Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay
2,869
81
112
phụ nữ được nâng cao thì các chính sách bình đẳng giới, các biện pháp tuyên
truyền vận động nâng cao các hoạt động tham chính của phụ nữ mới có thể phát
huy hiệu quả rộng rãi. Để đạt được nhiệm vụ này, các chính sách bình đẳng cần
được lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế. Cần phải gắn
phát triển kinh tế với nâng cao đời sống của phụ nữ đặc biệt là phụ nữ ở khu vực
nông thôn.
Tiểu kết chương 3: Phong trào tham chính của phụ nữ Nhật từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đã gặt hái được những thành công có tính chất bước ngoặt.
Quyền tham gia chính trị bình đẳng như nam giới của phụ nữ được xác lập về mặt
pháp luật và được thực thi một cách đa dạng trên thực tế. Tuy vậy, bên cạnh
những
thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là do
định
kiến xã hội cổ hủ, sai lầm về vai trò và khả năng của phụ nữ; sự mất bình đẳng
về
cơ hội để phụ nữ lao động bên ngoài xã hội cũng như cơ hội để họ học tập nâng
cao hiểu biết. Mặt khác, sự góp mặt của phụ nữ vào lĩnh vực chính trị lại tạo ra
rất
nhiều lợi ích. Đây là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo các mục tiêu xây dựng xã hội
dân chủ và bình đẳng theo xu hướng chung của thế giới.
Chính phủ Nhật Bản đang nhận thức rất rõ ràng và thể hiện quyết tâm nâng
cao các hoạt động tham chính của phụ nữ, đặc biệt là sự tham gia của họ trong
Quốc hội. Đặt ra mục tiêu tới năm 2020 tỷ lệ nữ trong Quốc hội đạt 30%, chính
phủ Nhật đang từng bước cố gắng để hiện thực hóa mục tiêu đó. Tuy nhiên, để đạt
được mục tiêu trên Nhật Bản dường như còn phải trải qua một quãng đường rất xa
và không hề dễ dàng. Chế độ “bầu cử đại diện tỷ lệ”hiện nay đang được nhiều
Quốc gia áp dụng như một giải pháp “vàng” để đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa nam và
nữ trong Quốc hội, nhưng cũng không phải ngay lập tức mang lại hiệu quả như ý
muốn. Có thể thấy các quốc gia có tỷ lệ nữ trong Quốc hội cao là các quốc gia đã
công nhận quyền bình đẳng nam nữ ngày từ đầu thế kỷ XX (như New Zealand,
Thụy Điển…) hay là các quốc gia có chế độ mẫu hệ tồn tài dài như (Philippin,
Phần Lan… và một số quốc gia ở Châu Phi). Nhật Bản – đất nước công nhận
quyền bình đẳng nam nữ từ Hiến pháp ra đời năm 1946 cần có một khoảng thời
gian dài để phấn đấu nâng cao tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội nói riêng, tỷ lệ nữ
tham
chính nói chung. Đồng thời, sự quyết tâm của chính quyền trong việc giám sát
thực
hiện cũng như đưa ra các quy định một cách linh động phù hợp với điều kiện ở
Nhật bản là hết sức cần thiết.
Cùng năm trong khu vực Châu Á, phương Đông, cùng chịu ảnh hưởng từ
Nho giáo, đã rất nhiều năm tư tưởng “trọng nam khinh nữ” tồn tại sâu sắc trong
xã
hội Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một thời kỳ mới vẻ vang
trong lịch sử dân tộc. Tư tưởng nữ quyền macxit mạnh mẽ cùng sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước đã khiến vai trò và vị trí phụ nữ Việt Nam đang ngày càng được
nâng cao. Bên cạnh những kết quả khả quan trong việc nâng cao hoạt động tham
chính của phụ nữ, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức không nhỏ. Tuy
nhiên với truyền thống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, chúng ta có
thể tin tưởng sẽ được chứng kiến sự tham gia sâu rộng và hiệu quả hơn nữa của
phụ nữ Việt Nam trên trên mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực
chính
trị.
