LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
3,709
738
90
năm 1988, luật xí nghiệp hợp tác kinh doanh được ban hành đã cải thiện đáng kể
môi
trường đầu tư. Năm 2000 và 2001, Trung Quốc đã sửa đổi một cách cơ bản luật về
doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn cổ phần nước ngoài.
Theo những sửa đổi này, Trung Quốc đã bãi bỏ những yêu cầu về cân đối ngoại tệ,
về tỷ lệ
nội địa hoá, bỏ hoặc sửa đổi yêu cầu về công nghệ hiện đại và tỷ lệ xuất khẩu;
sửa đổi quy
định mua nguyên vật liệu trong nước. Cho đến nay, Nhà nước Trung Quốc đã ban
hành
trên 500 văn bản gồm các bộ luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động
thương mại
và đầu tư nước ngoài. Hệ thống luật pháp được Nhà nước Trung Quốc xây dựng trên
nguyên tắc “Bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng tập quán quốc tế”, đã tạo được môi
trường
kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO đảm bảo cho Trung Quốc thực hiện những cam
kết về tự do hoá thương mại và đầu tư. Trung Quốc mở rộng đáng kể đường tiếp cận
thị
trường, đặc biệt là trong các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, loại bỏ những hạn
chế về địa lý
và các hạn chế khác trong các ngành then chốt, đồng thời tăng tỷ lệ sở hữu nước
ngoài
trong ngành viễn thông, phân phối và bán lẻ, chứng khoán, thực hiện chế độ đối
xử quốc
gia đầy đủ đối với các ngân hàng nước ngoài.
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chính sách tăng cường ưu đãi về thuế cho
doanh
nghiệp FDI, giảm các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế đất và đối xử ưu đãi trong
các dịch vụ
về kết cấu hạ tầng, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhờ
những quy định khuyến khích đầu tư được ban hành, thủ tục thẩm định liên doanh
được
đơn giản hoá dần dần và cải thiện rất nhanh chóng môi trường đầu tư, Trung Quốc
đang
trở thành "thách thức" đối với cả thế giới trong cuộc đua tranh quyết liệt về
thu hút vốn
đầu tư nước ngoài.
Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm định, cấp phép,
kiểm tra, giám sát hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài. Trung Quốc đã tăng
cường
sự minh bạch môi trường pháp lý, giảm bớt sự kiểm tra của Chính phủ, đảm bảo về
pháp
lý và ổn định chính trị để đẩy nhanh quá trình thành lập các doanh nghiệp FDI.
Về cải cách thủ tục hành chính, Trung Quốc thực hiện chế độ phân việc ra quyết
định đầu tư cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu
tư về thời
gian và chi phí trong việc làm thủ tục xin đầu tư.
Phát triển kết cấu hạ tầng. Để đáp ứng mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư
nước ngoài về hệ thống giao thông, thông tin, Trung Quốc đã dành nhiều nỗ lực và
phát
triển khá nhanh hệ thống đường, điện, nước và chuẩn bị sẵn mặt bằng theo đúng
yêu cầu
của nhà đầu tư... Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các vùng kém
phát triển của
đất nước để thu hút FDI.
1.3.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã tiến hành một loạt các biện pháp để tăng cường quản lý nhà
nước đối với hoạt động FDI, như sau:
Bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài của Thái Lan rất gọn nhẹ và tập trung, đó là Ủy
ban đầu tư là cơ quan duy nhất trực tiếp giải quyết và giúp đỡ các doanh nghiệp
đầu tư
nước ngoài, nên đã tránh được thủ tục phiền hà, tốn kém, tiết kiệm thời gian cho
doanh
nghiệp FDI.
Ủy ban đầu tư Thái Lan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư. Tạo sự chú ý
của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng và tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư.
Đặc
biệt, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước Đông Nam
Á, Ủy
ban đầu tư Thái Lan đã tiến hành một chiến dịch xây dựng hình tượng kéo dài 6
tháng
với vốn ngân sách 3 triệu USD nhằm chứng minh sự nghiêm túc của Chính phủ Thái
Lan trong việc giải quyết các khó khăn về kinh tế và đẩy mạnh xúc tiến FDI.
Tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi
nhất, như xây dựng các website cung cấp các loại thông tin, thành lập trung tâm
dịch vụ đầu tư
cung cấp các dịch vụ tư vấn, tổ chức gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài đang
đầu tư ở Thái
Lan để kêu gọi vốn đầu tư...
