Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4,287
593
133
71
42,0%
37,0%
21,0%
Năm 2011
Lao động phổ thông
Lao động Trung cấp, Cao đẳng
Lao động Đại học trở lên
do trong những năm gần đây địa phương chú trọng phát triển mạnh các ngành CN
nặng và CN dịch vụ cảng biển, một trong những thế mạnh của BR – VT.
* Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Cùng với công tác xúc tiến đầu
tư, DN nước ngoài đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh BR – VT ngày càng tăng
nhanh. Tuy nhiên, do phần lớn dự án FDI tập trung vào một số ngành CN nặng,
khai thác cảng biển nên sử dụng ít lao động. Năm 2013, số lao động làm việc
trong
các dự án FDI là 3.481 người (chiếm 8,3% tổng số lao động làm việc trong các
KCN), còn lại 91,7% việc làm cho người lao động được tạo ra trong khu vực kinh
tế
trong nước, trong đó chủ yếu là khu vực ngoài nhà nước.
* Cơ cấu lao động theo trình độ
Để nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư tỉnh BR - VT đã rất chú trong
đến vấn đề thu hút và đào tạo nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có
trình
độ cao. Vì vậy tỷ lệ và chất lượng nguồn lao động đã qua đào tạo và có trình độ
chuyên môn ngày càng lớn, tạo tiền đề hấp dẫn các DN trong và ngoài nước.
64,0
%
25,0
%
11,0
%
Năm 2005
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ trong các KCN tỉnh BR – VT
năm 2005 và 2011
Qua biểu đồ 2.5 ta thấy, năm 2005, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn 64,0%;
lao động có trình độ Trung cấp, Cao đẳng chiếm 25,0% và lao động có trình độ Đại
học và trên Đại học chiếm 1 1,0%. Đến năm 2011, lao động phổ thông giảm xuống
còn 42,0% (giảm 22,0%); lao động có trình độ Trung cấp, Cao đẳng chiếm 37,0%
(tăng 12,0%) và lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 21,0% (tăng
10,0%). Trong tương lai, cơ cấu lao động theo trình độ tiếp tục có sự chuyển
dịch
72
theo chiều hướng tích cực. Dự báo đến năm 2015 cơ cấu lao động trong các KCN
như sau: Lao động phổ thông 38,2%; lao động có trình độ Trung cấp, Cao đẳng
38,7%; lao động có trình độ Đại học và trên Đại học 23,1%. Điều này khẳng định,
nguồn lao động có trình độ trong các KCN tỉnh BR - VT ngày càng cao, đáp ứng đủ
nhu cầu của các DN và quá trình CNH, HĐH.
Hơn nữa, sự phát triển hệ thống KCN góp phần hình thành và phát triển mạnh
mẽ thị trường lao động trong VKTTĐPN, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ.
Nhiều DN trong các KCN có mô hình t ổ chức và quản lý nhân lực tiến tiến là môi
trường tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học, quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý
DN của địa phương.
2.3.7. Hiệu quả phát triển của các KCN
2.3.7.1. Hiệu quả về kinh tế
* Doanh thu từ các KCN
Trong giai đoạn 2009 – 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN
trên địa bàn tỉn h rất ổn định, ngày càng thu hút nhiều dự án đầu tư trong và
ngoài
nước, nhiều dự án mới đi vào hoạt động và sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các
dự
án FDI. Điều này phản ánh sự thành công trong công tác đẩy mạnh xúc tiến đầu tư
của tỉnh.
3.9
13
7.8
13.6
1.2
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
%
Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng doanh thu từ các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013
Qua biểu đồ 2.6 ta thấy, doanh thu từ các KCN tỉnh BR – VT luôn tăng với
mức độ khác nhau the o từng giai đoạn nhưng nhìn chung vẫn đạt kế hoạch đề ra.
