Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4,299
593
133
91
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH
3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng
3.1.1. Định hướng phát triển KCN Việt Nam
Định hướng phát triển KCN Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số
1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy
hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
như sau:
- Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ qu y hoạch phát triển các khu kinh tế,
KCN, cụm công nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả, tổng diện tích
các
KCN dự kiến đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.
- Có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển CN
đồng bộ với cơ sở hạ tầng KT - XH tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn
chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa tại khu vực đồng bằng.
- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, khu kinh tế. Đến năm
2015, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu
như
nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, cơ sở khám chữa bệnh… cho lao động các KCN.
Đến năm 2020, hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các KCN, khu kin h
tế, đặc biệt là các công trình hạ tầng xã hội và xử lý nước thải, rác thải.
3.1.2. Định hướng phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ
Định hướng phát triển các KCN vùng ĐNB được xây dựng trên cơ sở phát
triển CN của vùng ĐNB được phê duyệt tại Quyết định 3582/QĐ - BCT
ngày 03/06/2013 của Bộ Công thương về việc Quy hoạch phát triển CN vùng ĐNB
đến năm 2020:
- Hạn chế bố trí các KCN tại khu vực Tp. HCM và thành phố Biên Hòa (Đồng
Nai) và các khu vực lân cận, chú trọng thu hút ở khu vực này các ngành nghề sử
dụng ít đất, có công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện môi trường.
92
- Hình thành vành đai công nghiệp - đô thị vùng, thu hút các dự án phát triển
hạ tầng KCN mới nhằm hạn chế phát triển thêm các KCN ở khu vực trung tâm, phát
triển các tổ hợp quy mô lớn về CN - dịch vụ - đô thị theo mô hình khu đô thị
công
nghệ cao tại Long Thành, Phú Mỹ, khu liên hợp CN - dịch vụ - đô thị Bình Dương,
Bình Phước.
- Bố trí các KCN theo hướng hình thành các “tiểu vùng” gồm một nhóm các
KCN có cùng không gian địa lý như: Vùng trung tâm bao gồm: Khu công nghệ cao
thành phố, khu chế xuất và các KCN của Tp. HCM; Vùng cận trung tâm bao gồm
các KCN của thành phố Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Nhơn Trạch; Vùng phía Đông
Nam theo Quốc lộ 51 bao gồm các KCN của thành phố Vũng Tàu, Phú Mỹ, Châu
Đức, dọc sông Thị Vải; Vùng phía Đông theo Quốc lộ 1A bao gồm KCN Bàu Xéo,
Long Khánh; Vùng phía Bắc dọc theo Quốc lộ 13 bao gồm KCN Chơn Thành, Hoa
Lư, Mỹ Phước; Vùng phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22 bao gồm KCN Trảng Bàng, Gò
Dầu, Mộc Bài, Xa Mát, Bourbon An Hòa.
3.1.3. Thực trạng phát triển CN và KCN tỉnh BR – VT
Trong điều kiện khó khăn chung của kinh tế cả nước và thế giới, ngành CN
nói riêng và toàn nền kinh tế tỉnh BR – VT nói chung có sự tăng trưởng, tuy
nhiên
mức tăng trưởng không cao.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,1%/năm (giai đoạn 2011 - 2013). Cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch, năm 2013 địa phương có cơ cấu kinh tế là: Công
nghiệp và xây dựng chiếm 59,31%; dịch vụ chiếm 33,1% và nông nghiệp là 7,59%.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 7,46%. Tính theo giá hiện hành,
năm 2010 GTSX CN tỉnh BR – VT đạt 217.195 tỷ đồng (trừ dầu khí đạt 126.360 tỷ
đồng). Đến năm 2013, GTSX CN tăng lên 410.486 tỷ đồng (trừ dầu khí đạt 247.416
tỷ đồng). Năm 2010, đóng góp vào giá trị xuất khẩu địa phương của ngành CN là
5.872 triệu USD và tăng lên 8.545 triệu USD năm 2013.
