LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
3,707
738
90
dự án. Quy trình làm việc phải thông thoáng, nhanh chóng và trên tinh thần phục
vụ tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và vì sự nghiệp phát triển của thành phố.
Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc thẩm định và cấp giấy
phép. Cải tiến mạnh mẽ các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, đơn giản hoá các thủ
tục hành
chính theo nguyên tắc “một cửa”. Với các dự án phải lập báo cáo, cơ quan thẩm
định phải
tiến hành khẩn trương và bảo đảm độ chính xác cao để vừa rút ngắn thời gian đăng
ký, vừa
hạn chế được các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Thu thập các thông
tin về
công nghệ tiên tiến của thế giới.
Tạo điều kiện cho các DNFDI sau khi được cấp phép triển khai nhanh và sớm đi
vào hoạt động SX-KD, UBND Thành phố Đà Nằng cần nhanh chóng giải quyết một số
vấn đề sau :
- Giao Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa
chính một
làn và đơn giản hoá mọi thủ tục khác về giao đất, cho thuê đất;
- Tiến hành nhanh chóng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến
độ thực hiện các dự án FDI đã cấp giấy phép, hoãn hoặc miễn tiền thuê đát đối
với các dự
án xin dừng hoặc giãn tiến độ thực hiện do khó khăn; cấp giấy chứng nhận lại cho
các
doanh nghiệp thuê lại đất trong các KCN để đẩy nhanh tiến độ lấp đầy KCN.
- Về thủ tục quản lý xây dựng cơ bản theo thiết kế đã đăng ký, cần được tổ chức
chặt chẽ nhưng không được can thiệp quá sâu; cơ quan QLNN về xây dựng cơ bản cần
thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền của mình, đồng thời cải tiến các thủ tục
theo hướng
gọn nhẹ và hiệu quả; coi trọng công tác kiểm tra giám sát thực hiện tiến độ đầu
tư theo
đúng quy định khi cần có thể điều chỉnh ngay, tránh gây phiền hà, lãng phí.
Thành phố Đà Nẵng cần giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp FDI,
tháo gỡ các ách tắc, điều chỉnh, bổ sung các chính sách biện pháp tạo thuận lợi
cho hoạt động
sản xuất kinh doanh. Đồng thời tập trung chỉ đạo điều hành xử lý nghiêm hành vi
vi phạm của
các nhà ĐTNN tại thành phố Đà Nẵng.
Đối với các DNFDI chưa đi vào sản xuất kinh doanh, Thành phố cần phối hợp với
doanh nghiệp tìm ra các nguyên nhân gây ách tắc từ đó tập trung tháo gỡ. Bãi bỏ
các thủ
tục không cần thiết, công bố rõ ràng quy trình, trách niệm, thời gian xử lý các
thủ tục. Xử
lý công bằng, nghiêm minh, kịp thời các hiện tượng vòi vĩnh gây sách nhiễu đối
với các
nhà đầu tư; cung cấp, giới thiệu cho các nhà ĐTNN những đối tác trong nước có
tiềm lực
tài chính phù hợp với từng dự án.
Đối với những dự án sắp hết hạn hoạt động cần chủ động tiếp xúc với các doanh
nghiệp này để vận động họ gia hạn hoạt động, hoặc hướng họ đầu tư vào dự án mới.
Có
như vậy, hoạt động FDI liên tục được phát triển, thể hiện quan điểm của Đà Nẵng
là luôn
luôn bám sát, hỗ trợ các nhà ĐTNN cả khi khó khăn và khi thành công.
3.3.5. Tăng cường giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã được cấp phép và hoạt động
Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các dự án sau khi hoàn thành xây
dựng công trình đi vào hoạt động có ý nghĩa rất lớn đến tăng trưởng phát triển
kinh tế - xã
hội của Đà Nẵng. Việc tạo môi trường như nhau cho các doanh nghiệp tham gia cạnh
tranh
bình đẳng, công bằng, đúng pháp luật trên thị trường để nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh
doanh cho doanh nghiệp FDI. Môi trường đó phải bảo vệ lợi ích cho các doanh
nghiệp,
cho xã hội và cho người lao động. Nắm bắt, đánh giá và khuyến khích các doanh
nghiệp
FDI hoạt động có lãi, tăng giá trị xuất khẩu, thực hiện đúng định hướng và quy
định của
Nhà nước, đồng thời ngăn chặn kịp thời những tiêu cực, gian lận trong hoạt động
kinh
doanh thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là rất cần thiết.
