LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
7,664
794
95
công ty: một Tổng công ty sử dụng 15.000 lao động; một Tổng công ty sử dụng
5.000 lao
động trong 1 năm họ không đóng BHXH hơn 15 tỷ đồng; nếu tính trong cả nước đối
với
khu vực tư nhân thì quỹ BHXH đã thất thu một lượng tiền rất lớn; còn nếu tính
cho tất cả
các khu vực khác thì con số còn lớn hơn nhiều. Các phương tiện thông tin đại
chúng cũng
đã lên tiếng cảnh báo tình trạng vi phạm chính sách BHXH của Công ty TNHH Thiên
Hộ -
thành phố Hồ Chí Minh (công ty liên doanh với nước ngoài) sử dụng thường xuyên
2.600
lao động, từ năm 1997-2002, hàng tháng công ty vẫn thu 5% tiền lương của người
lao động
đóng BHXH, nhưng lại không đóng BHXH cho cơ quan BHXH với số tiền lên đến 22 tỷ
đồng. Việc nợ đọng hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH của các đơn vị, doanh
nghiệp,
trước hết làm thất thu quỹ BHXH, nhưng điều quan trọng hơn làm ảnh hưởng trực
tiếp đến
quyền lợi của người lao động, bởi vì theo quy định hiện nay, nếu người lao động,
đơn vị sử
dụng lao động không đóng BHXH thì cơ quan BHXH có quyền từ chối giải quyết chế
độ, chính sách BHXH cho người lao động.
Theo báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố, từ khi Nghị định số 38/NĐ-CP
ngày 25/6/1996 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, số đơn vị bị phát hiện có các
vi
phạm chính sách BHXH lên tới hàng nghìn, nhưng số đơn vị bị xử phạt chỉ chiếm
một tỷ lệ
rất nhỏ. Mức xử phạt này đã được tăng lên 20.000.000 đồng (Pháp lệnh Xử lý vi
phạm
hành chính được Quốc hội khóa X thông qua ngày 2/7/2002), nhưng cơ chế thực hiện
vẫn
chưa có gì thay đổi. Do vậy, trên thực tế chưa có tác dụng ngăn chặn các vi phạm
chính
sách BHXH của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng
BHXH
(về nội dung này, Điều 50 Luật An sinh xã hội Thái Lan quy định: Người sử dụng
lao động
nào không chịu nộp các khoản đóng góp hoặc khoản tiền phải nộp thêm, hoặc không
chịu
nộp đầy đủ thì Tổng thư ký cơ quan An sinh xã hội có quyền ký lệch tịch thu,
tịch biên
và bán đấu giá tài sản của người đó tới mức cần thiết đủ để trả cho các khoản
đóng góp
BHXH chưa nộp).
Năm là: Chưa có cơ chế cụ thể để thực hiện sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước
đối với quỹ BHXH. Hiện tại chính sách BHXH mới chỉ quy định: thời gian làm việc
trước 1/1/1995 của cán bộ, công nhân viên chức trong biên chế nhà nước và thời
gian
phục vụ trong lực lượng vũ trang của quân nhân, công an nhân dân được coi là có
đóng
BHXH; kinh phí chi trả do ngân sách nhà nước đảm bảo; quỹ BHXH chỉ chịu trách
nhiệm đảm bảo kinh phí chi trả cho các đối tượng được hưởng lương hưu và trợ cấp
BHXH từ 1995 trở đi, bởi vì số người này đều có thời gian làm việc trước năm
1995 (là
thời gian người lao động chưa đóng BHXH, nhưng nay quỹ BHXH phải chi trả). Còn
sự
hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với quỹ BHXH cho đến nay vẫn chưa thực hiện
được, việc cân đối thu - chi quỹ BHXH gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều
kiện hiện
nay, số người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH đang có xu hướng tăng nhanh qua
từng năm. Ta có thể thấy được tình hình này qua biểu dưới đây.