Ban hành các chính sách miễn thuế thu nhập và tự do hoá lĩnh vực tài chính. Các
dự án xuất khẩu tối thiểu 80% sản phẩm hoặc hoạt động trong khu công nghiệp
thuộc khu
vực I được miễn thuế thu nhập trong 3 năm, từ 3 – 7 năm đối với các dự án trong
khu công
nghiệp khu vực II, 8 năm và giảm thuế tối đa là 50% trong 5 năm tiếp theo đối
với các dự
án trong khu công nghiệp thuộc khu vực III,... Trong vòng 10 năm, các nhà đầu tư
nước
ngoài có quyền mua lại 100% vốn của ngân hàng Thái Lan và sau thời hạn các nhà
đầu tư
được phép sở hữu 49% cổ phần của các thể chế tài chính.
1.3.3. Những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Đà Nẵng
Từ những kinh nghiệm trên có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau đây vận dụng
vào thực tiễn Đà Nẵng.
Một là, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI theo hướng
tập trung, gọn nhẹ, để tiến hành quản lý đồng bộ các vấn đề có liên quan đến
doanh nghiệp
FDI từ khâu được thành lập, cấp giấy phép đầu tư cho đến các giai đoạn quản lý
sau cấp
phép. Nếu bộ máy quản lý bị phân tán, không được thống nhất, quá nhiều đầu mối
dẫn tới
chồng chéo, kéo dài thời gian gây trở ngại đến hoạt động của doanh nghiệp FDI.
Hai là, cần mở rộng lĩnh vực và địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từng
bước theo hoạch định chiến lược, quy hoạch vùng và lĩnh vực thu hút FDI. Đồng
thời
khuyến khích nhiều loại hình đầu tư khác nhau vào các khu công nghiệp của Đà
Nẵng.
Ba là, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thông qua hình thức quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin về cơ
hội đầu
tư để thu hút doanh nghiệp FDI.
Bốn là, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Truyền
đạt những quy định của Bộ luật lao động cho người lao động và giúp các doanh
nghiệp
FDI tuyển dụng lao động.
Năm là, cần tăng cường cải thiện kết cấu hạ tầng và từng bước hoàn chỉnh hệ
thống
cung cấp các loại dịch vụ cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng
sức hấp
dẫn của Đà Nẵng đối với doanh nghiệp FDI.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
2.1. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Khái lược điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở trong vùng duyên hải của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam
về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, chỉ cách Thủ đô Hà Nội
764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà
Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố
cổ Hội
An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong
những
cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với
điểm kết
thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và
đường hàng
không quốc tế. Đà Nẵng có một vị trí đặc biệt thuận lợi và sẽ có nhiều tiềm
năng, cơ hội để tạo
ra môi trường tốt cho thu hút đầu tư nước ngoài.
Từ năm 1997, Đà Nẵng trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương và được
xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ
của miền
Trung và cả nước; với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền
với các mặt
tiến bộ trong đời sống xã hội, kết cấu hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh
trang, tốc độ
tăng GDP bình quân trong năm 2001 đến 2005 là 13%. Cơ cấu kinh tế của thành phố
chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng
48,2%;
ngành dịch vụ 46,1%; ngành nông – lâm nghiệp - thủy sản 5,7%.
Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp của khu vực miền Trung. Hiện có hơn 4200 cơ
sở công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động tại thành phố. Giá
trị sản xuất
công nghiệp năm 2005 đạt 8.542 tỉ đồng, tăng 20,2% so với năm 2004. Các sản phẩm
công
nghiệp chủ yếu gồm dệt may, giày dép, thủy hải sản, hoá chất, cơ khí, vật liệu
xây dựng...
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đà Nẵng qua các năm không ngừng tăng lên với tỉ lệ
tăng
trưởng bình quân 15,2%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ năm 2005 đạt
28.445
tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 500 triệu USD. Đến
nay, sản
phẩm của Đà Nẵng đã có mặt trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [2].
