Luận văn: Hoàn thiện quản lý và phát triển lực lượng đại lý tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bến Tre

965
66
91
không cao, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì phát triển đại lý, một trong những
nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý đại lý sau này.
d. Hạn chế trong nâng cao năng suất hoạt động cho đại lý
*Về đào tạo: Công ty chưa có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, các cán bộ
thực hiện công việc này còn dành ít thời gian cho việc nghiên cứu để nâng cao chất
lượng giảng dạy cả về mặt lý thuyết, cả về tính thực tiễn.
*Về giám sát và hỗ trợ cho đại lý: Do ít quan tâm đến việc giám sát quá trình
hoạt động của đại lý, nên công ty thường không thấy được những nguyên nhân chủ
yếu để đưa ra các giải pháp cho phù hợp và kịp thời, từ đó một số đại lý yếu kém bị
hẫng hụt, có tâm tư rằng mình bị công ty bỏ rơi, làm giảm ý chí phấn đấu vươn lên,
thậm chí làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đại khác. Việc giao cho
trưởng nhóm giám sát hoạt động của đại trong khi khả năng quản điều hành
của trưởng nhóm chỉ được thực hiện theo thói quen kinh nghiệm, công ty chưa
ban hành chế hay qui trình quản cụ thể, còn đại thì có ý thức kỷ luật chưa
cao,…nên kết quả thực hiện thường không đạt như mục tiêu đề ra, việc quản lý đại
lý ngày càng khó khăn hơn, công ty thì khó có khả năng kiểm soát nổi.
Việc hỗ trợ có nhiều tác động tích cực nhưng chưa ngang tầm, chưa theo kịp
tình hình đổi mới, do đội ngũ cán bộ không nhiều, trình độ tác nghiệp của cán bộ
viên chức có hạn, nhất là những kỹ năng về lựa chọn khách hàng, giao tiếp, tư vấn,
thuyết phục còn mang nặng tính lý thuyết nên chưa phát huy công suất và hiệu quả
thực hiện.
*Đối với các chương trình thi đua: Do đặt nặng chính sách thi đua mục
tiêu tăng doanh thu bán hàng nên thường kéo theo những hạn chế nhất định, phổ
biến là tạo tâm lý chờ đợi của đại lý “có thi đua thì tích cực làm, không có thi đua
thì làm qua loa cho có”, hoặc là tạo nên một khuôn mẫu để cho đại lý chờ đợi vận
dụng là “không có thi đua thì không làm, không làm thì không có doanh thu, không
có doanh thu thì công ty phải chạy bằng cách đưa ra chính sách thi đua”, mặt khác
việc đưa ra các chương trình thi đua thường xuyên dễ dẫn đến trùng lắp trong các
chỉ tiêu thi đua, hao phí nhiều thời gian cho công việc soạn thảo, phát động, tổng
không cao, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển đại lý, là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý đại lý sau này. d. Hạn chế trong nâng cao năng suất hoạt động cho đại lý *Về đào tạo: Công ty chưa có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, các cán bộ thực hiện công việc này còn dành ít thời gian cho việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy cả về mặt lý thuyết, cả về tính thực tiễn. *Về giám sát và hỗ trợ cho đại lý: Do ít quan tâm đến việc giám sát quá trình hoạt động của đại lý, nên công ty thường không thấy được những nguyên nhân chủ yếu để đưa ra các giải pháp cho phù hợp và kịp thời, từ đó một số đại lý yếu kém bị hẫng hụt, có tâm tư rằng mình bị công ty bỏ rơi, làm giảm ý chí phấn đấu vươn lên, thậm chí làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đại lý khác. Việc giao cho trưởng nhóm giám sát hoạt động của đại lý trong khi khả năng quản lý điều hành của trưởng nhóm chỉ được thực hiện theo thói quen và kinh nghiệm, công ty chưa ban hành cơ chế hay qui trình quản lý cụ thể, còn đại lý thì có ý thức kỷ luật chưa cao,…nên kết quả thực hiện thường không đạt như mục tiêu đề ra, việc quản lý đại lý ngày càng khó khăn hơn, công ty thì khó có khả năng kiểm soát nổi. Việc hỗ trợ có nhiều tác động tích cực nhưng chưa ngang tầm, chưa theo kịp tình hình đổi mới, do đội ngũ cán bộ không nhiều, trình độ tác nghiệp của cán bộ viên chức có hạn, nhất là những kỹ năng về lựa chọn khách hàng, giao tiếp, tư vấn, thuyết phục còn mang nặng tính lý thuyết nên chưa phát huy công suất và hiệu quả thực hiện. *Đối với các chương trình thi đua: Do đặt nặng chính sách thi đua vì mục tiêu tăng doanh thu bán hàng nên thường kéo theo những hạn chế nhất định, phổ biến là tạo tâm lý chờ đợi của đại lý “có thi đua thì tích cực làm, không có thi đua thì làm qua loa cho có”, hoặc là tạo nên một khuôn mẫu để cho đại lý chờ đợi vận dụng là “không có thi đua thì không làm, không làm thì không có doanh thu, không có doanh thu thì công ty phải chạy bằng cách đưa ra chính sách thi đua”, mặt khác việc đưa ra các chương trình thi đua thường xuyên dễ dẫn đến trùng lắp trong các chỉ tiêu thi đua, hao phí nhiều thời gian cho công việc soạn thảo, phát động, tổng
kết, đánh giá kết quả thực hiện và trầm trọng hơn nếu không khéo thì chi phí
khen thưởng cao làm hụt nguồn tính theo định mức cho phép. Thực tế đã chứng
minh điều này tại công ty vào năm 2007, với 13 chương trình thi đua các loại
(không kể hàng loạt các chương trình thi đua do Tổng công ty phát động) làm cho
doanh thu khai thác mới đạt 184% so kế hoạch 2007 và tăng 103% so với năm 2006
nhưng kéo theo cán bộ công ty không đủ thời gian để phân tích đánh giá hiệu quả
của các chương trình,m âm nguồn được chi 342 triệu đồng hậu quả dẫn đến
vào những tháng đầu năm 2008, khi công ty cắt giảm chương trình thi đua thì đại lý
không có hướng phấn đấu tích cực.