Biểu số 2.4: Đối tượng và kinh phí chi trả BHXH do NSNN
và quỹ BHXH đảm bảo
Năm
Ngân sách nhà nước đảm bảo Quỹ BHXH đảm bảo
Đối tượng
(người)
Tiền chi trả
(triệu
đồng)
% so với
năm trước
Đối tượng
(người)
Tiền chi
trả (triệu
đồng)
% so với
năm trước
1 2 3 4 5 6 7
199
6
1.750.418
4.387.903
100 20.618 383.144 100
199
7
1.716.257
5.163.093
+25,7 43.566 593.525 +54,9
199
8
1.683.500
5.128.425
-0,7 70.077 751.629 +26,6
199
9
1.650.709
5.015.620
-2,2 105.303 940.351 +25,1
200
0
1.616.673
6.239.494
+24,4 145.730 1.330.680
+41,5
200
1
1.588.545
7.321.410
+17,3 191.135 1.856.339
+39,5
200
2
1.557.004
7.033.016
225.439 2.585.554
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nhìn vào các số liệu trên, ta thấy ngược lại với xu hướng giảm chi của ngân
sách nhà nước cho các đối tượng hưởng BHXH trước năm 1995 là xu hướng tăng chi
của quỹ BHXH cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH từ năm 1995 trở
đi, bình quân từ năm 1996-2006, mỗi năm tăng 37,8%, trong khi đó số thu BHXH
cùng
thời gian này chỉ tăng bình quân 20,1%. Với mức tăng này, nếu không có sự đóng,
hỗ trợ
của ngân sách nhà nước để chi trả lương hưu cho người lao động thuộc khu vực Nhà
nước về hưu kể từ 1995, quỹ BHXH sẽ dần bị thâm hụt và mất khả năng chi trả.
Về lý thuyết cũng như thực tế các đối tượng hưởng BHXH do ngân sách nhà
nước đảm bảo chi trả sẽ giảm dần qua các năm (giảm khoảng 2%/năm) và như vậy, số
tiền chi trả cũng sẽ giảm theo. Tuy nhiên, nhìn vào biểu số 5 ta thấy một số năm
có tăng
lên như năm 1997, tăng so với năm 1996 là 25,7%, năm 2000 tăng so với năm 1999
là
24,4%… nguyên nhân là do cơ quan BHXH phải giải quyết các trường hợp tồn đọng từ
năm 1995 trở về trước, do Chính phủ bổ sung thêm quyền lợi được hưởng của đối
tượng
và do tăng tiền lương tối thiểu.
Sáu là: Chưa có giải pháp hiệu quả cho công tác đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
Hiện nay, ngoài việc chủ động nguồn để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH, quỹ
BHXH mới chủ yếu cho Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt
Nam,
Bộ Tài chính và các ngân hàng thương mại vay với lãi suất ưu đãi, nên khả năng
sinh
lời thấp, thậm chí có những năm tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất cho vay, quỹ
BHXH
không bảo toàn được giá trị, mà còn bị thâm hụt so với sức mua thực tế của đồng
tiền.
Đây là điều mà nhiều chuyên gia tài chính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và
Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo. Để hiểu sâu hơn về hạn chế này, ta có thể
xem
các số liệu trong biểu số 6.
Biểu số 2.5: Hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH năm 2001
Nơi đầu tư
Tiền đầu tư
(tỷ đồng)
Lãi suất đầu
tư (%/năm)
Tiền lãi thu
từ đầu tư (tỷ
đồng)
Mua công trái chính phủ 700 10 70
Mua trái phiếu kho bạc 1.000 5,4 54
Quỹ hỗ trợ phát triển 7.700 5,4 415
Ngân hàng ĐTPT Việt
Nam
3.200 5,1 163
Bộ Tài chính 2.078 3,6 74
Các ngân hàng thương mại 6.374 6,6 400
Tổng số 21.052 1.100
Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2001 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trong tổng số 21.052 tỷ đồng đầu tư, BHXH Việt Nam chỉ được chủ động thực
hiện đầu tư vào các ngân hàng thương mại với số tiền 6.374 tỷ đồng (chiếm
30,3%), còn
lại 14.678 tỷ đồng (69,7%) là đầu tư theo chỉ định của Chính phủ với lãi suất
thấp. Với
các số liệu trên, ta nhận thấy chỉ có khoản đầu tư vào Công trái Chính phủ và
các ngân
hàng thương mại là có khả năng tăng trưởng, còn vào các địa chỉ khác, khả năng
này rất
hạn chế. Ta giả sử, nếu các khoản đầu tư còn lại đều được đầu tư vào các ngân
hàng
thương mại với lãi suất 6,6%/năm, thì trong năm 2001 sẽ thu về được 1.316 tỷ
đồng,
nhiều hơn số lãi đã thu được 216 tỷ đồng. Trong điều kiện hiện nay, khi tốc độ
tăng thu
BHXH còn có sự chênh lệch quá lớn với tốc độ tăng chi, thì 216 tỷ đồng là con số
rất có
ý nghĩa đối với việc bảo toàn và làm tăng khả năng chi trả của quỹ BHXH.