Phần kết luận
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945) đã mở ra thời kỳ “hiện đại”
trong lịch sử thế giới, cũng là mốc đánh dấu nhiều thay đổi có tính chất bước
ngoặt
trong trong tiến trình lịch sử của nhiều quốc gia. Đối với Nhật Bản, 1945 là năm
đón tin bại trận và buộc phải đứng lên từ đống đổ nát của cuộc chiến tranh. Vấn
đề
xây dựng một đất nước hòa bình và xã hội dân chủ là mục tiêu cốt lõi trong các
chương trình của lực lượng GHQ khi vào tiếp quản quốc gia này. Các cải cách dân
chủ của GHQ đã được chính phủ và nhân dân Nhật bản nhiệt thành đón nhận.
Những cải cách này cũng là là nguồn động lực và tạo ra những điều kiện thuận lợi
mới thúc đẩy sự phát triển của phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản.
Lần đầu tiên trong lịch sử phụ nữ Nhật được thực hiện quyền bầu cử và ứng
cử một cách bình đẳng với nam giới trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm
1946. Ngay trong cuộc bầu cử đầu tiên đó, 39 phụ nữ đã trở thành những nữ nghị
viên đầu tiên trong Quốc hội Nhật Bản. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức đặc
biệt,
đánh dấu sự thắng lợi có tính bước ngoặt của phong trào đấu tranh tham chính của
phụ nữ Nhật, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ mà quyền tham gia chính trị của phụ
nữ được quy định và đảm bảo trong Hiến pháp và pháp luật.
Mặc dù vậy, phong trào đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật vẫn không
dừng lại mà vẫn diễn ra đa dạng để chống lại định kiến phân biệt vai trò của nam
–
nữ vẫn đang tồn tại sâu sắc trong xã hội. Ngày nay phụ nữ đã góp mặt hầu hết các
lĩnh vực trong xã hội Nhật Bản, không ít trong số họ nắm các vị trí lãnh đạo
trong
bộ máy chính quyền, các Đảng chính trị, số lượng các nữ Bộ trưởng trong Nội các
cũng tăng lên. Nhưng tựu chung lại sự tham gia chính trị của phụ nữ Nhật còn mờ
nhạt so với nam giới và chưa xứng đáng với tiềm năng. Không chỉ ở chính trị,
trên
các lĩnh vực khác, Nhật Bản cũng là nước có chỉ số bình đẳng giới thấp. Một
trong
những nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do sự thiếu “tiếng nói”
của
phụ nữ trong việc hoạch định các chính sách. Bởi vậy, công cuộc đấu tranh tham
chính của phụ nữ Nhật Bản vẫn đang được đòi hỏi hết sức bức thiết, đồng thời
cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Để cuộc đấu tranh tham chính của phụ
nữ không đơn độc và sớm bắt kịp với thành tựu trong công cuộc trao quyền tham
gia chính trị cho phụ nữ ở các quốc gia khác, Nhật Bản đang rất cần có sự quyết
tâm chính phủ, sự chung tay giúp sức của các Đảng chính trị, chính quyền địa
phương và các tổ chức xã hội.
Để các chính sách của chính phủ Nhật Bản và sự quyết tâm hành động của
các cấp chính quyền phát huy hiệu quả, sự thay đổi trong suy nghĩ của người dân
về vai trò, năng lực của phụ nữ là rất quan trọng. Để thay đổi được định kiến xã
hội,
trước hết bản thân mỗi người phụ nữ cần có suy nghĩ tiến bộ, tự tin vào khả năng
của bản thân, có nguyện vọng muốn tham gia vào lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã
hội của đất nước.
