Luận văn: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
8,443
97
145
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
trong ca khúc Trịnh Công Sơn; Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn học Việt
Nam của Lê Thị Thu Hiền, Đại học Sƣ phạm Hà Nội (2007) với đề tài Quan
niệm nhân sinh trong ca từ Trịnh Công Sơn, đó đi vào nghiên cứu quan niệm
về cõi sống, về cái chết và về tình yêu của Trịnh Công Sơn; Luận văn Thạc sĩ,
chuyên ngành Lí luận ngôn ngữ của Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đại học Sƣ
phạm Hà Nội (2008) với đề tài Hệ thống biểu tượng trong ca từ Trịnh Công
Sơn, đã hệ thống hoá những biểu tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong ca từ Trịnh
Công Sơn, sắp xếp các biểu tƣợng theo những hệ thống nhỏ, từ hệ thống
những biểu tƣợng có chất liệu trực quan đến hệ thống những biểu tƣợng
không có chất liệu trực quan và sự chuyển hoá giữa chúng, từ đó soi chiếu,
giải mã các biểu tƣợng trong hệ thống, gúp phần làm sáng tỏ thế giới tinh thần
của nghệ sĩ (luận văn này mới đây đó xuất bản thành sỏch với nhan đề Biểu
tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, Nxb Khoa học xó hội,
2009)…
Tóm lại, lần theo trình tự thời gian của các cụng trỡnh và bài viết về ca
khúc Trịnh Công Sơn đến nay, chƣa thấy có tài liệu nào nghiên cứu riêng
hoặc nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về phƣơng thức so sánh trong ca từ của
ông.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích tìm hiểu sự thể hiện đa dạng và những vai trò
khác nhau của phƣơng thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn, từ đó
thấy đƣợc phần nào đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhạc sĩ qua các ca
khúc của ông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí thuyết chung trong nghiên cứu tu từ học và văn
nghệ, với một số khái niệm: so sánh, ca từ…, và những vấn đề có liên quan,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
để làm điểm tựa nghiên cứu phƣơng thức so sỏnh trong các ca khúc của một
tác giả cụ thể.
- Miêu tả những biểu hiện cụ thể của việc sử dụng phƣơng thức so sánh
về hình thức và ngữ nghĩa, những vai trò của việc sử dụng phƣơng thức này
để xây dựng hình tƣợng nghệ thuật, trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn.
- Từ sự phân tích nói trên, giúp ngƣời đọc hƣớng tới một số nhận xét về
đặc điểm đáng chú ý trong phong cách ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn xét về
phƣơng diện so sỏnh.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn đƣợc xác định là ca từ của Trịnh
Công Sơn. Trờn thực tế, ca từ của Trịnh Công Sơn đƣợc công bố trong nhiều
tuyển tập ca khúc khác nhau, nhƣ: Một cõi đi về, Nxb Văn nghệ TPHCM,
1992; Khói trời mênh mông Nxb Văn nghệ TPHCM, 1992; Em còn nhớ hay
em đã quên, Nxb Trẻ, 1993; Những bài ca không năm tháng, Nxb Âm nhạc,
1998… Tuy nhiờn trong luận văn này, sẽ đƣợc chọn làm đối tƣợng khảo sát là
242 văn bản ca từ (không có phần nhạc) đƣợc công bố trong cuốn Trịnh Công
Sơn - vết chân dã tràng của tác giả Ban Mai xuất bản năm 2008 tại Nxb Lao
Động - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây. Văn bản những ca khúc này
đƣợc công bố với sự cho phép của ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gỏi của nhạc sĩ
và là ngƣời thừa kế bản quyền nhạc Trịnh và ông Phạm Văn Đỉnh - Chủ tịch
Hội Văn hoá Trịnh Công Sơn (Pháp) - ngƣời đó sƣu tầm và chỉnh lí thƣ mục
ca khúc Trịnh Công Sơn. Có thể nói đây là nguồn tƣ liệu đáng tin cậy để
nghiên cứu về ca từ Trịnh Công Sơn (Danh mục các ca khúc này đƣợc trình
bày ở cuối luận văn).
