Luận văn Thạc sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009
504
563
107
52
- Xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Triệu Đề, Cao Phong
phát triển làng nghề mây tre đan theo hướng nâng dần các sản phẩm xuất khẩu.
Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm gạch, ngói, khai thác vật liệu
xây dựng. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, khuyến khích,
tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất.
Phấn đấu đến năm 2010 ở mỗi xã trong qui hoạch cụm kinh tế có từ 5 – 10
doanh nghiệp, thị trấn có trên 30 doanh nghiệp về kinh doanh, dịch vụ, vật
liệu xây dựng, sửa chữa ô tô, xe máy,… Tạo điều kiện về đất đai cho mỗi
doanh nghiệp từ 500 – 1000m
2
.
Về giao thông: nhựa hoá, bê tông hoá 100% các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ
và các đường nội thị trấn, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh nâng
cấp các tuyến đường tỉnh lộ 305, 305C, 306, 307, 307C và xây dựng các bến
cảng như Phú Hậu, Cao Phong, Như Thuỵ, Hải Lựu, Đức Bác. Đề nghị
UBND tỉnh cho xây dựng cầu Phú Hậu (xã Sơn Đông). Hoàn thiện hệ thống
đường theo qui hoạch 6 cụm kinh tế: Triệu Đề, Tam Sơn – Nhạo Sơn, thị trấn
Liễn Sơn, Nhân Đạo – Lãng Công, Bắc Bình – Hợp Lý. Qui hoạch tổng thể
đường giao thông mở rộng thị trấn Lập Thạch theo hướng phát triển thị xã
gồm các xã Xuân Lôi, Tử Du, Xuân Hoà, Tân Lập, Vân Trục. Tiếp tục thực
hiện phát triển giao thông nông thôn theo nghị quyết số 02-NQ/HU của
Huyện uỷ khoá XVII.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Thuỷ lợi: Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, phát triển các công
trình đầu mối như các trạm bơm ven sông, hồ đập nội vùng, các công trình
kiên cố hoá kênh mương.
- Công trình điện: hoàn thành chương trình RE
II
(dự án năng lượng
nông thôn II), đảm bảo 100% xã có hệ thống điện đạt tiêu chuẩn, phấn đấu
100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.
- Cơ sở vật chất cho giáo dục: 100% các trường có đủ phòng học 1 ca,
trong đó 85% là phòng học tầng, số phòng còn lại đủ tiêu chuẩn cho các cấp
học. Xây dựng xong trung tâm dạy nghề ở huyện.
53
- Công trình y tế: Phấn đấu 100% trạm y tế xã có nhà kiên cố. Xây
dựng hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải và xử lí rác thải bện viện trung
tâm huyện; 80% số hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
- Mỗi xã ven sông xây dựng kế hoạch khả thi từ 1 – 3 khu sản xuất gạch
lò cao theo công nghệ mới, xoá lò gạch thủ công gây ô nhiễm mỗi trường.
- Công trình văn hoá: xây dựng thư viện trung tâm huyện, bể bơi, sân
tenis và xây dựng sân vận động ở các xã, thị trấn. Phấn đấu 100% các xã và
thôn có nhà xăn hoá.
Ngoài ra, phát huy thế mạnh của huyện nằm trong khu qui hoạch tổng
thể phát triển thương mại du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, bảo vệ tốt các tiềm năng
du lịch sinh thái như: Thác Bay- núi Sáng Sơn, quần thể hồ Vân Trục, rừng cò
Hải Lựu, đền thờ Trần Nguyên Hãn và những di tích lịch sử tháp Bình Sơn,…
Tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư và khách tham
quan di lịch. Xây dựng chợ Trung tâm thị trấn Lập Thạch và các chợ trung
tâm các xã, tạo điều kiện cho thương mại du lịch có điều kiện phát triển.
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và thành tựu đạt đƣợc
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương nhân dân huyện
bước vào thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đại hội
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện
Lập Thạch lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005 – 2010.