*Đối với các chính sách đãi ngộ: Giá trị phúc lợi hàng năm dành cho đại
trong các dịp lễ, tết được thực hiện cố định trong nhiều năm qua (250.000đồng/
người/ năm) chưa phù hợp với tình hình giá cả luôn xu hướng biến động tăng,
làm cho đại lý giảm đi tính hứng thú, tự hào khi nhận được. Mặt khác, do thực hiện
theo phương thức “đại còn tên là còn được hưởng” nên còn nhiều trường
hợp “đại lý ghi danh”. Bên cạnh đó, các chính sách khác như bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho đại lý chưa được thực hiện nên phần nào làm hạn chế sự gắn kết lâu
dài giữa đại lý với công ty.
*Thăng tiến đại lý: Việc chưa thực hiện xét thăng tiến hay hạ bậc đối với
trưởng nhóm vấn viên trong thời gian qua đã tạo thế ì ạch trong hoạt động
kinh doanh, chậm đổi mới trong tư duy bán hàng và quan trọng hơn hết là làm chùn
bước khả năng phấn đấu của các đại giỏi, gây nhiều mâu thuẩn trong nội bộ
nhóm dẫn đến ý thức tổ chức kỷ luật ngày càng kém đi, hoạt động kinh doanh theo
nhóm từ đó mất đi tính hiệu quả.
*Việc tổ chức và thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng đại
chưa được công ty thực hiện một cách triệt để, chưa được công ty cụ thể hoá thành
các nội dung hướng dẫn chi tiết, dẫn đến còn nhiều trở ngại, lúng túng trong cách
xử lý hoặc xử lý không nghiêm, từ đó dễ nảy sinh thêm các trường hợp không hay,
không trung thực khác mà công ty khó có khả năng kiểm soát được, và quan trọng
kết, đánh giá kết quả thực hiện và trầm trọng hơn là nếu không khéo thì chi phí khen thưởng cao làm hụt nguồn tính theo định mức cho phép. Thực tế đã chứng minh điều này tại công ty vào năm 2007, với 13 chương trình thi đua các loại (không kể hàng loạt các chương trình thi đua do Tổng công ty phát động) làm cho doanh thu khai thác mới đạt 184% so kế hoạch 2007 và tăng 103% so với năm 2006 nhưng kéo theo cán bộ công ty không đủ thời gian để phân tích đánh giá hiệu quả của các chương trình, làm âm nguồn được chi 342 triệu đồng và hậu quả dẫn đến vào những tháng đầu năm 2008, khi công ty cắt giảm chương trình thi đua thì đại lý không có hướng phấn đấu tích cực. *Đối với các chính sách đãi ngộ: Giá trị phúc lợi hàng năm dành cho đại lý trong các dịp lễ, tết được thực hiện cố định trong nhiều năm qua (250.000đồng/ người/ năm) chưa phù hợp với tình hình giá cả luôn có xu hướng biến động tăng, làm cho đại lý giảm đi tính hứng thú, tự hào khi nhận được. Mặt khác, do thực hiện theo phương thức “đại lý còn có tên là còn được hưởng” nên còn có nhiều trường hợp “đại lý ghi danh”. Bên cạnh đó, các chính sách khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đại lý chưa được thực hiện nên phần nào làm hạn chế sự gắn kết lâu dài giữa đại lý với công ty. *Thăng tiến đại lý: Việc chưa thực hiện xét thăng tiến hay hạ bậc đối với trưởng nhóm và tư vấn viên trong thời gian qua đã tạo thế ì ạch trong hoạt động kinh doanh, chậm đổi mới trong tư duy bán hàng và quan trọng hơn hết là làm chùn bước khả năng phấn đấu của các đại lý giỏi, gây nhiều mâu thuẩn trong nội bộ nhóm dẫn đến ý thức tổ chức kỷ luật ngày càng kém đi, hoạt động kinh doanh theo nhóm từ đó mất đi tính hiệu quả. *Việc tổ chức và thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng đại lý chưa được công ty thực hiện một cách triệt để, chưa được công ty cụ thể hoá thành các nội dung hướng dẫn chi tiết, dẫn đến còn nhiều trở ngại, lúng túng trong cách xử lý hoặc xử lý không nghiêm, từ đó dễ nảy sinh thêm các trường hợp không hay, không trung thực khác mà công ty khó có khả năng kiểm soát được, và quan trọng
hơn là làm mất đi tính chuyên nghiệp của đại lý, làm mất đi nét văn hoá của một
doanh nghiệp trong quá trình phát triển và hội nhập.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý và phát triển đại lý tại
Công ty Bảo Việt nhân thọ Bến Tre
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách thuế qui định
cho đại lý đã có ảnh hưởng nhất định đến quản lý và phát triển đại lý bảo hiểm nhân
thọ.