- Nguyên nhân:
Thứ nhất: ảnh hưởng của chiến tranh và của chính sách BHXH trong mô hình
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, trải qua hơn 30 năm, từ khi có Điều lệ
tạm thời
về các chế độ BHXH thi hành từ năm 1962, chúng ta đã xây dựng và thực hiện chính
sách BHXH trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, người lao động không
phải
đóng BHXH; kinh phí chi trả các chế độ BHXH phần lớn do ngân sách nhà nước đảm
bảo. Cơ chế này dẫn đến tình trạng:
- Về phía người sử dụng lao động cũng như người lao động không quan tâm
đến việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH mà chỉ quan tâm đến quyền lợi được hưởng
về
BHXH.
- Về phía Nhà nước, vì phải tập trung sức người, sức của vào cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, nên mới chỉ quan tâm đến hiệu quả xã hội của chính sách
BHXH,
còn hiệu quả kinh tế chưa trở thành mục tiêu được quan tâm, do vậy, khi mới xây
dựng,
hoạch định chính sách BHXH theo cơ chế mới, nhất là từ năm 1995 khó tránh khỏi
những ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp, dẫn đến những bất cập, những tồn tại, hạn
chế
trong các chính sách BHXH đã ban hành.
Thứ hai: Hiệu lực quản lý hoạt động BHXH còn thấp: quy định của pháp luật
trong việc xử lý các vi phạm chính sách BHXH chưa rõ về cơ chế, hiệu quả kém.
Theo
quy định hiện hành, chỉ có Thanh tra lao động và Thanh tra Liên ngành mới có
quyền xử
phạt các đơn vị khi vi phạm chính sách BHXH. Trong khi đó lực lượng Thanh tra
lao động
lại quá mỏng, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên phạm vi
toàn quốc chỉ có gần 100 người; con số này nếu so với trên 90.000 đơn vị sử dụng
lao
động thì quá nhỏ. Hơn nữa, nhiệm vụ thanh tra, phát hiện và xử lý các vi phạm
chính
sách BHXH lại không phải là trách nhiệm chính của lực lượng này.
Thứ ba: Thiếu một hệ thống chính sách BHXH đồng bộ, hệ thống chính sách
BHXH ở nước ta vừa thiếu lại vừa thừa, tính khả thi của một số chính sách còn
thấp; sự
gắn kết giữa các chính sách chưa chặt chẽ, nhất là trong các quy định của pháp
luật về
mức đóng và hưởng BHXH, một số chính sách chỉ quan tâm đến quyền được hưởng của
người lao động mà không tính đến nguồn để đảm bảo chi trả. Nguyên nhân chính của
tình hình này là chính sách BHXH của ta còn nặng về sửa đổi, bổ sung để giải
quyết các
tồn tại, phát sinh trước mắt, chưa có tầm chiến lược lâu dài phù hợp với tình
hình của
đất nước, của các nước trong khu vực và trên thế giới. Những chuyên gia và cơ
quan có
trách nhiệm hoạch định, xây dựng chính sách BHXH chưa nắm chắc và cũng chưa
lường hết những diễn biến ở cơ sở, ở trong nước và tình hình thế giới; chưa
thường
xuyên tổng kết thực tiễn để rút ra bài học, kinh nghiệm về tính quy luật của
hoạt động
BHXH trong cơ chế thị trường.
2.2.2.Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội
Chi trả các chế độ BHXH là bước tiếp theo và cũng là kết quả của các hoạt
động trước đó là thu BHXH và xét duyệt hồ sơ của người lao động khi đủ điều kiện
hưởng BHXH theo quy định của pháp luật. Chi trả các chế độ BHXH là hoạt động
liên
quan trực tiếp đến tiền nhằm đảm bảo ổn định đời sống và quyền lợi chính đáng
của
người lao động trong quá trình làm việc. Vì vậy, pháp luật về quản lý chi BHXH
đã
được quy định và không ngừng sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện, qua từng thời kỳ
phát
triển của đất nước, nhất là từ năm 1995 trở lại đây.
