Luận văn: Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam
5,097
771
79
67
đầu tư vào thị trường chứng khoán tỷ lệ thuận với quy mô của thị trường.Việc mở
rộng quy
mô của thị trường có thể được thực hiện thông qua các chiến dịch khuyến khích
các công
ty có đủ điều kiện ra niêm yết và thực hiện có chọn lọc chương trình niêm yết
bắt buộc,
thực hiện thí điểm và nhân rộng việc cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
để niêm yết, mở rộng thị trường giao dịch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng
thời có
cơ chế khuyến khích người đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần của các công ty
chưa
niêm yết và doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Thực hiện được giải pháp này thì
thị
trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển theo đúng định hướng, đồng thời đầu tư
của
nước ngoài cũng sẽ tăng mạnh.
2.3. Cải thiện việc cung cấp thông tin và quyền tiếp cận thông tin
Đây là giải pháp cơ bản, vừa cấp bách vừa mang ý nghĩa lâu dài và sâu rộng để
thu
hút sự chú ý của người đầu tư nước ngoài và khuyến khích họ đầu tư vào thị
trường chứng
khoán Việt Nam. Giải pháp này có thể thực hiện thông qua một số nội dung cụ thể:
- Khuyến khích các công ty niêm yết cung cấp thông tin tiếng Anh cho người nước
ngoài, nhất là các tài liệu gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Giao
dịch
Chứng khoán như bản cáo bạch, báo cáo định kỳ và đột xuất và hoạt động tiếp xúc
của
Ban lãnh đạo công ty và nhân viên công bố thông tin. Các báo cáo tài chính của
công ty
cần được diễn giải rõ ràng, có sự so sánh với các tiêu chuẩn kế toán quốc tế để
người nước
ngoài có thể hiểu được một cách dễ dàng.
- Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Giao dịch chứng khoán cần xây
dựng và phát triển trang Web điện tử có thể cung cấp thông tin chính thức về
tình hình thị
trường chứng khoán Việt Nam và tình hình tài chính và hoạt động của các công ty
niêm
yết. Trang Web phải bao gồm các loại thông tin như đã nêu ở trên, đồng thời có
sự hướng
dẫn về quy trình thủ tục và các điều kiện đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Trang Web này sẽ giảm thiểu được chi phí tiếp cận thông tin thị trường Việt Nam
của
những người nước ngoài quan tâm nhưng chưa có điều kiện tìm hi
ểu thực tế, từ đó thu hút
được sự quan tâm của công chúng đầu tư nước ngoài.
- Cải thiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Hiện nay hành lang pháp lý về
đầu tư vào công ty cổ phần còn thiếu những nghĩa vụ buộc các công ty phải cung
cấp các
thông tin quan trọng của cổ đông, luật không cho phép các cổ đông được quyền
tiếp cận
biên bản họp cổ đông và họp ban giám đốc cũng như các thông tin tài chính cơ bản
của
công ty. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vẫn giữ mối hoài nghi về thị trường nếu họ
không
được tiếp cận các hồ sơ của các công ty. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy tin
cậy hơn
68
vào thị trường Việt Nam nếu tất cả các Công ty cổ phần Việt Nam có chế độ báo
cáo hoàn
chỉnh hơn.
- Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về đầu tư vào thị trường
chứng
khoán Việt Nam để tạo ra diễn đàn trao đổi lý luận và kinh nghiệm thực tế, chia
sẻ thông
tin.
Việc thực hiện các nội dung trên sẽ làm cho thông tin về thị trường chứng khoán
Việt Nam đến với đông đảo công chúng đầu tư nước ngoài, thu hút được sự quan tâm
nhiều hơn và tăng được lòng tin vào chất lượng thông tin. Đây là một trong những
yếu tố
cơ bản quyết định dòng vốn của nước ngoài vào đầu tư vào thị trường chứng khoán.
2.4 . Mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài
Hiện nay các công ty Việt Nam chỉ có thể pháp hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước
ngoài nếu họ đang hoạt động tại một trong 35 lĩnh vực ( điều 4, Quyết định
36/2003/QĐ-
TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng chính phủ). Mặc dù thông thường nước nào cũng
đặt
ra hạn chế về số lượng đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước, đặc
biệt là
trong các lĩnh vực nhạy cảm, nhưng cách quy định 35 lĩnh vực này không khuyên
khích
được các nhà đầu tư nước ngoài. Một cách khác để quy định các lĩnh vực mà các
nhà đầu
tư nước ngoài được phép đầu tư là : Chính phủ cho phép đầu tư nước ngoài vào mọi
lĩnh
vực trừ những lĩnh vực mà Chính phủ cho là ngoại lệ. Điều này sẽ giúp Chính phủ
vừa bảo
hộ được một số lĩnh vực cụ thể vừa khuyến khích đầu tư nước ngoài ở mức tối đa.