- Các chính sách của đối thủ cạnh tranh về công tác tuyển dụng, đào tạo, hoa
hồng, chính sách đãi ngộ,… luôn luôn là cơ sở, là điều kiện để cho đại lý của công
ty có biểu hiện trông chờ hơn là phấn đấu thực hiện theo đúng qui định của công ty.
- Nghề đại lý bảo hiểm nhân thọ chưa được xã hội đánh giá cao, thậm chí có
người còn xem thường, xua đuổi khi đại lý đến tư vấn;… Do vậy một số đại lý chấp
nhận nghề nghiệp chỉ có tính chất tạm thời để chờ cơ hội tìm việc khác, hoặc làm vì
thu nhập chứ không phải là do tự hào về nghề nghiệp, vì vậy điểm xuất phát về trình
độ của đại lý thường thấp và ý thức tuân thủ kỷ luật luôn bị hạn chế.
- Sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là sự lớn mạnh, sôi động của thị
trường chứng khoán tốc đmở rộng thị phần của hệ thống ngân hàng, bưu điện
bằng cách tạo ra nhiều sản phẩm thay thế, cho phép người dân có nhiều cách thức để
lựa chọn đầu tư khác nhau đã làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính gay
gắt hơn, vì thế hoạt động đại lý bảo hiểm nhân thọ khó khăn hơn, hướng các đại
chuyển sang các lĩnh vực hoạt động khác.
- Quan hệ giữa công ty đại quan hệ đối tác trong kinh doanh, thực
hiện thông qua hợp đồng đại lý, công ty trả thu nhập cho đại lý căn cứ vào kết quả
thực hiện nên việc quản lý đại lý khó có thể thực hiện theo mệnh lệnh kiểu cấp trên
cấp dưới.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
hơn là làm mất đi tính chuyên nghiệp của đại lý, làm mất đi nét văn hoá của một doanh nghiệp trong quá trình phát triển và hội nhập. 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý và phát triển đại lý tại Công ty Bảo Việt nhân thọ Bến Tre 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách thuế qui định cho đại lý đã có ảnh hưởng nhất định đến quản lý và phát triển đại lý bảo hiểm nhân thọ. - Các chính sách của đối thủ cạnh tranh về công tác tuyển dụng, đào tạo, hoa hồng, chính sách đãi ngộ,… luôn luôn là cơ sở, là điều kiện để cho đại lý của công ty có biểu hiện trông chờ hơn là phấn đấu thực hiện theo đúng qui định của công ty. - Nghề đại lý bảo hiểm nhân thọ chưa được xã hội đánh giá cao, thậm chí có người còn xem thường, xua đuổi khi đại lý đến tư vấn;… Do vậy một số đại lý chấp nhận nghề nghiệp chỉ có tính chất tạm thời để chờ cơ hội tìm việc khác, hoặc làm vì thu nhập chứ không phải là do tự hào về nghề nghiệp, vì vậy điểm xuất phát về trình độ của đại lý thường thấp và ý thức tuân thủ kỷ luật luôn bị hạn chế. - Sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là sự lớn mạnh, sôi động của thị trường chứng khoán và tốc độ mở rộng thị phần của hệ thống ngân hàng, bưu điện bằng cách tạo ra nhiều sản phẩm thay thế, cho phép người dân có nhiều cách thức để lựa chọn đầu tư khác nhau đã làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính gay gắt hơn, vì thế hoạt động đại lý bảo hiểm nhân thọ khó khăn hơn, hướng các đại lý chuyển sang các lĩnh vực hoạt động khác. - Quan hệ giữa công ty và đại lý là quan hệ đối tác trong kinh doanh, thực hiện thông qua hợp đồng đại lý, công ty trả thu nhập cho đại lý căn cứ vào kết quả thực hiện nên việc quản lý đại lý khó có thể thực hiện theo mệnh lệnh kiểu cấp trên cấp dưới. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Lực lượng cán bộ của công ty còn thiếu và yếu về trình độ, năng lực trong
các hoạt động về tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo nâng cao năng suất hoạt động
cho đại lý. Cụ thể:
+ Cán bộ làm công tác giảng dạy chỉ mang tính kiêm nhiệm, chưa chuyên
sâu. Chương trình giảng dạy về kỹ năng lựa chọn đại lý, khách hàng, giao tiếp,
vấn, thuyết phục còn mang nặng tính lý thuyết. Thực hiện các qui trình tuyển dụng,
đào tạo chưa đầy đủ, giảng dạy ban đầu chưa tác dụng sâu trong công tác định
hướng nghề nghiệp.