Trong lúc nhân dân toàn huyện đang nỗ lực thực hiện các Nghị quyết
của Đại hội Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ XVIII thì một sự kiện chính trị
quan trọng đã diễn ra. Thực hiện theo nghị quyết số 39/2008/NĐ-CP ngày 04
– 04 – 2008 của Chính Phủ thị trấn Hoa Sơn được thành lập trên cơ sở tách
một phần diện tích và dân số xã Liễn Sơn và thôn Tân Thái xã Thái Hoà. Đến
lúc này huyện Lập Thạch còn 34 xã và 3 thị trấn. Cũng trong thời gian này
một sự kiện chính trị quan trọng lại diễn ra tác động to lớn tới tình hình phát
triển kinh tế xã hội của huyện. Ngày 23 – 12 – 2008, Chính phủ ban hành
Nghị định số 09-NĐ/CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch
54
để thành lập huyện sông Lô. Thực hiện Nghị định của Chính phủ, ngày 01 –
04 – 2009 huyện Sông Lô chính thức được thành lập. Sau khi bị chia tách lúc
này huyện Lập Thạch chỉ còn diện tích tự nhiên là 17.301,22 ha với 118.354
nhân khẩu và 20 đơn vị hành chính xã và thị trấn (18 xã và 2 thị trấn). Với qui
mô và phạm vi của huyện mới hẹp hơn nhiều tạo điều kiện thuận lợi để huyện
tập trung vào đầu tư, tạo điều kiện để huyện phát triển một cách toàn diện
nhanh, mạnh hơn so với những giai đoạn trước.
Tiếp tục xác định thế mạnh của huyện là phát triển kinh tế nông nghiệp,
được sự hỗ trợ của Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Lập Thạch tập
trung vào phát triển kinh tế nông nghiệp.
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII coi
“sản xuất nông - lâm nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu và giữ vị trí rất quan trọng
đối với kinh tế và đời sống của nhân dân trong huyện”, cấp uỷ, chính quyền
các cấp luôn chỉ đạo sát sao, phù hợp với từng thời điểm cụ thể, kịp thời triển
khai Nghị quyết 03-NQ/TU của Đảng bộ tỉnh “về phát triển nông nghiệp,
nông thôn và nâng cao đời sống nông dân”. Với quan điểm chỉ đạo của
Huyện uỷ là đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu
giống cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chỉ đạo
các đơn vị dịch vụ nông nghiệp bám sát tình hình, kịp thời cung ứng vật tư,
giống, phục vụ sản xuất. Vượt qua nhiều khó khăn như: thời tiết diễn biến bất
thường năm 2006 làm mất mùa trên diện rộng toàn miền Bắc, đầu năm 2008
rét đậm rét hại kéo dài, hạn hán thiếu nước cho sản xuất, cuối năm 2008 mưa
lớn kéo dài làm thiệt hại nặng về năng suất, sản lượng vụ đông…, bằng những
chỉ đạo hiệu quả như “lấy vụ mùa bù vụ chiêm” năm 2006, “lấy vụ chiêm, vụ
mùa năm 2009 bù vụ đông năm 2008”, chỉ đạo hình thành vùng sản xuất hàng
hoá tập trung quy mô 200 ha ở 10/20 xã, thị trấn cho hiệu quả kinh tế cao. Kết
quả huyện hoàn thành chỉ tiêu diện tích gieo trồng theo kế hoạch, đảm bảo an
ninh lương thực, đến năm 2009 năng suất lúa bình quân đạt 50,08 tạ/ha (vượt
mục tiêu kế hoạch đề ra đến 2010 đạt 50 tạ/ha). Đặc biệt huyện Lập Thạch
55
còn triển khai vùng sản xuất lúa tập trung đưa giống mới có năng suất, chất
lượng cao vào sản xuất như TBR 36, NA1,… Bình quân lương thực đầu
người đạt 331,7 kg/người/năm [9, tr.12]. Ngoài cây trồng chủ lực, truyền
thống, huyện chỉ đạo trồng bí xanh, bí đỏ, thanh long, rau xanh…
Về chăn nuôi: Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVIII “lấy chăn nuôi
là mũi nhọn, khâu đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp”, Đảng bộ
huyện đã ra Nghị quyết chuyên đề số 05 nhằm đẩy nhanh phát triển chăn
nuôi, gắn chăn nuôi với phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thuỷ sản,
chuyển mạnh chăn nuôi sang sản xuất hàng hoá, lấy năng suất chất lượng,
hiệu quả kinh tế cao và sức cạnh tranh cao làm mục tiêu phấn đấu. Tạo sự
phân công lao động mới ở nông thôn – tập trung vào chăn nuôi.