Không khó để có thể thấy sự thay đổi của đông đảo phụ nữ Nhật Bản trong
xã hội ngày nay. Khoảng cách về trình độ học vấn, sức mạnh tri thức dường như
không còn khi so sánh phụ nữ với nam giới ở Nhật Bản. Không ít những phụ nữ
Nhật đã vượt qua được quan niệm về vai trò của người phụ nữ truyền thống để
phấn đấu cho sự nghiệp của mình. Mặc dù vậy, nếu không được xã hội ủng hộ và
hỗ trợ, sự “quyết tâm” trên của phụ nữ có nguy cơ đưa đến những hệ quả không
mong muốn cho xã hội, làm nảy sinh các vấn đề như tình trạng kết hôn muộn,
giảm thiếu trẻ em, già hóa dân số,…
Vì vậy, để phụ nữ có thể giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa sự nghiệp và
gia đình, được phát huy hết khả năng để đóng góp cho xã hội, sự chỉ đạo sát sao
và
kịp thời chính quyền cùng sự ủng hộ của xã hội là hết sức quan trọng. Ở bất kỳ
quốc gia hay trong bất cứ thời kỳ nào, phụ nữ luôn gắn liền với thiên chức làm
mẹ
và đảm nhiệm phần lớn trách nhiệm nuôi dạy con cái. Tuy nhiên điều này không
có nghĩa là họ yếu kém hơn nam giới trong các lĩnh vực bên ngoài xã hội. Vì lẽ
đó,
để phụ nữ có thể vẫn thực hiện được thiên chức cao quý lại vừa đảm trách được
các công việc bên ngoài, phụ nữ cần có sự quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn nữa. Xây
dựng xã hội bình đẳng không thể không gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế,
nâng cao chất lượng đời sống cho phụ nữ. Điều này dường như càng đúng đắn với
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
“Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ” là một trong 8
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc đã được 189 quốc gia thành
viên Liên hợp quốc nhất trí đạt được vào năm 2015. Có lẽ chưa khi nào vấn đề
bình đẳng giới được xem trọng như hiện nay. Xây dựng xã hội bình đẳng là xu thế
chung của cả thế giới. Nhật Bản và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.
Ngay từ những năm đầu thế kỷ, nhiều chuyên gia cho rằng “thế kỷ XXI là thế kỷ
của phụ nữ”. Nhận định này chứng tỏ sự nhận thức được sức mạnh, trí tuệ và năng
lực của phụ nữ, rằng phụ nữ hoàn toàn có thể làm chủ thế giới, tạo ra những bước
ngoặt lớn lao.
Có thể nói, trong thời đại ngày nay rất nhiều cơ hội đang mở ra cho phụ nữ,
đòi hỏi mỗi người phụ nữ phải nỗ lực, tự tin vào bản thân trong cuộc đấu tranh
vì
quyền bình đẳng, nắm lấy những cơ hội để khẳng định mình. Để làm được điều đó,
phụ nữ không thể đứng ngoài lĩnh vực tham chính mà ngược lại họ cần chủ động
và tích cực hơn nữa trong cuộc đấu tranh giành quyền tham chính còn nhiều cam
go này.
Phụ lục số 1
DANH SÁCH 39 NỮ NGHỊ VIÊN TRÚNG CỬ NĂM 1946
1. Ando Hatsu ( 1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
2. Imai Hatsu (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
3. Ooishi Yoshie (5 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
4. Oohashi Yoshimi (1 nhiệm kỳ hạ nghị viện)
5. Kato Shizue (2 nhiệm kỳ Hạ nghị viện, 4 nhiệm kỳ Thượng
nghị viện)
6. Karasawa Toshiko (2 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
7. Kimura Chiyo (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện
8. 8. Koro Mitsu (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện, 4 nhiệm kỳ Thượng
nghị viện)
9. Koshihara Haru (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
10. Kondo Tsuruyo (4 nhiệm kỳ Hạ nghị viện, 2 nhiệm kỳ Thượng
nghị viện)
11. Saito Tei (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
12. Sakakibara Chiyo (2 nhiệm kỳ Hạ nghị viện
13. Sawada Hisa (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
14. Sugawara En (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