Đây sẽ
là một sự khuyến khích mà các nhà đầu tư nước ngoài nghĩ đến bên cạnh việc lựa
chọn loại
hình đầu tư họ muốn thực hiện tại Việt Nam.
2.5. Thực hiện công bằng trong việc mua lại cổ phần
Theo Luật doanh nghiệp, các công ty Việt Nam có quyền mua lại tối đa 30% số cổ
phiếu thông thường và mua lại một phần hoặc toàn bộ các loại cổ phiếu khác (điều
35).
Một điều đáng lưu ý là trong 22 công ty niêm yết cho đến nay chỉ có 5 công ty
phát hành
cổ phiếu mới ra thị trường trong khi nhiều công ty khác đã mua lại cổ phiếu của
chính
mình đề giữ làm cổ phiếu quỹ với ý định để mai sau bán lại hoặc huỷ bỏ.
Tuy nhiên, Công ty niêm yết lại có toàn quyền lựa chọn mua lại cổ phần của bất
kỳ
cổ đông nào, không hề có quy định nào yêu cầu công ty phải đề nghị mua lại cổ
phẩn của
cổ đông theo tỷ lệ phần trăm nắm giữ cổ phần của họ. Điều này là không công
bằng, vì nó
có thể làm thay đổi tỷ lệ và khối lượng nắm giữ cổ phần của các cổ đông theo
hướng có lợi
cho một số người.
69
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất dè dặt khi đầu tư vào một hệ thống cho phép
đối xử bất bình đẳng đối với cổ đông. Sự bình đằng trong nắm giữ cổ phần có
thể dễ dàng đạt được bằng quy định của pháp luật rằng công ty phải mua lại
cổ phiếu của mọi cổ đông theo tỷ lệ tương ứng. Sửa đổi này sẽ khích l
ệ nhà
đầu tư nước ngoài bởi lẽ tỷ lệ nắm giữa cổ phần của họ được đảm bảo tốt hơn.
2.6. Tăng lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán
Việc mới chỉ có một số ít công ty sử dụng TTCK làm cơ chế huy động vốn đã hạn
chế một cách nghiêm trọng đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam. Cho đến nay chỉ
có 5
công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ mới mức huy động rất nhỏ là
155,4 tỷ
đồng.
Hai lý do dẫn tới tình trạng này là: Thứ nhất, do việc phát hành cổ phiếu ra
công
chúng của các Công ty cổ phần chưa niêm yết chưa được điều chỉnh nên dễ huy động
vốn
hơn khi đã niêm yết vì không bị rằng buộc bởi các tiêu chuẩn tối thiểu hoặc các
yêu cầu
cung cấp thông tin. Thứ hai, đã có nhiều thông tin cho thấy có hiện tượng tiêu
cực xảy ra,
một vài vị giám đốc của các công t
1
y giao dịch trên “chợ xám”
(1)
và là ứng cử viên sắp
được niêm yết đã nhận tiền hoa hồng khi họ đồng ý để công ty phát hành các cổ
phiếu mới
cho một nhà đầu tư mới, vì họ khó có thể tiếp tục làm ăn kiểu này sau khi công
ty được
niêm yết, nên chừng nào công ty còn chưa được niêm yết thì vẫn còn động cơ để cố
gắng
huy động vốn.
Nếu Việt Nam muốn khuyến khích đầu tư nước ngoài vào thị trường ch
ứng khoán
cần phải giải quyết các vấn đề trên bằng cách giảm bớt quyền lợi khi giao dịch
với tư cách
là một công ty chưa niêm yết (nhất là việc dễ dàng bán cổ phần mà không cần kiểm
tra đối
chiếu) và hoặc tăng quyền lợi khi giao dịch với tư cách là một công ty niêm yết.
2.7. Thực hiện ưu đãi về thuế
Tại Việt Nam, trong khi có một vài ưu đãi hấp đẫn về thuế đối với các doanh
nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp
trong nước ít được khuyến khích. Việt Nam còn áp dụng mức thuế thu nhập doanh
nghiệp
cao đối với doanh nghiệp trong nước khi so sánh với các nước khác trong khu vực
Đông Á,
(1) Thuật ngữ “chợ xám” (grey market) đề cập tới hành vi “che giấu” quy mô và
giá trị thực tế của
công ty bằng việc không nhận các hoá đơn mua nguyên vật liệu và cũng không phát
hành hoá đơn cho khách
hàng, thường với mục đích trốn thuế phải nộp cho các giao dịch đó.
70
mức thuế của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường thấp hơn thuế của các
doanh
nghiệp trong nước 7%.