Huyện ủy Lập Thạch đã xây dựng Kế hoạch số 04-KH/HU ngày 31 –
10 – 2007 để chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ; chỉ đạo xây dựng
các khu chăn nuôi tập trung, hỗ trợ vốn, giống, tăng cường bồi dưỡng, tập
huấn kiến thức cho nông dân,… mang lại hiệu quả thiết thực với nhiều hộ gia
đình. Chỉ đạo cụ thể, sâu sát việc nâng cao hiệu quả kinh tế các mô hình chăn
nuôi công nghiệp, bán công nghiệp như nuôi lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, gà
thả vườn, bò thịt. Hình thành vùng chăn nuôi lợn siêu nạc ở Quang Sơn, Ngọc
Mỹ, Hợp Lý, cho thu nhập khá. Toàn huyện có 79 trang trại kết hợp trồng trọt
và chăn nuôi. Trước tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp,
Ban thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo quyết liệt, chủ động xây
dựng và thực hiện kế hoạch tiêm phòng, vận động nông dân tăng cường các
biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học, nên không có
dịch bệnh lớn xảy ra, xử lý dứt điểm từng trường hợp bị bệnh, không để lây
lan. Tổng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và tổng giá trị sản xuất từ chăn nuôi hàng
năm đều tăng, đến năm 2010 đạt 380 tỷ đồng, chiếm 51% giá trị kinh tế nông
nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 1,28 con bò [9, tr.13]
Về nuôi trồng thuỷ sản, tổng diện tích nuôi trồng toàn huyện đến năm
2010 là 790,8 ha, trong đó diện tích một lúa, một cá là 592,2 ha, sản lượng
56
đến năm 2010 ước đạt 1.133,8 tấn, tăng 195,7 tấn so với năm 2006. Xuất hiện
một số mô hình nuôi cá giống, cho thu nhập khá [9, tr.13 - 14].
Các ngành dịch vụ nông nghiệp có nhiều cố gắng, tăng cường khuyến
cáo, mở lớp tập huấn, tổ chức các mô hình trình diễn, đưa tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất, dự thính, dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
Công tác quản lý HTX: toàn huyện có 21 HTX dịch vụ tổng hợp, hoạt
động còn nhiều khó khăn, một số HTX hoạt động kém hiệu quả.
Quản lý chặt chẽ hệ thống các công trình thuỷ lợi, hồ đập trên địa bàn,
cải tạo, nâng cấp 85 công trình với giá trị 146,9 tỷ đồng. Hoàn thành bàn giao
các công trình thuỷ lợi về 2 công ty thuỷ lợi trên địa bàn. Công tác phòng
chống lụt bão được chú trọng, luôn chủ động ứng phó trước mọi tình huống.
Kinh tế vườn, đồi, rừng, ổn định nhưng chưa có bước đột phá để đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ
và phòng chống cháy rừng. Sau chia tách, huyện Lập Thạch có 422,5 ha rừng
phòng hộ, 3.900,94 ha rừng sản xuất, được quản lý, bảo vệ tốt. Cấp phép chăn
nuôi động vật hoang dã cho 12 trại nuôi rắn và nhím trên địa bàn. Việc trồng
và kinh doanh cây cảnh phát triển nhanh, dần khẳng định chỗ đứng trên thị
trường, cho thu nhập khá [9, tr.14].
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 -
2010. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và
98,7% đất ở, đất lâm nghiệp đang triển khai. Giải quyết đúng trình tự các
khiếu nại về đất đai, góp phần ổn định tình hình chung toàn huyện.