Nhìn
chung, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những chi nhánh của các tập
đoàn
kinh tế hoạt động trên địa bàn rộng khắp thế giới, với nhiều kinh nghiệm và sự
hiểu biết
sâu sắc về thị trường, những quy định của pháp luật sở tại và cũng có nhà đầu tư
tận dụng
các kẽ hở của pháp luật, thậm chí một số còn lợi dụng trình độ quản lý non kém
của các cơ
quan quản lý Nhà nước để thu lợi nhuận bất hợp pháp hoặc trốn tránh nghĩa vụ,
hoặc gian
lận thương mại, vi phạm các quy định trong pháp luật gây thiệt hại cho Việt Nam
hoặc
phía Việt Nam trong liên doanh. Trước tình hình đó, việc tăng cường theo dõi,
giám sát và
nâng cao trình độ quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước
ngoài sau cấp giấy phép là một đòi hỏi hết sức cần thiết. Nó xuất phát từ cả
phía Nhà nước
và phía các doanh nghiệp, các chủ đầu tư để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Vừa
kiểm soát
nhưng đồng thời vừa phải có những giải phá xử lý, ngăn chặn kịp thời những tiêu
cực
trước khi phát sinh, vừa có những giải pháp trợ giúp cần thiết, hợp lý để các
doanh nghiệp
FDI hoạt động theo đúng quy định, mục đích như trong giấy phép đã được cấp.
Hoàn thiện quy trình quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp
FDI tại Đà Nẵng sau khi được cấp giấy phép đầu tư cần tập trung vào:
Quản lý, theo dõi chặt chẽ khâu đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện triển khai dự
án
trong giai đoạn đầu. Vấn đề rất quan trọng là phải đảm bảo thực hiện dự án đúng
tiến độ,
đúng quy định về thiết kế, kiến trúc công trình; đúng mục đích thực hiện dự án
được phê
duyệt và giám sát được những đảm bảo về trình độ kỹ thuật, công nghệ lựa chọn,
về mặt
giá trị thiết bị công nghệ nhập và những vấn đề tài chính có liên quan trong
triển khai thực
hiện dự án... Tạo điều kiện để các dự án được triển khai nhanh chóng và theo dõi
sát tình
hình thực hiện dự án về tiến độ và giá trị thực hiện công trình. Tăng cường theo
dõi, quản
lý hoạt động xây dựng cơ bản các công trình đầu tư nước ngoài, phát hiện xử lý
kịp thời
những vi phạm về xây dựng, thết kế đã được duyệt, kể cả các hạng mục đã được phê
duyệt
như chiều cao, kiểu cách thiết kế. Hạn chế tối đa tình trạng vi phạm xảy ra sau
khi công
trình đã xây dựng xong, bởi vì việc giải quyết hậu quả sau khi xây dựng xong
công trình
vừa gây tốn kém nguồn lực, vừa gây dư luận không tốt trong xã hội. Đảm bảo trách
nhiệm
và sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, thanh tra
thành phố,
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở địa chính... Quy định rõ trách nhiệm khi buông lỏng
quản
lý, không theo dõi thường xuyên, phát hiện chậm hoặc để xảy ra những hậu quả
phải khắc
phục đối với từng tổ chức, cá nhân và cán bộ lãnh đạo. Nâng cao trách nhiệm
trước Uỷ ban
nhân dân Thành phố của các trưởng ban, ngành có chức năng quản lý trực tiếp,
không để
tình trạng đổ lỗi cho nhau. Cùng với giám sát chặt chẽ hoạt động thi công công
trình cần
tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thanh quyết toán công trình sau khi hoàn
thành xây
dựng công trình, xác nhận vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực
tiếp nước ngoài. Tất cả các dự án đều phải có báo cáo đầy đủ theo đúng quy định
về tình
hình đầu tư xây dựng, nguyên vật liệu đầu vào và công nghệ nhập khẩu. Đây là
khâu còn
yếu do trình độ cán bộ quản lý và sự hiểu biết, nắm bắt thông tin về công nghệ
trên thị
trường thế giới còn hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý. Thực hiện tốt công tác
giám định,
đánh giá, kiểm soát các chi phí đầu vào. Đánh giá đúng giá trị thực của nguồn
nguyên liệu.
