Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4,290
593
133
11
đất và cung ứng các loại dịch vụ. Mục đích quan trọng c ủa KCN là sử dụng hiệu
quả quỹ đất thúc đẩy sự phát triển các vùng, mở ra khả năng phát triển sản xuất
CN
ở trong nước, tăng xuất khẩu, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ
hàng
CN. KCN là một bộ phận gắn liền của chính sách mở cửa ra thế giới bên ngoài,
tăng
cường các mối quan hệ trao đổi kinh tế, kỹ thuật đa phương.
Ngoài ra, phát triển các KCN cũng thúc đẩy vi ệc hình thành và phát triển các
đô thị mới, phát triển các ngành CN phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện cho quá
trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích quốc gia, trong
đó
có việc tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm
nghèo và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xâ y dựng phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho sự phát triển của đất nước.
1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành KCN
Việc hình thành các KCN mang tính tất yếu trong từng giai đoạn lịch sử và ở
mỗi quốc gia khác nhau.
Các nước tư bản muốn thông qua việc xâ y dựng các KCN để tăng cường xuất
khẩu cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời khai thác
triệt
để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của các nước.
Đối với các nước đang phát triển, trong quá trình CNH, HĐH với chiến lược
hướng về xuất khẩu, các KCN và KCX được hình thành nhằm mục đích thu hút vốn
đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển, giải quyết
việc
làm, tăng nguồn hàng xuất khẩu… Hiện nay, các nước đang phát triển đang ở giai
đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nên các nguồn lực đầu tư cho phát triển còn rất
hạn chế. Chính vì vậy, v iệc mở rộng hợp tác với nước ngoài tạo cơ hội thu hút
vốn
đầu tư. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần có môi trường đầu tư hấp dẫn để tạo động
lực
thu hút các DN. Trong điều kiện đất nước còn rất nhiều khó khăn thì không thể
cùng một lúc tạo ra môi trường thuận lợi trên toàn quốc, nên việc tạo ra những
khu
vực có diện tích nhỏ để tập trung những điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư,
tạo
khả năng thu hút nguồn vốn nước là điều cần thiết và khả thi. Bên cạnh đó, việc
hình thành các KCN cũng là cơ hội để phát huy sức mạnh nội lực của đất nước
trong quá trình CNH, HĐH. Thực tế cho thấy vai trò quan trọng trong việc phát
huy
12
nội lực và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát
triển đất nước. Vì vậy, sự ra đời của các KCN là một bước đi đúng đắn cho các
nước đang phát triển trên con đường phát triển và hội nhập.
1.1.4. Các loại hình KCN phổ biến
Hiện nay, có 5 loại hình KCN thường thấy nhất ở các nước bao gồm: KCN
hỗn hợp, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế tổng hợp và KCN sinh thái. Dù theo
cách gọi nào, chúng đều có 2 đặc điểm chung là: Cùng địa điểm và cùng cấu trúc
quản lý.
Khu công nghiệp hỗn hợp: Là nơi tập trung nhiều loại hình sản xuất với nhiều
cơ sở sản xuất với nhiều loại hình CN khác nhau và có đặc điểm 1 KCN như đã
định nghĩa ở trên.
Khu chế xuất: Là KCN tập trung các DN chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu,
có
ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ
tướng
Chính phủ quyết định thành lập.
Khu công nghệ cao: Là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác
định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên
cứu – phát triển và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm
công nghệ. Trong khu công nghệ cao có thể c ó KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế
và khu nhà ở.
Khu kinh tế tổng hợp: Là những KCN được phát triển theo kế hoạch đã được
phê chuẩn có tích hợp chức năng CN, kết hợp với khu vực dân cư, khu vực thương
mại và tiện nghi hổ trợ. Trong khu kinh tế tổng hợp lấy thương mại, dịch vụ và
sản
xuất làm trọng tâm, cân đối nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
Khu công nghiệp sinh thái: Khái niệm sinh thái CN còn khá “non trẻ” và chưa
có một đinh nghĩa thốn g nhất. Tu y nhiên khái niệm phổ biến nhất hiện này về
KCN
sinh thái là KCN kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất CN và bảo vệ môi trường. Trong
đó
nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng liên kết với nhau tự nguyện hình thành hệ
thống công sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường. Đây là mô hình
mang lại nhiều lợi ích cho việc bảo tồn tài nguyên, môi trường, đồng thời có lợi
ích
13
cho nhà sản xuất do giảm chi phí về ngu yên vật liệu, năng lượng, chi phí sản
xuất,
bảo hiểm, giảm trách nhiệm phá p lý về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản
xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
1.1.5. Nguồn lực chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển KCN
1.1.5.1. Các nguồn lực bên trong
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý được coi là yếu tố “cá biệt hóa” và có tác động rất lớn đến sự
hình
thành và phát triển các KCN. Trong đó mỗi vị trí có vai trò quan trọng trong
từng
khu vực nhất định.
