Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4,229
593
133
41
loại thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, t ôm xú, cua gạch , hàu … là
những mặt
hàng có giá trị kinh tế cao. Cùng với sự phát triển về kỹ thuật nuôi trồng, đội
ngũ
tàu thuyền và phương tiện đánh bắt ngà y càng hiện đại, sản lượng đánh bắt, diện
tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh BR – VT ngày càng cao. Năm 2012, tổng
diện tích nuôi trồng toàn tỉnh là 7.064,3 ha (trong đó nuôi trồng nước ngọt là
1.256,0 ha; nước mặn là 5.808,3 ha), sản lượn g thủy s ản kh ai thác là 272.990
tấn và
thủy sản nuôi trồng là 12.380 tấn. Trong tương lai, tỉnh sẽ đẩy m ạnh công tác
đánh
bắt xa bờ và nuôi trồng thủy s ản đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN
chế biến thủy sản với quy mô lớn.
2.2.1.3. Dân cư và nguồn lao động
Bảng 2.2. Dân số và lao động qua tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng số dân (Nghìn người)
998,5
1.012,0
1.026,3
1.038,9
1.052,8
Tổng số lao động (Nghìn người)
642
656
667
682
697
Tỷ lệ lao động/tổng số dân (%)
64,3
648
65,0
65,6
66,2
Số lao động CN (nghìn người)
175
188
196
226
232
Tỷ lệ lao động CN/tổng số lao
động (%)
27,2 28,7 29,4 33,2 33,3
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH trong 3 năm 2011 –
2013; Niên giám thống kê 2013.
* Dân cư
Qua bảng 2.2 ta thấy dân số tỉnh BR – VT liên tục tăng. Năm 2009 là 998,5
nghìn người, đến năm 2013 đạt 1.052,8 nghìn người, chiếm hơn 1,17% dân số cả
nước, mật độ dân số trung bình là 529 người/km
2
. Dân số sống tại thành thị đạt gần
524,8 nghìn người (chiếm 49,85%), dân số sống tại nông thôn đạt 528,0 nghìn
người (chiếm 50,15%). Dân số nam đạt 526,2 nghìn người (chiếm 49,98%), trong
khi đó nữ đạt 526,6 nghìn người (chiếm 50,02%). Tỷ lệ tăng dân số chung là 1,4%.
Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, dựa báo dân số của tỉnh sẽ đạt
1.075.000
người vào năm 2015 và 1.135.000 người vào năm 2020. Như vậy, hàng năm tỉnh có
42
33,3%
66,7%
Năm 2013
Lao động trong ngành CN
Lao động trong các ngành khác
khoảng 15.000 người bước vào tuổi lao động đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của
các DN hoạt động trong lĩnh vực CN trên địa bàn tỉnh. Không những thế dân số
đông và tăng nhanh còn tạo ra một thị trường địa phương tiêu thụ sản phẩm rộng
lớn, là điều kiện hấp dẫn thu hút sự đầu tư của các DN.
* Lao động
Về số lượng lao động: Cùng với sự gia tăng về tổng số dân, tổng số lao động
và số lao động trong khu vực CN trên địa bàn tỉnh BR - VT cũng có xu hướng tăng
nhanh.
27,2
%
72,8
%
Năm 2009
Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng lao động CN trong cơ cấu lao động toàn tỉnh BR – VT
năm 2009 và 2013
Theo bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta thấy, năm 2009 tổng số lao động toàn tỉnh là
642 nghìn người (chiếm 64,3% tổng số dân), trong đó lao động trong khu vực CN là
175 nghìn người (chiếm 27,2% tổng số lao động toàn tỉnh). Đến năm 2013 tổng số
lao động toàn tỉnh tăng lên 697 nghìn người (chiếm 66,2% tổng số dân), trong đó
số
người đang làm việc trong khu vực CN là 232 nghìn người (chiếm 33,3 % tổng số
lao động toàn tỉnh). Nguồn lao động đông và tăng nhanh có khả năng đáp ứng nhu
cầu sử dụng lao động của các DN công ng hiệp, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều
lao động.
Về cơ cấu lao động theo tuổi: Theo các kết quả nghiên cứu điều tra dân số
năm 2005 nhóm 10 - 14 tuổi chiếm 12%; nhóm 15 - 39 tuổi chiếm 49,8%; 40 - 59
tuổi chiếm 21%. Điều này cho thấy dân số của tỉnh tương đối trẻ, lực lượng lao
động chiếm một tỷ lệ khá cao trên 70,8% và số người chuẩn bị bổ sung vào độ tuổi
43
39,0%
39,2%
21,8%
Năm 2012
Lao động phổ thông
Lao động Trung cấp, Cao đẳng
Lao động Đại học trở lên
lao động lớn với k hoảng 12,0%. Dự báo đến năm 2020 các nhóm tuổi có các tỷ lệ
như sau: nhóm 10 - 14 tuổi chiếm 9%; nhóm 15 - 39 tuổi chiếm 52,6%; nhóm 40 -
59 tuổi chiếm 34,4%. Như vậy lực lượng lao động của tỉnh sẽ tăng lên 87,0% vào
năm 2020. Đây chính là nguồn lao động quan trọng cho chiến lược phát triển KT -
XH của tỉnh nói chung và CN nói riêng. Tuy nhiên điều này cũng gây áp lực l ớn
cho các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực
lượng
lao động đông đảo này.
Cơ cấu lao động theo giới tính: Năm 2012, lao động nam là 371,7 nghìn người
(chiếm 54,5%) và lao động nữ là 310,3 nghìn người (chiếm 45,5%). Tỷ lệ lao động
nam lớn hơn lao động nữ do nhu cầu sử dụng lao động của những ngành CN nặng
như dầu khí, sản xuất VLXD, cảng biển…
Cơ cấu lao động t heo thành phần kinh tế: Năm 2012, cơ cấu lao động theo
thành phần kinh tế như sau: Ngoài nhà nước chiếm 51,24%; Nhà nước chiếm
17,16% và có vốn đầu tư nước ngoài là 31,6%, so với cả nước và vùng ĐNB, tỉnh
BR – VT có lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều (cả
nước: 3,3%; vùng ĐNB: 15,5%). Điều này phản ánh phần nào sức hấp dẫn của BR
– VT và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động đối với các DN nước ngoài.
Chất lượng nguồn lao động: Chất lượng nguồn lao động của tỉnh luôn ở mức
cao so với trung bình của cả nước và ngày càng cao.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu chất lượng nguồn lao động tỉnh BR - VT năm 2008 và 2012
44
Qua biểu đồ 2.2 ta thấy, năm 2008 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh là
45,5,0% (trong đó lao động Trung cấp và Cao đẳng chiếm 28,3% và Đại học trở lên
đạt 17,2%), đến năm 2012 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên 61,0% (trong đó
lao động có trình độ Trung cấp và Cao đẳng chiếm 39,2%; trình độ Đại học trở lên
chiếm 21,8%). Dự kiến đến năm 2015 lực lượng lao động đã qua đào tạo sẽ chiếm
70,0% nguồn lao động của tỉnh.
Ngoài ra, mỗi năm tỉnh có khả năng thu hút gần 1.000 lao động có chuyên
môn kĩ thuật từ các địa phương khác. Trước mắt nguồn lao động của tỉnh đã đáp
ứng được nhu cầu của quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, về lâu dài để giảm sự phụ
thuộc về nguồn lao động chất lượng cao, tỉnh cần chú ý hơn nữa trong việc đào
tạo
nguồn nhân lực.
Về phân bố lao động: Dân cư phân bố không đồng đều giữa thành thị và nôn g
thôn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố nguồn lao động. Hơn ½ dân số tập
trung ở vùng nông thô n nên nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ
thông. Trong khi đó, thành thị có số lượng lao động ít hơn nhưng là nơi tập
trung
nguồn lao động có trình độ cao. Đặc điểm nà y có ảnh hưởng lớn đến các chủ DN
trong việc bố trí cơ sở sản xuất và tuyển chọn lao động. Những ngành CN yêu cầu
lao động có trình độ cao thì phân bố gần các trung tâm đô thị, trong khi đó
nhiều
DN có nhu cầu sử dụng nhiều lao động thì xây dựng cơ sở sản xuất ở vùng ven đô
để tận dụng diện tích đất rộng và thu hút nguồn lao động từ nông thôn.
