Luận văn Thạc sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009
486
563
107
2
Trước bộn bề khó khăn của một huyện nghèo mới tách ra, Đảng bộ Lập Thạch
tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, vận dụng sáng tạo vào điều kiện
cụ thể từng bước đưa quê hương vượt qua khó khăn, giành được thành tựu đáng
trân trọng và tự hào. Kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao, chính trị ổn định, quốc
phòng - an ninh được bảo đảm, an sinh xã hội ngày càng được chăm lo tốt hơn,
đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng lên từng bước.
Từ năm 1997 đến năm 2009, trong mối quan hệ chung với công cuộc
đổi mới của đất nước, Đảng bộ huyện Lập Thạch với những truyền thống tốt
đẹp của địa phương, sự nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo, đã
vươn lên mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn. Những thành tựu mà
Lập Thạch đạt được là minh chứng thực tiễn sống động cho đường lối đổi mới
của Đảng, đồng thời khẳng định vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ địa
phương đối với tiến trình phát triển chung của toàn huyện.
Mặc dù đến nay Lập Thạch vẫn còn là huyện nghèo về kinh tế, nhưng
sự nghiệp đổi mới, CNH – HĐH của Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch, với thế
và lực mới đã có những triển vọng đi lên tốt đẹp.
Để tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục khó khăn, nhằm đạt được
những mục tiêu kinh tế trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững, trong
giai đoạn hiện tại, đối với Đảng bộ huyện Lập Thạch, rất cần có sự tổng kết
kinh nghiệm lãnh đạo trong những thời kỳ đổi mới đã qua. Vì vậy, nghiên cứu
lịch sử quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn
này có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn vấn đề: “Đảng bộ
huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997
đến năm 2009” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử - chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay vấn đề phát kinh tế cả nước nói chung và các địa
phương nói riêng không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo mà
luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
3
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế trong thời kỳ
đổi mới trên phạm vi cả nước hoặc Đảng bộ các tỉnh, huyện được đề cập khá
nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học như: TS Vũ Hồng Tiến
(2005), Một số vấn đề KT - XH trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam,
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội; TS Nguyễn Mạnh Hùng (2004), KT - XH Việt
Nam hướng tới tăng trưởng, Nxb Thống kê, Hà Nội; Bùi Tất Thắng (2006),
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và
phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;….
Ngoài ra còn có rất nhiều các luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ đã bảo vệ đề cập
đến sự phát triển KT - XH dưới góc độ khoa học kinh tế hoặc Đảng lãnh đạo
phát triển KT - XH dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng trên phạm vi cả
nước hoặc địa phương như: Đỗ Xuân Tuất (2003), Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo
phát triển kinh tế trang trại 1986 – 2001, Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử,
Hà Nội; Lương Thị Yên (2005), Đảng bộ Lục Yên (Yên Bái) lãnh đạo phát
triển kinh tế thời kì đổi mới 1986 – 2004, luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử,
ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN; Nguyễn Thị Anh (2006), Đảng bộ huyện An
Dương (Hải Phòng) lãnh đạo phát triển kinh tế thời kỳ 1986 – 2005, luận văn
Thạc sĩ khoa Lịch sử, ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN; Đào Trọng Độ (2007),
Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 1986 – 2000, luận
văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN; Nguyễn Thị Thu Hà
(2008), Đảng bộ huyện Hưng Hà (Thái Bình) lãnh đạo phát triển kinh tế -xã
hội từ 1996 – 2005, luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, ĐHKHXH & NV,
ĐHQGHN; Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Qúa trình thực hiện chính sách
xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2010,
luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN,….
Đối với các đề tài nghiên cứu về huyện Lập Thạcth cũng đã có một số
công trình như: Lê Minh Tiến (2009), Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc,
4
luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục - Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội;
Nguyễn Thị Huyền (2013), Đảng bộ huyện Lập Thạch (Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh
đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2012, luận văn Thạc
sĩ Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN; … Tuy
nhiên hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào mang tính hệ
thống và toàn diện về quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh
đạo phát triển kinh tế. Chủ yếu là các báo cáo hàng năm, báo cáo trong những
nhiệm kỳ đại hội về tình hình kinh tế của huyện Lập Thạch từ 1997 – 2010. Hệ
thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc từ 1997 – 2010 và
phòng thống kê của huyện Lập Thạch đã phản ánh các chỉ số phát triển hàng
năm nhưng chưa có tính hệ thống. Với đề tài của mình tôi mong muốn đóng
góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu phát triển kinh tế của huyện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch vận dụng đường lối của
Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế ở địa phương từ năm 1997
đến năm 2009.