+ Công tác quản lý đại thường chỉ dừng lại việc động viên, nhắc nhở,
chưa đi sâu sâu vào việc đánh gía, phân tích, xác định nguyên nhân để từ đó đưa ra
các biện pháp tác động, hay hỗ trợ, huấn luyện một cách cụ thể và kịp thời.
+ Chỉ quan tâm đến kết quả thực hiện về các chỉ tiêu được giao mà bỏ quên
hoặc không chú trọng vấn đề quản đại lý, nhất là chưa chú trọng cụ thể hoá
các điều khoản trong hợp đồng đại lý để định ra cơ chế thưởng phạt cho phù hợp.
- Lãnh đạo công ty chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyển dụng, lựa
chọn, đào tạo đại lý, thường giao công việc này cho phòng phát triển và quản lý đại
lý.
- Các chương trình thi đua, chính sách đãi ngộ, hỗ trợ của các công ty thành
viên thuộc Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ thường không phối hợp với nhau, dễ tạo
nên sự so sánh giữa các đại quan trọng hơn khi sự thay đổi mang tính
ràng buộc thì công ty khó ứng phó kịp thời, bị động trong đổi mới quản lý và phát
triển đại lý.
- Môi trường làm việc: Thời gian qua, công ty làm việc trong một điều kiện
chưa có trụ sở riêng, nhà thuê thì chật hẹp, thiếu vẻ mỹ quan, không có nơi chỗ để
hội họp, học tập tương xứng,..cũng đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình quản
phát triển đại lý.
- Lực lượng cán bộ của công ty còn thiếu và yếu về trình độ, năng lực trong các hoạt động về tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo và nâng cao năng suất hoạt động cho đại lý. Cụ thể: + Cán bộ làm công tác giảng dạy chỉ mang tính kiêm nhiệm, chưa chuyên sâu. Chương trình giảng dạy về kỹ năng lựa chọn đại lý, khách hàng, giao tiếp, tư vấn, thuyết phục còn mang nặng tính lý thuyết. Thực hiện các qui trình tuyển dụng, đào tạo chưa đầy đủ, giảng dạy ban đầu chưa có tác dụng sâu trong công tác định hướng nghề nghiệp. + Công tác quản lý đại lý thường chỉ dừng lại ở việc động viên, nhắc nhở, chưa đi sâu sâu vào việc đánh gía, phân tích, xác định nguyên nhân để từ đó đưa ra các biện pháp tác động, hay hỗ trợ, huấn luyện một cách cụ thể và kịp thời. + Chỉ quan tâm đến kết quả thực hiện về các chỉ tiêu được giao mà bỏ quên hoặc không chú trọng vấn đề quản lý đại lý, nhất là chưa chú trọng và cụ thể hoá các điều khoản trong hợp đồng đại lý để định ra cơ chế thưởng phạt cho phù hợp. - Lãnh đạo công ty chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo đại lý, thường giao công việc này cho phòng phát triển và quản lý đại lý. - Các chương trình thi đua, chính sách đãi ngộ, hỗ trợ của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ thường không phối hợp với nhau, dễ tạo nên sự so sánh giữa các đại lý và quan trọng hơn là khi có sự thay đổi mang tính ràng buộc thì công ty khó ứng phó kịp thời, bị động trong đổi mới quản lý và phát triển đại lý. - Môi trường làm việc: Thời gian qua, công ty làm việc trong một điều kiện chưa có trụ sở riêng, nhà thuê thì chật hẹp, thiếu vẻ mỹ quan, không có nơi chỗ để hội họp, học tập tương xứng,..cũng đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình quản lý và phát triển đại lý.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠI
TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ BẾN TRE
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ BẾN TRE
3.1.1. Dự báo thuận lợi và khó khăn đối với Bảo Việt nhân thọ nói chung
và Công ty Bảo Việt Bến Tre nói riêng
3.1.1.1. Thuận lợi và khó khó khăn trên thị trường bảo hiểm cả nước
a. Thuận lợi
Thứ nhất, thuận lợi lớn nhất thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam
còn nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam đất nước dân số đông (85 triệu
người, đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng hàng năm khoảng 1 triệu
người). Hơn nữa, điểm đáng chú ý là Việt Nam cấu dân số trẻ (với 52 triệu
người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 60% tổng dân số; tuổi thọ trung bình
không ngừng được cải thiện (từ 50 tuổi trong những năm 1960 tăng lên 72 tuổi vào
năm 2005). Dân số trẻ cùng với truyền thống hiếu học cộng với yêu cầu rất lớn về
nguồn nhân lực có trình độ cao sau khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, dẫn
đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu đào tạo chất
lượng cao cả ở trong và ngoài nước. Nhu cầu đào tạo kéo theo yêu cầu tài chính cho
đào tạo ngày càng lớn. Đây là mảnh đất đầy tiềm năng cho bảo hiểm nhân thọ sinh
sôi.