Đến năm 2013, các KCN trên địa bàn tỉnh có 250 dự án CN còn hiệu lực
(Trong nước là 130 dự án và 120 dự án FDI) với tổng số vốn đầu tư đạt 12.042,0
tỷ
USD, tổng diện tích đất KCN đã cho thuê là 1.831,98 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy
32,46%.
Các KCN đã đóng góp vào GTSX CN toàn tỉnh khoảng 52.000 tỷ đồng (chiếm
93
12,67% GTSX CN) và 1.060 triệu USD giá trị xuất khẩu (chiếm 12,40% giá tri xuất
khẩu CN toàn tỉnh).
Hiện nay, tỉnh đang thực hiện triển khai xây dựng nhiều đề án về KCN như:
Xây dựng Đề án thành lập KCN chuyên sâu; Đề án xây dựng chiến lược phát triển
CN và Chính sách thu hút đầu tư từ Nhật Bản với mục đích mời gọi các nhà đầu tư
lớn của Nhật Bản đầu tư hạ tầng kỹ thuật vào một số KCN của tỉnh và đầu tư một
số
dự án CN then chốt, có sự lan tỏa, thu hút với các dự án khác. Tỉnh cũng đã khởi
công xây dựng hạ tầng thêm KCN Phú Mỹ III và CCN – TTCN Đá Bạc; triển khai
đầu tư hạ tầng giao thông, cấp điện và cấp nước phục vụ cho các CCN - TTCN Đá
Bạc. Đã hoàn thành việc đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển các KCN và CCN -
TTCN, đã rà soát và điều chỉnh giảm số CCN – TTCN từ 29 cụm với tổng diện tích
1.523 ha xuống còn 14 cụm với tổng diện tích 564 ha.
3.1.4. Nhu cầu và đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH
Để quá trình CNH, HĐH diễn ra với tốc độ nhanh và đem lại những thành
công to lớn cần:
- Cần xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó công nghiệp đóng vai trò
quan trọng và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Các KCN là nơi tạo ra một khối lượng
sản phẩm công nghiệp lớn cho nền kinh tế, có đóng góp đáng kể vào giá trị sản
xuất
CN và góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu.
- Chuẩn bị một nguồn vốn cho quá trình CNH, HĐH: Để thực hiện thành công
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cần một nguồn vốn rất lơn. Các KCN là nơi có sự
hoàn thiện về CSHT và nhiều chính sách ưu đãi nên có khả năng thu hút một nguồn
vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước hiệu quả.
- Cần một nguồn lao động có trình độ chuyên môn, tác phong CN và kỷ luật
cao. Các KCN là môi trường tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội
ngũ cán bộ quản lý DN của Việt Nam dần thay thế cho nguồn lao động quản lý
nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của quá trình CNH, HĐH thông qua các cơ sở dạy
nghề do các KCN xây dựng, mô hình tổ chức và quản lý nguồn nhân lực.
- Cần xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, chính sách thông thoáng.
Các KCN là nơi đáp ứng mọi yêu cầu về CSHT cho các DN sản xuất CN. Ngoài ra,
94
chính sách thông thoáng, nhanh gọn và một môi trường đầu tư bình đẳng là những
điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Cần xây dựng một tiềm lực KH - CN cho quá trình CNH, HĐH đất nước.
KH - CN được xác định là động lực của CNH, HĐH. Là yếu tố quyết định lợi thế
cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, quá trình CNH, HĐH nói riêng.
Phát triển các KCN cùng với việc thu hút các dòng vốn đầu tư FDI từ nước ngoài,
các DN đã đưa vào nước ta những thành tựu KH – CN hiện đại. Mặt khác, với việc
tạo ra một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh gay gắt, các DN ý thức được rằng
muốn nâng cao sức cạnh tranh thì phải tự đổi mới và ngày càng hiện đại hóa về
công nghệ.