Vệ sinh môi trường, được cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực
hiện, Huyện uỷ ban hành 2 thông báo kết luận chỉ đạo chuyên đề về công tác
môi trường, chỉ đạo phối hợp hỗ trợ phương tiện, kinh phí cho hộ và địa
phương thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt và sản xuất, một số Đảng uỷ cơ sở
đã ban hành được Nghị quyết chuyên đề, thí điểm mô hình HTX dịch vụ môi
trường. Hệ thống nước sạch thi công xong giai đoạn 2, đang triển khai lắp đặt
57
đến hộ. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân vệ sinh môi trường,
xây dựng 3 công trình vệ sinh theo tiêu chí mới.
Như vậy, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ
lần thứ XVIII và Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ, tình hình phát triển kinh tế nông
nghiệp huyện có chiều hướng phát triển tốt.
Về công nghiệp – thủ công nghiệp: Chỉ đạo thực hiện chủ trương quan
tâm thu hút đầu tư công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, được tỉnh phê
duyệt và quy hoạch chi tiết khu công nghiệp thuộc xã Bàn Giản, Đồng Ích,
triển khai xây dựng nhà máy giầy da tại Xuân Lôi. Cuối năm 2009, huyện Lập
Thạch được phê duyệt 3 khu công nghiệp, quy hoạch 2 cụm tiểu thủ công
nghiệp và 2 khu làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nghị quyết Đại
hội XVIII. Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 57,2 tỷ
đồng, tăng 27,6 tỷ so với đầu nhiệm kỳ.
Trong những năm 2005 - 2010, tranh thủ các nguồn vốn và huy động nội
lực, nhựa hoá và bê tông hoá được 75/75 km đường quốc lộ và tỉnh lộ. Hoàn
thành cầu Bì La, mở rộng tỉnh lộ 306 đoạn cầu Bì La đi thị trấn Lập Thạch.
Huyện ủy ban hành nghị quyết chuyên đề phát triển giao thông nông thôn, đến
năm 2010 cứng hoá được 202,34/554,3 km (= 36,5%) đường giao thống nông.
Về huyện lộ, đang khẩn trương thi công tuyến Xuân Hoà - Bắc Bình - Hợp Lý;
Hợp Lý - Ngọc Mỹ; Tử Du - Liên Hoà - Liễn Sơn và các tuyến đường nội thị,
đường liên xã khác, kết quả cứng hoá được 51,1/87,7 km (= 58,3%).
Về xây dựng phát triển mạnh, xây dựng mới được nhiều công trình trên
các lĩnh vực như trụ sở làm việc, trường học, trạm y tế, công trình thuỷ lợi,…
Đầu tư cho xây dựng bình quân hàng năm tăng 18,4%, tổng giá trị đạt 593,7
tỷ đồng. Tuy nhiên, một số công trình trọng điểm Nghị quyết Đại hội đề ra
chưa thực hiện được như chợ trung tâm huyện, sân vận động, trung tâm văn
hoá thể thao huyện.
Về điện, hệ thống lưới điện trên địa bàn được đầu tư nâng cấp, hoàn
thiện mạng lưới điện nông thôn REII, 100% hộ dân đã có điện lưới sử dụng.
58
Về quy hoạch và phát triển đô thị, trong nhiệm kỳ thành lập mới 2 thị
trấn Tam Sơn và Hoa Sơn, huyện có 3 thị trấn và 34 xã. Sau chia tách huyện,
thị trấn Tam Sơn thuộc huyện Sông Lô, hiện nay huyện có 2 thị trấn và 18 xã.
Chỉ đạo quy hoạch các khu tái định cư, quy hoạch tổng thể, chi tiết của huyện
và các xã, thị trấn sau điều chỉnh địa giới, tạo tiền đề, định hướng phát triển
kinh tế - xã hội, đô thị cho những năm tiếp theo.
Về thu chi ngân sách: Công tác thuế, tài chính có nhiều cố gắng, hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng
19,45%, đến năm 2009 tổng thu ngân sách đạt 286,561 tỷ đồng, vượt mục tiêu
Đại hội đề ra là 50 tỷ đồng/năm; tổng chi đạt 236,652 tỷ đồng, thực hiện
nghiêm túc tiết kiệm chi để đầu tư phát triển KT - XH. Kho bạc Nhà nước duy
trì thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tiền, tài sản của nhà nước. Tập
trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn thu vào ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt
công tác kiểm soát chi theo Luật ngân sách Nhà nước.