15. Sugita Kaoriko (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
16. Takeuchi Utako (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
17. Takeuchi Shigeyo (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
18. Takedasi Kiyo (2 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
19. Tanaka Tatsu (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
20. Tokano Sakoto (10 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
21. Tomita Fusa (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
22. Nakayama Tama (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
23. Niizuma Ito (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
24. Nomura Misu (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
25. Honda Hanako (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
26. Matsuo Toshiko (6 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
27. Sonoda Tenkoko (3 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
28. Mikki Kiyoko (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
29. Murashima Kiyo (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
30. Mogami Hideko (2 nhiệm kỳ Hạ nghị viện, 2 nhiệm kỳ Thượng nghị
viện )
31. Moriyama Yone (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
32. Yamaguchi Shizue (13 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
33. Yamazaki Michiko (2 nhiệm kỳ Hạ nghị viện, 4 nhiệm kỳ Thượng nghị
viện )
34. Yamashita Tsuko (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
35. Yamshita Harue (6 nhiệm kỳ Hạ nghị viện, 2 nhiệm kỳ Thượng nghị
viện )
36. Yoshida Sei (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
37. Yoneyama Hisa (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
38. Yoneyama Ayako (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
39. Wazaki Haru (1 nhiệm kỳ Hạ nghị viện)
Phụ lục số 2
TỶ LỆ CÁC NỮ NGHỊ VIÊN TRÚNG CỬ NĂM 1946 (CHIA THEO CÁC
ĐẢNG CHÍNH TRỊ)
Nguồn: “Danh sách các hạ nghị sĩ” – Tài liệu điều tra của Quốc gia Nhật Bản
Đảng
tự do
Đảng
tiến bộ
Đảng
cộng
đồng
Đảng
xã
hội
Đảng
cộng
sản
Các
phái
Không
thuộc
Đảng
chính
trị nào
Tổng
Số phụ nữ ứng
cử (người)
9
8
2
10
7
21
22
79
Tỷ lệ phụ nữ
ứng cử (%)
11.4
10.1
2.5
12.7
8.9
26.6
27.8
100.0
Số phụ nữ
trúng cử
(người)
5
6
0
8
1
10
9
39
Tỷ lệ phụ nữ
trúng cử (%)
12.8
15.4
0
20.5
2.6
25.6
23.1
100.0
Tỷ lệ trúng
cử/ứng cử (%)
55.5
75.0
0
80.0
14.3
47.6
40.9
49.4
Phụ lục số 3
DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CÓ TỶ LỆ NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
ĐẠT TỪ 30% VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ
BẦU CỬ ĐẠI DIỆN TỶ LỆ (QUOTA)
STT
Tên Quốc gia
Tỷ lệ nữ Hạ
nghị viện (%)
Áp dụng chế độ bầu cử
đại diện tỷ lệ
1
Ruanda
63.8
Áp dụng
2
Andorra
50.0
Không áp dụng
3
Cuba
48.9
Không áp dụng
4
Thụy Điển
45.0
Áp dụng
5
Nam Phi
44.8
Áp dụng
6
Xaysen
43.8
Không áp dụng
7
Senegal
42.7
Áp dụng
8
Phần Lan
42.5
Không áp dụng
9
Ecuado
41.6
Áp dụng
10
Bỉ
41.3
Áp dụng
11
Nicaragoa
40.2
Áp dụng
12
Aixơlen
39.7
Áp dụng
13
Tây Ban Nha
39.7
Áp dụng
14
Nauy
39.6
Áp dụng
15
Modambich
39.2
Áp dụng
16
Đan Mạch
39.1
Dừng áp dụng
17
Hà Lan
38.7
Áp dụng
18
Costa Rica
38.6
Áp dụng
19
Dong Timor
38.5
Áp dụng
20
Mexico
36.8
Áp dụng
21
Anggola
36.8
Áp dụng
22
Argentina
36.6
Áp dụng
23
Đức
36.5
Áp dụng
24
Tanzania
36.0
Áp dụng
25
Uganda
35.0
Áp dụng
26
Macedonia
34.1
Áp dụng
27
New Zealand
39.9
Không áp dụng
28
Serbia
33.6
Áp dụng
29
Australia
33.3
Áp dụng
30
Grenada
33.3
Không áp dụng
31
Slovenia
33.3
Áp dụng
32
Algeria
31.6
Áp dụng
33
Zimbabwe
31.5
Áp dụng
34
Italia
31.4
Áp dụng
35
Guyana
31.3
Áp dụng
36
Bồ Đào Nha
31.3
Áp dụng
37
Cameroon
31.1
Áp dụng