Ngoài 242 văn bản ca từ kể trên, đề tài còn dựa vào một thứ “siêu văn
bản” khác. Đó là hoàn cảnh xã hội, không khí thời đại, bầu khí quyển triết
học, chính trị trong đó những ca từ của Trịnh Công Sơn ra đời, và hoàn cảnh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
tâm sự cá nhân của chính nhạc sĩ… Đây có thể đƣợc xem nhƣ những gợi mở
giúp đi sâu hơn vào thế giới ca khỳc Trịnh Công Sơn, trong đó có ca từ với
phƣơng thức so sánh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các ca khúc của Trịnh Công Sơn có thể đƣợc xét trên nhiều phƣơng
diện. Ngoài sự phân tích từ phƣơng diện âm nhạc và văn học nghệ thuật nói
chung, về phƣơng diện ngôn ngữ học có thể xem xét cỏc ca từ trong ca khúc ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, luận văn này chỉ xin dừng lại ở việc
xem xét một trong các phƣơng thức tu từ, cụ thể là so sánh.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp miêu tả
Phƣơng pháp này (với cách phân tích và tổng hợp), đƣợc sử dụng để đi
sâu vào miêu tả và khái quát các kiểu cấu trúc so sánh, chỉ ra các đặc điểm
ngữ nghĩa cùng các vai trò của chúng trong việc xây dựng hình tƣợng nghệ
thuật của ca từ Trịnh Công Sơn.
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện
và phân loại các kiểu so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn, từ đó làm cơ sở
phân tích, nhận xét, đánh giá những kiểu loại hình thức, đặc trƣng về giá trị
biểu đạt của đối tƣợng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi phân tích mối quan hệ giữa ý nghĩa
bản thể gốc và ý nghĩa có đƣợc do sự liên tƣởng, nghĩa bề mặt ngôn từ với
nghĩa biểu trƣng, của cỏc yếu tố tham gia vào phƣơng thức so sỏnh.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Về mặt lí luận:
Đây là lần đầu tiên có một đề tài nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ và sâu sắc
phƣơng thức so sánh trong số các phƣơng thức tu từ dựa trên quan hệ liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
tuởng, đƣợc sử dụng ở ca từ Trịnh Công Sơn. Kết quả của luận văn sẽ là minh
chứng cho khả năng tìm hiểu về giá trị của văn bản nghệ thuật dƣới góc nhìn
ngôn ngữ học, đồng thời góp thêm tƣ liệu và cách nhìn nhận đối với bộ môn Tu
từ học nói chung và nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong cỏc ca khúc nói riêng.
- Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giúp cho những ngƣời quan
tâm đến dũng nhạc Trịnh có cái nhìn đa chiều hơn về giá trị tác phẩm, trong
đó ngoài chiều sâu tƣ tƣởng, thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả, cũn
cú sự tài hoa về tiếng Việt. Đồng thời, nó có thể giúp những ngƣời yêu nhạc
tiếp cận có định hƣớng và dễ dàng hơn với dòng nhạc đƣợc đánh giá là “kén
ngƣời nghe” này, từ đó biết thƣởng thức những cái hay, cái đẹp của nhạc
Trịnh và nhận thức đƣợc một cách sâu sắc những cảm xúc, những triết lí nhân
sinh mà ngƣời nhạc sĩ tài hoa này muốn gửi gắm qua những ca khúc của
mình, cũng nhƣ có cơ sở để hiểu hơn về tiềm năng của tiếng Việt.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chƣơng
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tế
Chƣơng 2: Đặc điểm hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa của phƣơng
thức so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn
Chƣơng 3: Phƣơng thức so sánh với hình tƣợng nghệ thuật trong ca
khúc Trịnh Công Sơn
Phần Phụ lục gồm:
- Danh mục những ca khúc đƣợc khảo sát trong luận văn
- Một số văn bản ca khỳc của Trịnh Công Sơn
- Một số đoạn tản văn của Trịnh Công Sơn
- Một số hình ảnh và bút tích của Trịnh Công Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ SO SÁNH
1.1.1. Khái niệm so sánh
So sánh là một thao tác của tƣ duy. Đó là thao tác đem sự vật này đối
chiếu với sự vật khác để nhìn thấy nét tƣơng đồng và khác biệt giữa chúng.
Thuật ngữ “so sánh” trong tiếng Việt đƣợc dùng chỉ một biện pháp đƣợc sử
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong Từ điển tiếng Việt do
Hoàng Phê (Chủ biên) có giải thích về “so sánh” theo cách hiểu phổ thông là:
“nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc
sự hơn kém”.
Nhìn từ góc độ phong cách học, so sánh là một phƣơng thức phổ biến ở
mọi ngôn ngữ. Vì thế, đây cũng là một trong những vấn đề đƣợc các nhà ngôn
ngữ học quan tâm nghiên cứu: A.Ju.Xtêpannov với Phong cách học tiếng
Pháp (1965), Vinôgradov với Phong cách học tiếng Nga (1969), Môren với
Phong cách học tiếng Pháp (1970)... Những công trình này đƣợc giới thiệu ở
Việt Nam góp phần làm sáng tỏ về mặt lí thuyết và ứng dụng của phƣơng
thức so sánh cũng nhƣ khẳng định giá trị của phƣơng thức này trong sáng tạo
hình tƣợng nghệ thuật.