Về kết cấu hạ tầng, Đà Nẵng có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng là đường
bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Hệ thống đường bộ chính của Đà
Nẵng
đã nhựa hoá và bê tông hoá 100%. Ga đường sắt của Đà Nẵng là một trong những ga
lớn
của Việt Nam. Từ Đà Nẵng có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của
Việt
Nam và trên thế giới. Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có khả năng cho hạ cánh
các
loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng đó
khoảng
84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái Lan. Sắp tới,
khi các
dự án nâng cấp cảng biển, ga xe lửa, các tuyến đường bộ và ga hàng không quốc tế
hoàn
thành, Đà Nẵng sẽ có hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn thiện hơn. Ngoài ra, hệ thống
cấp
nước, cấp điện và thông tin liên lạc (Đà Nẵng là nơi ghé bờ của trạm cáp biển
quốc tế tại
Việt Nam) của Đà Nẵng phát triển mạnh và ngày càng được hiện đại hoá, được đánh
giá
xếp thứ ba trong cả nước, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Đà Nẵng có 5 khu công nghiệp đã hoàn thiện về kết cấu hạ tầng, sẵn sàng bàn giao
mặt bằng. So với các tỉnh thành lân cận, các khu công nghiệp của Đà Nẵng được
đánh giá
rất cao về vị trí thuận tiện, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giá đất và giá các
loại dịch vụ khá
cạnh tranh.
Với gần 800.000 dân với mức sống khá cao, Đà Nẵng là một thị trường rộng lớn và
đầy tiềm năng của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ. Với giao thông thuận
lợi, hàng
hoá từ Đà Nẵng dễ dẫn đến với khu vực miền Trung và Tây Nguyên, một thị trường
trẻ
đầy hấp lực đối với các nhà đầu tư. Khi tuyến hành lang kinh tế Đông Tây hoàn
thành vào
cuối năm 2005, thị trường sẽ tiếp tục mở rộng đến Myanmar, Thái Lan, Lào, mở ra
cơ hội lớn
cho các nhà đầu tư. Từ Đà Nẵng, điểm cuối của Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC),
hàng
hoá có thể tiếp cận dễ dàng với thị trường trong nước và khu vực.
Nguồn nhân lực của Đà Nẵng dồi dào, chất lượng cao: Với 6 trường Đại học, 13
trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề cũng như các cơ
sở đào
tạo ngoại ngữ, tin học, hàng năm, thành phố đào tạo được hàng chục nghìn lao
động trẻ với
kiến thức khá vững vàng. Lực lượng lao động của Đà Nẵng có chất lượng hàng đầu
trong
khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tác phong công nghiệp, năng động, nhiệt tình,
ham
học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao là những điểm mạnh của lực lượng lao động
Đà
Nẵng.
Đà Nẵng được đánh giá là địa phương có chính sách thu hút đầu tư rất thông
thoáng. Các dự án do thành phố cấp giấy phép đầu tư, thời hạn cấp giấy phép tối
đa
không quá 10 ngày đối với dự án thuộc diện thẩm định và không quá 5 ngày đối với
dự
án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư. Mọi thủ tục chỉ thông qua “1 cửa”
duy
nhất là Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Ngoài ra thành phố còn có nhiều ưu
đãi về
đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng... Thủ tục
hành
chính - điều mà các nhà đầu tư lo ngại nhất khi quyết định bỏ vốn kinh doanh -
đã và
đang được Đà Nẵng cải cách triệt để nhằm tạo sự thoải mái nhất cho các nhà đầu
tư.
Trên địa bàn Đà Nẵng có tới 15 ngân hàng và công ty cho thuê tài chính đang hoạt
động, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn và trung hạn cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra,
các doanh nghiệp còn có thể tận dụng nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp từ Quỹ
Hỗ trợ
phát triển. Thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận tiện, phương
thức thanh
toán đa dạng cộng với nhiều dịch vụ tiện ích khác sẽ giúp doanh nghiệp tránh
được nhiều
khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Như vậy, Đà Nẵng là thành phố có điều kiện thuận tiện trên nhiều mặt như vị trí
địa
lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khá hoàn chỉnh cho thu
hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước
ngoài.
2.1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng
2.1.2.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn năm 1997 –
2000 (xem bảng 2.1)
Trong giai đoạn này, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung
và Đà Nẵng nói riêng có xu hướng giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính -
tiền tệ ở các nước Đông Nam Á. Số lượng dự án đàm phán, hồ sơ xin cấp phép đầu
tư
giảm rõ rệt.