73
Năm 2010 và 2012 có mức tăng trưởng cao nhất với 13,0% trở lên, năm 2011 tăng
trưởng trung bình với sự hoạt động ổn định của các nhà máy sản xuất điện đạm,
sản
phẩm sản xuất được tiê u thụ hoàn toàn và doanh thu tăng. Đến năm 2013 mức tăng
trưởng doanh thu từ các KCN thấp với 1,2% là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế nên thu hút đầu tư vào các KCN giảm mạnh, bên cạnh đó nhiều DN khó
khăn về vốn đang hoạt động cầm chừng, các nhà máy thép do thị trường bất động
sản “đóng băng” và cạnh tranh xuất khẩu giảm do hàng Trung Quốc nên thị trường
xuất khẩu bị thu hẹp, chủ yếu thị trường trong nước. Tuy nhiên, tính trung bình
cả
giai đoạn 2009 – 2013 thì tốc độ tăng doanh thu của các KCN vẫn cao, khoảng
7,9%.
Bảng 2.11. Doanh thu từ các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013
Các chỉ số
2009
2010
2011
2012
2013
Doanh thu từ các KCN (Triệu USD)
3.981
4.5000
4.850
5.512
5.577
Tổng doanh thu từ CN của tỉnh - kể
cả dầu khí (Triệu USD)
10.968 11.343 14.384 18.601 20.172
Tỷ trọng doanh thu từ các
KCN/Tổng doanh thu từ
CN toàn
tỉnh (%)
36,3 39,7 33,7 29,6 27,6
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác đầu tư phát triển KCN tỉnh BR - VT năm
2009, 2010, 2011, 2012, 2013. Niên giám thống kê tỉnh BR – VT năm 2010 và 2012.
36,3
39,7
33,7
29,6
27,6
63,7
60,3
66,3
70,4
72,4
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Doanh thu từ các KCN
Doanh thu từ các ngành CN khác ngoài KCN
Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng doanh thu từ các KCN trong tổng doanh thu CN toàn tỉnh
Từ bảng 2.11 và biểu đồ 2.7. ta thấy, dù mức tăng trưởng doanh thu từ các
KCN giai đoạn 2009 – 2013 không đều nhưng nhìn chung là tổng doanh thu từ các
74
KCN tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu CN toàn tỉnh.
Năm 2009, tổng doanh thu từ các KCN đạt 3.981,0 triệu USD (chiếm 36,3% tổng
doanh thu từ CN trên toàn tỉnh) và tăng lên 4.850,0 triệu USD năm 2011 (chiếm
33,7%), đến năm 2013 tổng doanh thu từ các KCN tăng lên 5.577,0 triệu USD
(chiếm 27,6%).
Các KCN có doanh thu lớn như trên là do trong thời gian qua địa phương đã
thu hút được nhiều dự án sản xuất CN chủ lực như: Điện, sắt thép, phân bón, xây
dựng cảng… Nổi bật là 02 dự án điện BOT và các dự án thuộc ngành thép, đưa BR
– VT trở thành trung tâm điện – t hép lớn nhất cả nước cùng với sự phát triển
của
các DN đầu tư nước ngoài đi liền với sự xuất hiện một số sản phẩm mới như gốm
sứ, gạch men, tháp gió, da thuộc, vải giả da, sắt thép, cơ khí và CN phụ trợ
ngành
dầu khí và CN nặng…
40,6
40,0
53,6
53,8
53,6
59,4
60,0
46,4
46,2
46,4
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Doanh thu từ dự án FDI
Doanh thu từ các dự án trong nước
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu doanh thu từ các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013
Qua biểu đồ 2.8 ta thấy trong cơ cấu doanh thu từ các KCN trên địa bàn tỉnh
BR – VT, doanh thu từ các dự án FD I chiếm tỷ lệ lớn và ngày có vai trò quan
trọng.
Năm 2009 chiếm 40,6% doanh thu từ các KCN, đến năm 2011 chiếm 53,6% và giữ
mức ổn định đến năm 2013.
* Giá trị xuất nhập khẩu và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu
Phân tích biểu 2.12 ta thấy, giai đoạn 2009 – 2013 tổng giá trị xuất nhập khẩu
từ các KCN liên tục tăng. Năm 2009 đạt 1.330 triệu USD, đến năm 2013 đạt 2.786
75
triệu USD, gấp 2,09 lần so với năm 2009.
