LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
3,761
738
90
LUẬN VĂN:
Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi ban hành (năm 1987) đến nay Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã
qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và ngày càng tạo điều kiện hấp dẫn hơn đối với
các nhà đầu
tư nước ngoài. Kết quả là thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt được
nhiều thành
tựu đáng kể, góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và các vùng kinh
tế cả
nước nói riêng.
Cùng với các tỉnh, thành phố trong nước, những năm qua thành phố Đà Nẵng đã
có nhiều cố gắng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh phát triển
kinh
tế - xã hội. Nét nổi bật trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng là ngay
từ đầu,
Thành phố đã tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa bàn, xác định
các khu,
các cụm công nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận
lợi để thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến với Đà
Nẵng để làm ăn, kinh doanh.
Đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 82 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và 112 chi nhánh, văn phòng đại diện, kho trung chuyển. Nhìn chung, các
doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động có hiệu quả, góp phần vào
tăng
trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của thành phố, tăng thêm nguồn thu cho
ngân sách,
nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý hiện đại;
giải quyết
việc làm cho người lao động; làm tăng thu nhập và cải thiện rõ rệt đời sống vật
chất và tinh
thần của nhân dân thành phố. Song so với yêu cầu thì hoạt động trong lĩnh vực
đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng chưa đồng đều, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những mặt yếu kém, thủ tục hành chính còn
phiền hà,
làm nản lòng nhà đầu tư hoặc có những sơ hở gây tổn hại cho thành phố cũng như
cả nước.
Do vậy, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn, để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, góp phần
tích cực vào
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố vừa là vấn đề cấp bách, đồng thời cũng
là vấn đề cơ
bản lâu dài đối với Đà Nẵng. Đây cũng là lý do chủ yếu để tác giả lựa chọn đề
tài: “Hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại thành
phố Đà Nẵng” làm Luận văn Thạc sỹ kinh doanh và quản lý chuyên ngành quản lý
kinh tế
làm luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được
nhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước nghiên cứu. Dưới
đây là
một số công trình tiêu biểu:
- Các bài báo:“Kỳ vọng đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng” (Phạm Hảo, Giám đốc Học
viện chính trị khu vực III, Báo Đà Nẵng –11/2005); “Làm thế nào để tăng cường
thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng” (Phan Quỳnh Hương, Trung tâm xúc tiến đầu
tư – Báo
Đà Nẵng – 11/2005); Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”
(Trần Xuân
Giá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 3/2001)...
Trong các
công trình này tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư
thuận lợi hơn
cho các nhà đầu tư.
- Các đề tài nghiên cứu như: "Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai” (Phan Thị Mỹ Hạnh, Luận văn
Thạc sĩ
kinh tế, Hà Nội, 2000); “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
FDI ở
Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Văn Hùng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện CTQG Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2001); “Hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động FDI ở
Việt
Nam” (Nguyễn Chí Dũng, Luận án Phó tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội,
1996)… Các đề tài này đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
nhà
nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: vai trò,
nội dung,
yêu cầu quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và
phân tích và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực
tiếp nước ngoài các doanh nghiệp này trong những năm qua, nghiên cứu kinh nghiệm
của
một số nước để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hoặc ở các địa phương mà đề
tài
tiến hành nghiên cứu.
Như vậy, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý
nhà
nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp có
vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu cơ
bản, hệ thống về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước
ngoài tại thành phố Đà Nẵng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở phạm
vi quốc gia cũng như ở địa bàn cấp tỉnh, luận văn đề xuất phương hướng, giải
pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này tại thành phố Đà Nẵng
đến năm
2010.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn tập
trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
+ Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước và quốc tế.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua.
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng,
bao gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động
trong
các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong thời gian từ 1997 đến nay,
đề xuất và
phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác này ở địa phương đến năm 2010.
Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước
và
quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các
phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia, phân tích, tổng hợp, so
sánh… trên
cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những
quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời kế thừa có chọn
lọc
kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu có liên quan.
6. Đóng góp mới về lý luận và thực tiễn
Luận văn có những đóng góp mới sau đây:
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
- Rút ra được những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn ở thành phố Đà Nẵng từ
kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
của một số địa phương trong nước và quốc tế.
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng, rút ra được những thành công, hạn chế và
nguyên nhân
của thực trạng.
- Đề xuất được phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng đến năm 2010.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận
văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2010.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở ĐỊA BÀN CẤP
TỈNH
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Tìm hiểu, nghiên cứu khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta thấy có
nhiều
khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mỗi khái niệm đều cố gắng
khái quát hoá
bản chất và nhấn mạnh đến một khía cạnh nào đó của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Có thể thấy
rõ qua một số khái niệm sau:
Theo Synthia Day, Wallace đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể
định nghĩa theo nghĩa rộng là: việc thiết lập hay giành được quyền sở hữu đáng
kể trong
một loạt công ty ở nước ngoài hay sự gia tăng khối lượng của một khoảng đầu tư
nước
ngoài nhằm đạt được quyền sở hữu đáng kể. Khái niệm này nhấn mạnh đến quyền sở
hữu.
Ủy ban Liên hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) định nghĩa đầu tư
trực tiếp nước ngoài là: “một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong dài hạn,
phản ánh
lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế
(nhà đầu
tư nước ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở
một nền
kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài
trực tiếp, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài) [27, tr.465].
Khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997 được chấp nhận khá rộng
rãi về đầu tư trực tiếp nước ngoài là: “số vốn đầu tư được thực hiện để thu được
lợi ích lâu
dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà
đầu tư.