Nghiên cứu pháp luật về quản lý chi BHXH chúng ta có thể xem xét trên hai
giác độ. Thứ nhất, là xem xét đến việc quản lý các nguồn chi trả. Với đặc thù
hoạt động
BHXH của nước ta, kinh phí để chi trả cho các chế độ BHXH được đảm bảo từ hai
nguồn: ngân sách nhà nước và quỹ BHXH, các nguồn chi trả này chỉ thực sự được
tách
biệt rõ từ năm 1995. Thứ hai, là xem xét việc quản lý và tổ chức chi trả BHXH
của cơ
quan chức năng. Việc xem xét trên hai giác độ này cũng chỉ mang tính tương đối
và
nhằm làm rõ những mặt được, chưa được trong quá trình thực thi pháp luật về chi
BHXH, bởi vì cả hai giác độ đều nhằm đạt được mục đích là bảo đảm chi trả đúng,
chi
trả kịp thời và an toàn cho người lao động khi họ đủ điều kiện để hưởng các chế
độ
BHXH, đồng thời tránh gây thất thoát cho ngân sách nhà nước và quỹ BHXH do chi
trả
sai, chi trả không đúng và các quy định của pháp luật.
2.2.2.1. Thời kỳ trước năm 1995
Đây là thời kỳ chính sách BHXH của nước ta thực hiện trong cơ chế bao cấp
(mặc dù từ năm 1993 đã bắt đầu có sự đổi mới chính sách BHXH theo cơ chế thị
trường
nhưng trên thực tế vẫn chưa thực hiện được) nguồn thu BHXH đã được quy định
nhưng
kết quả thu vào quỹ BHXH là rất thấp. Vì vậy, kinh phí để chi trả các chế độ
BHXH
chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo (xem kết quả trong biểu số 2.1 và
số
2.2 ở phần trước).
Trước hết, đối với nguồn quỹ BHXH: Thời kỳ này mặc dù đã có quy định hình
thành quỹ BHXH, nhưng lại phân tán và do các cơ quan khác nhau quản lý.
- Đối với quỹ BHXH do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý để chi trả
cho các chế độ ngắn hạn là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp được
pháp luật quy định hình thành trên mức đóng 5% tổng quỹ lương (mức này thực hiện
từ
10/1986, trước đó là 3,7%). Song về cơ chế, thu và chi lại quy định là đơn vị sử
dụng
lao động được để luôn lại ở đơn vị để thực hiện chi trả cho người lao động khi
bị ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, số còn lại để chi cho nghỉ
ngơi
dưỡng sức và nộp lên công đoàn để chi cho hoạt động của bộ máy trực tiếp làm
công tác
BHXH của công đoàn và điều tiết trong phạm vi có thể giữa các đơn vị chi vượt và
chi
không hết, tỷ lệ này thường chiếm khoảng 2%.
Do cơ chế trên nên công tác quản lý và chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn của
tổ chức Công đoàn chỉ thực hiện trên sổ sách thông qua báo cáo của các đơn vị,
với cơ
chế này, những đơn vị nào có nhiều người ốm đau, thai sản… sẽ chi vượt tỷ lệ 5%
cho
phép, trong trường hợp này, đơn vị không những không còn tiền để nộp lên tổ chức
công đoàn mà ngân sách nhà nước còn phải cấp bù nếu quỹ BHXH do công đoàn quản
lý không đủ khả năng cân đối. Thực hiện cơ chế này, việc quản lý chi BHXH có
những
mặt được và chưa được: Cụ thể là đơn vị sử dụng lao động chủ động trong việc xét
duyệt và chi trả kịp thời cho người lao động khi đủ điều kiện được hưởng. Tuy
nhiên
cũng chính cơ chế này lại tạo nên những bất cập hạn chế trong công tác quản lý
chi
BHXH, đó là: Vì được khoán chi nên không ít đơn vị đã lợi dụng cơ chế này để chi
hết cho
người lao động, thậm chí cả trong trường hợp người lao động chưa đủ điều kiện
được
hưởng theo quy định của pháp luật. Việc quản lý chi trả các chế độ này hoàn toàn
do đơn vị
sử dụng lao động "tự biên, tự diễn" trong điều kiện này đơn vị nào thực hiện
nghiêm túc thì
tính ưu việt của việc chi trả các chế độ BHXH mới thực sự phát huy tác dụng,
ngược lại
nó sẽ là kẽ hở tạo điều kiện để các hiện tượng tiêu cực nảy sinh.