Thứ hai, từ khi thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự
tiến bộ vượt bậc và theo dự đoán Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế
với tốc độ cao trong thời gian tới (dự báo trên 6%/năm); đời sống người dân được
cải thiện rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, năm 2010 GDP/người của
Việt Nam sẽ đạt 1.000 USD. Hơn thế nữa, người Việt Nam truyền thống tiết
kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế giới.
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ BẾN TRE 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ BẾN TRE 3.1.1. Dự báo thuận lợi và khó khăn đối với Bảo Việt nhân thọ nói chung và Công ty Bảo Việt Bến Tre nói riêng 3.1.1.1. Thuận lợi và khó khó khăn trên thị trường bảo hiểm cả nước a. Thuận lợi Thứ nhất, thuận lợi lớn nhất là thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam là đất nước có dân số đông (85 triệu người, đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng hàng năm khoảng 1 triệu người). Hơn nữa, điểm đáng chú ý là Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (với 52 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 60% tổng dân số; tuổi thọ trung bình không ngừng được cải thiện (từ 50 tuổi trong những năm 1960 tăng lên 72 tuổi vào năm 2005). Dân số trẻ cùng với truyền thống hiếu học cộng với yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao sau khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu đào tạo chất lượng cao cả ở trong và ngoài nước. Nhu cầu đào tạo kéo theo yêu cầu tài chính cho đào tạo ngày càng lớn. Đây là mảnh đất đầy tiềm năng cho bảo hiểm nhân thọ sinh sôi. Thứ hai, từ khi thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc và theo dự đoán Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong thời gian tới (dự báo trên 6%/năm); đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, năm 2010 GDP/người của Việt Nam sẽ đạt 1.000 USD. Hơn thế nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế giới.
Thứ ba, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông
đảo, tạo ra nhu cầu cao về bảo hiểm nhân thọ. Trong khi đó, tỷ trọng người dân
tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số
1
, số
tiền tiết kiệm được người dân dùng mua bảo hiểm nhân thọ mới chiếm 3,45% tổng
số tiền tiết kiệm trong khu vực dân cư. Nếu tính đến nhu cầu hoạch định kế hoạch
tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn của dân cư, các nhân đã quan
tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu để có thể sống độc lập về tài chính,
không phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân, hệ thống bảo hiểm xã hội và
bảo hiểm y tế của Việt Nam chưa hoàn thiện thì tiềm năng của bảo hiểm nhân thọ
càng lớn
2
.
Thứ , sự phát triển của thị trường tài chính, một mặt, cho phép nâng cao
hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đồng thời tạo cơ sở cho sự ra
đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác (chẳng hạn, có thể kết hợp sản phẩm
bảo hiểm với các sản phẩm tín dụng ngân hàng…). Bên cạnh đó, sự lên xuống của
thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu uỷ thác đầu tư cho nhà
đầu chuyên nghiệp ngày càng cấp thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển của sản
phẩm liên kết.
Thứ năm, sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển
của thị trường bảo hiểm thông qua việc tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh
doanh thuận lợi cho ngành cũng như thực thi chính sách hội nhập nhằm tiếp thu
công nghệ kinh doanh, công nghệ quản lý tiên tiến cho sự phát triển của ngành bảo
hiểm.
b. Khó khăn
1
Ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ là 90%, Singapore 50%, và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng
trên 10%
2
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế, đến nay mới chỉ có khoảng 11% dân số Việt Nam được hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội của nhà nước. Đáng chú ý, thu nhập từ tiền lương bảo hiểm xã hội ngày càng không đáp ứng nhu cầu
cuộc sống ngày càng cao và sự tăng giá tiêu dùng. Thực trạng trên tạo cơ sở cho sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm
hưu trí. Tương tự bảo hiểm xã hội, hệ thống bảo hiểm y tế cũng trong tình trạng bất cập. Cụ thể, đến nay chỉ có khoảng
gần 20% dân số được bảo vệ bởi bảo hiểm y tế, trong đó chủ yếu là người nghèo và học sinh (với chính sách hỗ trợ của
Nhà nước). Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn bệnh nhân có bảo hiểm y tế và thuộc tầng lớp trung lưu trở lên khi khám
chữa bệnh đều không sử dụng quyền lợi từ bảo hiểm y tế để được tiếp cận chất lượng dịch vụ y tế cao hơn. Thực trạng
này cũng là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm y tế, đặc biệt cho tầng lớp có thu nhập từ trung bình trở lên.