Công tác khoa học, công nghệ: Quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất và bảo vệ môi trường như xây dựng hầm Bioga, thử
nghiệm giống lúa mới năng suất cao, giải pháp phòng và chữa bệnh ký sinh
trùng đường máu ở bò… Tạo điều kiện trang bị, ứng dụng công nghệ thông
tin vào nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác. Tuy nhiên, hiệu
quả khai thác phần mềm ứng dụng chưa cao.
Về dịch vụ của huyện trong giai đoạn 2005 – 2009 đã đạt được một số
thành tựu quan trọng:
Hoạt động tín dụng, ngân hàng bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nguồn vốn tăng
trưởng bình quân năm đạt 31,16%, dư nợ tăng 27,21%/năm, luôn hướng vốn
vào các mục tiêu phát triển KT - XH ở địa phương. Ngân hàng chính sách xã
hội thực hiện cho vay đúng đối tượng, tạo điều kiện giúp người nghèo, hộ
chính sách, học sinh, sinh viên… khắc phục khó khăn, góp phần quan trọng
trong công tác xoá đói giảm nghèo.
59
Dịch vụ thương mại, tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện, các thị tứ,
trung tâm cụm xã. Đến năm 2010, 12/20 xã, thị trấn có chợ, hàng hoá phong
phú, đa dạng, góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ, thương mại của địa
phương. Các hoạt động kinh doanh trên địa bàn được quản lý chặt chẽ, phát
hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của người tiêu dùng.
Các phương tiện vận tải thuỷ, bộ phát triển mạnh; doanh thu đạt 75,4 tỷ
đồng. Các công ty, cá nhân kinh doanh về vận tải hành khách mở rộng, như
xe buýt hoạt động đều, mở thêm tuyến Bắc Bình - Vĩnh Yên, các hãng taxi,
du lịch… đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Hoạt động bưu chính, viễn thông, truyền thanh có nhiều cố gắng, đáp
ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện.
Tuy nhiên, trang thiết bị hệ thống truyền thanh xuống cấp, chậm được đầu tư
sửa chữa, đội ngũ cán bộ truyền thanh cơ sở nghiệp vụ yếu, chưa được quan
tâm bồi dưỡng.
Nhờ những thành tựu to lớn trong lĩnh vực phát triển kinh tế đã tạo điều
kiện thuận lợi cho huyện Lập Thạch đạt được những thành tựu trong các vấn
đề văn hoá xã hội. Công tác văn hoá, thông tin, thể thao luôn bám sát nhiệm
vụ chính trị của địa phương, định hướng lãnh đạo của Đảng, tổ chức các hoạt
động tuyên truyền, văn nghệ, thể dục thể thao rộng khắp, đa dạng và lành
mạnh. Chỉ đạo xây dựng được nhiều phong trào là điểm sáng được tỉnh đánh
giá cao, chọn làm điểm như phong trào xây dựng cổng nghĩa trang liệt sỹ theo
mẫu thiết kế chung ở 37/37 xã, thị trấn (huyện Lập Thạch trước khi chia
tách); xây nhà văn hoá thôn, 213/214 thôn xây dựng được nhà văn hoá; một
số nơi đã cải tạo, nâng cấp nhà văn hoá thôn đáp ứng yêu cầu mới; 19/20 xã,
thị trấn có nhà văn hoá xã. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao cơ sở
và huyện lần thứ III. Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá, đến năm 2010, toàn huyện có 82,6% hộ gia đình đạt tiêu
chuẩn văn hoá 61,5% thôn đạt tiêu chuẩn văn hoá, 18/20 điểm bưu điện văn
60
hoá xã phát huy tốt vai trò, phục vụ nhu cầu nghiên cứu tài liệu, trao đổi
thông tin của nhân dân. Các lễ hội được quản lý tốt, quan tâm chỉ đạo công
tác quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá. Chỉ đạo tổ chức
lễ hội cướp phết ở Bàn Giản, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá và từng bước
tạo điểm nhấn về văn hoá của Lập Thạch sau chia tách.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm toàn diện nhằm phát huy
truyền thống hiếu học và nguồn nhân lực của huyện nhà, phục vụ sự nghiệp
xây dựng quê hương thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Đội ngũ
cán bộ, giáo viên từng bước được chuẩn hoá, đến năm 2010, 100% giáo viên
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn và trên chuẩn, 91,3%
giáo viên mầm non đạt chuẩn. Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu
tư, tổng nguồn vốn trong 5 năm đạt 101,23 tỷ đồng.