Bảng 2.12. Giá trị xuất nhập khẩu từ các KCN giai đoạn 2009 – 2013
Chỉ số (Triệu USD)
2009
2010
2011
2012
2013
Giá trị xuất khẩu
460
697
850
1.003
1.060
Giá trị nhập khẩu
870
1.164
1.352
1.675
1.726
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
1.330
1.861
2.202
2.678
2.786
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh BR – VT năm 2013
Trong đó, giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu, cụ thể: Giá trị
xuất khẩu năm 2009 là 460,0 triệu USD tăng lên 1060,0 triệu USD năm 2013 với
tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn là 23,2%; giá trị nhập khẩu năm 2009
là
870,0 triệu USD và tăng lên 1726,0 triệu USD năm 20013 với tốc độ tăng trưởng
trung bình cả giai đoạn là 18,2%. Tuy nhiên, cán cân thương mại luôn ở tình
trạng
nhập siêu. Năm 2009, nhập siêu 410 triệu USD, và tăng lên 672,0 triệu USD năm
2012, đến năm 2013 nhập siêu 666 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu thuộc về
nguyên liệu sản xuất CN, và các mặt hàng xuất khẩu thuộc về hàng chế biến thủy
sản, hàng CN và tiểu thủ CN như: Tháp gió, da thuộc, vải giả da, sắt thép các
loại,
gốm sư, gạch men, hàng cơ khí, may mặc, giày da và thể thao nên giá trị nhập
khẩu
luôn cao hơn giá trị xuất khẩu, cán cân thương mại luôn âm. Qua các năm, cơ cấu
hàng xuất khẩu có sự thay đổi, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp và sử
dụng nhiều lao động như may mặc và già y da giảm tỉ trọng, tăng tỉ trọng xuất
khẩu
các mặt hàng CN nặng và chế tạo, vì vậy giá trị xuất khẩu ngày càng cao.
Hơn nữa, trong xuất khẩu vai trò của các doanh nghiệp FDI càng quan trọng.
Khoảng 43,0% doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong KCN tham gia vào hoạt
động xuất khẩu. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của các doanh n ghiệp FDI đạt 241
triệu USD, năm 2010 là 644 triệu USD (chiếm 92,4% giá trị xuất khẩu từ các
KCN), đến năm 2013 đạt 1.009 triệu USD (chiếm 95,2% giá trị xuất khẩu từ các
KCN) với tốc độ tăng trưởng đạt 56,7%. Các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ cao
trong xuất khẩu vì có Công ty mẹ ở nước ngoài bao tiêu sản phẩm: Công ty TNHH
Bunge VN, Công ty TNHH CKHH Sài Gòn, Công ty TNHH STX OSV V T, Công
76
ty TNHH SX giày da Uy Việt, Công t y TNHH Posco VN… Bên cạnh đó, năm 2013
có nhiều DN phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu: Công ty TNHH CS Wind VN, Công ty TNHH Baconco… nên giá trị xuất khẩu
của các DN FDI càng cao. Thị trường xuất khẩu mở rộng khắp các châu lục với các
nước trên thế giới: Mỹ, Nga, Nhật, Singapor, Hồng Kông, Cannada, Úc, Anh,
Malaixia, Idonexia, Đức, Campuchia, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Na U y… Vì thế,
giá trị xuất khẩu từ các KCN trên địa bàn tỉnh BR – VT tăng nhanh.