Mục đích của nhà đầu tư là có được tiếng nói hiệu lực và đạt hiệu quả cao trong
quản lý
doanh nghiệp” [26, tr.1]. Khái niệm này cho thấy, sự khác nhau cơ bản giữa đầu
tư trực
tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp là mục đích của các nhà đầu tư.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1996) đã nêu: đầu tư trực tiếp nước
ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ
tài sản
nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [1, tr.8]. Năm
2005,
Luật đầu tư được điều chỉnh và đã đưa ra định nghĩa đầu tư nước ngoài như sau:
“Đầu tư
nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các
tài sản
hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Luật đầu tư năm 2005 không đề cập
cụ thể
đến khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư nước ngoài gián tiếp mà chỉ
đưa ra
khái niệm đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp. Hai khái niệm trên được hiểu: “đầu
tư trực tiếp
là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư”,
“đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các
giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính
trung gian
khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
Dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng xét về bản chất, đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn
đồng
thời là người quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Để tham gia trực
tiếp vào
việc quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn, nhà đầu tư nước ngoài phải
có một
lượng vốn nhất định và tuân theo các hình thức đầu tư nhất định do pháp luật
nước sở tại
quy định.
Nói cách khác, trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ sử
dụng
vốn, tài sản, kinh nghiệm, uy tín và nhãn hiệu sản phẩm của mình để tiến hành
các hoạt
động sản xuất, kinh doanh ở nước sở tại nhằm thu lợi nhuận và để đạt được những
mục
tiêu kinh tế - xã hội nhất định. về thực chất đây là hình thức xuất khẩu vốn,
một hình thức
cao hơn của xuất khẩu hàng hoá.
Với những trình bày trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc
trưng sau:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không có những ràng buộc về chính trị, không để
lại
gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của nước chủ nhà nhưng có đóng góp tích cực cho
phát
triển kinh tế và là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu đầu tư của nền kinh tế nước
chủ nhà;
- Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, có sự thiết lập quyền sở hữu về
tư
bản thực của công ty ở một nước khác; đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện
bằng
vốn của cá nhân hoặc tập thể do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định
sản xuất,
kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các khoản lỗ, lãi. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài phát
triển gắn liền với sự ra đời và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia;
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng nhằm mở rộng, chiếm
lĩnh thị trường của các công ty xuyên quốc gia và thu về lợi nhuận tối đa cho
nhà đầu tư;
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các
nguồn vốn đã được đầu tư. Khác với hình thức đầu tư gián tiếp, trong đầu tư trực
tiếp, chủ
đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp
100% vốn
nước ngoài, hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp
vốn của
mình;
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có kèm theo việc chuyển giao công nghệ
và
kỹ năng quản lý. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp
nhận
được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý... Đây là những
mục tiêu
mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được;
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với sự phát triển của thị
trường tài
chính quốc tế và thương mại quốc tế. Trong hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngoài, các
công ty mẹ thường chuyển giao vốn của mình qua các công ty chi nhánh. Do đó, đầu
tư
trực tiếp nước ngoài có liên quan chặt chẽ với dòng lưu chuyển vốn quốc tế,
trong đó một
công ty ở một nước tạo ra hoặc mở rộng chi nhánh ở nước khác.
Những đặc trưng trên cho thấy bản chất và những lợi thế nổi bật của đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế của các nước đang phát triển nói riêng
và của
nền kinh tế thế giới nói chung. Hiện nay, trong bối cảnh hầu hết các quốc gia
đều hoạt
động theo cơ chế thị trường, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa các hoạt động
kinh tế
đang ngày càng phổ biến và diễn ra với tốc độ nhanh, khoa học – kỹ thuật, công
nghệ
đạt đến trình độ phát triển cao... Đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng như
một
trong những hình thức hợp tác kinh tế, phương tiện thực hiện phân công lao động
quốc
tế, và được xem là một trong các điều kiện quyết định sự phát triển của nền kinh
tế thế
giới.
Trong hoạt động FDI, các nhà đầu tư nước ngoài là chủ thể quan trọng thành lập
nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp FDI) và
có thể
nói không có FDI tất yếu không có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh
nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài là phương tiện, là cách thức để nhà đầu tư nước ngoài
trực tiếp
bỏ vốn và tham gia quản lý kinh doanh ở một nước khác. Trong xu thế hội nhập
kinh tế
quốc tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phổ biến ở nhiều quốc
gia trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đến nay vẫn có nhiều quan niệm khác
nhau về
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Doanh nghiệp FDI là những pháp nhân mới được thành lập tại nước nhận đầu tư.
Trong đó, các đối tác có quốc tịch khác nhau và bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn
tối thiểu đủ
để trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp [10, tr.59]. Quan niệm này nhấn mạnh
đến vai trò
sáng lập của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp FDI.
- Doanh nghiệp FDI là những loại hình doanh nghiệp có vốn của bên nước ngoài và
có sự quản lý trực tiếp của bên nước ngoài. Doanh nghiệp này hoạt động theo luật
pháp
của nước sở tại để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích cho
tất cả các
bên [10, tr.59].
Theo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 10%
trở lên
số cổ phần thường hay quyền bỏ phiếu (đối với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân)
hoặc
tương đương (đối với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân) [29, tr.8].
Những quan niệm đã trình bày ở trên cho thấy sự không thống nhất trên bình diện
quốc
tế trong quan niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, do đặc
thù của mỗi
quốc gia mà có các quy định khác nhau về mô hình doanh nghiệp cho hoạt động đầu
tư nước
ngoài.
Ở Việt Nam, đến nay chưa có khái niệm chính thức nào khác về doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài những ghi nhận về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được
đề cập trong Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và Luật đầu tư năm 2005. Tuy nhiên,
Luật đầu