Về quy mô, cân đối, ổn định phù hợp tình hình thực tế, trong nhiệm kỳ
thành lập mới trường THPT Văn Quán, chuyển đổi 2 trường THPT bán công
thành trường công lập, thành lập mới 2 trường mầm non, sau chia tách huyện,
bàn giao các trường học trên địa bàn huyện Sông Lô phù hợp địa giới mới.
Huyện Lập Thạch có 23 trường mầm non, 25 trường tiểu học, 21 trường trung
học cơ sở, 6 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên,
1 trung tâm dạy nghề có hệ bổ túc. Tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, 6
tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm giảm.
Về chất lượng, tập trung thực hiện cuộc vận động “2 không” với 4 nội
dung thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học. Xếp loại văn hoá, học sinh
khá giỏi các cấp, học sinh thi đỗ tốt nghiệp, thi đỗ vào các trường đại học, cao
đẳng hàng năm tăng. Chỉ đạo tổ chức các hội nghị chuyên đề để bàn các biện
pháp nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn; triển khai xây
dựng trường chất lượng cao ở Thái Hoà, Thị trấn Lập Thạch, Sơn Đông, nhằm
thúc đẩy phong trào thi đua học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Về xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần
thứ XVIII, Huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề, hàng năm có đánh
61
giá tiến độ và có kết luận để chỉ đạo phù hợp cho năm tiếp theo, năm 2009
ban hành nghị quyết về xây dựng nhà ăn bán trú khối trường học mầm non,
huyện đầu tư kinh phí 100% theo mẫu thiết kế chung, chỉ đạo các địa phương
ưu tiên vốn để tập trung hoàn thiện các tiêu chí cơ sở vật chất đạt chuẩn, phấn
đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội đề ra. Đến năm 2010, 14/23 trường mầm
non, 20/25 trường tiểu học, 9/21 trường trung học cơ sở, 1/6 trung học phổ
thông đạt chuẩn quốc gia.
Công tác quản lý nhà nước về y tế được quan tâm chỉ đạo, khuyến
khích và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ y, bác sỹ được đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn. Toàn huyện đạt 2,2 bác sỹ/ 1 vạn dân. Tinh thần trách nhiệm và
trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên được nâng cao, có nhiều
cố gắng trong khám và điều trị, không có tai biến xảy ra. Cơ sở vật chất được
quan tâm đầu tư, thường xuyên bổ sung trang thiết bị. Công tác y tế dự phòng,
quan tâm truyền thông để nhân dân chủ động phòng chống các loại dịch bệnh,
nhanh chóng khoanh vùng và khống chế, dập dịch tiêu chảy cấp, cúm A
H1N1. Thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, vệ sinh phòng dịch.
Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, luôn chủ động nắm bắt thông
tin về di, biến động dân số, phối hợp tổng điều tra dân số trên địa bàn. Tỷ lệ
phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 1,01%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng
nhẹ. Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội, công tác bảo vệ chăm sóc, giáo
dục trẻ em, 100% trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, quan
tâm xây dựng nhà tình thương tặng trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tặng xe lăn,
đưa đi phẫu thuật trẻ em bị khuyết tật… động viên các em vượt lên hoàn
cảnh, hoà nhập cộng đồng. Tổ chức xây dựng mô hình điểm về phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ em, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ
19% xuống còn 7,5%.
Công tác lao động việc làm và giảm nghèo được quan tâm thực hiện đạt
kết quả tốt. Chú ý lồng ghép các chương trình dự án về phát triển KT - XH,
các thông tin việc làm để định hướng đào tạo, tạo điều kiện việc làm cho