Thứ ba, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, tạo ra nhu cầu cao về bảo hiểm nhân thọ. Trong khi đó, tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số 1 , số tiền tiết kiệm được người dân dùng mua bảo hiểm nhân thọ mới chiếm 3,45% tổng số tiền tiết kiệm trong khu vực dân cư. Nếu tính đến nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn của dân cư, các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu để có thể sống độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân, hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của Việt Nam chưa hoàn thiện thì tiềm năng của bảo hiểm nhân thọ càng lớn 2 . Thứ tư, sự phát triển của thị trường tài chính, một mặt, cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đồng thời tạo cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác (chẳng hạn, có thể kết hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm tín dụng ngân hàng…). Bên cạnh đó, sự lên xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu uỷ thác đầu tư cho nhà đầu tư chuyên nghiệp ngày càng cấp thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển của sản phẩm liên kết. Thứ năm, sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm thông qua việc tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành cũng như thực thi chính sách hội nhập nhằm tiếp thu công nghệ kinh doanh, công nghệ quản lý tiên tiến cho sự phát triển của ngành bảo hiểm. b. Khó khăn 1 Ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ là 90%, Singapore 50%, và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 10% 2 Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế, đến nay mới chỉ có khoảng 11% dân số Việt Nam được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của nhà nước. Đáng chú ý, thu nhập từ tiền lương bảo hiểm xã hội ngày càng không đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao và sự tăng giá tiêu dùng. Thực trạng trên tạo cơ sở cho sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Tương tự bảo hiểm xã hội, hệ thống bảo hiểm y tế cũng trong tình trạng bất cập. Cụ thể, đến nay chỉ có khoảng gần 20% dân số được bảo vệ bởi bảo hiểm y tế, trong đó chủ yếu là người nghèo và học sinh (với chính sách hỗ trợ của Nhà nước). Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn bệnh nhân có bảo hiểm y tế và thuộc tầng lớp trung lưu trở lên khi khám chữa bệnh đều không sử dụng quyền lợi từ bảo hiểm y tế để được tiếp cận chất lượng dịch vụ y tế cao hơn. Thực trạng này cũng là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm y tế, đặc biệt cho tầng lớp có thu nhập từ trung bình trở lên.
Khó khăn đối với Bảo Việt nhân thọ nói chung và Công ty Bảo Việt Bến Tre
nói riêng xuất phát từ nhiều phía.
Thứ nhất, Bảo Việt nhân thọ phải cạnh tranh gay gắt vi các công ty nước
ngoài ngay trên sân nhà. Mặc dầu bảo hiểm nhân thọ là thị trường mới phát triển ở
nước ta
1
, nhưng đến nay trên thị trường bảo hiểm đã có 9 doanh nghiệp hoạt động,
đa phần là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn có nhiều văn phòng
đại diện của các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đã được thành lập và đi vào
hoạt động tại Việt nam như: Nanshan Life (Đài Loan), Korea life (Hàn Quốc), Ping
An (Trung Quốc),… Các văn phòng này cũng đang tích cực xin cấp giấy phép hoạt
động tại Việt Nam.
Bảng 3.1: Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp
chủ chốt ở Việt Nam (ĐVT: tỷ đồng)
2003 2004 2005 2006 2007
BVNT 2.716 3.043 3.064 3.099 3.285
Pruden tial 2.581 3.103 3.355 3.529 3.958
Các DN BH khác 1.278 1.565 1.711 1.854 2.243
Toàn thị trường 6.575 7.711 8.130 8.482 9.486
Nguồn: Thị trường bảo hiểm nhân thọ qua các năm- NXB Tài chính- Hà Nội
và thông tin từ Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ.
Mặc vào thị trường sau nhưng do kinh nghiệm năng lực tài chính
lớn, các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng rất nhanh, về một
số mặt vượt qua cả Bảo Việt Nhân thọ. Hiện nay các công ty này đang có xu hướng
tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính khả năng cạnh tranh trên tất cả các
mặt: tuyển dụng, khách hàng, sản phẩm, kênh phân phối, quảng cáo, địa bàn hoạt
động,…
1
Ngày 01/8/1996, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên mới được phát hành tại Việt Nam dưới thương hiệu Bảo Việt
nhân thọ
Khó khăn đối với Bảo Việt nhân thọ nói chung và Công ty Bảo Việt Bến Tre nói riêng xuất phát từ nhiều phía. Thứ nhất, Bảo Việt nhân thọ phải cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài ngay trên sân nhà. Mặc dầu bảo hiểm nhân thọ là thị trường mới phát triển ở nước ta 1 , nhưng đến nay trên thị trường bảo hiểm đã có 9 doanh nghiệp hoạt động, đa phần là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn có nhiều văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đã được thành lập và đi vào hoạt động tại Việt nam như: Nanshan Life (Đài Loan), Korea life (Hàn Quốc), Ping An (Trung Quốc),… Các văn phòng này cũng đang tích cực xin cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Bảng 3.1: Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp chủ chốt ở Việt Nam (ĐVT: tỷ đồng) 2003 2004 2005 2006 2007 BVNT 2.716 3.043 3.064 3.099 3.285 Pruden tial 2.581 3.103 3.355 3.529 3.958 Các DN BH khác 1.278 1.565 1.711 1.854 2.243 Toàn thị trường 6.575 7.711 8.130 8.482 9.486 Nguồn: Thị trường bảo hiểm nhân thọ qua các năm- NXB Tài chính- Hà Nội và thông tin từ Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ. Mặc dù vào thị trường sau nhưng do có kinh nghiệm và năng lực tài chính lớn, các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng rất nhanh, về một số mặt vượt qua cả Bảo Việt Nhân thọ. Hiện nay các công ty này đang có xu hướng tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh trên tất cả các mặt: tuyển dụng, khách hàng, sản phẩm, kênh phân phối, quảng cáo, địa bàn hoạt động,… 1 Ngày 01/8/1996, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên mới được phát hành tại Việt Nam dưới thương hiệu Bảo Việt nhân thọ
Như vậy, Bảo Việt nhân thọ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trên nhiều mặt. Đây là một thách thức không
nhỏ đối với Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ nói chung và Công ty Bảo Việt nhân
thọ Bến Tre nói riêng.