- Cần mở rộng quan hệ đối ngoại. Cuộc cách mạng KH - CN cùng với xu
hướng toàn cầu hoá kinh tế đang tạo ra mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế của các nước. Do đó việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta
với
các nước khác trở thành một tất yếu kinh tế. Việc hình thành các KCN tạo ra khả
năng và điều kiện để nước ta tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ
chức quản lý... để đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước.
3.2. Định hướng phát triển CN và KCN tỉnh BR – VT đến năm 2020
3.2.1. Định hướng phát triển CN tỉnh BR – VT đến năm 2020
Theo Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển CN tỉnh BR – VT giai
đoạn 2011 – 2020, định hướng phát triển CN của địa phương được xác định như
sau:
* Quan điểm phát triển
- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh phù hợp với Quy hoạch CN cả nước,
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các quy hoạch ngành, cũng như phù hợp với
quy hoạch Kinh tế - Xã hội của tỉnh.
- Phát triển công nghiệp nhanh, bền vững, tập trung về chất, là nhiệm vụ quan
trọng đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp hoá trước năm 2020.
- Tận dụng tối đa các lợi thế và nguồn lực trên địa bàn, quyết tâm thực hiện
chuyên môn hoá và phân công sản xuất trong hệ thống sản xuất CN, gia nhập các
mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế.
95
- Phát huy và mở rộng mọi nguồn lực của xã hội, đặc biệt chú trọng xây dựng
hệ thống DN ngoài Nhà nước làm động lực chủ yếu trong phát triển CN giai đoạn
2011 - 2020.
- Tiếp tục phát triển CN tập trong với mô hình các khu, cụm công nghiệp, đẩy
mạnh chuyên môn hoá và liên kết hiệu quả theo ngành, lĩnh vực.
* Định hướng phát triển
- Phát huy vị trí cửa ngõ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, BR - VT tạo
dựng kết nối mạnh mẽ với các tỉnh trong khu vực Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương
nhằm phát triển mạng lưới sản xuất CN.
- Xây dựng và củng cố năng lực nền CN tại địa phương thông qua việc hình
thành hệ thống doanh nghiệp CN quy mô nhỏ và vừa, với quy trình sản xuất và
quản lý đạt mức tiêu chuẩn hoá, chú trọng đặc biệt đến phát triển DN ngoài n hà
nước. Định hướng và hỗ trợ DN thực hiện chuyên môn hoá và liên kết sản xuất,
hình thành năng lực các ngành CN hỗ trợ.
- Trên cơ sở tận dụng các lợi thế về vị trí địa lý và nguồn nguyên vật liệu sản
xuất CN hiện có trên địa bàn, các ngành CN hỗ trợ liên quan đến cơ khí và chế
biến
xuất kim loại cần được xác định khuyến khích và ưu tiên phát triển trong giai
đoạn
tới.
- Trên cơ sở các khu cụm công nghiệp hiện có, định hướng hình thành các
KCN hỗ trợ tập trung, thực hiện liên kết ngành trong các khu CN hỗ trợ, trong
bước
tạo ra mạng lưới cung ứng cho các ngành CN chế tạo, dầu khí... trên địa bàn
tỉnh,
VKTTĐPN và cả nước.
* Mục tiêu phát triển
Phấn đấu đưa tỉnh BR - VT đạt chỉ tiêu công nghiệp hoá về GDP/đầu người
vào khoảng năm 2018 và là một trung tâm CN, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống
thương cảng quốc gia và quốc tế, trở thành một trong các trung tâm CN, dịch vụ,
du
lịch, hải sản của vùng ĐNB và của cả nước.
96
Bảng 3.1. Dự báo giá trị gia tăng CN đến 2015 – 2020 theo giá so sánh
TT
Danh mục
2010
2015
2020
I. Tính cả dầu khí
1
(VA) CN – Xây Dựng (Tỷ đồng)
52.216
82.871
127.322
2
Tỷ trọng trong GDP (%)
76,01
69,08
62,61
II. Không tính dầu khí
1
(VA) CN – Xây Dựng (Tỷ đồng)
27.985
58.639
103.091
2
Tỷ trọng trong GDP (%)
62,94
61,25
57,55
Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể KT – XH tỉnh BR – VT giai đoạn 2006 –
2015 định hướng đến năm 2020.