2.3.7.2. Nâng cao đời sống của người lao động
Hầu hết các DN quan tâm và nghiêm túc thực hiện tốt các quy định về pháp
luật lao động như: Tiền lương, bảo hiểm, tiền công thời gian làm việc, chế độ
chính
sách như thai sản, ốm đau, vệ sinh an toàn lao động…
Nhiều DN đã chú trọng đến các vấn đề anh sinh cho công nghân lao động: Tổ
chức nhà trẻ mẫu giáo cho con em công nhân , tổ chức xe đưa đón, bữa ăn giữa ca,
tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng…
Vì
vậy, đời sống văn hóa tinh thần của người lao động ngày được nâng cao. Đối với
một số dự án lớn thuộc ngành cơ khí, điện, sản xuất phân bón, hóa chất, sản xuất
thép, kính… đời sống văn hóa tinh thần của người lao động tương đối tốt do DN có
khả năng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao như có thư viện trong
các
nhà máy và ký túc xá, có sân bãi tập thể dục thể thao, ngoài ra cá c DN thường
tổ
chức các hoạt động như tham quan, dã ngoại… Hơn nữa, những DN này tập trung
chủ yếu lao động có trình độ chuyên môn và thu nhập cao nên chính bản thân và
gia
đình họ cũng tự tổ chức và hưởng thu đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa
dạng.
Vấn đề nhà ở cho côn g nhân được chú trọng. Đến năm 2013, có 11 DN KCN
tự bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân với diện tích 41.400 m
2
, đáp ứng
cho 2.760 công nhân (chiếm khoảng 6,4% số lao động trong các KCN): Nhà máy
Điện Phú Mỹ, nhà máy Đạm Phú Mỹ, nhà máy thép Vinakyoei, nhà máy Giấy M ỹ
Xuân, nhà máy Thép miền Nam, Công ty TNHH POSCO Việt Nam, Công ty
TNHH Sang Fan Việt Nam, Công ty TNHH Prime Asia Việt Nam, Công ty TNHH
Te An Việt Nam, Công ty phát triển quốc Tế Fosmosa, Công t y cổ phần Thép -
77
Thép Việt và khu nhà ở công nhân trong KCN tại thị trấn Phú Mỹ - huyện Tân
Thành. Ngoài ra, một số DN hổ trợ nhà ở cho công nhân bằng việc trả phụ cấp với
khoảng 300.000 đồng/tháng/người.
Cùng với quy định lộ trình tăng lương tối thiểu của Chính phủ, thu nhập của
người
lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh dần được nâng cao. Năm 2012, thu nhập
bình
quân/tháng của 1 lao động làm công ăn lương tỉnh BR – VT khoảng 3 triệu
đồng/tháng,
chỉ thấp hơn so với TP.HCM (3,5 triệu đồng/tháng), cao hơn Đồng Nai và Bình
Dương
(2,5 triệu đồng/tháng). Trong đó, thu nhập lao động trong một số ngành khá cao
như:
Sản xuất điện năng với 13,5 triệu đồng/tháng; phân bón hóa chất với 11,4 triệu
đồng/tháng, thép với 10,0 triệu đồng/tháng…
Các DN thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động và phòng chống cháy nổ, tạo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả, thực
hiện tốt “Tuần lễ quốc gia về an toàn, phong cháy chữa cháy”. Đến nay, hầu hết
các
DN đều thành lập Hội đồng bảo hộ lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao
động; xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh ở các bộ phận sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, công tác an ninh trật tự trong các KCN được thực hiện tốt.
2.3.7.3. Giải quyết ô nhiễm môi trường
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xâ y dựng và phát triển các
KCN là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý môi trường. Khi CN phát
triển,
tốc độ khai thác tài ngu yên lớn, ô nhiễm môi trường tăng nhanh. Nếu không có
giải
pháp tích cực sẽ dẫn đến những hậu quả nghi êm trọng khó có thể khắc phục được.
Vì vậy, từ năm 2008, Ban Quản lý các KCN đã thực hiện ủy quy ền quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường. Nhìn chung các DN trong KCN tuân thủ pháp luật về
bảo vệ môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các thủ tục pháp
lý
về môi trường theo quy định và có công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn
trước
khi thải ra môi trường tự nhiên. Đến nay hầu hết các DN đã thực hiện báo cáo
đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường theo quy định khi tha m gia
đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN.
78
* Xử lý nước thải tại các KCN
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BR - VT, hiện na y tổng lượng nước
thải phát sinh tại 9 KCN trên địa bàn tỉnh là vào khoảng 21.000 m3/ngày đêm, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường sông Thị Vải.