Tránh tình trạng để các doanh nghiệp khai khống giá trị nguyên liệu đầu vào,
giảm giá đầu
ra và thực hiện chuyển lợi nhuận ra bên ngoài. Tổ chức đánh giá đúng giá trị
thực của thiết
bị, không để nâng giá quá cao. Kiểm soát chặt chẽ về giá cả và trình độ công
nghệ. Trong
trường hợp chúng ta chưa đủ khả năng thẩm định chi phí, trình độ công nghệ, cần
mạnh
dạn thuê các tổ chức nước ngoài để đánh giá. Tuy chi phí kiểm định có tăng lên
nhưng bù
lại lợi ích từ hoạt động đó lớn hơn nhiều khi nhập phải công nghệ không thích
hợp hoặc
lạc hậu hoặc giá cả bị khai khống lên. Xây dựng và triển khai thực hiện chế tài
xử lý các
doanh nghiệp FDI không nộp báo cáo hoặc có báo cáo nhưng nội dung sơ sài, không
đúng
yêu cầu hoặc nộp chậm so với quy định.
Đối với các doanh nghiệp FDI đã đi vào hoạt động cần tiếp tục tăng cường giám
sát, theo dõi quá trình hoạt động một cách thường xuyên, đảm bảo doanh nghiệp
hoạt động
đúng quy định của pháp luật, đúng mục đích; phát hiện và ngăn chặn kịp thời
những vi
phạm quy định trong giấy phép đầu tư và pháp luật của Nhà nước. Việc theo dõi,
kiểm soát
của Nhà nước ngoài việc nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư
trực tiếp nước ngoài, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật còn tạo cơ sở thông tin
cần thiết cho
giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động của các
doanh
nghiệp này. Khi thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp có
vốn đầu
tư nước ngoài cần tuân thủ những yêu cầu sau :
+ Việc theo dõi, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động
sản xuất, kinh doanh cần tuân thủ nguyên tắc nắm bắt được tình hình chung về
những chỉ
tiêu kinh tế chủ yếu, cần thiết theo đúng quy định, nhưng không gây cản trở cho
hoạt động
của các doanh nghiệp.
+ Phục vụ việc giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn của các doanh nghiệp
đang hoạt động.
+ Giảm bớt đầu mối kiểm tra, kiểm soát nhưng tăng cường quy định hệ thống báo
cáo định kỳ về những vấn đề chính.
Trong những năm gần đây tại một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xảy ra việc
công nhân đình công tự phát, không tổ chức làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư
của
Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Tại Đà Nẵng, mặc dù chưa xảy ra tình
trạng
này, song qua bài học của các Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải
Phòng,
Thành phố Đà Nẵng nên rút kinh nghiệm chú trọng hơn nữa vào các hoạt động Đảng,
Đoàn
thể trong các doanh nghiệp FDI. Việc làm tốt công tác Đảng, Công đoàn và các
Đoàn thể quần
chúng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện phát huy
tốt nội lực
từ lực lượng công nhân của Việt Nam đang làm việc ở đây. Nó không chỉ nhằm bảo
vệ quyền
lợi của công nhân mà còn giúp đấu tranh chống lại những sai trái của chủ đầu tư,
làm lành
mạnh môi trường đầu tư.
Đà Nẵng nên chủ động, để sớm có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, các
Ngành trong việc quản lý hoạt động FDI theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của
từng cơ
quan QLNN. Đặc biệt cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ của Ban QLKCN Đà Nẵng
với Sở KH-ĐT Thành phố. Cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan QLNN
để
chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, nhưng vẫn đảm bảo được sự giám sát của các cơ
quan
QLNN.
3.3.6. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không còn là lĩnh vực mới mẻ song kiến thức và kinh
nghiệm của đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa có nhiều. Từ thực tế công tác này
trong những
năm qua đã chỉ rõ sự yếu kém của cán bộ. Vì vậy để có đủ một lực lượng cán bộ
cho công
tác này cần phải có kế hoạch đào tạo một cách thường xuyên liên tục.
Đối với cán bộ, công chức đang làm công tác QLNN đối với hoạt động FDI, cần tổ
chức đào tạo theo nhiều hình thức như tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật
pháp,
ngoại ngữ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết chuyên môn, tinh thần trách nhiệm
trong công
việc và đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Về
lâu dài,
cần tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi thuộc các chuyên ngành
như: kinh
tế đối ngoại, luật kinh tế... vào làm việc theo chế độ công chức dự bị tại Sở
KH-ĐT, Ban
Quản lý các KCN; sau đó tổ chức cho thi công chức và nếu trúng tuyển cho đi đào
tạo tiếp
ở nước ngoài. Đây là nguồn nhân lực có chất lượng cao bổ sung cho đội ngũ cán
bộ, công
chức làm công tác QLNN đối với hoạt động FDI, đồng thời có thể cử họ tham gia
vào Hội
đồng quản trị các DNLD mà đối tác phía Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước.