Bảng 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng CN đến 2015 – 2020
Tốc độ tăng trưởng CN (%)
2011 – 2015
2015 - 2020
Tính cả dầu khí
9,68
8,97
Không tính dầu khí
15,95
11,95
Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể KT – XH tỉnh BR – VT giai đoạn 2006 –
2015 định hướng đến năm 2020.
3.2.2. Định hướng phát triển KCN tỉnh BR – VT đến năm 2020
3.2.2.1. Định hướng phát triển
* Định hướng chung
- Tập trunng đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 14 KCN đã được thành lập, để có mặt
bằng thu hút các dự án thứ cấp vào hoạt động, nhằm đạt mục tiêu nâng cao tỷ lệ
lấp
đầy tại các khu công nghiệp đến 2020 khoảng trên 80%.
- Thành lập thêm KCN Kim Dinh 100 ha, khu công nghệ cao của tỉnh tại
thành phố Bà Rịa, khu cảng và dịch vụ dầu khí Bến Đình (100 ha). Nâng tổng số
lượng KCN lên 17 với tổng diện tích hơn 9.000 ha vào năm 2020.
- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các CCN - TTCN đã được cấp giấy
chứng nhận đầu tư, để có mặt bằng thu hút các dự án CN vừa và nhỏ. Phát triển
các
CCN - TTCN theo mô hình cụm liên kết CN thu hút các dự án CN hỗ trợ.
- Phân bố các khu - cụm công nghiệp hợp lý, ngành nghề khuyến khích đầu tư
97
phải phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng.
Ưu
tiên thu hút các dự án có đầu tư hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng công nghệ mới,
tiên
tiến, sản xuất sản phẩm mới và sử dụng ít lao động vào các khu - cụm công
nghiệp.
- Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển
các khu, cụm công nghiệp, khai thác tốt nguồn lực ngoài tỉnh và thị trường ngoại
tỉnh.
- Tăng cường phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường gây ra do phát
triển CN tại các khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu du lịch trọng
điểm,
khu nuôi trồng thủy sản, các nguồn nước. . . nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
* Định hướng phát triển cụ thể của các KCN
- KCN Đông Xuyên: Hoàn thiện hệ thống CSHT ngoài KCN, tạo mối liên kết
với các KCN khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hoàn thành lắp đặt hệ thống
quan
trắc tự động chất lượng nước thải.
- KCN Mỹ Xuân A: Đẩy mạnh thu hút đầy tư, nâng tỷ lệ lấp đầy đạt 95%. Đa
dạng hóa về cơ cấu ngành nghề theo hướng thu hút các ngành CN không gây ô
nhiễm môi trường và có hàm lượng côn g nghệ cao. Hoàn thành lắp đặt hệ thống
quan trắc tự động chất lượng nước thải.
- KCN Phú Mỹ I: Đẩy mạnh công tác xây dựng CSHT ngoài KCN. Liên kết
với các CCN – TTCN để phát triển các dự án CN hổ trợ. Hoàn thành lắp đặt hệ
thống quan trắc tự động chất lượng nước thải.
- KCN Mỹ Xuân B1 – CONAC: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tận dụng
lợi thế cảng biển để nâng tỷ lệ lấp đầy lên 70%. Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề
theo hướng thu hút các ngành có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít lao động và
không gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập
trung.
- KCN Mỹ Xuân A2: Hoàn thiện công tác lắp đặt hệ thống quan trắc tự động
chất lượng nước thải. Hiện đại hóa máy móc và dây chuyền công nghệ nâng cao
chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- KCN Cái Mép: Hoàn thiện công tác xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập
trung. Tận dụng lợi thế cảng biển, thu hút các dự án CN có hàm lượng công nghệ
98
cao đến từ các nước phát triển, nâng tỷ lệ lấp đầy c ủa KCN lên 60%
- KCN Phú Mỹ II: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Tận dụng lợi
thế cảng biển đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư nâng tỷ lệ lấp đầy lên 60%. Chú
trọng thu hút các ngành CN nặng có sử dụng cảng biển, dịc h vụ Logistic, kho
tàng,
bến bãi…
- KCN Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng: Tận dụng lợi thế cảng biển để đa dạng hóa
ngành CN. Tập trung thu hút đầu tư nâng tỷ lệ lấp đầy lên 60%.