Đến nay, môi trường tại các KCN đã được cải thiện đáng kể nhờ có các nhà
máy xử lý nước thải tập trung công nghệ cao, công suất lớn. Hầu hết các KCN trên
địa bàn tỉnh BR - VT khi đi vào hoạt động đều đã hoàn thiện hệ thống xử lý nước
thải tập trung đạt tiêu chuẩn quy định. Đến năm 2013, có 5 KCN đi vào hoạt động
đã cơ bản hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn I gồm: KCN
Đông Xuyên (3.000m
3
/ngày đêm); KCN Phú Mỹ I (2.500m
3
/ngày đêm); KCN Mỹ
Xuân A (4.000m
3
/ngày đêm); KCN Mỹ Xuân A2 (7.500m
3
/ngày đêm); KCN Mỹ
Xuân B1 – Tiến Hùng (1.500 m
3
/ngày đêm) Nước thải đã qua xử lý được phép thải
trực tiếp vào môi trường tự nhiên. Ngoài ra, hiện có 3 KCN đang triển khai đầu
tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung là KCN Mỹ Xuân B1- CONAC, KCN
Phú Mỹ II và KCN Cái Mép. Tu y nhiên, các DN trong các KCN này cũng đã có hệ
thống xử lý nước thải cục bộ đạt chuẩn, đảm bảo nước thải CN đạt tiêu chuẩn sạch
trước khi thải vào môi trường tự nhiên.
Các ngành chức năng của tỉnh BR - VT đã và đang hoàn thành lắp đặt hệ
thống quan trắc tự động để kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý tại các KCN
Phú Mỹ I, KCN Đông Xuyên và KCN Mỹ Xuân A2 và CC N Ngãi Giao. Ủy ban
nhân dân tỉnh BR - VT đã ban hành chỉ thị yêu cầu các chủ đầu tư hạ tầng KCN có
các dự án thành phần đi vào hoạt động phải nhanh chóng đầu tư hoàn chỉnh hệ
thống xử lý nước thải tập trung theo quy định. Các KCN chưa đi vào hoạt động
phải
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi các
dự
án thành phần đi vào hoạt động.
* Ô nhiễm không khí và khắc phục ô nhiễm không khí
Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ hoạt động của các nhà máy sản xuất
phân bón, sản xuất thép và sản xuất VLXD tập trung chủ yếu ở các KCN: Phú Mỹ I,
Phú Mỹ II, M ỹ Xuân A. Một số dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không
khí như: Nhà máy Đạm Phú Mỹ (nguy cơ rò rỉ khí amoniac), nhà máy phân bón
79
Baconco (phát sinh bụi)… Đa số các dự án sử dụng nhiên liệu than đá hoặc dầu FO,
DO, hoặc trong sản xuất có sử dụng các dung môi hữu cơ (chế biến da thuộc), hơi
hoá chất acid (sơn phủ, công nghệ xi mạ, tẩy gỉ trong cán thép…). Ngoài ra, ô
nhiễm không khí tại các KCN còn bắt nguồn từ bụi phát sinh từ các hoạt động san
lấp mặt bằng, xây dựng CSHT.
Nhiều DN trong KCN đã có một số biện pháp nhằm giải quyết ô nhiễm môi
trường không khí như tăng diện tích cây xanh, thảm cỏ, diện tích đất trống được
tận
dụng trồng các loại cây nông sản, tiết giảm nhiên liệu và điện năng trong sản
xuất
(tắt bớt các thiết bị điện sản xuất khi không cần thiết, gắn đèn compact thay
đèn sợi
tóc, các trụ đèn chiếu sáng trong khu vực đường nội bộ đều có công tắc riêng,
khi
không cần thiết sẽ tắt hết...). Hiện nay, một số nhà máy trong các KCN đã có hệ
thống xử lý khí thải.
