Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4,230
593
133
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
CNH, HĐH là quy luật tất yếu đối với sự phát triển KT – XH của các quốc gia
trên thế giới. Đối với nước ta, phát triển KCN được Đảng xác định là một hướng
đi
đúng đắn. Nó mang lại những lợi ích to lớn, tác động không nhỏ đến sản xuất CN,
đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng thu nhập quốc dân, tạo việc làm
và nâng cao đời sống cho người lao động. Đồng thời, việc tập trung các xí nghiệp
vào các KCN tạo điều kiện th uận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường,
bảo đảm sự phát triển bền vững.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) KCN đầu tiên của nước ta đã ra đời
gắn liền với chính sách mở của Đảng. Đến Đại hội đại biểu toàn q uốc lần thứ
VIII
(năm 1999), định hướng chiến lược xâ y dựng và phát triển các KCN đã được triển
khai trên cả nước. Trong Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) một lần nữa khẳng
định “Phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm” thì vai trò của các
KCN càng được củng cố như một cầu nối giữa kinh tế Việt Nam với quốc tế. Đại
hội Đảng lần thứ X (năm 2006) tiếp tục xác định “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển
các khu, cụm, điểm CN trên cả nước, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, gắn
việc phát triển sản xuất với đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người lao động.
Chuyển dịch các cơ sở CN nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không đảm bảo
tiêu chuẩn môi trường vào các KCN tập trung hoặc vùng ít dân cư”. Trong Đại hội
lần thứ XI (năm 2011) Đảng xác định “Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành
nước CN theo hướng CNH”. Thực hiện những nhiệm v ụ được đề ra trong các kỳ
Đại hội của Đảng, đến tháng 12/2011, Việt Nam có 283 KCN được thành lập trên
58 tỉnh và thành phố với tổng diện tích 76.000 ha, trong đó có 232 KCN đã đi vào
hoạt động, tổng diện tích có thể cho thuê là 46.000 ha, chiếm 61,0%.
Tỉnh BR - VT được thành lập từ tháng 08/1991, thuộc VKTTĐPN. Trong xu
thế phát triển chung của cả nước, tỉnh BR - VT hiện có 14 KCN và 14 CCN -
TTCN. Sự phát triển KCN ở BR - VT trong thời gian qua đã đạt được những thành
2
tựu quan trọng: Tăng doanh thu, tăng giá trị sản xuất CN và xuất khẩu của địa
phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống dân
cư, thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiến
bộ
của nhiều nước trên thế giới, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hình thành các
ngành
CN phụ trợ và dịch vụ. Tu y nhiên, sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh BR -
VT
đã bộc lộ những bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, tốc độ thu
hút
đầu tư, nhà ở cho công nhân, bất cập trong thu hồi và giải quyết đền bù cũng như
tạo việc làm cho người mất đất... Những bất cập đó đang là lực cản trong việc
phát
huy vai trò của các KCN đối với sự phát triển KT - XH trên địa bàn, gây ra những
bức xúc trong xã hội, làm mất lòng tin c ủa người dân vào đường lối, chính sách
của
Đảng và Nhà nước. N hằm góp phần vào giải quyết những vấn đề trên, tôi chọn đề
tài “Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời k ỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” để làm khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các KCN ở một số nước và
Việt Nam vào nghiên cứu thực trạng phát triển các KCN ở tỉnh BR – VT trong thời
kỳ CNH, HĐH. Từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, đồng thời đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển hợp lý và có hiệu quả các KCN phù hợp với
điều kiện của địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn l ọc cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển các KCN
để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu tỉnh BR - VT.
- Thu thập, tổng hợp tư liệu, tài liệu, số liệu (trong phòng, ngoài thực địa) có
liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển CN nói riêng, phục vụ
giải
quyết các nội dung đề tài nghiên cứu đặt ra.
- Phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển KCN trên địa bàn tỉnh BR -
VT trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nhằm phát triển các KCN đáp
ứng cao nhất yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh thời kỳ CNH, HĐH.
3
2.3. Giới hạn của đề tài
* Về nội dung
- Tập trung phân tích, đánh giá điều kiện phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh
BR - VT, đi sâu phân tích thực trạng phát triển KCN từ năm 2009 đến 2013.
- Đi sâu phân tích những đóng góp của KCN đối với sự phát triển KT - XH
toàn tỉnh nói chung. Tìm hiểu những yếu kém còn tồn tại trong quá trình phát
triển
KCN và nguyên nhân của nó.
- Lựa chọn một số giải pháp phù hợp nhằm phát hu y những mặt tích cực và
hạn chế những mặt tiê u cực của các KCN trong quá trình phát triển KT – XH tỉnh
BR - VT.
*Về thời gian: Nguồn tài liệu p hục vụ cho nghiên cứu tập trung chủ yếu trong
giai đoạn 2009 đến 2013, định hướng đến năm 2020.
*Về không gian: Tập trung chủ yếu trong phạm vi tỉnh BR - VT (có mở rộng
ra các tỉnh phụ cần liên quan).
3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng và phát triển các KCN
cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan t rực tiếp vấn đề này,
tiêu
biểu là: “KCN, KCX của các tỉnh phía Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm
2002. “Các giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi
trường ở các K CN, KCX” của Trương Thị Minh Sâm, năm 2004. “Tổng q uan về
hoạt động của các KCN” của Vũ Huy Hoàng (2007), kỷ yếu KCN, KCX Việt Nam,
Nxb Tp. HCM. “Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt Nam” của Nguyễn Bình
Giang (2012), Viện khoa học và xã hội Việt Nam – Viện kinh tế và chính trị thế
giới, Nxb Khoa học xã hội. Nguyễn Thị Ninh Thuận, Bùi Văn Trịnh (2012). “Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của DN vào KCN tại thành phố Cần
Thơ” Kỷ yếu khoa học 2012, Đại học Cần Thơ.
Các hội thảo như: “Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề
lý luận và thực tiễn” do Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với tạp chí Cộng sản và
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2004). Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển các
KCN ở khu vực phía Nam (2003). Hội nghị tổng kết 10 phát triển các KCN ở khu
4
vực phía Bắc (2004). Hội thảo Quốc gia “15 năm xây dựng và phát triển các KCN,
KCX ở Việt Nam” tại tỉnh Long An, năm 2006.
Một số luận án Tiến sĩ có liên quan đến vấn đề này như: “Hoàn thiện chính
sách cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCN Việt Nam hiện nay” của Lê Hồng
Yến (2008), luận án Tiến sĩ tại trường Đại học thương mại. “Nâng cao hiệu quả KT
- XH các KCN miền Nam” của Trần Văn Phùng (2009), luận án Tiến sĩ kinh tế tại
Học viện chính trị Quốc gia Tp. HCM.
Một số đề tài dưới dạng luận văn Thạc sĩ nghiên cứu như: “Phát triển khu
công nghiệp ở VKTTĐPN” của Ngu yễn Văn Trịnh (2006), luận văn Thạc sĩ kinh tế,
trường Đại học Kinh tế Tp. HCM “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH” của Nguyễn Duy Hồng (2008), luận văn Thạc sĩ
Địa lí học, trường Đại học sư phạm Tp. HCM. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của Lê Thị Nga (2008), luận văn
Thạc sĩ Địa lí học, trường Đại học sư phạm Tp. HCM. “Hiện trạng và định hướng
sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
của Nguyễn Thị Sáu (2009), luận văn Thạc sĩ Địa lí học, trường Đại học sư phạm
Tp. HCM. “Tác động của KCN với sự phát triển KT - XH ở tỉnh Hải Dương” của
Nguyễn Thị Huyền Trang (2012), luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào
tạo và bồi dưỡng Giảng viên lý luận Chính trị.
Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành có
liên quan. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề chung trên
phạm vi tổng thể cả nước, một vùng ha y một tỉnh khác và dưới góc nhìn quản lý
kinh tế, chính trị. Đến nay, trên địa bàn tỉnh BR - VT chưa có công trình khoa
học
nào dưới góc độ Địa lí học nghiên cứu về sự phát triển các KCN trong quá trình
CNH, HĐH. Vì vậy, đề tài mà học viên lựa chọn không trùng với các công trình
khoa học đã được công bố.
5
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng n ghiên cứu là các KCN, chúng được phân bố trên một không gian
nhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng. Á p dụng quan điểm lãn h thổ vào đề
tài
nghiên cứu cho phép xem xét các yếu tố tron g mối quan hệ tác động lẫn nhau,
phát
hiện ra quy luật phát triển, các nhân tố trội tác động đến sự phát triển các
KCN. Vì
vậy, việc hình thành và phát triển các KCN tỉnh BR – VT nếu có sự kết hợp tổng
lực của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách phát triển của địa
phương… sẽ tạo điều kiện phát triển các KCN một cách nhanh chóng và hiệu quả.
4.1.2. Quan điểm hệ thống, tổng hợp
Phát triển KCN là một quá trình KT - XH dưới sự tác động của nhiều yếu tố,
góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Sự phát triển các KCN chịu tác
động của nhiều yếu tố, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và dân
cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, cơ cấu giới tính, lứa tuổi của
dân
cư và môi trường sống. Vì vậy, khi nghiên cứu sự phát triển các KCN cần xem xét
trên quan điểm hệ thống thuộc hệ thống KT - XH hoàn ch ỉnh, luôn vận động và
phát triển không ngừng.
4.1.3. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
Mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên và KT – XH tồn tại và phát triển đều có quá
khứ lịch sử nhất định. Những tác động của sự biến đổi KT - XH tới sự hình thành
và
phát triển các KCN là lâu dài và vận động theo thời gian. Vận dụng quan điểm nà
y
lịch sử trong nghiên cứu phát triển KCN cần chú ý đến quá khứ để xem xét hiện
tại
và xác định viễn cảnh tương lai.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển KCN được xem là biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy quá trình
CNH, HĐH. Tuy nhiên, sự phát triển KCN cũng có những tác động tiêu cực không
nhỏ đến xã hội và môi trường địa phương. Vận dụng quan điểm trên vào đề tài
nghiên cứu dưới góc độ xe m x ét hiệu quả phát triển các KCN đối với kinh tế, xã
hội
và môi trường. Chú ý đến vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường và những
6
vấn đề xã hội xu ất hiện cùng với sự phát triển KCN, từ đó đề xuất những giải
pháp
đảm bảo phát triển bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là một phương pháp quan trọng, hiện nay với sự phát triển của công nghệ
thông tin, việc khai thác các nguồn tài liệu qua mạng Internet sẽ là nguồn tư
liệu
quý hổ trợ cho việc tổng hợp các tài liệu liên quan. Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng
nhiều tài liệu được cung cấp bởi các cơ quan: Ban quản lý các KCN tỉnh BR – VT,
Sở Công thương, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh BR - VT. Từ những
thông tin thu thập và nguồn tài liệu được cung cấp, tác giả đã phân tích và tổng
hợp
để có cái nhìn khái quát và toàn diện về thực trạng phát triển KCN trên địa bàn
cũng
như những hạn chế đang tồn tại. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số biện pháp
khắc phục.