- KCN Mỹ Xuân B1 – Đại Dương: Tận dụng lợi thế cảng biển để phát triển các
ngành CN sửa chữa tàu biển, gia công cơ khí, dịch vụ Logistic... Tăng cường công
tác xúc tiến đầu tư, nâng tỷ lệ lấp đầy lên 60%.
- KCN Phú Mỹ III: Hoàn thiện công tác GPMB xây dựng CSHT trong và ngoài
KCN. Phát triển thành KCN chuyên sâu để thu hút các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản,
phát triển các ngành CN có sức lan tỏa lớn, đến năm 2020 tỷ lệ lấp đầy đạt 60%.
- KCN Long Sơn: Hoàn thiện hệ thống CSHT trong và ngoài KCN. Đẩy mạnh
công tác xúc tiến đầu tư đến các nước phát triển để đa dạng hóa cơ cấu ngành
nghề.
- KCN Châu Đức: Hoàn thiện hệ thống CSHT trong và ngoài KCN. Thu hút
các dự án đa ngành, không gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên các dự án công nghệ
cao, sử dụng nguồn lao động địa phương. Nâng tỷ lệ lấp đầy lên 60%.
- KCN Đất Đỏ: Hoàn thiện hệ thống CSHT. Phát triển thành KCN đa ngành,
thu hút các dự án CN mới, sử dụng nguồn lao động địa phương. Tỷ lệ lấp đầy đến
năm 2020 là 60%.
- KCN Long Hương: Hoàn thiện công tác GPMB và xây dựng cơ sở hạ tầng
KCN. Thu hút các dự án CN có qu y mô nhỏ nhưng có công nghệ tiên tiến hiện đại
và không gây ô nhiễm môi trường.
Về các CCN - TTCN thu hút 5 nhóm ngành nghề gồm: Cơ khí chế tạo; Điện –
điện tử; Chế biến nông – lâm sản; Dệt, may mặc, giày da; Sản xuất VLXD. Riêng
ngành dệt - nhuộm chỉ phát triển ở CCN Ngãi Giao (huyện Châu Đức). Tiếp tục
triển khai giải phóng mặt bằng, xây dựng CSHT của các CCN – TTCN còn lại và
thu hút đầu tư.
99
* Định hướng phát triển cơ cấu lãnh thổ
- Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư vào các KCN đã có sự hoàn thiện về hệ
thống CSHT như KCN Mỹ Xuân A, KCN Phú Mỹ I đạt tỷ lệ lấp đầy trên 95%. Tập
trung thu hút các dự án đầu tư vào các KCN như Phú Mỹ II, Phú Mỹ III, Cái Mép,
Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1 – Đại Dương, Mỹ Xuân B1 – CONAC và
các KCN mới thành lập là KCN đô thị Châu Đức, KCN Đất Đỏ. Khi các KCN đạt
tỷ lệ lấp đầy trên 60%, sẽ căn cứ vào triển vọng thu hút đầu tư để xem xét đầu
tư
phát triển các KCN khác như: KCN Long Hương 400ha, KCN Long Sơn (850 ha).
Tận dụng những lợi thế về vị trí địa lí, đến năm 2020 tỉnh BR – VT chú trọng
phát triển các KCN ở khu vực phía Tây và Tây Nam (thuộc huyện Tân Thành và
thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu): Thành lập khu công nghệ cao của tỉnh
thuộc thành phố Bà Rịa (100 ha), khu công nghiệp Kim Dinh (100 ha), thành lập
khu cảng và dịch vụ dầu khí Bến Đình (100ha) thuộc thành phố Vũng Tàu.
