về
đời
sống vật chất lẫn tinh thần của người lao động.
- Môi trường sinh thái còn nhiều vấn đề phải quan tâm
Phần lớn các KCN sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi
trường cao nên các công trình và công nghệ xử lý chất thải được đầu hiện đại
nhưng
do chi phí tốn kém nên nhiều KCN không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Tại không ít KCN, hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sản x uất còn hạn chế,
sơ
sài, phần lớn chỉ mang tính chất đối phó. Mặt khác, để xây dựng các KCN cần san
lấp mặt bằng với một khối lượng lớn đất đổ nền và san lấp, làm mất đi một phần
lớn
vùng đất ngập mặn ven sông Thị Vải, ven vịnh Gành Rái… dẫn đến vấn đề suy
thoái hệ sinh thái vùng cửa sông.
- Vấn đề việc làm và đời sống của người dân có đất bị thu hồi để phát triển KCN
Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN và CCN – TTCN dẫn đến
người dân mất đất sản xuất, ngại chuyển đổi nghề nghiệp. Nhiều dự án KCN tiến
hành xây dựng chậm hoặc không thu hút sự đầu tư gây lãng phí tài nguyên đất,
không tạo được việc làm cho người dân quanh vùng. Việc tiến hành xây dựng KCN
88
và khi các KCN đi vào hoạt động gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước, các
vùng nước nuôi trồng thủy sản và môi trường sống của người dân xung quanh
KCN. Nhưng vấn đề trên dẫn đến đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu
hồi còn nhiều bất cập.
2.5.2. Nguyên nhân
Những khó khăn và hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các
nguyên nhân sau:
- Để tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý, các KCN của tỉnh được quy hoạch
sát sông và biển nên nền địa chất công trình rất yếu. Vì thế, để tiến hành san
lấp mặt
bằng thì phải vận chuyển một khối lượng đất rất lớn từ nơi khác đến cùng với các
biện pháp xử lý kỹ thuật nền móng hiện đại. Vì vậy chi phí san lấp nền và giá
cho
thuê đất cao.
- Các KCN trên địa bàn tỉnh do các DN trong nước làm chủ đầu tư, năng lực
tài chính không đáp ứng yêu cầu về đầu tư hạ tầng kỹ thuật dàn trải, vì vậy các
nhà
đầu tư sử dụng nguồn tài chính để đầu tư đầu tư cuốn chiếu các công trình hạ
tầng
kỹ thuật. Mặt khác, các ngân hàng thắt chặt tín dụng đối với các dự án bất động
sản
nên việc vay vốn để thực hiện các dự án gặp rất nhiều khó khăn.
- Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn khó khăn nên thu hút đầu tư
trong và ngoài nước vào các KCN giảm mạnh theo thời gian.
- Vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB các KCN. Việc giải quyết
khiếu nại về chính sác h bồi thường, hổ trợ GPMB của các cơ quan chức năng còn
chậm. Điều này đã làm chậm tiến độ thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong
khi chờ phán quyết của tòa án như KCN Phú Mỹ II, KCN Cái Mép.
- Hệ thống cơ chế và chính sách còn nhiều bất cập như: Nội dung trên Giấy
chứng nhận quyền sở hữu đất cấp cho nhà đầu tư thuê lại đất KCN ghi chú “Tổ
chức kinh tế thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không có quyền chuyển đổi,
chuyển
nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất” là rào cản, ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh; thủ tục công chứng hợp
đồng thuê đất gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang công chứng tại Phòng công
chứng do Sở tư pháp chỉ định.
89
- Do hạn chế về ngành nghề thu hút. Hiện BR – VT cương quyết không thu
hút các dự án thuộc 05 loại hình CN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, gồm: Chế biến tinh bột s ắn, chế biến mũ cao su, sản xuất hóa chất cơ bản
(có
phát sinh nước thải CN), nhộm, thuộc da và hạn chế đầu tư 05 loại hình CN có
nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gồm: CN xi mạ, chế biến thủy sản , sản xuất hóa
chất bảo vệ thực vật (có phát sinh nước thải CN), sản xuất bột giấy theo chủ
trương
chung của tỉnh và chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy, nhiều DN có
thiện chí đầu tư vào BR – VT cũng e ngại khi ngành nghề có công đoạn nằm trong
danh mục hạn chế.
- Chất lượng nguồn lao động địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của các
DN, đặc biệt những ngành đòi hỏi nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao: Điện, đạm, sản xuất thép, cơ khí, điện tử…
- Nhiều DN chưa thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, chậm triển
khai hoặc không có khả năng triển khai với nhiều lý do khác nhau. Vì vậy nhiều
dự
án đã rút vốn đầu tư hay bị thu hồi giấy phép đầu tư. Năm 2009 rút giấy phép đầu
tư
và chấm dứt hoạt động 02 dự án v ới 31 ,0 triệu USD; năm 2010 là 07 dự án với
tổng
vốn đầu tư 74,3 triệu USD; năm 2011 có 04 dự án giải thể; năm 2012 thu hồi gi ấy
phép đầu tư 08 dự án, thanh lý 01 dự án và giải thể 03 dự án.
- Chưa có sự liên kết phát triển giữa các KCN và CCN – TTCN trên địa bàn
tỉnh. Các KCN là những khu vực độc lập về CSHT và dịch vụ, đây là yếu điểm.
Trên đây là những khó khăn và hạn chế trong quá trình phát triển các KCN
tỉnh BR – VT và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, trong những năm tới địa
phương cần có những biện pháp tích cực để khắc phục nhằm phát huy vai trò của
các KCN đối với sự phát triển KT – XH địa phương, góp phần thúc đẩy quá trình
CNH, HĐH.
90
Tiểu kết chương 2
Qua xem xét sự hình thành và phân tích thực trạng hoạt động các KCN tỉnh
BR – VT từ khi thành lập, đặc biệt là giai đoạn 2009 – 2013, chúng ta có thể tóm
lược như sau:
Tỉnh BR – VT là địa phương có nhiều lợi thế cho việc phát triển CN nói chung
và KCN nói riêng. Trong thời gian qua, tận dụng những lợi thế vốn có, các KCN
trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành công lớn trong việc thu hút đầu tư
trong
và ngoài nước, tăng tỷ lệ lấp đầy, phát triển CN, gia tăng xuất khẩu, giải quyết
việc
làm cho người lao động, giải qu yết các vấn đề về môi trường... Hoạt động của
các
KCN tỉnh BR – VT đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển KT của địa phương,
thúc đẩy quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao
động, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân, thúc đẩy sự phát triển
của các loại hình dịch vụ mới… Đây được xem là một trong những thành tựu phát
triển KT - XH của địa phương.
Tuy nhiên, sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là vấn đề đền bù và GPMB các
KCN còn nhiều bất cập, công tác xây dựng CSHT còn chậm, hệ thống CSHT trong
và ngoài KCN chưa đồng bộ, giá thuê đất CN cao hơn các tỉnh lân cận giảm tính
hấp dẫn với các nhà đầu tư, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát…
những điều nà y ảnh hưởng đến phát triển CN theo hướng bền vững đòi hỏi các cơ
quan chức năng phải có những chiến lược lâu dài và hệ thống giải pháp thích hợp
để
khác phục nhằm phát huy triệt để vai trò của các KCN.