- Đánh giá bước đầu những thành tựu và hạn chế của công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế của Lập Thạch từ từ năm 1997 đến năm 2009.
- Rút ra một số kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc phát triển KT - XH
trong thời kì CNH - HĐH và hội nhập quốc tế của địa phương.
Thông qua đó, luận văn cho thấy Đảng bộ huyện đã vận dụng đúng và
sáng tạo đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, những chủ trương, chính sách
của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vào hoàn cảnh thực tiễn cụ thể của địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch vận dụng
đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế
huyện từ năm 1997 đến năm 2009.
5
- Làm rõ bức tranh kinh tế của huyện Lập Thạch từ năm 1997 đến năm
2009 và các kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh
tế của Đảng bộ huyện và nguyên nhân.
- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế của
Đảng bộ huyện Lập Thạch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ huyện Lập Thạch để lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009.
- Thực tiễn phát triển kinh tế huyện Lập Thạch từ năm 1997 đến năm 2009.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Lập Thạch với công
cuộc phát triển kinh tế. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của Lập Thạch chủ yếu là nông
nghiệp chính vì vậy trong luận văn chũng chủ yếu tập trung vào nội dung này.
- Không gian: Huyện Lập Thạch – Vĩnh phúc trước năm tách huyện
(năm 2009), gồm có 39 xã và thị trấn.
- Thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc từ 1997 (năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc) đến 2009
(huyện Lập Thạch tách làm hai huyện mới).
5. Cơ sở lí luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo
5.1. Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: Những nguyên lí của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng về phát triển kinh tế.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp lịch sử và logic để khôi phục lại
quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997
đến năm 2009. Ngoài ta còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tiễn,…
6
5.2. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội nghị Trung Ương của
Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn kiện Đảng về phát triển kinh tế.
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng bộ huyện Lập
Thạch; các Nghị quyết và báo cáo của HĐND và UBND huyện Lập Thạch.
Ngoài ra còn tham khảo các công trình nghiên cứu của các tập thể, các nhân,
… có liên quan đến đề tài và tư liệu khảo sát thực tế…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về sự lãnh đạo của
Đảng bộ Lập Thạch về phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009.
- Cung cấp nguồn tư liệu cơ bản về chủ trương, biện pháp và sự chỉ
đạo của Đảng bộ huyện Lập Thạch về phát triển kinh tế từ năm 1997 đến
năm 2009.
- Đánh giá khách quan kết quả các thành tựu kinh tế huyện Lập Thạch
đạt được từ năm 1997 đến năm 2009.
- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận - thực
tiễn cho sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện lập Thạch trong phát triển kinh tế
giai đoạn hiện nay.
Kết quả của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển kinh tế của cấp ủy, chính quyền địa phương, cho Trung tâm
bồi dưỡng chính trị huyện.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm
có 3 chương và 6 tiết.
Chương 1: Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo phát triển kinh tế giai
đoạn 1997 - 2005.
Chương 2: Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo sự nghiệp phát triển
kinh tế những năm 2006 - 2009.
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm
7
Chƣơng 1:
ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1997 - 2005
1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chủ trƣơng
phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Lập Thạch
1.1.1. Tự nhiên và xã hội
Về vị trí địa lý:
Lập Thạch (cũ) là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh
Phúc, có địa hình đa dạng của vùng bán sơn địa. Lập Thạch cách tỉnh lị Vĩnh
Yên 20 km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến
21°30′ vĩ Bắc. Huyện có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh
Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo; phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện
Tam Dương; phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh Phú
Thọ; phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.