Ngoài việc chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn thời kỳ này tổ chức BHXH của
công đoàn còn kết hợp với các đơn vị sử dụng lao động tổ chức nghỉ dưỡng sức cho
người lao động, đây là một ưu đãi, một quy định tốt cho người lao động, nhưng
cũng
như các chế độ trên, do không có những quy định cụ thể cũng như cơ chế kiểm tra,
giám
sát chặt chẽ, nên hiện tượng có người được đi nghỉ nhiều lần trong khi thời gian
làm
việc còn ít, nhưng ngược lại không ít người đã có thời gian làm việc nhiều, sức
khỏe
giảm sút lại không được đi nghỉ theo chế độ này.
Tóm lại, trong cơ chế khoán thu, khoán chi để thực hiện chi trả các chế độ
BHXH ngắn hạn cho người lao động, mặc dù đã đáp ứng được phần nào những yêu cầu
cơ bản của người lao động và đơn vị sử dụng lao động nhưng xét về hiệu quả quản
lý thì
rõ ràng là còn thấp, chưa đạt yêu cầu và còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục sửa
đổi hoàn
chỉnh.
- Đối với quỹ BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý để chi trả
các chế độ BHXH dài hạn (hưu trí, mất sức lao động, tử tuất).
Đây là các chế độ có số tiền chi trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi BHXH
và vì vậy các quy định của pháp luật cũng đảm bảo chặt chẽ hơn. Theo Nghị định
số
39/CP ngày 22/3/1962 quy định nội dung thu, chi của quỹ BHXH của nhà nước thì
phần
thu BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý chưa được đề cập đến,
chỉ
đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 236/HĐBT ngày 18/9/1985 mới có quy định cụ
thể là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý 8% tổng quỹ lương chi trả cho
3 chế độ BHXH dài hạn. Mặc dù nghị định quy định khá chặt chẽ trách nhiệm đóng
góp
của đơn vị sử dụng lao động nhưng trên thực tế số thu thời kỳ này đạt rất thấp,
phần chi
cho các chế độ BHXH dài hạn chủ yếu vẫn do ngân sách nhà nước cấp, mặt khác
nguồn
thu để hình thành quỹ dùng để chi trả BHXH lại do các Sở Tài chính địa phương
đảm
nhận nên hoạt động tổ chức thu, quản lý, sử dụng nguồn quỹ này của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội cũng chỉ tồn tại trên sổ sách và mang tính danh nghĩa
nhiều hơn.
Với cơ chế như vậy, cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội trên thực tế chỉ
làm nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ của người lao động khi họ đủ điều kiện để hưởng các
chế
độ BHXH dài hạn theo quy định còn việc tổ chức thực hiện chi trả cho người lao
động
thời kỳ này cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện hoàn toàn thông qua
các đại lý chi trả ở xã, phường, thị trấn. Bên cạnh những mặt đạt được của cơ
chế này là
nhìn chung người lao động khi có đủ điều kiện được hưởng các chế độ BHXH dài hạn
đã được đơn vị sử dụng lao động phối hợp với cơ quan Lao động Thương binh và Xã
hội, cơ quan Tài chính ở địa phương đảm bảo xét duyệt và chi trả đúng theo quy
định
của luật. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý chi BHXH
cho
các chế độ BHXH dài hạn cũng đã bộc lộ những hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không chủ động được nguồn
chi trả, việc chi trả có đầy đủ, kịp thời hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ngân
sách
nhà nước, vào Sở Tài chính ở các địa phương. Vì vậy, hiện tượng chậm lương hưu
và
trợ cấp BHXH ở thời kỳ này diễn ra thường xuyên và thậm chí có thời gian người
nhận
lương hưu phải chờ từ
2-3 tháng mới có, gây khó khăn cho đời sống của đối tượng vốn đã khó khăn nay
lại
càng khó khăn hơn.