Các mức thuế cao này khiến cho nhà đầu tư nước ngoài tính đến chuyện đầu tư tiền
của
họ ở các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc ở các nơi khác. Các chế độ ưu đãi
về thuế
cần được cân nhắc kỹ lưỡng có thể khuyến thích tốt hơn đầu tư nước ngoài vào thị
trường
chứng khoán Việt Nam.
2.8. Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường cạnh tranh để giảm
chi phí giao dịch cho người nước ngoài
Hiện nay người nước ngoài vẫn còn đang phải chịu chi phí giao dịch cao, một phần
do tình trạng độc quyền phục vụ của thành viên lưu ký nước ngoài. Việc giảm chi
phí giao
dịch để khuyến khích đầu tư nước ngoài có thể thực hiện được thông qua cải cách
một số
thủ tục hành chính trong quy trình đầu tư:
- Quy định các thành viên lưu ký nước ngoài đã được cấp giấy phép phải tổ chức
khai trương hoạt động phục vụ khách hàng, thành viên nào đã được cấp giấy phép
mà
không khai trương hoạt động trong một thời gian dài thì nên thu hồi giấy phép.
Việc có
nhiều thành viên lưu ký nước ngoài hoạt động sẽ tạo môi trường cạnh tranh và
nhiều sự lựa
chon hơn cho người đầu tư nước ngoài.
- Cho phép người đầu tư nước ngoài được mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng
khoán trong nước để giảm bớt khâu trung gian. Đây có thể coi là một giải pháp
mang tính
đột phá vì người đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng mức phí phục vụ thấp của các
công ty
trong nước, tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự. Để thực hiện giải pháp này đòi
hỏi phải
sửa đổi lại các quy định hiện hành về giao dịch, thanh toán bù trừ, quản lý
ngoại hối… liên
quan đến đầu tư nước ngoài, và phải có cơ chế phối hợp giữa Công ty chứng khoán
với
Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ trong việc xử lý nguồn tiền
vào và
ra của người nước ngoài.
Huy động vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán là một chủ trương
trong chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, nhằm bổ sung nguồn
vốn
trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Điểm cốt yếu để khuyến khích đầu tư nước
ngoài
vào Thị trường chứng khoán Việt Nam là làm sao để Thị trường chứng khoán Việt
Nam
trở nên thực sự hấp dẫn. Ngoài các yếu tố khả năng sinh lời cao và các ưu đãi
khuyến
khích đầu tư của TTCK, nền tảng của một thị trường hấp dẫn là quyền lợi được đối
xử
công bằng, được bảo hộ thích đáng. Để đạt được các mục đích này, cùng với các
biện pháp
phát triển quy mô thị trường chúng ta cần phải có những đổi mới cơ bản trong
hành hang
71
pháp lý đối với các Công ty cổ phần và Thị trường chứng khoán. Nhất định Thị
trường
chứng khoán Việt Nam sẽ dần dần phát triển, sẽ thể hiện được hết vai trò của
mình trong
nền kinh tế quốc dân, trở thành một kênh dẫn các nguồn vốn trung và dài hạn cho
đầu tư
phát triển trong đó bao gồm cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
72
KẾT LUẬN
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HƠN 3 NĂM QUA CHO
THẤY NGUỒN VỐN VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
CHƯA NHIỀU, CHƯA CÓ CÓ TÁC ĐỘNG THỰC SỰ TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC.TUY NHIÊN, CÙNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN NÓI RIÊNG, THÌ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ QUA TH
Ị
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SẼ TĂNG LÊN VÀ CHIẾM MỘT TỶ
TRỌNG NHẤT ĐỊNH TRONG CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
BỔ SUNG CHO CÁC NGUỒN KHÁC ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN ĐẦU
TƯ TOÀN XÃ HỘI.
VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN LÀ CẦN THIẾT VÀ ĐỂ LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ
CHÚNG TA PHẢI TẠO RA ĐƯỢC MỘT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
HẤP DẪN VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. NỀN TẢNG CỦA
MỘT THỊ TRƯỜNG HẤP DẪN LÀ QUYỀN LỢI ĐƯỢC ĐỐI XỬ CÔNG
BẰNG VÀ ĐƯỢC BẢO HỘ THÍCH ĐÁNG, CHÚNG TA CẦN PHẢI CÓ
NHỮNG ĐỔI MỚI CƠ BẢN TRONG HÀNH HANG PHÁP LÝ ĐỐI VỚI
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỂ
THỰC HIỆN ĐƯỢC ĐIỀU NÀY.