Trước năm 2004, Lập Thạch bao gồm có 39 đơn vị hành chính trực
thuộc, diện tích tự nhiên chiến khoảng 30% diện tích của tỉnh Vĩnh Phúc. Sau
khi thực hiện theo Nghị định số 153/2003/NĐ/CP ngày 09/12/2003 của Chính
phủ về việc thành lập huyện Tam Đảo và thị xã Phúc Yên, huyên Lập Thạch
có một số điều chỉnh về: tổng diện tích tự nhiên còn 32307,17 ha trong đó đất
nông nghiệp chiếm 14.576,57 ha còn lại là các loại đất khác; toàn huyện có 36
xã và thị trấn.
Về địa hình:
Lập Thạch là một huyện miền núi nên có địa hình khá phức tạp, xen kẽ
đồi gò là những dải ruộng hẹp, khe lạch, núi non, làng mạc. Địa hình của
huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng miền núi bao gồm 15 xã, thị trấn tập trung chủ yếu ở phía
Bắc, chiếm 58,33% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng này
8
thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn, hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam.
Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc .
- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 15 xã dọc hai ven sông Phó Đáy
và sông Lô, chiếm 27,20% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa
phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc
vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.
- Tiểu vùng giữa, bao gồm 9 xã thị trấn, chiếm 17,47% diện tích tự
nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với
đồng ruộng. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu,
do vậy đây là vùng sản xuất chủ lực của huyện.
Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng
đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc
vùng núi thấp, nhiều sông suối.
Tài nguyên đất đai:
Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:
Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy, diện tích 4814,10 ha,
chiếm 47,32% tổng diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là
cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình. Độ PH từ 5 – 6,5. Tỉ lệ mùn thấp, lân tổng
số, lân dễ tiêu giàu, đạm và kali nghèo. Loại đất này phù hợp với cây công
nghiệp và cây lương thực ngắn ngày [48, tr.146].
Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit: diện tích 2055,35
ha, chiếm 20,16 % tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam. Đất chua
nhiều, các chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo, canxi và magie thấp. Tốc độ
phân giải hữu cơ mạnh, thành phần cơ giới sát lớp mặt giảm [48, tr.146].
Nhóm đất đồi núi: Tập trung ở phía Bắc và giữa huyện. Đây là vùng đất
tiếp giáp giữa vùng đất bạc màu và chua nhiều. Đất có kết cấu xốp, màu giàu,
hàm lượng từ 2 – 3%. Mức độ phân giải chất hữu cơ mạnh. Các chất dễ tiêu
đều nghèo [48, tr.146].
9
Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích
tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm
nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.
Kinh tế và cơ sở hạ tầng huyện Lập Thạch còn chưa phát triển nên
trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp sẽ tiếp tục biến động do các hoạt động
đầu tư (mở mang đường xá, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng
công nghiệp....).
Khí hậu, thời tiết:
Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ
22°C, cao nhất vào tháng 5,6 có thể lên đến 38°C – 39°C. Số giờ nắng trung
bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ. Lượng mưa trung bình 1.500-1.800
mm/năm nhưng lại phân bố không đề theo các tháng thường tập trung từ
tháng 6 – 8 hàng năm (có thể đạt tới 355mm). Độ ẩm trung bình khoảng 84%
[48, tr.31]. Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Như vậy khí hậu
Lập Thạch phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, điều này cho phép phát
triển một nền nông nghiệp phong phú đa dạng.
Tài nguyên nước, sông ngòi:
Tài nguyên nước mặt: Lập Thạch có hai hệ thống sông chính là sông
Lô và sông Phó Đáy. Sông Lô chảy qua huyện Lập Thạch với chiều dài
khoảng 43km, chiều rộng đạt từ 300 – 800m. Lưu lượng nước rất lớn, tập
trung chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 80%). Phía Nam và phía Đông huyện
Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam
Dương với tổng lưu lượng khá lớn. Chiều dài chảy qua Lập Thạch khoảng
55km, chiều rộng khoảng 50 – 150m. Lượng nước tập trung vào mùa mưa
chiếm 90% [51, tr.33]. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ngòi, ao hồ phục
vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn có thể kể đến một số hồ
Vân Trục (xã Vân Trục), hồ Bò Lạc (xã Đồng Quế), ngòi Ngạc chảy từ núi
Sáng qua cống Ngạc ra sông Lô, ngòi Bì La chảy từ Tây Hạ (Bàn Giản) qua
cống Bì La,…
10
Tài nguyên nước ngầm: theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều
tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng
không lớn và sâu, hàm lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối
lớn do đó việc khai thác rất khó khăn.