Công tác cán bộ và đào tạo phải hướng vào việc nâng cao trình độ quản lý của cán
bộ có trình độ chuyên môn giỏi để đảm trách những công việc trong các DNFDI.
Không
chỉ thông qua hệ thống các trường chuyên ngành trong nước để đào tạo cán bộ
chuyên
trách hoạt động trong lĩnh vực FDI mà cần mạnh dạn gửi ra nước ngoài đào tạo
cũng như
thuê các chuyên gia hàng đầu của nước ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chưa
đảm
đương được hoặc còn yếu (chẳng hạn kiểm toán...). Điều chỉnh mạnh về nhân sự,
nhất là
cán bộ chủ chốt liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại và đặc biệt là trong
lĩnh vực
FDI. Có đề án dài hạn về đào tạo và sử dụng cán bộ nguồn trẻ, được tạo cơ bản và
xuất
thân từ những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học trong nước hoặc
ngoài
nước. Đó cũng chính là cách để nhanh chóng tiếp cận được những kỹ năng trong
hoạt động
đầu tư đáp ứng tốt hơn cho công việc trước mắt và lâu dài.
Song song, với công tác đào tạo cán bộ, cần chú trọng tổ chức đào tạo công nhân
lành nghề làm việc cho các DNFDI theo các chương trình phù hợp nhu cầu và triển
vọng
sử dụng thực tế số lao động này. Khuyến khích và có quy định cụ thể đối với các
DNFDI
về đào tạo tay nghề, nhất là huấn luyện kỹ thuật; có chính sách yêu cầu các
DNFDI có kế
hoạch đào tạo công nhân và cán bộ quản lý doanh nghiệp. Coi trọng chính sách đón
đầu
trong giáo dục đào tạo nhân lực về lâu dài cần thiết phải đưa vào chương trình
cải cách
giáo dục chương trình đào tạo kỹ thuật và các kỹ năng kinh doanh. Xây dựng thêm
một số
trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề mà trước hết là phục vụ
cho các
DNFDI.
Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục và giảm bớt các phí tổn về thị thực nhập cảnh,
tạo
điều kiện thuận lợi về thu nhập, nhà ở... để thu hút các cán bộ kỹ thuật, các
nhà khoa học
và những người điều hành kinh doanh nước ngoài đến làm việc tại thành phố Đà
Nẵng.
3.3.7. Phát triển công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ (CNPT) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp
có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh
kiện, phụ
kiện, phụ tùng...
Do sự phân công lao động quốc tế ngày càng cao nên không phải tất cả các công ty
trên thế giới đều sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó. một sản phẩm có
thể được
lắp ráp từ các bộ phận khác nhau do các nước khác nhau sản xuất. Xu hướng chung
là sản
phẩm cuối cùng đưa ra thị trường phải gần thị trường tiêu thụ lớn để giảm bớt
chi phí sản
xuất, vận chuyển, vận hành bảo dưỡng... Do vậy trong thời gian đến, Thành phố Đà
Nẵng
cần tập trung kêu gọi các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) đầu tư vào các ngành
công
nghiệp phụ trợ. Bởi vì ngoài hiệu quả tạo công ăn việc làm, CNPT còn đóng vai
trò rất
quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. CNPT còn
đóng vai
trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh sản xuất sản phẩm cuối cùng sẽ
phải phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu, phí tổn tiền chuyên chở và bảo hiểm sẽ làm tăng phí
tổn đầu
vào làm giá thành sản phẩm mất tính cạnh tranh.
Khảo sát thực tế về doanh nghiệp FDI hoạt động ở Đà Nẵng cho thấy, do tình hình
hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp FDI rất muốn
tăng tỷ
lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản phẩm nhưng ít tìm được nguồn cung cấp CNPT
đáng
tin cậy. Đặc biệt những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc những doanh nghiệp
hướng vào xuất khẩu có khuynh hướng dùng linh kiện và nguyên liệu nhập khẩu hoặc
do
các công ty FDI khác sản xuất. Chẳng hạn trường hợp của công ty liên doanh may
mặc
xuất khẩu Đà Nẵng sản xuất hàng may mặc tại khu công nghiệp Hoà Khánh, tỷ lệ nội
địa
hoá về nguyên vật liệu chính (sợi và vải) chỉ là 1% đến 3%. Như vậy, trong thời
gian đến
Thành phố Đà Nẵng cần phải tăng cường tìm kiếm các nguồn FDI đầu tư vào CNPT,
phát
triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật.