6.17
4.98
10.21
41.72
0.47
1.83
34.62
AIA
Daiichi Life
Bảo Việt nhân thọ
Manulife
Prudential
Prevoir
ACE Life
Biểu đồ 3.1: Thị phần thu phí bảo hiểm của các công ty ở Việt Nam
năm 2007 (ĐVT:%)
Thứ hai, thị trường bảo hiểm nhân thọ dù đã một khung khổ pháp khá
tốt, đó Luật Kinh doanh bảo hiểm được thông qua tại kỳ họp thứ 8- Quốc hội
khóa X hiệu lực thi hành từ 1/4/2001, nhưng những quy định khá chặt của
Nhà nước đối với Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ nói chung và phân cấp khá hẹp
của Tổng công ty cho Công ty Bảo Việt nhân thọ Bến Tre nói riêng sẽ còn là những
cản trở để Công ty Bảo Việt Bến Tre cạnh tranh có hiệu quả với các đối thủ mạnh
hơn mình.
Thứ ba, giá cả biến đổi thất thường làm giảm lòng tin của dân chúng vào các
khoản tiết kiệm bằng tiền. Trong năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 12,6%
và dự báo trong năm 2008 tỷ lệ này có thể trên 20%. Nguy hại hơn, nước ta có thể
rơi vào một đợt thiểu phát mới. Sự biến động bất thường của giá cả làm giảm niềm
tin của công chúng đối với các khoản đầu dài hạn, các hợp đồng bảo hiểm dài
hạn, đồng thời làm cho các khoản cất trữ tài sản khác được ưa dùng hơn (đầu tư vào
Như vậy, Bảo Việt nhân thọ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trên nhiều mặt. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ nói chung và Công ty Bảo Việt nhân thọ Bến Tre nói riêng. 6.17 4.98 10.21 41.72 0.47 1.83 34.62 AIA Daiichi Life Bảo Việt nhân thọ Manulife Prudential Prevoir ACE Life Biểu đồ 3.1: Thị phần thu phí bảo hiểm của các công ty ở Việt Nam năm 2007 (ĐVT:%) Thứ hai, thị trường bảo hiểm nhân thọ dù đã có một khung khổ pháp lý khá tốt, đó là Luật Kinh doanh bảo hiểm được thông qua tại kỳ họp thứ 8- Quốc hội khóa X và có hiệu lực thi hành từ 1/4/2001, nhưng những quy định khá chặt của Nhà nước đối với Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ nói chung và phân cấp khá hẹp của Tổng công ty cho Công ty Bảo Việt nhân thọ Bến Tre nói riêng sẽ còn là những cản trở để Công ty Bảo Việt Bến Tre cạnh tranh có hiệu quả với các đối thủ mạnh hơn mình. Thứ ba, giá cả biến đổi thất thường làm giảm lòng tin của dân chúng vào các khoản tiết kiệm bằng tiền. Trong năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 12,6% và dự báo trong năm 2008 tỷ lệ này có thể trên 20%. Nguy hại hơn, nước ta có thể rơi vào một đợt thiểu phát mới. Sự biến động bất thường của giá cả làm giảm niềm tin của công chúng đối với các khoản đầu tư dài hạn, các hợp đồng bảo hiểm dài hạn, đồng thời làm cho các khoản cất trữ tài sản khác được ưa dùng hơn (đầu tư vào
vàng và bất động sản) tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ.
Thứ , sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính (như ngân hàng, chứng
khoán và các tổ chức tài chính) các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc
thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng
đã đưa ra những sản phẩm tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm
như tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm với thời hạn dài
kèm theo các hình thức khuyến mại như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng
nhiều ưu đãi liên quan khác. Theo đánh giá chung, sự cạnh tranh của các tổ chức
tài chính một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của thị
trường bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn 2004-2006.
Thứ năm, nhận thức và hiểu biết của dân chúng và của các cơ quan nhà nước
nói chung về bảo hiểm nhân thọ vẫn còn bất cập, gây khó khăn cho hoạt động của
ngành. Đặc biệt, cho đến nay các đại lý bảo hiểm nhân thọ chưa nhận được sự đánh
giá cao của công chúng chưa được chính thức thừa nhận như một nghề nghiệp
chuyên nghiệp.
Thứ sáu, hoạt động đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp
không ít k khăn do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ.