Như vậy nguồn nước của huyện được đánh giá là phong phú dồi dào, tuy
nhiên phân bố không đều trong năm. Để đảm bảo hài hoà nguồn nước cho phát
triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những công trình điều tiết và có biện
pháp khai thác nước ngầm bổ sung mới đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
Tài nguyên khoáng sản:
Lập Thạch có 3 nhóm khoáng sản chính nhưng chủ yếu là phi kim phục
vụ cho nhu cầu xây dựng.
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán (đã được khai
thác làm phân bón và chất đốt.)
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát
hiện có trên địa bàn.
- Nhóm vật liệu xây dựng gồm: Cát sỏi lòng sông Lô và Phó Đáy thuộc
loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dích liên kết tốt. Cát sỏi bậc thềm
ở vùng ven hai dòng sông Lô và Phó Đáy. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị
lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác.
Ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản khác như: cao lanh, mica, gạch ốp
lát,… Tuy nhiên chưa có chương trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ
lưỡng để đưa vào khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các loại khoáng
sản này.
Tài nguyên động thực vật và cảnh quan thiên nhiên:
Do điều kiện khí hậu và địa hình thuận lợi cho các loại thực động vật phát
triển phong phú và đa dạng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân địa phương.
Tài nguyên thực vật của huyện Lập Thạch phong phú đa dạng với nhiều
loại quý hiếm như: Lim, Trò, Chỉ, Chẹt,…Theo số liệu thống kê đất đai đến
năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52%
11
tổng diện tích tự nhiên. Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các
chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người
dân hưởng ứng tham gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với phát triển
kinh tế vườn đồi, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.
Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng
trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang
phát triển trở lại, nhưng số lượng các loài thú không nhiều. Hiện nay ở Lập
Thạch còn một số địa danh nổi tiếng như rừng cò Hải Lựu, vườn cò Như
Thụy, vườn cò Bắc Bình,…
Cảnh quan thiên nhiên: Lập Thạch có nhiều cảnh quan thiên nhiên có
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa
thăm quan các di tích văn hóa, các lễ hội,… Các di tích, danh lam nổi tiếng
như: Núi Sáng, Hồ Điển Triệt, tháp Bình Sơn, Đền thờ Tả Tướng quốc Trần
Nguyên Hãn, cụm di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến danh nhân Triệu
Thái (Từ đường họ Triệu, Đình làng Hoàng Chung, Miếu Hoàng Chung,…),
rừng cò Hải Lựu. Ngoài ra ở Lập Thạch còn rất nhiều các lễ hội truyền thống
nổi tiếng như: Lễ hội Chọi trâu ở Hải Lựu diễn ra vào 17 tháng Giêng hàng
năm; Lễ hội cướp Phết ở Bàn Giản diễn ra vào ngày mùng 3 Tết và mùng 7
tết; Lễ hội rước cây Bông ở Đồng Thịnh diễn ra vào mùng 7 Tết hàng năm,…
Tài nguyên nhân văn:
Do có vị trí tiếp giáp với vùng đỉnh của tam giác đồng bằng sông Hồng,
lại có đất đai, khí hậu thuận lợi Lập Thạch sớm trở thành nơi sinh tụ của người
Việt cổ. Theo những tài liệu khảo cổ đã công bố về huyện Lập Thạch thì từ thời
tiền sử ở đây đã có dấu tích sinh sống của cư dân thuộc văn hóa Sơn Vi tiếp
đến là các chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên. Có thể kể đến một số di tích
tiêu biểu như: Gò Đồn, Gò Hội (Hải Lựu), Gò Châm Dài, Gò Đặng, Gò Sỏi,
(Đôn Nhân),… Dân cư Lập Thạch có nhiều thành phần tộc người khác nhau
trong đó có 4 tộc người chính là người Kinh, Cao Lan, Sán Dìu và Dao. Trong
đó người Kinh chiến tỉ lệ cao nhất 93,2% còn lại là các dân tộc khác.