Vị trí tự nhiên: Các KCN thường được phân bố gần các tuyến giao thông
đường bộ, đường hàng không, đường biển và gần các vùng cung cấp nguyên nhiên
liệu. Đây là một trong trong yếu tố quyết định sự thành c ông của KCN. Việc xây
dựng các KCN ở những vùng này sẽ tận dụng được đầu vào sẵn có, giảm chi phí
vận chuyển, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thực tiễn chứng minh rằng, sự
thành công của KCN và KCX thường gắn liền với mức độ thuận lơi về vị trí địa lý
và điều kiện tự nhiên. KCX Cao Hùng (Đài Loan), một trong các KCX đạt hiệu quả
tốt nhất, có vị trí địa lý rất lý tưởng: gần cả đường bộ, đường biển và đường
hàng
không. Vì vậy, hàng hóa ra vào KCX rất thuận lợi và nhanh chóng, đỡ tốn thời
gian
và chi phí vận chuyển.
Ngoài ra, các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước cũng là yếu tố
có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các KCN…
Vị trí về KT – XH: Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung
tâm chính trị. Các đô thị, nhất là các thành phố lớn chứa đựng nhiều yếu tố
thuận lợi
cho việc ra đời và phát triển các KCN, đồng thời có sức hút mạnh mẽ với các nhà
đầu tư. Nhìn chung, các đô thị thường tập trung nguồn lao động dồi dào, nhất là
nguồn lao động có chất lượng cao (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng
tiếp
thu kỹ thuật mới), có sẵn các ngành CN hổ trợ (về phụ tùng, linh kiện hay bán
thành
phẩm) phục vụ cho CN, kết cấu hạ tầng đồng bộ (giao thông vận tải, thông tin
liên
lạc, khả năng cung cấp điện nước…) và cơ sở vật chất kỹ thuật p hục vụ CN, tập
trung nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo, dạy ng h ề, ngân hàng, tài chính… Với
những
14
yếu tố thuận lợi trên, ở nước ta các KCN chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn
để
tận dụng các điều kiên sẵn có, giảm rủi ro và tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu
tư.
Vị trí chính trị - quốc phòng: Nơi dự kiến xây dựng KCN phải có sự ổn định
về chính trị, an ninh và trật tự xã hội để đảm bảo vững chắc chủ quyền lãnh thổ,
bảo
vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không coi
những ưu đãi về kinh tế là quan trọng hàng đầu mà cái chính là sự ổn định về
chính
trị xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.
Kết cấu hạ tầng: Đây là yếu tố xuất phát điểm có ảnh hưởng rất lớn đến việc
thu hút vốn đầu tư vào các KCN. Với các nhà đầu tư xây dựng CSHT, mối quan
tâm đầu tiên là vị trí của KCN còn đối với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh,
mối
quan tâm đầu tiên là kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng như điện, nước, công trình
công cộng, đường xá, cầu cống… tác động trực tiếp đến giá đất cho thuê và tâm lý
nhà đầu tư. Thực tiễn cho thấy, kết cấu hạ tầng càng tốt thì khả năng hình thành
KCN càng cao. Một số KCN có điều kiện thuận lợi nhưng các nhà đầu tư chưa mặn
mà là do sự hạn chế về kết cấu hạ tầng.
Khả năng vốn đầu tư: Một trong những mục tiêu của việc xâ y dựng KCN là
thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển, điều
này đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn đáng kể: Muốn lôi kéo nguồn vốn nước ngoài vào
các KCN, trước hết phải bỏ vốn trong nước để xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc đầu
tư này khá tốn kém trong khi nước ta vẫn còn nghèo. Những năm gần đây nước ta
đã huy động được nguồn vốn liên d oanh khá lớn chủ yếu do hình thức BOT, BTO,
BT vốn nước ngoài c hiếm 70% vốn pháp định, Việt Nam 30% thường là giá trị sử
dụng đất. Để khuyến khích phát triển các KCN và KCX trong những năm gần đây
nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách vĩ mô và có hổ trợ trong v iệc vay tín
dụng,
tạo các quỹ hổ trợ đầu tư…
Thị trường trong nước: Thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu
tư để xây dựng KCN, được thể hiện ở các khía cạnh:
Thị trường tiêu thụ hàng hóa: Đối với nhiều quốc gia, sản phẩm l àm ra trong
các KCN tập trung hướng tới cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Dân số
15
nước ta đông, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn trong khi hàng hóa sản xuất trong
nước
còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn với các
nhà
đầu tư nước ngoài.