Phƣơng thức này cũng sớm đƣợc các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
nƣớc ta đề cập đến. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, khi xuất hiện
những công trình nghiên cứu tiếng Việt, so sánh cũng đƣợc nhắc đến trong
các bài giảng về phong cách học.
Có thể kể đến những công trình nghiên cứu có đề cập tới so sánh nhƣ:
Giáo trình Việt ngữ; 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt của Đinh
Trọng Lạc; Phong cách học tiếng Việt của Đinh trọng Lạc và Nguyễn Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Hoà; Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú; Phong
cách học tiếng Việt hiện đại của Hữu Đạt...
Trong những công trình kể trên, hầu hết các tác giả đều đƣa ra sự phân
biệt giữa so sánh tu từ và so sánh logic (so sánh luận lí). Theo các tác giả
này,
trong so sánh logic, cái đƣợc so sánh và cái so sánh là các đối tƣợng cùng loại
và
mục đích của sự so sánh là xác lập sự tƣơng đƣơng giữa hai đối tƣợng. Ví dụ:
- Mặt con cũng tròn như mặt mẹ
- Cô Hoa gầy hơn cô Huệ
- Giá trị của (a+b)(a-b) bằng giá trị của a
2
- b
2
So sánh tu từ khác với so sánh logic ở tính hình tƣợng, tính biểu cảm và
tính dị loại (không cùng loại) của sự vật. Ví dụ:
- Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (Nguyễn Du)
- Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương (Ca dao)...
Với sự phân biệt nói trên, những khái nệm đuợc đƣa ra trong các giáo
trình phong cách học đều định nghĩa so sánh với tƣ cách là một trong những
biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
Trong cuốn Giáo trình Việt ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc đã quan niệm
về so sánh nhƣ sau: “So sánh là định nghĩa sự vật, hiện tƣợng hoặc khái niệm
ở trong ngôn ngữ nghệ thuật thông qua sự so sánh chúng với hiện tƣợng hoặc
khái niệm có cùng dấu hiệu chung. Mục đích so sánh là để cụ thể hoá những
sự vật trừu tƣợng, để ngƣời đọc dễ hiểu, dễ tƣởng tƣợng hơn.”. Ở cuốn giáo
trình này, tác giả chủ yếu tiến hành khảo sát hình thức biểu hiện của so sánh.
Có thể nói, đây chính là một trong những giáo trình đầu tiên của môn Phong
cách học ở Việt Nam.
Tiếp đó, trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, tác giả
Đinh Trọng Lạc đã có cách nhận diện so sánh tu từ rõ ràng và đầy đủ hơn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
“So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ngƣời ta đối chiếu
hai đối tƣợng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau
hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh
một lối tri giác mới mẻ về đối tƣợng” [25 , tr.154].
Sau này, cỏc tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà ở giáo trình
Phong cách học tiếng Việt cũng đƣa ra định nghĩa về so sánh: “So sánh là
phƣơng thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn
là giữa hai sự vật có một nét tƣơng đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của ngƣời đọc, ngƣời nghe” [24,
tr.190].
Theo tác giả Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
Việt, “so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng cùng
có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình
ảnh đặc điểm của một đối tƣợng” [56, tr.272].
Nhƣ vậy, qua nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên,
chúng ta có thể rút ra một vài đặc điểm của phƣơng thức so sánh nhƣ sau:
- So sánh là việc đối chiếu một phƣơng diện nào đó của ít nhất hai sự
vật hiện tuợng
- Những sự vật hiện tƣợng đƣa ra đối chiếu phải khác loại
- Những sự vật hiện tuợng đƣa ra đối chiếu phải có nét tƣơng đồng sâu
xa nào đó trong những ngữ cảnh nhất định mà giác quan có thể nhận biết
đƣợc
- Đối chiếu để tìm ra các nét giống nhau và khác biệt giữa các đối
tƣợng so sánh và đƣợc so sánh
1.2.2. Cấu trúc so sánh
Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc so sánh.