2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật
*Hệ thống giao thông vận tải
Giao thông vận tải đường bộ: Tương đối đồng bộ và chất lượng tốt, mật độ
đường giao thông của tỉnh là khá cao khoảng 1,257 km/km
2
. Năm 2012, chiều dài
của hệ thống đường Quốc lộ có 119,84 km, tỉnh lộ 363,46 km, đườn g huyện, thị và
giao thông nông thôn 2.090,37 km. Tỉ lệ đường bê tông và đường nhựa đạt trên
50,0% (1.800km). Các trục đường chính gồm Quốc lộ 51, 55, 56 nối tỉnh với huyện
Long Thành, Long khánh (Đồng Nai) và huyện Hàm Tân (Bình Thuận).
Quốc lộ 51 dài 79 km, là tuyến đường giao lưu chính của tỉnh BR - VT với các
tỉnh thành trong VKTTĐPN, được hoàn thiện mở rộng và nâng cấp toàn tuyến đạt
45
tiêu chuẩn đường bộ cấp I với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Các tuyến
đường
vào các KCN như Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ 1, Cái Mép, Long Sơn, Mỹ Xuân A, Mỹ
Xuân A2, Đông Xuyên, Phước Thắng đều nằm dọc theo trục đường này. Quốc lộ 55
dài 233 km nối tỉnh BR - VT với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, được hoàn thiện
nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường bộ cấp III, 2 làn xe hỗn hợp.
Quốc lộ 56 dài 51 km nối tỉnh BR - VT với các tỉnh ĐNB và Tây Nguyên, đạt tiêu
chuẩn đường cấp III, 2 làn xe hỗn hợp. Trong thời gian tới tỉnh sẽ xâ y dựng
đường
cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với 8 làn xe so ng song v ới Quốc lộ 51, đường cao
tốc
đi TP.HCM, hệ thống đường trục chạy dọc cụm cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép.
Đến năm 2020, tỉnh BR - VT cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ,
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và các KCN nói riêng.
Hàng không: Tỉnh BR - VT có 2 sân bay là sân bay Vũng Tàu (thành phố
Vũng Tàu ) và sân bay Côn Đảo (Côn Đảo). Hiện đang triển khai di dời sân bay
Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và nâng cấp thành sân
bay quốc tế. Trong tương lai, xây dựng sân bay Quốc tế Tân Thành cách Vũng Tàu
70 km, khi hoàn thành sẽ đáp ứng cho việc phát triển KT - XH chung của tỉnh.
Đường sắt: Theo quy hoạch đến năm 2020, một đường sắt cao tốc khổ rộng
1.435m sẽ được xây dựng nối Tp. HCM với thành phố Vũng Tàu, tốc độ thiết kế
trên 300 km/h. Tuyến đường sắt với hệ thống nhà ga, kho tàng đồng bộ và hiện đại
gắn kết các KCN, bến cảng. Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhằm thu hút
sự đầu tư để phát triển KT - XH của tỉnh nói chung và CN nói riêng.
Hệ thống giao thông đường thủy: Tổng chiều dài 242km gồm các hệ thống
sông chính: Sông Thị Vải – Cái Mép, sông Dinh tạo thành một hệ thống giao th ông
thuỷ đối nội và đối ngoại rất thuận lợi cho tỉnh. Thông qua đường thủy có thể
kết
nối địa phương với các tỉnh lận cận như Tp. HCM, Đồng Nai, các tỉnh miền Tây
Nam Bộ và dọc Duyên hải miền Trung. Tron g đó, sông Thị Vải với mức nước sâu
và cửa sông khá rộng rất thuận lợi cho việc x ây d ựng các cảng nước sâu lớn,
phục
vụ cho cá c hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất CN nói riê ng
trên
địa bàn tỉnh và
các tỉnh trong vùng ĐNB.
46
Hệ thống cảng: Hệ thống cảng biển của tỉnh dài hơn 20km tuyến bến, cùng
với sông Thị Vải rộng và sâu với hơn 21 km rất thuận l ợi cho tàu biển có công
suất
lớn hoạt động. Đây cũng là cửa ngõ thông ra biển của vùng ĐNB, theo các tuyến
luồng cảng Tp. HCM, Đồng Nai, BR - VT, kết nối với Campuchia với hệ thống
cảng biển Việt Nam và quốc tế.
Theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5 khu vực Tp. HCM - Đồng Nai –
BR - VT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, cụm cảng BR - VT sẽ bao
gồm 6 khu cảng: Vũng Tàu, Long Sơn, Cái Mép, Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Gò Dầu. Quy
mô xâ y dựng các khu cảng nà y có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 10.000 –
80.000
tấn và dự kiến hàng hóa thông qua đạt 14,5 triệu tấn (năm 2010) và 41 triệu tấn
(năm 2020). Đến năm 2013, BR - VT có 52 dự án cảng đã, đang triển khai xây
dựng, trong đó có 26 cảng đang hoạt động, 09 dự án cảng đang xây dựng, 15 dự án
chuẩn bị đầu tư và 02 dự án đang kêu gọi đầu tư.
Một số cảng đang hoạt động có vai trò quan trọng như: Cảng nước sâu tổng
hợp Bà Rịa – Serece, cảng chuyên dùng Interflour, cảng khí hóa lỏng LPG Cái Mép,
cảng xi măng Holcim, cảng Dịch vụ dầu khí PTSC, cảng Liên doanh dầu khi
Vietsopetro, cảng Thương mại, cảng dầu của trung tâm điện lực Phú Mỹ, Cảng cá
Cát Lở, cảng dầu K2, cảng Hải sản Trường Sa, cảng Veco, cảng container SP –
PSA, Tân cảng Cái Mép…
Ngoài ra, theo Quyết định số 791/QĐ - TTg ngày 12/8/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, cụm cảng Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son tại Tp. HCM sẽ được di
dời về trên sông Thị Vải. Điều này góp phần xây dựng tỉnh BR – VT thành một
trung tâm cảng biển vùng ĐNB trong tương lai và sơ sở để phát triển loại hình
dịch
vụ Logistic. Dịch vụ này giúp các DN giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra một cách
hiệu quả, giảm chi phí, là điều kiện để tăng sức hấp dẫn của các nhà đầu tư vào
tỉnh
BR – VT.
* Hệ thống cấp nước
Đến nay, tỉnh BR - VT đã có 6 nhà máy nước với tổng công suất
121.000m
3
/ngày đêm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch cho các khu vực đô thị và
hoạt động của các KCN. Về quy mô và sự phân bố các nhà máy hiện có như sau:
47
Nhà máy nước sông Dinh (công suất 70.000m
3
/ngày đêm) và nhà máy nước ngầm
Bà Rịa (công suất 15.000m
3
/ngày đêm) đủ cung cấp nước cho thành phố Bà Rịa và
thành phố Vũng Tàu. Nhà máy nước Mỹ Xuân (công suất 25.000m
3
/ngày đêm)
cung cấp nước cho khu vực đô thị Phú M ỹ, Mỹ Xuân và các khu lân cận. Nhà má y
nước Phước Bửu (côn g suất 2.000m
3
/ngày đêm) cung cấp nước cho thị trấn Phước
Bửu và xã Phước Hưng. Nhà máy nước Côn Đảo (công suất 1.500m
3
/ngày đêm)
cung cấp nước cho trung tâm huyện Côn Đảo, cảng cá Bến Đầm và khu vực Cỏ
Ống. Nhà máy nước Ngãi Giao (công suất 2.500m
3
/ngày đêm) cung cấp nước cho
thị trấn Ngãi Giao và xã Kim Long và nhà máy nước Tóc Tiên (công suất
20.000m
3
/ ngày đêm). Bên cạnh đó, tỉnh đang tiến hành xây dựng nhà máy nước
sông Hỏa và hệ thống cấp nước hồ Đá Đen (công suất 5.400m
3
/ngày), nhà máy cấp
nước sông Ray (10.000m
3
/ngày), xây dựng các nhà máy nước cho các KCN và các
vùng đô thị mới Phú Mỹ. Như vậy, với hệ thống cấp nước hiện tại và các dự án cấp
nước đang tiến hành xây dựng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH
trên địa bàn tỉnh nói chung và phát triển CN nói riêng.
* Hệ thống điện và mạng lưới cung cấp điện
Hiện nay, BR - VT là trung tâm điện năng lượng lớn và hiện đại của cả nước
với tổng công suất khoảng 4.224 MW (chiếm khoảng 42% tổng công suất điện năng
của cả nước). Trên địa bàn toàn tỉnh có 8 nhà máy điện đang hoạt động là: Nhà
máy
điện Bà Rịa (327,8MW), nhà máy điện Phú Mỹ 1 (1.090MW), nhà máy điện Phú
Mỹ 2.1 (448MW), nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 mở rộng (436MW), nhà máy điện Phú
Mỹ 4 (450MW), nhà máy điện BO T Phú Mỹ 3 (716,8MW), nhà máy điện BOT Phú
Mỹ 2.2 (715MW), nhà máy điện quốc tế Kidwell (40MW). Ngoài ra còn một số
trạm phát nhỏ của các công ty nước ngoài. Trong thời gian tới, sẽ đầu tư nhà máy
điện Warsila (công suất 120MW), nhà máy điện Bà Rịa 306.2 (56MW).
Dự kiến khi
hoàn thành, các nhà máy điện tại BR - VT sẽ có tổng công suất khoảng 4.400MW.
Mạng lưới điện được đầu tư lớn và hiện đại. Trong đó lưới điện truyền tải có
khoảng 200km đường dây 110KV và 9 trạm biến áp 110/22KV với tổng dung lượng
vào khoảng 560MVA, lưới phân phối điện có 1231km đường dây 22KV và 150km
đường dây 15KV, 2684 trạm/3370 máy với tổng công suất trên 539.100 KV A và
48
trên 1518km đường dâ y hạ thế. Với sự phát triển không ngừng, ngành CN điện tỉnh
BR - VT có đủ khả năng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đáp ứng được nhu cầu lớn về
điện năng cho các hoạt động sản xuất CN (kể cả các ngành CN sử dụng nhiều điện
năng như CN luyện kim, hoá chất, cơ khí…) trong thời kỳ trong tương lai.
* Đường ống dẫn khí
Khí đốt là lợi thế so sánh lớn của tỉnh BR - VT. Hiện nay có đường ống dẫn
khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ và đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn vận hành khí tự
nhiên từ 2 mỏ Lan Tây và Lan Đỏ vào bờ cung cấp trên 4 tỉ m
3
khí. Việc vận hành 2
đường ống dẫn khí đốt có ý nghĩa rất lớn, cung cấp khoảng 1,4 – 1,5 tỉ m
3
/năm khí
cho nhà máy điện Bà Rịa, các nhà máy điện thuộc trung tâm điện lực Phú Mỹ và
nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, đáp ứng được nhu cầu về khí ngày càng tăng của
các ngành CN sử dụng khí đốt làm nhiên liệu và nguyên liệu như phân đạm, ga tiêu
dùng, hóa chất…
Ngoài các yếu tố thuộc về CSHT nêu trên thì các dịch vụ hỗ trợ khác cũng
phát triển rất mạnh trong những năm gần đây như: Thông tin liên lạc, các dịch vụ
tài
chính ngân hàng, bảo hiểm… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 ngân hàng và 1 quỹ
hỗ trợ phát triển đang hoạt động với nhiều hình thức huy động vốn, cung cấp
nguồn
vốn vay lớn cho các DN, đáp ứng nhu cầu tài chính cho các
DN. Mạng lưới thông
tin toàn tỉnh được xây dựng đồng bộ, mạng thông tin các KCN: Phú Mỹ, Đông
Xuyên, Mỹ Xuân A và Mỹ Xuân A2 đã được hoàn thiện, g óp phần q uan trọng tron g
việc đảm bảo nhu cầu thông tin cho các DN đang hoạt động trong các KCN trong
toàn tỉnh.
2.2.1.5. Đường lối chính sách
Trên cơ sở đường lối phát triển KT – XH đất nước của Đảng ta hướng đến
năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước CN. Đảng bộ và nhân dân tỉnh
BR - VT quyết tâm phấn đấu xây dựng địa phương trở thành một tỉnh công nghiệp
và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015 theo Ngh ị quyết 37/2011/NQ –
UBND tỉnh. Trên tinh thần đó, tỉnh đã mạnh dạn thực hiện những chính sách mở
trong thu hút đầu tư, tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách ưu tiên phát triển CN
đạt
hiệu quả cao trong thời gian qua như: Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các KCN,
49
chính sách “trải thảm đỏ” trong thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước,
đào
tạo nguồn nhân lực với chính sách “trải thảm đỏ, đón nhân tài”, hoàn thiện cơ
chế
quản lý “một cửa, tại chổ”, đổi mới phương thức quản lý, xem các DN là đối tượng
quản lý cũng là đối tượng phục vụ với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng của nhà
đầu tư”. Ngoài ra, địa phương thực hiện chính sách “Cải cách đơn giản thủ tục
hành
chính thuế” theo chỉ đạo của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/9/2014, và tiến
đến
thực hiện kê thai thuế qua mạng điện tử giúp hoạt động kinh doanh của các DN
thuận lợi hơn, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng.