Các vùng có mức độ phát triển CN thấp là khu vực phía Đông và Đông Nam,
khu vực phía Bắc và phía Nam phát triển với mức trung bình với sự có mặt của các
CCN – TTCN.
3.2.2.2. Mục tiêu phát triển
* Về thu hút đầu tư
Theo mục tiêu đề ra, đến cuối năm 2015 tổng số dự án tính lũy kế đến năm
2015 tăng lên 303 dự án và tổng vốn đầu tư sản xuất là 17.326,0tỷ USD, tổng diện
tích đất CN cho thuê là 1.929,9 ha với tỷ lệ vốn đầu tư/dự án tăng lên 57,2 tỷ
USD/dự án.
Và mục tiêu lâu dài đến năm 2020, tổng số dự án tính lũy kế là 39 5 dự án; vốn
đầu tư sản xuất là 23.502,5 tỷ USD với tỷ lệ vốn đầu tư/dự án là 59,5 tỷ USD/dự
án;diện tích đất CN cho thuê đạt 6.700 ha với tỷ lệ lấp đầy dự kiến đạt 80%.
* Về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Xây dựng CSHT k ỹ thuật KCN là công tác quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ
thu hút các nhà đầu tư và nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN. Vì vậy, đầu tư xây
dựng
CSHT trong KCN được tỉnh BR – VT rất chú trọng trong thời gian tới. Năm 2015,
100
chỉ tiêu thu hút đầu tư CSHT (tính lũy kế) đạt 14.045,0 tỷ đồng. Đến năm 2020
mục
tiêu thu hút đầu tư vốn CSHT (tính lũy kế) tăng lên 20.857,0 tỷ đồng.
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020, tỉnh B R
– VT đã đưa ra các chỉ tiêu hoạt động sản xuất:
- Giá trị sản xuất CN (theo giá cố định 94): Dự kiến đến năm 2015 đạt 80.600
tỷ đồng và năm 2020 đạt 130.843 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng là 12,2%/năm
- Doanh thu từ KCN dự kiến đến năm 2015 đạt 7.086,0 triệu USD (Trong đó:
DN FDI đạt 3.220,0 triệu USD và DN trong nước là 3.866,0 triệu USD), đến năm
2020 đạt 13.200,0 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 11,8%/năm.
- Tổng kim gạch xuất nhập khẩu đến năm 2015 đạt 3.088 triệu USD, trong đó:
Kim gạch xuất khẩu đạt 1.288 triệu USD, kim gạch nhập khẩu đạt 1.800 triệu USD.
Đến năm 2020 tổng kim gạch xuất nhập khẩu tăng lên 5.070 triệu USD, trong đó:
Kim gạch xuất khẩu đạt 3.100 triệu USD và nhập khẩu đạt 1.970 triệu USD. Tốc độ
tăng bình quân của giá trị xuất khẩu cả giai đoạn là 15,46%/năm và nhập k hẩu là
2,5%/năm.
- Thu hút lao động: Dự kiến đến trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ thu hút được
12.764 lao động, nâng tổng số lao động trong KCN lên 50.000 người vào năm 2015
và dự kiến sẽ đạt 75.000 người vào năm 2020.
* Vấn đề bảo vệ môi trường
Trong giai đoạn 2011 – 2015 định hướng đến năm 2020, Ban Quản lý các
KCN đặt ra mục tiêu về môi trường là:
- 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng ph ải áp dụng công nghệ sạch hoặc
được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm và xử lý chất thải.
- Tất cả các KCN đã đi vào hoạt động phải xâ y dựng và hoàn thành hệ thống xử
lý nước thải tập trung. Trước mắt tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải
cho các KCN như: KCN Châu Đức, KCN Mỹ Xuân B1 – CONAC, Mỹ Xuân B1 –
Đại Dương sau đó là KCN như Đất Đỏ, Long Hương, Phú Mỹ III và Long Sơn.
- Thu gom và xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn môi trường 80 – 90%.
Trên đây là những chỉ tiêu hoạt động của các KCN đến năm 2020.