Bảng 2.1: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng
giai đoạn 1997 - 2000
ĐVT 1997 1998 1999 2000
Số dự án mới Dự án 6 4 2 2
Vốn đầu tư USD 28.800.565
33.500.000
1.580.000
1.500.000
Tổng vốn đầu tư lu
ỹ
kế
USD
447.500.00
0
464.200.00
0
391.659.78
3
371.145.78
3
Vốn pháp định luỹ kế
USD
193.800.00
0
201.900.00
0
174.433462
165.816.13
2
Vốn thực hiện luỹ kế USD
145.000.00
0
180.000.00
0
191.522.00
0
174.140.97
8
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng
Số lượng dự án mới được cấp phép giảm dần qua các năm. Nếu như lấy năm 1997
làm mốc với số lượng dự án là 6 dự án thì sang năm 1998 chỉ cấp phép được 4 dự
án mới.
Số lượng dự án cấp phép mới tiếp tục giảm trong hai năm tiếp theo. Con số đó chỉ
bằng
33,34% so với năm 1997 và bằng 50% so với năm 1998. Nguyên nhân là tâm lý e
ngại, sợ
rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả các ngân hàng bảo trợ đầu tư đối với
khu vực
Đông Nam Á. Phần lớn các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào thành phố thuộc các
quốc gia
khu vực Đông Nam Á, hiện đang bị khủng hoảng tài chính hoặc đang gặp khó khăn về
kinh tế, tài chính.
Lượng vốn đầu tư đăng ký mới trong giai đoạn này biến động thất thường, lúc lên
lúc xuống nhưng xu thế đi xuống là chính. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã
ảnh
hưởng rất lớn đến lượng vốn đăng ký mới. Mặc dù số dự án cấp phép mới năm 1998
chỉ
bằng 66,7% so với năm 1997 nhưng lượng vốn đăng ký mới lại lớn hơn so với năm
1997,
và bằng 116,32% so với năm 1997. Nguyên nhân là do có một dự án được đầu tư bởi
tập
đoàn sản xuất và kinh doanh nước giải khát nổi tiếng trên thế giới (tập đoàn
Cocacola) với
tổng số vốn lên tới 25 triệu USD thời gian hoạt động 30 năm. Trong hai năm tiếp
theo
lượng vốn đăng lý mới giảm mạnh, mặc dù điều đó đã được dự đoán trước song khó
tưởng
tượng nổi rằng lượng vốn đăng ký mới giảm chỉ 4,7% và 4,47% so với năm 1998.
Nguyên
nhân là do trong hai năm đó chỉ có các công ty đầu tư với qui mô nhỏ vào Đà
Nẵng, sản
xuất các mặt hàng bảo hộ lao động hay gia công các loại quần áo...
Tổng số vốn đầu tư lũy kế năm 1998 tăng 3,73% so với năm 1997, nhưng lần lượt
hai năm tiếp theo lại giảm mạnh. Trong năm 1999 giảm xuống còn 391.659.783 USD,
giảm 12,48% so với năm 1997. Sang năm 2000 lượng vốn chỉ còn bằng 82,9% và giảm
tới
17,1% so với năm 1997. Nguyên nhân là do trong hai năm 1999 và 2000 số lượng dự
án
rút giấy phép đăng ký kinh doanh là 6 dự án chiếm 66,67% tổng số dự án rút giấy
phép
trong giai đoạn này. Và đây là nguyên nhân chính khiến số vốn pháp định trong
hai năm
1999 và 2000 giảm so với năm 1997 và 1998.
Lượng vốn thực hiện vẫn tiếp tục tăng qua các năm 1998, 1999. Nhưng đến
năm 2000 lại giảm đột ngột là do trong năm này có một số dự án sau khi đã xây
dựng
xong cơ sở hạ tầng nhưng vì phía công ty mẹ bị khủng hoảng tài chính nên phải
rút
về, nhường lại cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. Luỹ kế đến năm 2000 lượng vốn thực
hiện đạt 174.140.978 USD chiếm 46,9% tổng vốn đăng ký. Vốn thực hiện như trên đã
bổ sung một nguồn quan trọng vào tổng vốn đầu tư trên địa bàn, góp phần vào quá
trình duy trì mức tăng trưởng kinh tế của thành phố, nhất là trên lĩnh vực công
nghiệp.
Qua tình hình thu hút các dự án mới trong giai đoạn này như đã phân tích, ta có
thể thấy ngoài nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
tiền tệ xẩy ra, đồng thời cũng có thể thấy nó còn phản ánh một số bất cập ở Việt
Nam.