* Thu gom và xử lý chất thải rắn CN
Theo thống kê sơ bộ của Ban Quản lý các KCN, các KCN trên địa bàn tỉnh
thải ra khoảng 328 tấn chất thải rắn/ngày, chủ yếu là xỉ lò luyện, vảy thép, bao
bì
hỏng, bùn thải… Trong đó có nhiều loại chất thải có khả năng tái sử dụng như xỉ
thép của ngành thép có thể sử dụng là m nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy
luyện
phôi thép nên nhiều n hà má y đã đầu tư công đoạn tái sử dụng chất thải trong
dây
chuyền công nghệ với kinh phí đầu tư lớn.
BR - VT h iện có 9 khu xử lý, chôn lấp và tái chế chất thải rắn CN: Khu xử lý
liên hợp Tóc Tiên với diện tích 100 ha, thuộc Công ty TNHH Kbec Vina, có khả
năng tiếp nhận 8,7 triệu m
3
chất thải rắn; Nhà máy tái chế xỉ thép Công ty Vật Liệu
Xanh tại KCN Phú Mỹ 1 với công suất 1.000 tấn/ngày; Nhà máy phân hữu cơ tại
Tân Thành 500 tấn/ngày và 6 bãi chôn lấp chất thải rắn. Ngoài ra, chất thải rắn
nguy
hại còn được thu gom và vận chuyển về các Công ty có chức năng tại TPHCM,
Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang để xử lý. Đặc biệt, bụi thép độc hại từ các nhà
máy luyện thép đã được vận chuyển về các nhà máy xử lý chất thải ngành luyện
kim tại tỉnh Hải Dương và Thái Nguyên. Vì vậy, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải
CN cao, đạt khoảng 70 - 80%.
Mặc dù tỉnh rất quan tâm đến công t ác thu gom và xử lý chất thải, song với
80
khối lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, nguy cơ ô nhiễm môi trường không
thể tránh khỏi. Do đó, quản lý chất thải rắn được xác định là một trong những ưu
tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
2.4. Những đóng góp chủ yếu của các KCN vào sự phát triển KT – XH tỉnh
BR - VT
Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, các KCN tỉnh BR - VT đã có đóng
góp lớn vào ngân sách của địa phương, tăng trưởng sản xuất CN, nâng cao kim
ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
người
dân, tạo việc làm với thu nhập ổn định, thúc đẩy quá trình đô thị hóa… Cụ thể:
2.4.1. Đóng góp vào ngân sách địa phương
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các KCN trên địa
bàn tỉnh BR - VT ổn định và đạt được nhiều kết quả khả quan, đóng góp đáng kể
vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Trong giai đoạn 2009 – 2013 đóng thuế và nộp ngân sách nhà nước của các
KCN trên địa bàn tỉnh luôn tăng. Năm 2009, đóng thuế và nộp vào ngân sách tỉnh
từ
các KCN là 234,8 triệu USD/năm (chiếm 8,0% ngân sách tỉnh), tăng lên 268,0 triệu
USD/năm (chiếm g ần 5,0%) năm 2011, đến năm 2013 đạt 298,0 triệu USD (chiếm
5,3% ngân sách tỉnh), tăng 1,27 lần so với năm 2009. Các sản phẩm CN chủ yếu là
điện, sắt thép các loại, hàng cơ khí, hàng may mặc, gốm sứ, giày da, tháp gió…
Qua đó ta thấy, các KCN trên địa bàn tỉnh có vai trò ngày càng quan trọng
trong đóng góp ngân sách của địa phương nhưng tỷ lệ vẫn còn rất thấp và đóng góp
cho ngân sách địa phương chủ yếu từ các DN đang hoạt động ngoài KCN, đặc biệt
là lĩnh vực dầu khí.
2.4.2. Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp
Các KCN thu hút nhiều ngành nghề với các dự án thuộc lĩnh vực CN chế biến,
chế tạo, CN hổ trợ, CN sử dụng nguyên nhiên liệu khí đốt, gắn liền với phát
triển hệ
thống cảng và các ngành chế biến nông lâ m, hải sản, dệt má y và giày da. Các
KCN
đã góp phần gia tăng cao về GTSX CN của địa phương.