KẾT LUẬN
Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng” là quá trình nghiên cứu những vấn đề về
QLNN
đối với DN ĐTNN, nhất là về hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, bộ máy quản
lý của
Nhà nước đối với DNĐTNN ở thành phố Đà Nẵng.
Trong phạm vi của luận văn Thạc sỹ kinh tế, đề tài đã giới hạn và chỉ tập trung
phân tích nội dung cơ bản nhất về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, những
tác động
tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của DN ĐTNN đối với kinh tế thành phố Đà Nẵng kể
từ
khi ban hành Luật ĐTNN đến nay. Đánh giá những kết quả đạt được của quá trình
quản lý
nhà nước đối với DN ĐTNN cũng như phân tích thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua,
chỉ ra những
vấn đề tồn tại trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp này như về: công tác
quy
hoạch; hệ thống phát luật và cơ chế chính sách; bộ máy QLNN; công tác giám sát,
kiểm
tra, thanh tra. Trên cơ sơ đó đề xuất nhưng giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
trong thời
gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Đề tài, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong khoa và đặc biệt là của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn. Đề
tài mang
tính khởi đầu, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong nhận được
sự
đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn đọc. Xin cảm ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2001), Các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài tại
Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Cục Thống kê Đà Nẵng (2005), Thành phố Đà Nẵng 30 năm xây dựng và đầu tư
(1975-2005), Nxb Đà Nẵng.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành
phố
Đà Nẵng.
6. Trần Xuân Giá (2005), "Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam",
Tạp chí Kinh tế và dự báo, (3).
7. Phạm Hảo (2005), "Kỳ vọng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam", Báo Đà Nẵng, (11).
8. Phan Quỳnh Hương (2005), "Làm thế nào thu hút đầu tư TTNN tại Đà Nẵng", Báo
Đà
Nẵng, (11).
9. Phan Thị Mỹ Hạnh (2000), Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư TTNN tại tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hường ( ), Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài, Tập 1, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Hoàng Văn Huấn (1995), Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút FDI ở Việt
Nam,
Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
12. TS. Hoàng Văn Huấn (2001), "Chính sách khuyến khích DDTNN của Việt Nam", Báo
Sài Gòn giải phóng, ngày 25/12/2001.
13. TS. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình ĐTNN, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. TS. Vũ Chí Lộc, TS. Phạm Sỹ Chung, TS. Nguyễn Văn Hoa (2001), Tiếp tục hoàn
thiện công tác QLNN về XNK đối với các doanh nghiệp ĐTNN, Đề tài nghiên
cứu khoa học, Bộ Thương mại, Hà Nội.
15. Hồ Vĩnh Lộc (2001), Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế trong quá
trình
chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. TS. Lê Chi Mai (1998), "Đổi mới quản lý nhà nước đối với việc thu hút vốn
đầu tư
nước ngoài", Tạp chí Quản lý nhà nước, (5), tr.14-19.
17. Nguyễn Nhạc (1999), "Tiếp tục phân cấp, uỷ quyền đối với quản lý hoạt động
đầu tư
trực tiếp nước ngoài", Kinh tế và dự báo, (1), tr.6-9.
18. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb Đại quốc Quốc gia, Hà Nội.
19. Đặng Đức Quy (1999), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài những gam màu sáng tối",
Tạp
chí Cộng sản, (2), tr.29-32.
20. Đào Xuân Sâm (2000), Viết theo dòng đổi mới tư duy kinh tế, Nxb Thanh niên,
Hà
Nội.
21. Ngô Công Thành (2000), Thực trạng và xu hướng phát triển của các hình thức
đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
22. Võ Thanh Thu (2004), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
23. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2001), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát
triển
kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001-2010.
24. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (4-2004), Quyết định số 50/2004/QDD-UB về
việc
ban hành văn bản quy định một số chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư
FDI vào thành phố Đà Nẵng.
25. Phan Thế Vinh (2003), "Rút giấy phép của các dự án FDI", Tạp chí Kinh tế và
dự báo,
(3).
26. Imad A.Moosa (2002), FDI Theory, Evidece and Practice, Nxb Palgrade.
27. UNCTAD (1999), World Investment Report, New York and Geneve.
28. FDI GLOSSARY IMF/CECD.
29. OECD Benchmark (1999), Denefition of FDI.