Đó là các chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài trong gia đoạn
này
còn thiếu ổn định, chưa có sự thống nhất giữa các cấp các ngành, đôi khi còn
chồng
chéo nhất là qui định của các Bộ ngành và địa phương. Những bật cập này đã làm
ảnh
hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Hơn
nữa, trong giai đoạn này xét về cơ sở vật chất phục vụ cho các dự án đầu tư nước
ngoài và cơ sở vật chất của Đà Nẵng còn kém hơn nhiều so với các tỉnh khác trong
nước như Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh... và một điểm yếu mang tính
khách quan và dường như không thể thay đổi được là khí hậu của miền Trung nói
chung và của Đà Nẵng nói riêng là không được thuận lợi so với các vùng khác
trong
nước.
Các dự án liên tục giảm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế
của Đà Nẵng, không những làm giảm nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn của thành phố
mà
nó còn ảnh hưởng đến cả kinh ngạch suất khẩu, số lượng lao động...
a) Tình hình rút giấy phép của các dự án FDI
Bảng 2.2: Tình hình rút giấy phép của các dự án FDI
ĐVT 1997 1998 1999 2000
Số dự án rút Dự án 1 2 3 3
Vốn đầu tư USD 1.022.000
7.000.000
41.000.000
11.500.000
Vốn pháp định USD 328.330
2.700.000
14.500.000
4.300.000
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng
Đối lập với việc giảm dự án đăng ký mới, số lượng các dự án rút giấy phép đăng
ký
kinh doanh trong giai đoạn này lại có xu hướng tăng, bình quân mỗi năm có 2,25
dự án bị
rút giấy phép, đây là con số tương đối lớn trong hoạt động thu hút đầu tư nước
ngoài.
Thường thì nó phản ánh tình trạng yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của các
doanh nghiệp. Nhưng trong giai đoạn này phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng
tài chính tiền tệ Châu Á, cụ thể là có hai dự án liên doanh chuyển thành doanh
nghiệp đầu
tư trong nước (Công ty liên doanh TNHH dệt Hải Vân và công ty liên doanh thuốc
lá Đà
Nẵng). Mặc dù trong năm 1999 số lượng dự án rút giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ
có 3
dự án nhưng lượng vốn rút ra lên tới 41 triệu USD, là do có hai dự án lớn do gặp
khó khăn
trong việc triển khai dự án nên đã rút giấy phép đó là Công ty liên doanh ô tô
Nissan và
công ty liên doanh khách sạn Tourane với lượng vốn rút lên tới 39,5 triệu USD
(bảng 2.2).
Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan về phía Đà
Nẵng. Đó là trình độ của một số cán bộ của Đà Nẵng trong các liên doanh còn yếu
kém. Tình
trạng tranh chấp giữa các bên liên doanh tồn tại nhiều. Dẫn đến các doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ
buộc bên đối tác nước ngoài phải rút vốn về.
b) Cơ cấu theo hình thực đầu tư của các dự án FDI (bảng 2.3)
Trong giai đoạn 1997 đến 2000, hình thức liên doanh giữ vai trò chủ đạo trong
thu
hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song số doanh nghiệp liên doanh ngày
càng
giảm theo thời gian, số lượng doanh nghiệp liên doanh năm 2000 giảm chỉ còn bằng
77,78% so với năm 1997 và bằng 75% so với năm 1998. Đối lập với việc liên tục
giảm
của các doanh nghiệp liên doanh là việc tăng đều đặn của các doanh nghiệp 100%
vốn
đầu tư nước ngoài. Nếu như năm 1997 chỉ có 14 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài thì tới năm 2000 con số này đã lên đến 19 doanh nghiệp. Trung bình mỗi năm
tăng 1,25 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tình hình trên cũng cho chúng
ta
thấy sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp liên doanh. Đa
phần
các doanh nghiệp này liên doanh với doanh nghiệp nhà nước, trình độ quản lý của
các
bộ tham gia liên doanh của Đà Nẵng còn hạn chế, cán bộ chủ chốt do chính quyền
địa
phương cử không thông qua thi tuyển. Nên thiếu hiểu biết về chuyên môn, luật
pháp...
Hơn nữa nguồn vốn đóng góp lại là của nhà nước nên dường như trách nhiệm của các
chủ thể quản lý không trở thành gánh nặng đối với họ, dẫn đến không làm tốt vai
trò
đại diện cho nhà nước tham gia dự án. Lãi hay lỗ đều thuộc về nhà nước. Chính
những
tiêu cực này đã dẫn đến việc liên tiếp giảm số doanh nghiệp liên doanh.
Bảng 2.3: Cơ cấu theo hình thức đầu tư các dự án FDI ở Đà Nẵng
ĐVT: Dự án
1997 1998 1999 2000
1.Hình thức FDI