4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu Địa lí truyền thống để khảo sát thực tế, áp
dụng việc nghiên cứu thực tiễn. Trong quá trình làm đề tài này, tác giả đã có
những
chuyến đi thực địa đến một số KCN điển hình. Quan sát và ghi chép một số vấn đề
xung quanh KCN, chụp lại hình ảnh làm tư liệu thực tế. Đây là phương pháp quan
trọng để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài liệu thu thập được
và có
cơ sở thực tiễn để đánh giá phát triển các KCN trên địa bàn nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp toán học
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngân hàng số liệu được cung cấp bởi Ban
quản lý các KCN tỉnh BR - VT, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục
Thống kê tỉnh BR – VT. Ngoài các số liệu mang tính định lượng, tác giả sử dụng
nhiều cách tính chuyên ngành xử lý để có những số liệu cần thiết phục vụ tốt mục
đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích để có được những
nhận định đúng, khoa học và phù hợp về thực trạng phát triển các KCN tỉnh BR –
VT, những đóng góp của KCN đối với ngành CN nói riêng và sự phát triển KT –
XH của địa phương nói chung cũng như một số mặt yếu kém còn tồn tại để từ đó đề
7
xuất một số biện pháp giải quyết góp phần phát triển hiệu quả các KCN tỉnh BR –
VT đến năm 2020.
4.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lí. Việc sử dụng phương
pháp bản đồ cho thấy mối quan hệ tổng hợp các nhân tố hình thành KCN, sự phân
bố không gian các KCN trên địa bàn nghiên cứu. Qua các biểu đồ, tác giả nghiên
cứu thực trạng phát triển của các KCN, những đóng góp của các KCN đối với sự
phát triển KT – XH của địa phương nói chung và ngành CN nói riê ng. Đồng thời,
qua phương pháp này, việc đánh giá các tác động các KCN được toàn diện hơn, từ
đó có cơ sở quy hoạch các KCN đến năm 2020.
4.2.5. Phương pháp GIS
Phương pháp GIS là phương pháp để thành lập bản đồ. Trong đề tài nghiên
cứu này, tác giả sử dụng phần mền thông tin Địa lí (GIS) để tính toán, thiết kế
và
biên tập một số bản đồ phù hợp với đối tượng nghiên cứu như: Bản đồ hành chín h
tỉnh BR – VT, bản đồ phân bố KCN tỉnh BR – VT năm 2013 và bản đồ Quy h ọach
KCN tỉnh BR – VT đến năm 2020. Nhờ đó, quá trình nghiên cứu mang tính định
lượng hơn.
Các phương pháp trên được vận dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu luận
văn với sự thống nhất và kết hợp giữa chúng.
5. Những đóng góp của luận văn
Các KCN ở Việt Nam ra đời từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Trong quá
trình đổi mới, các KCN đã trở thành biểu tượng của sự khởi sắc về kinh tế, là
các
điểm sáng về phân bố không gian CN cùng quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ
trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Bởi vậy, với mong muốn góp phần nghiên
cứu phát triển các KCN tại tỉnh BR - VT, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển
khu
công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ CNH, HĐH” với nội dung đóng
góp mới, cụ thể như sau:
- Tổng hợp, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan về sự phát triển
các KCN trong thời kỳ CNH, HĐH.
8
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh BR -
VT giai đoạn 2009 - 2013 và định hướng phát triển đến 2020. Qua đó, thấy được
những đóng góp của các KCN đối với sự phát triển KT – XH của địa phương.
- Tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình
phát triển KCN của tỉnh thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập.
- Lựa chọn được những giải pháp hợp lý cho phát triển các KCN trong quá
trình phát triển KT – XH tỉnh BR – VT.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 03 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung luận văn gồm có 3 chương.
- Chương 1. Tổng quan về phát triển KCN trong thời kỳ CNH, HĐH.
- Chương 2. Thực trạng phát triển các KCN ở tỉnh BR – VT trong thời kỳ
CNH, HĐH.
- Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển các KCN ở tỉnh BR - VT
trong thời kỳ CNH, HĐH.