Hiện có tới 90% nguồn vốn đầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ dành
đầu tư vào trái phiếu chính phủ gửi ngân hàng thương mại. thế hiệu quả đầu
thấp bảo tức cho người tham gia bảo hiểm vẫn chưa cao, chưa hấp dẫn dân
chúng.
Thứ bảy, những hệ quả của giai đoạn phát triển “nóng” trong thời gian vừa
qua cũng gây ra những vấn đề mà ngành bảo hiểm nhân thọ cần phải giải quyết
trong thời gian tới.
Thứ tám, một thách đố nữa đối với Bảo Việt nhân thọ số đại của các
công ty bảo hiểm khác thu nạp trong thời gian qua rất lớn, công ty vượt qua c
Bảo Việt nhân thọ như Prudential (bảng 3.2), khiến cho sự phát triển đại lý của Bảo
Việt nhân thọ trong thời gian tới sẽ càng khó khăn hơn.
vàng và bất động sản) tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Thứ tư, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính (như ngân hàng, chứng khoán và các tổ chức tài chính) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm như tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình thức khuyến mại như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi liên quan khác. Theo đánh giá chung, sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn 2004-2006. Thứ năm, nhận thức và hiểu biết của dân chúng và của các cơ quan nhà nước nói chung về bảo hiểm nhân thọ vẫn còn bất cập, gây khó khăn cho hoạt động của ngành. Đặc biệt, cho đến nay các đại lý bảo hiểm nhân thọ chưa nhận được sự đánh giá cao của công chúng và chưa được chính thức thừa nhận như một nghề nghiệp chuyên nghiệp. Thứ sáu, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp không ít khó khăn do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ. Hiện có tới 90% nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ dành đầu tư vào trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng thương mại. Vì thế hiệu quả đầu tư thấp và bảo tức cho người tham gia bảo hiểm vẫn chưa cao, chưa hấp dẫn dân chúng. Thứ bảy, những hệ quả của giai đoạn phát triển “nóng” trong thời gian vừa qua cũng gây ra những vấn đề mà ngành bảo hiểm nhân thọ cần phải giải quyết trong thời gian tới. Thứ tám, một thách đố nữa đối với Bảo Việt nhân thọ là số đại lý của các công ty bảo hiểm khác thu nạp trong thời gian qua rất lớn, có công ty vượt qua cả Bảo Việt nhân thọ như Prudential (bảng 3.2), khiến cho sự phát triển đại lý của Bảo Việt nhân thọ trong thời gian tới sẽ càng khó khăn hơn.
Bảng 3.2: Số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp chủ chốt ở
Việt Nam (ĐVT: người)
2004 2005 2006 2007
BVNT 26.503 25.461 21.529 16.601
Prudential 36.687 37.837 20.989 30.042
Các DN BH khác 32.561 28.571 20.691 23.329
Toàn thị trường 95.751 91.869 63.209 69.972
Nguồn: Thị trường bảo hiểm nhân thọ qua các năm- NXB Tài chính- Hà Nội
và thông tin từ Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ.
16.601
5.771
9.742
3.988
30.042
3.828
AIA
Daiichi Life
Bảo Việt nhân thọ
Manulife
Prudential
ACE Life
Biểu đồ 3.2: Số lượng đại lý của các công ty bảo hiểm năm 2007 (ĐVT: người)
Những phân tích trên cho thấy, trong thời gian tới hội phát triển cho
ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam nói chung, Bảo Việt nhân thọ nói riêng là rất
lớn. Tuy nhiên cũng những thách thức không nhỏ nếu không hoá giải
thành công thì Bảo Việt nhân thọ nói chung, Công ty Bảo Việt nhân thọ Bến Tre
nói riêng sẽ khó tăng trưởng như mong muốn. Để thành công, Bảo Việt nhân th
nói chung, Công ty Bảo Việt nhân thBến Tre nói riêng cần chiến ợc sản
Bảng 3.2: Số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp chủ chốt ở Việt Nam (ĐVT: người) 2004 2005 2006 2007 BVNT 26.503 25.461 21.529 16.601 Prudential 36.687 37.837 20.989 30.042 Các DN BH khác 32.561 28.571 20.691 23.329 Toàn thị trường 95.751 91.869 63.209 69.972 Nguồn: Thị trường bảo hiểm nhân thọ qua các năm- NXB Tài chính- Hà Nội và thông tin từ Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ. 16.601 5.771 9.742 3.988 30.042 3.828 AIA Daiichi Life Bảo Việt nhân thọ Manulife Prudential ACE Life Biểu đồ 3.2: Số lượng đại lý của các công ty bảo hiểm năm 2007 (ĐVT: người) Những phân tích ở trên cho thấy, trong thời gian tới cơ hội phát triển cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam nói chung, Bảo Việt nhân thọ nói riêng là rất lớn. Tuy nhiên cũng có những thách thức không nhỏ mà nếu không hoá giải thành công thì Bảo Việt nhân thọ nói chung, Công ty Bảo Việt nhân thọ Bến Tre nói riêng sẽ khó tăng trưởng như mong muốn. Để thành công, Bảo Việt nhân thọ nói chung, Công ty Bảo Việt nhân thọ Bến Tre nói riêng cần có chiến lược sản