Thị trường lao động: Thị trường lao động rẻ là một trong những nh ân tố thúc
đẩy các nhà đầu tư phát triển KCN. Nhờ nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ
nên chi phí sản xuất giảm, giá thành sản phẩm hạ, làm tăng sức cạnh tranh của
sản
phẩm trên thị trường.
Một lí do nữa hấp dẫn các nhà đầu tư là ở các nước đang phát triển nói chun g
và nước ta nói riêng là giá thuê đất thường thấp nên các DN sẽ tiết kiệm được
chi
phí đầu tư.
Chính sách phát triển: Có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công
hay thất bại của việc phát triển KCN. Vì: Cơ chế quản lý khoa học và nhanh
chóng,
giảm thủ tục rườm rà giúp các nhà đầu tư giảm được thời gian cũng như chi phí
trong việc tìm hiểu môi trường và tiến hành làm thủ tục đầu tư. Mặt khác, nhiều
chính sách ưu đãi giúp các nhà đầu tư sẽ giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận
kinh doanh. Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế, không hạn chế việc chuyển
vốn và lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài, xác định rõ quyền sử dụng đất
của các nhà đầu tư… sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Do đó, cơ chế chính sách có mối
liên hệ chặt chẽ với việc thu hút đầu tư vào các KCN. Đồng thời, phải có quy chế
hoạt động của các KCN rõ ràng, cụ thể và ổn định. Có như vậy, các nhà đầu tư mới
yên tâm đầu tư vào các KCN và địa phương tiếp nhận sự đầu tư mới có thể quản lý
tốt được các hoạt động của các DN trong KCN.
Nguồn lao động: Trình độ của người lao động là một trong những ưu tiên
hàng đầu khi các DN chọn nơi đầu tư, là một trong những điều kiện đủ để thu hút
vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nguồn lao động có trình độ và khả năng tiếp nhận
các
phương tiện máy móc dây chuyền hiện đại giúp các DN giảm thời gian cũng như
chi phí đào tạo và đào tạo lại. Một hiện tượng phổ biến ở các KCN hiện nay là
tình
trạng người lao động bãi công, biểu tình do người lao động thiếu kiến thức, gây
những hậu quả vô cùng lớn. Vì vậy, trình độ của người lao động cao sẽ phần nào
hạn chế những vấn đề đó. Mặt khác, trình độ của lao động phản ánh tác phong CN
16
nhanh nhẹn, hoạt bát. Người lao động có thể lực tốt có thể chịu đựng được áp lực
làm việc căng thẳng và nặng nhọc.
1.1.5.2. Các nguồn lực bên ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài: Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình
trạng thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn với mong
muốn có một môi trường đầu tư thuận lợi, song không phải bất kỳ môi trường nào
họ cũng đầu tư. Hiện nay, phát triển mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài vào các nước đang phát triển để xây dựng KCN. Tuy nhiên, điều kiện đầu tư
phức tạp hơn, trước đây các KCN chỉ cần xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất (giao
thông và phương tiện vận chuyển, cấp điện, nước…) là đủ để thu hút nguồn vốn
FDI, nhưng hiện nay còn đòi hỏi thêm trình độ phát triển ở mức độ nhất định về
con
người và công nghệ.
Yếu tố thị trường: Thị trường thế giới là một trong những yếu tố hàng đầu tác
động đến việc ra đời của các KCN. Do đó, với các nhà sản xuất, chiến lược nghiên
cứu và mở rộng thị trường ra n hiều nước trên thế giới là một trong những vấn đề
có
tính quyết định. Điều đó được thể hiện:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Các nhà đầu tư vào KCN và KCX với mục tiêu
cơ bản là sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó, thị trường tiêu thụ thế giới trong một
chừng mực nhất định sẽ chi phối đến quy mô, cường độ và hướng sản xuất của các
KCN và KCX.
Thị trường nguyên liệu: Phần lớn các KCN và KCX trên thế giới có quan hệ
với thị trường quốc tế về mặt ngu yên liệu. Ví dụ, tỉ lệ mua nguyên liệu từ thị
trường
thế giới của KCX Mactan (Philipin) là 96%, hầu hết các KCX ở Malaixia là hơn
97%...
Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế giữa các KCN và KCX: Về mặt nào đó,
KCN và KCX được coi như là một sản phẩm q uốc tế và đang có sự cạnh tranh gay
gắt về địa điểm đầu tư. Thị trường KCN và KCX được hình thành do quan hệ cung
– cầu. Hiện nay có quá nhiều lời mời chào đầu tư vào các KCN và KCX. Vì vậy, sự
thành công của nó trong việc thu hút các nhà đầu tư phụ thuộc vào khả năng cạnh
tranh trên thị trường KCN và KCX của thế giới.
17
Yếu tố chính trị: Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu của các nước phát
triển có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng hình thành các KCN và KCX tại các
nước đang phát triển. Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ là dấu hiệu cho việc mở rộng
quan hệ hợp tác kinh tế, thể hiện qua việc dành cho các nước đang phát triển
những
ưu đãi về vốn, đặc biệt là vốn ODA, các khoản viện trợ không hoàn lại hay cho
vay
ưu đãi; tạo điều kiện xuất khẩu - nhập khẩu ngu yên vật liệu và thiệt bị công
nghệ; kí
kết các hiệp ước thương mại giữa các Chính phủ cho phép các tổ chức kinh tế, cá
nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang các nước đang phát triển.
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KCN
1.1.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá nội tại KCN
Vị trí đặt của KCN: Lợi thế về bố trí địa lý của KCN là tiền đề thu hút các nhà
đầu tư. Các điều kiện thuận lợi về CSHT kỹ thuật, gần các trục đường giao thông,
bến cảng, nhà ga, sân bay, sự hấp dẫn về thị trường các yếu tố đầu vào (nguyên
vật
liệu, nguồn nhân lực) và thị trường tiêu thụ sản phẩm... có ảnh hưởng lớn đến sự
lựa
chọn đầu tư của các DN. Vị trí địa lý KCN đáp ứng những yếu tố trên giúp các DN
giảm được chi phí vận chuyển và mang lại hiệu quả đầu tư cao.
Tỷ lệ lấp đầy KCN: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả khai thác và sử dụng mặt
bằng trong các KCN, được xem xét dựa trên mục tiêu quy hoạch và điều kiện hoạt
động của KCN như vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành CN, khả năng phát triển và
các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
% Diện tích lấp đầy = x 100%
Tỷ lệ lấp đầy KCN được đưa ra nhằm xác định tính hiệu quả của việc khai
thác và sử dụng đất CN trên tổng diện tích đất CN được cấp giấy phép. Đồng thời
qua đó có thể so sánh được mức thành công trong việc khai thác sử dụng diện tíc
h
đất giữa các KCN.
Số dự án đầu tư, tổng số vốn đầu tư: Chỉ tiêu số dự án đầu tư chỉ ra số dự án
được đầu tư vào từng KCN và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồn g thời nó còn
dễ
dàng so sánh hiệu quả khai thác giữa các KC N với nhau. Bên cạnh đó, chỉ tiêu
tổng
Diện tích đã cho thuê (Ha)
Tổng diện tích KCN (Ha)
18
số vốn đầu tư dùng để xác định tổng số vốn đã được các nhà đầu tư đầu tư vào
từng
KCN, qua đó cũng so sánh được hiệu quả thu hút vốn đầu tư giữu các KCN.
Tỷ lệ vốn đầu tư/đơn vị diện tích đất KCN: Chỉ tiêu này được dùng để đánh
giá và so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư/đơn vị diện tích giữa các KCN với
nhau.
Từ đó ta có thể đánh giá được tính hấp dẫn thu hút vốn đầu tư của các KCN một
cách chính xác hơn.
Tỷ lệ vốn đầu tư (Tỷ đồng/ha) =
Mặt khác, tỷ lệ vốn đầu tư/đơn vị diện tích còn phản ánh cơ cấu ngành thu hút
đầu tư của từng KCN, chất lượng của dự án và DN đầu tư. Các KCN có tỷ lệ vốn
đầu tư/đơn vị diện tích đất KCN cao là những dự án có quy mô lớn, sử dụng công
nghệ hiện đại, ít lao động và ít gây ô nhiễm môi trường, c ác DN đến từ những
nước
có nền kinh tế phát triển.
Khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư: Tiêu chí này phản ánh mức
độ hấp dẫn nội bộ của các KCN, được thể hiện qua các chỉ tiêu: Mức độ đảm b ảo
hệ
thống CSHT kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng yêu cầu hoạt động của các DN trong
KCN.