9
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG
NGHIỆP TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH
1.1. Một số khái niệm và những vấn đề liên quan về KCN
1.1.1. Quan niệm về KCN
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, KCN được hình thành ở một số nước tư bản
phát triển. Năm 1896, xuất hiện KCN đầu tiên ở Traffort Park thành phố
Manchester nước A nh. Sau đó, KCN lần lượt được thành lập ở các nước khác như
Mỹ năm 1899, Italia năm 1904; và KCN thực sự được bùng nổ kể từ những năm 50
thế kỷ XX và phổ biến ở các nước. Trong quá trình phát triển, KCN được coi là
một
biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ngày nay, KCN xuất hiện ở
nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều quan niệm khác nhau.
Theo nghĩa thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập tập trung nhiều
DN sản xuất CN. Các KCN ra đời là kết quả của việc xây d ựng các DN CN riêng
rẽ. Xen lẫn với các DN CN là khu dân cư hoặc các cơ quan hành chính sự nghiệp…
Ở đó, chính quyền đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi như miễn thuế (thuế xuất -
nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản…) và tự do mua bán.
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển CN Liên hợp quốc (United Nations
Industrial Development Organization - UNIDO) năm 1990: “KCN là khu vực tương
đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư
vào các ngành CN hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành CN nà y
những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn
lại
của nước chủ nhà. Trong đó đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hoá dùng
cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế”.
Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về KCN (World Expot Processing Zone
Association - WEPZA) thì KCN là tất cả các khu vực được Chính phủ cho phép
thành lập như: Cảng tự do, khu vực mậu dịch tự do, KCN tự do hay bất k ỳ khu vực
ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ chức này công nhận. Quan niệm này xuất
phát từ nhu cầu phát triển mối quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng mở
10
rộng xuất phát từ nhu cầu bức thiết của quá trình CNH hướng về xuất khẩu của các
nước đang phát triển.
Kế thừa những quan điểm trên, Nghị định 192/CP ngày 15/12/1994 của Chính
phủ về quy chế KCN ở Việt Nam như sau: “Các KCN được định nghĩa là khu vực
công nghiệp tập trung, được thành lập do quyết định của Chính phủ với các ranh
giới được xác định, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và không có dân cư sinh
sống”.
Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng KCN chỉ là một khu vực phụ
(subregion), không nhất thiết phải có sự ngăn cách biệt lập và trên thực tế có
nhiều
tập đoàn và tổ hợp CN với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với
nhau
trên một khu vực rộng lớn và việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô
lớn
như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của KCN mà không nhất thiết phải có
một quy chế đặc thù.
Như vậy, có thể xác định KCN là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những
thế mạnh về vị trí địa lý, về tự nhiên và xã hội để thu hút đầu tư, hoạt động
với cơ
cấu hợp lý giữa các DN công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành
phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao của từng DN nói riêng và tổng thể KCN nói
chung.
Hiện nay ở nước ta đã xuất hiện hàng trăm các KCN vừa và nhỏ do Trung
ương thành lập và nhiều CCN - TTCN do chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành
phố) thành lập. Mặc dù có một số đặc điểm đặc thù như quy mô nhỏ hơn, ảnh
hưởng hẹp hơn nhưng về bản chất không có sự khác biệt so với các KCN của Trung
ương. Trong đề tài này, khái niệm KCN được hiểu gồm cả KCN do Trung ương
thành lập, quản lý và cả các CCN – TTCN do chính quyền địa phương thành lập.
1.1.2. Mục tiêu của KCN
Theo các tài liệu của Liên Hiệp Quốc và Hiệp hội Thế giới về KCN
(WEPZA), các KCN trên thế giới ra đời nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để
tăng xuất khẩu, thu hút ngoại tệ, tranh thủ kỹ thuật mới, đi đôi với chuyển giao
công
nghệ và giải quyết nạn thất nghiệp, tăng lượng người có việc làm trong và ngoài
khu, học tập và áp dụng cách quản lý tiên tiến, tăng các khoản thu ngoại tệ cho
thuê