Thứ hai: Hiệu quả kinh tế của pháp luật quản lý chi BHXH không được quan
tâm, do cơ chế vận hành như trên nên quá trình xét duyệt không ít trường hợp mặc
dù
không đủ trên chuẩn theo quy định của pháp luật nhưng vẫn được xét duyệt tạo nên
sự
không công bằng trong những người lao động tham gia và hưởng BHXH, đồng thời gây
thất thoát cho ngân sách nhà nước. Một cơ chế không hợp lý như vậy đã làm cho
chính
sách BHXH nói chung và các quy định của pháp luật về quản lý chi BHXH nói riêng
kém hiệu quả, số thu vào quỹ quá thấp so với quy định, nên ngân sách nhà nước
phải
cấp bù ngày càng tăng.
Thứ ba: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa là cơ quan xây dựng hoạch
định chính sách BHXH lại vừa là cơ quan tổ chức thực hiện các chế độ chính sách
BHXH. Sự lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước về BHXH và chức năng quản lý sự
nghiệp BHXH đã làm hạn chế đáng kể hiệu quả thực hiện chính sách BHXH và gây ra
nhiều bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý chi trả các chế độ BHXH.
Tóm lại, ở thời kỳ này quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn thực tế thì
không do vậy kinh phí để chi trả cho các chế độ BHXH chủ yếu là do ngân sách nhà
nước đảm bảo; mặt khác pháp luật về quản lý chi BHXH lại thực hiện trong cơ chế
bao
cấp nên hiệu quả đạt được còn thấp và xuất hiện nhiều hạn chế, bất cập cần được
sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp như: Tổ chức chi trả BHXH phân tán, do nhiều cơ quan thực
hiện,
cơ quan chi trả BHXH không quan tâm và cũng không chịu trách nhiệm về nguồn kinh
phí chi trả, vì vậy việc quản lý quỹ, cũng như quản lý đối tượng hưởng BHXH
trong
thời kỳ không được quan tâm đúng mức, bị buông lỏng, hiệu quả kém dẫn đến những
thất thoát, tiêu cực… trong công tác quản lý chi BHXH.
2.2.2.2. Thời kỳ từ 1995 đến nay
Đây là thời kỳ chính sách BHXH cũng như cơ chế tổ chức thực hiện có bước
chuyển đổi quan trọng nhằm xóa bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại trong lĩnh vực BHXH với
nguyên tắc quan trọng là người lao động phải đóng BHXH mới được hưởng quyền lợi
BHXH. Vì vậy, các quy định của pháp luật về tổ chức chi BHXH cũng đã được quy
định khá rõ và chi tiết kể từ nguồn chi và việc quản lý tổ chức chi trả cho
người hưởng
chế độ BHXH.
* Về quản lý nguồn kinh phí chi BHXH
Cũng như thời kỳ trước, Bộ luật Lao động và Điều lệ BHXH có hiệu lực thi
hành từ 1/1/1995 đã quy định rõ có 2 nguồn là từ quỹ BHXH và từ ngân sách nhà
nước,
nhưng ở thời kỳ này các quy định của pháp luật đã chi tiết, chặt chẽ và rõ ràng
hơn, cụ
thể là:
- Nguồn từ ngân sách nhà nước đảm bảo chi trả cho các đối tượng đang hưởng
lương hưu và trợ cấp BHXH từ năm 1994 trở về trước. Theo số liệu bàn giao từ Bộ
Lao
động - Thương binh và Xã hội cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào năm 1995 là
1.762.167 người, đồng thời ngân sách nhà nước còn có trách nhiệm đóng và hỗ trợ
quỹ
BHXH để chi trả cho người lao động có thời gian làm việc trước năm 1995 nhưng
lại
nghỉ để hưởng các chế độ BHXH từ 1995 trở đi.
- Nguồn từ quỹ BHXH do BHXH Việt Nam quản lý đảm bảo để chi trả cho các
đối tượng đủ điều kiện để hưởng các chế độ BHXH từ 1995 trở đi. Như vậy về nguồn
đảm bảo chi trả; pháp luật quản lý chi BHXH ở thời kỳ này đã phân định rõ, tạo
điều
kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH
nói
chung và đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời đúng chế độ cho đối tượng khi đủ điều
kiện
để hưởng BHXH theo quy định của pháp luật. Hiện tượng chậm chi trả lương hưu và
trợ
cấp BHXH trước đây đã được chấm dứt.