KHI CÁC ĐIỀU KIỆN CHÍNH SÁCH KHÔNG THAY
ĐỔI THÌ QUY
MÔ ĐẦU TƯ TỶ LỆ THUẬN VỚI QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG, VIỆC
THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. CHÚNG TA CẦN PHẢI VỪA CÓ CÁC
BIỆN PHÁP ƯU ĐÃI KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ CỦA
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, VỪA
73
PHẢI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN QUY MÔ CỦA THỊ
TRƯỜNG,NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HÀNG HOÁ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
VỚI THỜI GIAN HẠN CHẾ VÀ KIẾN THỨC BẢN THÂN CÓ HẠN NÊN CHẮC
CHẮN LUẬN VĂN CÒN NHIỀU RẤT NHIỀU THIẾU XÓT, CÁC GIẢI PHÁP THU
HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM ĐƯA RA CÓ THỂ KHÔNG ĐẦY ĐỦ HOẶC SAI LẦM, NHƯNG TÔI CŨNG HY
VỌNG NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÓ ĐƯỢC THAM KHẢO ĐỂ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
TÔI XIN CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO DẠY TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
THƯƠNG ĐÃ GIẢNG DẠY ĐỂ GIÚP TÔI CÓ KIẾN THỨC NGHIÊN CỨU MÔN
HỌC NÀY. TÔI XIN ĐẶC BIỆT CẢM ƠN CÔ GIÁO- TIẾN SĨ HOÀNG ÁNH ĐÃ TẬN
TÌNH GIÚP ĐỠ, CHỈ BẢO ĐỂ TÔI CÓ THỂ HOÀN THÀNH KHOÁ LUẬN NÀY.
HÀ NỘI NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2003
SINH VIÊN: VŨ NGỌC DƯƠNG
LỚP A6-K38B-KTNT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII.
2. LUẬT DOANH NGHIỆP (QUỐC HỘI THÔNG QUA NGÀY 12/6/1999).
3. LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (QUỐC HỘI THÔNG QUA
NGÀY 12/11/2000)
4. LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI (CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 1/7/2000) VÀ NGHỊ ĐỊNH 24 HƯỚNG
DẪN THI HÀNH LUẬT NÀY.
5. NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/CP NGÀY 28/11/1996 VỀ VIỆC THÀNH LẬP UBCKNN.
6. NGHỊ ĐỊNH 44/CP NGÀY 29/6/1998 VỀ VIỆC CHUYỂN CÁC DN NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN.
7. QUYẾT ĐỊNH 127 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (11/7/1998) VỀ VIỆC
THÀNH LẬP TTCK VIỆT NAM.
8. NGHỊ ĐỊNH 48/CP NGÀY 11/7/1998 VÀ CÁC THÔNG TƯ, QUY CHẾ
HƯỚNG DẪN VỀ CK VÀ TTCK.
9. QUYẾT ĐỊNH 146 CỦA CHÍNH PHỦ NGÀY 17/7/2003 VỀ TỶ LỆ THAM GIA
CỦA BÊN NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
10. QUYẾT ĐỊNH 36 CỦA CHÍNH PHỦ NGÀY 11/3/2003 BAN HÀNH QUY CHẾ
GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
II. SÁCH BÁO - TÀI LIỆU
1. GIÁO TRÌNH "THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN" - TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOẠI THƯƠNG CỦA PGS.NGƯT ĐINH XUÂN TRÌNH VÀ PTS. NGUYỄN
THỊ QUY (NXBGD).
2. SÁCH "THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN" CỦA PGS.TS LÊ VĂN TƯ - LÊ
TÙNG VÂN (NXB THỐNG KÊ), 1997.
3. NHỮNG KIẾ
N THỨC CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN - TÀI LIỆU TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ CHỨNG KHOÁN - UBCKNN (01/2000).
4. ĐỀ TÀI UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC " MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THU
HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN" - MÃ SỐ UB.02.14 (VỤ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN).
5. ĐỀ TÀI UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC " XÂY DỰNG VÀ HOÀN
THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN"- MÃ SỐ CK.09.99 (PHÒNG PHÁP CHẾ UỶ BAN CHỨNG
KHOÁN NHÀ NƯỚC).
6. SÁCH "THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - PHƯƠ
NG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ
KINH DOANH" - NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ HÀ NỘI 10/1996
7. CÁC BẢN BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN DO
TTGDCK TP.HỒ CHÍ MINH PHÁT HÀNH.
8. BÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN – UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ
NƯỚC – CÁC SỐ 3,7,8,9,11 NẮM 2003.
9. TRANG WEB “HTTP://WWW.STOCKMARKET.VNN.VN
10. TRANG WEB “HTTP://VNINVESTMENT.HN.VNN.VN”
11. TRANG WEB "HTTP://HOTMAIL.STOCKMARKET.COM"