Việc xây d ựng đường lối đúng đắn và chính sách phù hợp với tình hình của địa
phương là điều kiện để thúc đẩy CN phát triển.
2.2.1.6. Nhu cầu của thị trường
Các sản phẩm CN vừa cung cấp trang thiết bị cho các ngành sản xuất vừa đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, n hu cầu của thị trường
là
một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng cơ cấu sản phẩm CN, hiệu quả đầu
tư và quy mô sản xuất. Những thị trường có nhu cầu rộng lớn và đa dạng sẽ hấp
dẫn
các nhà đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa ngành nghề CN
. Tỉnh BR
– VT nằm trong vùng ĐNB với các đô thị lớn như Tp. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu
dân số đông nên thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển, là điều
kiện để
thu hút vốn của các DN trong và ngoài nước.
2.2.2. Các nguồn lực bên ngoài
2.2.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Bối cảnh quốc tế và khu vực là nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển KT - XH ở Việt Nam nói chun g và tỉnh BR - VT nói riêng. Đặc biệt
những năm cuối của thế kỷ XX và đầu của thế kỉ XXI, tình hình kinh tế chính trị
thế
giới và khu vực có nhiều biến động gắn liền với quá trình toàn cầu hóa, khu vực
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa trong các mối quan hệ k inh tế với 3
xu
hướng chính đó là:
Xu thế cạnh tranh và hợp tác toàn cầu: Với sự phát triển mạnh mẽ của KH -
KT và công nghệ hiện đại là động lực phát triển của nền kinh tế thế giới. Cạnh
tranh
toàn cầu chính là cuộc chạy đua về KH – KT và công nghệ mới. Do sự phát triển
50
của khoa học và công nghệ, quy mô di chuyển của các ngành sản xuất từ nước nà y
sang nước khác thông qua cạnh tranh và h ợp t ác quốc tế, các nước khai thác có
hiệu
quả hơn lợi thế so sánh của mình.
Xu hướng thay đổi thể chế theo kinh tế thị trường: Trong bối cảnh cạnh tran h
ngày càng gay gắt, các nước trên thế giới đều có xu hướng thay đổi thể chế kinh
tế
nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các xu hướng chính: Thay đổi thể chế theo kinh
tế thị trường, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, tăng cường vai trò
của
kinh tế tư nhân; các nước đều thực hiện chính sách mở cửa nền ki nh tế, tự do
hóa
thương mại, đầu tư, xoá bỏ dần sự bảo hộ của nhà nước đối với các ngành kinh tế
trong nước.
Xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới: Xu thế quốc tế hóa kinh tế
thể hiện rõ nét trong các hoạt động ngày càng tăng của tổ chức Thương mại thế
giới
(WTO). Bên cạnh đó, thế giới cũng hình thành nhiều tổ chức kinh tế ở khu vực
như:
Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC), Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR). Năm 1995 Việt Na m
trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gia nhập APEC
và tháng 1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO).
Tỉnh BR – VT cũng như các địa phương khác trong nước, đều chịu sự tác
động mạnh mẽ của xu hướng hội nhập, được thể hiện cụ thể như sau:
- Xu hướng hợp tác của tỉnh với quốc tế, đặc biệt là với các nước CN phát
triển trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, KH - KT và công nghệ ngày càng thuận
lợi. Tỉnh đã nhận thức được xu thế này và nhanh chóng cải cách thể chế theo
hướng
quốc tế hóa, phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế để tận dụng tối đa xu thế này.
- Thị trường quốc tế ngày càng mở rộng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
kinh tế của tỉnh nói chung và CN nói riêng. Tỉnh cần đẩy mạnh các giải pháp xúc
tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm
thông
qua đầu tư về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu.
Trong đó, việc tăng cường khả năng cạnh tranh của các DN trong tỉnh là một nhiệm