Số lao động: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải
quyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động làm việc tại KCN. Qua chỉ tiêu
này, chúng ta có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng các KCN trong việc giải
quyết việc làm cho nguồn lao động dư thừa ở các địa phương có KCN, góp phần
xóa đói giảm nghèo.
1.1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững các KCN
Chỉ tiêu về kinh tế: Chỉ tiêu này đánh giá mức đóng góp của các KCN cho
xuất khẩu và ngân sách địa phương, tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành của địa phương theo hướng CNH, HĐH. Đồng thời, chỉ
tiêu này cũng đánh giá được mức thu nhập bình quân đầu người tính và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của các địa phương có KCN.
Chỉ tiêu về xã hội: Chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng xã hội của KCN như khả
năng giải qu yết việc làm cho lao động địa phương, phản ánh mức độ tham gia vào
Tổng số vốn đầu tư (Tỷ đồng)
Tổng diện tích KCN (Ha)
19
đào tạo nghề, mức độ thực hiện các quy tắc sử dụng lao động quốc gia và quốc tế
của các KCN. Chỉ tiêu này còn giúp chúng ta đánh giá được việc phát triển vốn
con
người (trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ ứng xử...)
giữa
các KCN. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh những vấn đề về xã hội, môi trường
sống và sinh hoạt, vui chơi giải trí… của người lao động và người dân sống quanh
các KCN.
Chỉ tiêu giải quyết ô nhiễm môi trường: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ khai
thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên; mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm
KCN (hệ thống xử lý chất thải tập trung), đặc biệt các KCN gần khu dân cư; mức
độ ứng dụng công nghệ sạch và công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, báo cáo môi
trường của các DN trong KCN.
1.2. Khu công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH
1.2.1. Quan niệm về CNH, HĐH
Xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay với nhiều quan niệm CNH khác
nhau. Theo Mazlish: “CNH là quá trình được đánh dấu bằng sự chuyển từ một nền
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang nền kinh tế được gọi là công nghiệp”.
Theo tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (United Nations
Industrial Development Organization - UNIDO): “CNH là quá trình phát triển kinh
tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân
được động viên để phát triển cơ cấu có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản
xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ
nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về KT - XH”.
Các quan niệm tuy khác nhau nhưng theo nghĩa khái quát nhất, CNH là quá
trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước CN nhằm phát triển lực
lượng sản xuất, mang lại năng suất lao động cao cho tất cả các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân.
Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về
CNH vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Nghị quyết Trung ương 7
khoá VII Đảng ta nêu ra quan niệm về CNH, HĐH như sau: “CNH, HĐH là quá
trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và
20
quản lý KT - XH, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện
đại,
dựa trên sự phát triển của CN và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất
lao
động xã hội cao”.
Quan niệm trên khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình CNH, HĐH
trong thời kỳ quá độ. Đồng thời cho ta thấy vai trò quan trọng của việc phát
triển
CN và khoa học công nghệ nhằm thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH đất
nước. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển CN mà còn phải thực hiện
chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc
dân
theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải
qua
các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật
thủ
công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở
những
khâu có thể và mang tính quyết định.
Thực tiễn việc thực hiện CNH, HĐH ở nước ta cho thấy, để thực hiện thành
công sự nghiệp này, Đảng và Nhà nước đã chọn con đường rút ngắn, đi tắt, đón đầu
bằng nhiều phương thức khác nhau. Phát triển các KCN, KCX là một phương thức
quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp này.
1.2.2. Sự cần thiết phát triển KCN trong tiến trình CNH, HĐH đất nước
Từ lí luận và thực tiễn về CNH, HĐH, một số tiền đề cần thiết để đẩy nhanh
quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đó là: Vốn tích lũy, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý kinh doanh, ph át triển kết
cấu
hạ tầng và cuối cùng là đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò
của
Nhà nước. Hình thành và phát triển các KCN, KCX là một trong những giải pháp
tổng hợp và toàn diện để giải quyết đồng thời các vấn đề trên tạo cho sự nghiệp
CNH, HĐH, là con đương tối ưu để tiến đến mục tiêu trang bị cơ sở vật chất cho
chủ nghĩa xã hội. Do đó, bằng việc phát triển các KCN chúng ta có thể rút ngắn
và
đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH.
Mặt khác, chúng ta thực hiện CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, nên sự vận động của tất cả các thành phần kinh tế không
thể
tách rời khỏi xu thế này. Do đó, để nền kinh tế phát triển vững chắc, bên cạnh
việc