Theo cỏc tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà trong cuốn giáo
trình Phong cách học tiếng Việt, hình thức đầy đủ nhất của phƣơng thức so
sánh gồm 4 yếu tố:
- Cái cần đƣợc so sánh, kí hiệu là (A)
- Cơ sở so sánh, kí hiệu là (t)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
- Từ so sánh, kí hiệu là (tss)
- Cái đƣợc dùng làm chuẩn để so sánh, kí hiệu là (B)
A
(t)
(tss)
B
Cổ tay em
trắng
nhƣ
ngà
Mô hình cấu trúc đầy đủ đƣợc đƣa ra là:
A (t) tss B
Tuy nhiên, trên thực tế, tùy từng trƣờng hợp, ngƣời ta có thể đảo trật tự
so sánh hoặc bớt một số yếu tố trong mô hình. Cụ thể ta có 5 biến thể của mô
hình cấu trúc so sánh trên:
1. Đảo trật tự so sánh: (t) A tss B. Ví dụ:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng (Ca dao)
2. Bớt cơ sở so sánh: A tss B. Ví dụ:
Ai về ai ở mặc ai
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh (Ca dao)
3. Bớt từ so sánh: A (t) B. Ví dụ:
Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm (Ca dao)
4. Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (Ca dao)
5. Dùng là làm từ so sánh: A là B. Ví dụ:
Tình cô là đoá hoa đơn
Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn (Nguyễn Bính)
Trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại, tỏc giả Hữu Đạt đã đƣa ra
mô hình khái quát của phép so sánh nhƣ sau:
A - X - B
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Trong mô hình trên, có thể nhận thấy sự thiếu vắng của yếu tố chỉ
phƣơng diện so sánh. Điều này đã khiến cho cấu trúc so sánh mà tác giả đƣa
ra chỉ có 3 yếu tố. Và biến thể của cấu trúc này chỉ có 2 loại là:
- So sánh không có từ so sánh:
Mô hình: A - B
Biến thể: A - B1, B2...; A1, A2... - B; A1, A2 - B1, B2
Ví dụ:
Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non (Tố Hữu)
- So sánh có từ so sánh:
Mô hình: A - X - B
Biến thể: A - X - B1, B2; A1, B1 - X - B; A1, B1 - X - B1, B2
Ví dụ:
Lũ đế quốc như bầy quỷ sống
Nướng người ăn, nhảy nhót, reo cười (Tố Hữu)
Trong bài viết “Các yếu tố và cấu trúc của so sánh nghệ thuật... đăng
trên Số phụ Tạp chí ngôn ngữ số 1, 1998, cũng giống nhƣ cỏc tỏc giả Đinh
Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà, tỏc giả Nguyễn Thế Lịch đã đƣa ra một cấu
trúc so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố cần so sánh, tức là đƣợc (hay bị) so sánh (YTĐSS) - (A);
- Yếu tố biểu thị thuộc tính của sự vật, nêu rõ phƣơng diện so sánh
(YTPD) - (x);
- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (YTQH) - (tss);
- Yếu tố đƣợc dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS) - (B).
Theo tác giả, mô hình cấu trúc so sánh hoàn chỉnh là:
YT§SS
YTPD
YTQH
YTSS
Mặt
tƣơi
nhƣ
hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
Đặc điểm của từng yếu tố đƣợc Nguyễn Thế Lịch trình bày cụ thể nhƣ
sau:
a. Yếu tố đƣợc so sánh: về nguyên tắc, bất kì sự vật, hiện tƣợng gì cũng
có thể đem ra so sánh:
- Đƣợc so sánh là ngƣời, sự vật, ví dụ:
Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay (Ca dao)
- Đƣợc so sánh là hành động, ví dụ:
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao (Ca dao)
- Đƣợc so sánh là thuộc tính, ví dụ:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời (Nguyễn Du)
b. Yếu tố phƣơng diện so sánh: có vai trò thể hiện thuộc tính của sự vật
mà yếu tố đƣợc so sánh biểu thị, là thuộc tính đƣợc xem nhƣ tiêu biểu của sự
vật mà yếu tố so sánh biểu thị. Khi trong cấu trúc so sánh vắng yếu tố phƣơng
diện thì phải dựa vào liên tƣởng để tìm ra nét tƣơng đồng giữa yếu tố đƣợc so
sánh và yếu tố so sánh, từ đó mới có thể xác định đƣợc là đã thực hiện sự so
sánh về phƣơng diện nào.
c. Yếu tố quan hệ: đƣợc xem là đơn giản nhất trong cấu trúc so sánh,
bao gồm các từ so sánh, từ là và cặp từ hô ứng bao nhiêu...bấy nhiêu.
Các từ so sánh đƣợc dùng phổ biến nhất là: như, tựa, như là, như thể,
chừng như, tựa như, hồ như..., ví dụ:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau (Ca dao)
Từ là trong cấu trúc so sánh có giá trị tƣơng đƣơng từ như, nhƣng sắc
thái ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Như có sắc thái giả định, chỉ sự tƣơng đồng
về một khía cạnh nào đó, cảm nhận thiên về chủ quan; là có sắc thái khẳng
định sự đồng nhất hoàn toàn, sự đánh giá có cơ sở khách quan. Ví dụ: