LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
7,653
794
95
năm 1995, nghĩa là chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Nguyên tắc tự chủ tài chính mặc
dù hết
sức quan trọng, nhưng cũng chỉ mang tương đối và khi áp dụng thì bị giới hạn
trong hai
quy tắc chủ yếu:
+ Thứ nhất: Các nguồn quỹ BHXH chỉ được sử dụng vào những mục đích do
luật định như: chi các loại trợ cấp do luật định, phòng ngừa rủi ro và những chi
phí quản
lý cần thiết khác, nghĩa là tránh bị phân tán, sử dụng vào những mục đích khác,
dù các
mục đích đó có chính đáng hoặc cấp bách đến đâu. Quy tắc này có tính mệnh lệnh,
không có gì phải bàn cãi.
+ Thứ hai: Các nguồn dự trữ của quỹ phải được đưa vào đầu tư để bảo toàn giá
trị và tăng trưởng quỹ. Việc đầu tư của quỹ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
* An toàn: Mục đích của quỹ BHXH là đảm bảo chi trả lương hưu và trợ cấp
BHXH cho người lao động. Vì vậy, quỹ BHXH dù có đầu tư vào lĩnh vực nào cũng
phải
đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư đó. Đảm bảo an toàn không phải chỉ là bảo toàn
được
vốn đầu tư về danh nghĩa, mà còn là bảo toàn được cả giá trị thực tế của đầu tư,
điều
này càng đặc biệt quan trọng trong các thời điểm có lạm phát, giá sinh hoạt tăng
lên
khiến sức mua của đồng tiền bị giảm sút và phải điều chỉnh lại lương hưu. Nói
cách
khác, để đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH thì phải lựa chọn lĩnh vực đầu tư để giảm
thiểu rủi ro.
* Hiệu quả: Hiệu quả của đầu tư (lãi đầu tư) là sự tăng lên toàn bộ giá trị đầu
tư
được tính trong một giai đoạn nhất định, thường là một năm. Lãi đầu tư làm tăng
thu
cho quỹ BHXH, đồng thời cho phép hạ tỷ lệ đóng góp hoặc ít nhất cũng không làm
tăng
tỷ lệ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.
* Khả năng thanh toán, hay tính lưu chuyển của vốn: yêu cầu này trực tiếp liên
quan đến dự kiến lưu chuyển tiền mặt trong thu, chi của mỗi loại chế độ BHXH.
Bất kỳ
một vốn đầu tư nào từ nguồn dự trữ của quỹ BHXH, đều phải sẵn sàng đổi thành
tiền
mặt và có thể rút được tiền một cách nhanh chóng, tránh cho những khoản đầu tư
vướng
vào những vấn đề tồn khoản.
* Có ích cho kinh tế và xã hội, là một quỹ tài chính để thực hiện chính sách xã
hội, do đó trong quá trình đầu tư phải lưu ý đến việc nâng cao phúc lợi cho dân
cư, phải
ra sức cải thiện chất lượng chung cho cuộc sống của đất nước.
1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế
thị trường
Như phần trên ta đã khẳng định, BHXH là một chính sách xã hội lớn nhằm góp
phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ trong các
trường
hợp bị mất hoặc giảm thu nhập do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, BHXH có một
vai trò hết sức quan trọng đối với mọi người lao động ở tất cả các quốc gia trên
thế giới.
Với các nước đã có nền kinh tế phát triển thì chính sách an sinh xã hội nói
chung và pháp luật về quản lý thu, chi BHXH nói riêng ra đời và luôn gắn liền
với nền
kinh tế thị trường. Vì vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản mà họ luôn phải
tuân thủ
là mọi người lao động có thu nhập đều bắt buộc phải tham gia BHXH; mức hưởng
BHXH được tính toán dựa trên cơ sở của mức đóng BHXH sao cho quỹ BHXH phải
đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH cho người lao động, đồng thời
còn
có phần quỹ "nhàn rỗi" để đầu tư tăng trưởng quỹ. Việc can thiệp của Chính phủ
vào
quỹ BHXH là rất hạn chế, thường chỉ trong các trường hợp đặc biệt như tỷ lệ lạm
phát
quá cao, làm cho sức mua của đồng tiền bị giảm sút.
Đối với nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chuyển sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc đổi mới cơ chế chính
sách
BHXH theo nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng BHXH lại càng trở lên cấp
thiết đã làm nổi bật vai trò quan trọng của BHXH trong nền kinh tế thị trường.
Chúng ta
có thể thấy được điều này qua thực tiễn: Thời kỳ nền kinh tế nước ta vận hành
theo cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn
thực
chất thì không, mọi khoản kinh phí chi trả BHXH đều do ngân sách nhà nước bao
cấp,
do vậy hiện tượng chậm lương hưu của đối tượng từ 2-3 tháng, thậm chí là lâu hơn
vẫn
thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến đời sống của đối tượng đã khó khăn này
càng khó
khăn hơn. Từ năm 1995, cơ chế, chính sách BHXH có sự thay đổi cơ bản, mà một
trong
những thay đổi ấy là người lao động chỉ được hưởng BHXH khi bản thân họ và đơn
vị sử
dụng họ phải đóng BHXH theo tỷ lệ do pháp luật quy định (người lao động đóng
bằng
5% tiền lương tháng còn người sử dụng lao động đóng bằng 15% quỹ tiền lương) với
qui định này từ năm 1995 đến năm 2003 quỹ BHXH đã có số thu trên 42.000 tỷ đồng
để
đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời cho đối tượng do quỹ BHXH đảm bảo. Đến hết năm
2003 quỹ BHXH vẫn còn số dư trên 34.000 tỷ đồng để đầu tư bảo toàn, tăng trưởng
quỹ. Việc hình thành quỹ BHXH trên thực tế và với số thu ngày càng tăng, đã góp
phần
giảm đáng kể "gánh nặng" cho ngân sách nhà nước trong việc bao cấp chi trả các
chế độ
BHXH, để có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội cần thiết khác.
Ngoài ra, hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh quá trình đổi mới sắp xếp lại
doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, giao khoán, bán, cho thuê doanh
nghiệp… thì hiện tượng người lao động dôi dư, bị mất việc làm là điều không
tránh
khỏi, thậm chí còn là một số lượng lớn. Trong điều kiện như vậy, nếu không có
BHXH
thì người lao động sẽ bị đẩy ra khỏi nơi làm việc mà không được đảm bảo về quyền
lợi.
Chỉ qua hai ví dụ trên chúng ta cũng đã làm rõ vai trò quan trọng của BHXH
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.
1.3. Khái quát về pháp luật quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về quản lý thu, chi
bảo hiểm xã hội
Chính sách BHXH đã được hình thành và tổ chức thực hiện ở nước ta ngay từ
những ngày đầu thành lập nước. Tuy nhiên, trong những năm đầu, chính sách BHXH
mới chỉ giải quyết một số các yêu cầu cụ thể cấp thiết chứ chưa thực sự là một
hệ thống
chính sách đồng bộ và trong điều kiện này thì pháp luật về thu, chi BHXH cũng
mới chỉ
được quy định trong một số văn bản chẳng hạn theo Sắc lệnh số 105/SL ngày
14/6/1946
về việc cấp hưu bổng thì từ 1/1/1946 công chức phải đóng lưu niễn (phí bảo hiểm
hưu
trí) bằng 6-10% tiền lương và từ năm 1947 bằng 10%, Nhà nước hỗ trợ thêm bằng 7-
10% so với tổng quỹ lương công chức.
Năm 1961, Điều lệ tạm thời về chế độ BHXH được ban hành và cũng từ đây
chính sách BHXH của nước ta nói chung và pháp luật về quản lý thu, chi BHXH nói
riêng mới được thực hiện một cách tương đối đầy đủ và đồng bộ với tư cách là một
hệ
thống chính sách. Thời điểm này Điều lệ quy định chỉ cơ quan, xí nghiệp, công
trường,
lâm trường (tức chỉ có chủ sử dụng lao động) nộp BHXH bằng 4,7% so với tổng quỹ
tiền lương, còn người lao động không phải đóng BHXH [35]. Mức nộp này kéo dài
đến
năm 1986, sau đó ngày 30/6/1986 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban
hành
Quyết định số 181/HĐBT quy định kinh phí trích nộp BHXH do Tổng Liên đoàn Lao
động thu là 5% để chi trả cho các chế độ BHXH ngắn hạn là ốm đau, thai sản và
tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, còn số thu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
quản
lý là 10% để chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn là hưu trí, tử tuất và mất sức
lao
động (trong số này để lại 2% cho cơ sở làm trợ cấp khó khăn cho công nhân viên
chức).
Từ năm 1993 Chính phủ xác định rõ quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của
người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người lao động là 5% và người
sử
dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương. Quy định này hiện vẫn đang được thực
hiện [29], [30].
Trên đây là một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của pháp luật
thu
BHXH, còn về chi BHXH, Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH quy định chi cho các
chế độ sau:
- Trợ cấp ốm đau;
- Trợ cấp thai sản;
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Trợ cấp mất sức lao động;
- Trợ cấp hưu trí;
- Trợ cấp chôn cất và trợ cấp vì mất người chủ gia đình (tiền tuất).
Các chế độ trợ cấp này tùy vào điều kiện cụ thể, đối tượng sẽ được hưởng các
mức khác nhau theo quy định của pháp luật. Các chế độ trên được thực hiện cho
đến
năm 1994, từ năm 1995 Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số
12/CP ngày 26/1/1995 quy định lại chỉ còn 5 chế độ, chế độ mất sức lao động
không
còn thực hiện nữa.
1.3.2. Các bộ phận cấu thành của pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã
hội
Thu, chi BHXH là những hoạt động chủ yếu, diễn ra thường xuyên của quá
trình thực hiện chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động tham gia và thụ
hưởng
BHXH. Cả hai hoạt động này đều liên quan trực tiếp đến nguồn thu và khả năng đáp
ứng chi trả các chế độ BHXH của quỹ và điều này đã được pháp luật quy định rõ:
- Về quản lý thu BHXH, không phải ngẫu nhiên mà các nhà hoạch định, xây
dựng chính sách BHXH định ra một tỷ lệ bất kỳ mà phải dựa trên các căn cứ pháp
luật,
trong đó có các căn cứ chủ yếu sau:
- Các chế độ và mức hưởng tối đa cho từng chế độ BHXH đã được Chính phủ
quy định;
- Giá trị thực tế của mức tiền lương tối thiểu ở các thời kỳ khác nhau;
- Số người tham gia BHXH và dự kiến số tăng lên hàng năm.
Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ đề xuất tỷ lệ thu cụ thể để hình
thành quỹ BHXH theo cơ cấu sau:
+ Phần thu của người sử dụng lao động;
+ Phần thu của người lao động;
+ Phần Nhà nước đóng góp, hỗ trợ thêm;
+ Phần thu khác.
Đây là cơ cấu hiện tại, còn những năm trước đây cơ cấu này không phải lúc nào
cũng có đủ các nội dung trên. Chẳng hạn, có thời kỳ người lao động không phải
đóng
BHXH, lại có thời kỳ người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Như vậy cơ cấu
này không phải là cố định mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
của đất nước
qua từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường
thì các nội
dung trong cơ cấu quỹ BHXH như trên là không thể thiếu được, chỉ có điều tỷ lệ
đóng góp
của từng bên tham gia có thể có sự thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ. Tiếp
đến để đảm
bảo các đối tượng tham gia đóng góp theo đúng tỷ lệ đã quy định thì pháp luật về
quản lý
thu BHXH còn phải đưa ra các quy định cụ thể để buộc các chủ thể tham gia phải
thi
hành nghĩa vụ đóng BHXH theo quy định.
Về quản lý chi BHXH: Trong quá trình hoạch định chính sách thì các chế độ,
điều kiện và tỷ lệ được hưởng thường được xác định trước và cũng như pháp luật
về
quản lý thu BHXH; chế độ được hưởng, tỷ lệ hưởng cũng không thể tùy tiện định ra
mà
phải dựa trên các căn cứ pháp luật. Các căn cứ đó là:
- Các nhu cầu vật chất tối thiểu để người lao động duy trì một cuộc sống bình
thường, khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập vì một lý do nào đó (căn cứ này thường
được
lấy bằng mức lương tối thiểu ở từng thời kỳ).
- Những rủi ro chính mà người lao động thường mắc phải trong quá trình làm
việc.
- Căn cứ vào đặc thù riêng của người lao động phân theo giới tính và tuổi thọ
bình quân của người dân.
Căn cứ vào các nhu cầu trên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước qua từng thời kỳ, các nhà hoạch định xây dựng chính sách sẽ định ra từng
chế độ
BHXH cụ thể với những điều kiện được hưởng cũng như tỷ lệ hưởng phù hợp.
Về cơ bản, cơ cấu chi BHXH của nước ta nhìn chung là ổn định qua các thời
kỳ, chỉ trừ những năm từ 1961 (năm trước khi Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH
có
hiệu lực thi hành) trở về trước do điều kiện kinh tế quá khó khăn, đối tượng
tham gia
còn ít nên các chế độ được hưởng mới chỉ tập trung vào hưu trí, còn các chế độ
khác
chưa có điều kiện để thực hiện. Hiện tại cơ cấu chi BHXH gồm:
- Chi trả chế độ ốm đau;
- Chi trả chế độ thai sản;
- Chi trả chế độ tai nạn, bệnh nghề nghiệp;
- Chi trả tiền tuất;
- Chi trả lương hưu;
- Chi trả mất sức lao động.
Từ năm 2002 còn có thêm chi nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe và chi khám
chữa bệnh cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Pháp luật cũng quy
định
quỹ BHXH chỉ phải đảm bảo chi trả các chế độ trên cho những đối tượng hưởng
lương
hưu và trợ cấp BHXH từ năm 1995 trở đi, còn ngân sách nhà nước phải đảm bảo
nguồn
để chi trả cho các đối tượng đã nghỉ làm việc để hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp
BHXH
từ năm 1994 trở về trước. Như vậy, trong cơ cấu nguồn kinh phí để chi trả BHXH
có
hai phần: Phần của ngân sách nhà nước và phần của quỹ BHXH.
1.3.3 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
Chính sách BHXH nói chung và pháp luật về quản lý thu, chi BHXH nói riêng
ban hành trong thời gian qua, về cơ bản đã giải quyết được các vấn đề liên quan
đến
quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người lao động tham gia và hưởng BHXH, phù hợp
với tình hình kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước qua từng thời kỳ.
Đối với nước ta, chính sách BHXH được hình thành và thực thi trong những
điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn. Vì vậy, các quy định của pháp luật
về đảm
bảo tổ chức thực hiện chính sách BHXH ở thời kỳ đầu thường chỉ là giải quyết
được
một hoặc một số ít các chế độ BHXH chứ chưa thể có một hệ thống chính sách đồng
bộ
được. Mặt khác, nền kinh tế nước ta đã một thời gian dài hoạt động theo cơ chế
kế
hoạch hóa tập trung bao cấp, nên ở thời kỳ này chính sách BHXH nói chung và pháp
luật về quản lý thu, chi BHXH nói riêng cũng được hoạch định, xây dựng theo cơ
chế
này. Các quy định của pháp luật về quản lý thu, chi BHXH một khi không được
hoạch
định và xây dựng cho đúng với quy luật của nó, tức là phải đảm bảo lấy thu bù
chi và có
phần dư để đầu tư tăng trưởng, tất yếu sẽ dẫn đến những khó khăn, hạn chế trong
khâu
tổ chức thực hiện.
Nhìn chung, các quy định của pháp luật về thu, chi BHXH ở thời kỳ này đã
đóng vai trò quan trọng đối với việc ổn định đời sống của công nhân, viên chức
và gia
đình họ khi gặp rủi ro; đảm bảo an toàn xã hội. Tuy nhiên, khi nền kinh tế
chuyển đổi từ
cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường thì chính sách BHXH nói chung
và
pháp luật về quản lý thu, chi BHXH nói riêng đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế,
không
còn phù hợp, thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau:
- Đối tượng áp dụng BHXH còn hạn hẹp; đến trước thời điểm 1993 mới chỉ có
2,6 triệu công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước được hưởng chính sách BHXH.
Còn khoản trên 2 triệu lao động làm công, ăn lương trong các doanh nghiệp ngoài
quốc
doanh và hàng chục triệu lao động là xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp,
nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp... chưa được tham gia và hưởng chính sách BHXH.
- Mức đóng BHXH còn thấp, mặt khác việc tuân thủ quy định của pháp luật về
thu BHXH chưa nghiêm, nên quỹ BHXH chưa đủ chi cho các chế độ BHXH. Kinh phí
chi trả BHXH hàng năm chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp. Theo qui định hàng
tháng
các cơ quan, đơn vị đóng 15% tổng quỹ tiền lương để thực hiện BHXH, trong đó
phần
Nhà nước thu theo kế hoạch là 8%, còn 2% để lại cơ sở để trợ cấp khó khăn cho
người
lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thu 5% để chi cho 3 chế độ ốm đau,
thai
sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Quy định là vậy, nhưng do việc tổ
chức thu
phân tán, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài nên
trên
thực tế số thu được là rất ít. Số chi BHXH do ngân sách nhà nước phải cấp bù
ngày
càng tăng, thường là trên 70%.
- Chính sách BHXH làm thay cả các chính sách xã hội khác như: chính sách ưu
đãi những người tham gia kháng chiến; chính sách về kế hoạch hóa gia đình; tinh
giảm
biên chế; lấy thời gian công tác quy đổi để hưởng BHXH, trước khi về hưu được
nâng
lương; tỷ lệ hưởng BHXH cao so với mức đóng…
- Trợ cấp ốm đau trả thay tiền lương không phụ thuộc vào thời gian nghỉ ốm dài
hay ngắn và không phân biệt giữa những người làm việc lâu năm với người làm việc
ít
năm.
- Trợ cấp thai sản được hưởng chung là 6 tháng không còn phù hợp với tình
hình sử dụng lao động nữ, đặc biệt là những đơn vị sử dụng nhiều lao động nữ.
- Chi trả trợ cấp hưu trí, mất sức lao động xuất hiện nhiều bất cập. Chẳng hạn
như: mức trợ cấp thay tiền lương khi nghỉ hưu thấp, không đảm bảo cuộc sống của
người nghỉ hưu. 40% số người về hưu có mức lương hưu ngang với mức lương tối
thiểu. Việc giảm tuổi đời, giảm số năm công tác để hưởng chế độ hưu trí đã dẫn
đến độ
dài bình quân nghỉ hưu dài hơn độ dài làm việc. Qua khảo sát của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, trong 950.000 người hưởng hưu ở thời điểm 1992 có 80%
chưa
hết tuổi lao động, 10% dưới 45 tuổi; thậm chí nhiều người về hưu ở độ tuổi 37,
38.
Trong 359.000 người nghỉ mất sức lao động thì dưới 10% là thực sự ốm đau, mất
sức,
số còn lại vẫn còn khả năng lao động bình thường [24].
Trước những hạn chế trên, nếu chính sách BHXH nói chung và pháp luật về
quản lý thu, chi BHXH nói riêng không được sửa đổi, bổ sung thì ngân sách nhà
nước
cũng sẽ không còn khả năng để tiếp tục chi trả cho các chế độ BHXH nữa. Để khắc
phục các hạn chế trên, ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/CP
quy
định tạm thời chế độ BHXH, đây có thể được coi là bước chuyển lớn nhất trong
chính
sách BHXH để phù hợp với nền kinh tế thị trường, nét đổi mới cơ bản ở đây là
Chính
phủ đã quy định rõ người lao động và chủ sử dụng lao động phải đóng BHXH mới
được
hưởng quyền lợi BHXH. Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng để hình thành quỹ
BHXH tập trung, hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước, có khả năng đảm bảo
chi
trả đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH và phần dư ra để đầu tư tăng trưởng.
Tiếp theo Chính phủ lại có những sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách BHXH cho
phù hợp với tình hình đổi mới ngày càng nhanh của đất nước, bằng việc ban hành
Điều
lệ BHXH áp dụng cho cán bộ, công chức, công nhân viên nhà nước và mọi người lao
động kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày
15/7/1995 áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, bình sĩ
quân đội
và công an nhân dân.
Việc ban hành và thực hiện Điều lệ BHXH mà trong đó nguyên tắc quan trọng
nhất là có đóng BHXH mới được hưởng quyền lợi BHXH trong hơn 9 năm qua đã đem
lại những kết quả rất tích cực, số thu BHXH ngày càng lớn, số chi do ngân sách
nhà
nước cấp giảm dần, sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
trong
việc tham gia BHXH đã cơ bản được đảm bảo… Tuy nhiên, để đáp ứng xu thế phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc
tế thì quy định của pháp luật về quản lý thu, chi BHXH trong thời gian qua cũng
đã bộc
lộ một số hạn chế, trong đó tập trung chủ yếu vào:
- Đối tượng tham gia BHXH tuy đã được mở rộng và phát triển nhưng vẫn còn
hạn hẹp. Hiện cả nước có khoảng trên 40 triệu lao động, trong đó khoảng trên 10
triệu
lao động có quan hệ lao động nhưng mới có gần 6 triệu người tham gia BHXH bắt
buộc
và số này chủ yếu vẫn là lao động thuộc khu vực nhà nước; số lao động làm việc ở
các
cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài quốc doanh, kể cả các doanh nghiệp liên doanh
và
100% vốn đầu tư nước ngoài tham gia BHXH còn thấp, chỉ chiếm khoảng 15 - 20%
trong tổng số lao động phải tham gia theo luật định. Hạn chế này đã ảnh hưởng
trực tiếp
đến khả năng chi trả và tốc độ tăng trưởng của quỹ BHXH.
- Mức hưởng của người lao động chưa tương ứng với mức đóng, quy định mức
hưởng hiện nay tuy cao, những người về hưu đời sống vẫn khó khăn, do giá trị
thực tế
của tiền lương nước ta còn thấp.
- Quyền lợi về BHXH của người lao động chưa công bằng, người đóng ít về
hưu sớm, hưởng chế độ thời gian dài, ngược lại người đóng BHXH dài chưa hưởng
chế
độ hưu hoặc mới hưởng một vài năm đã chết mà không có thân nhân đủ điều kiện
hưởng tuất hàng tháng thì chỉ được hưởng tối đa 12 tháng lương hoặc trợ cấp.
Chính
sách chưa khuyến khích người lao động đóng cao hưởng cao.
- Các quy định của pháp luật về xử lý các vi phạm về nghĩa vụ đóng BHXH
chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế rõ ràng do vậy tỷ lệ thất thu BHXH còn rất lớn,
ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng chi trả và tăng trưởng của quỹ BHXH.
Trước những hạn chế, bất cập trên, đòi hỏi chính sách BHXH nói chung và quy
định của pháp luật về quản lý thu, chi BHXH nói riêng phải tiếp tục sửa đổi, bổ
sung
cho hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới của đất nước trong thời kỳ công
nghiệp
hóa hiện đại hóa.
Tóm lại, thực tiễn hoạt động thu, chi BHXH qua từng thời kỳ, nhất là từ thời kỳ
đổi mới của đất nước, chúng ta thấy rằng việc phải thường xuyên sửa đổi, bổ
sung, xây
dựng mới các quy định của pháp luật về thu, chi BHXH là tất yếu khách quan và là
nhu
cầu cần thiết để tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách BHXH nói
chung
và các quy định pháp luật về quản lý thu, chi BHXH nói riêng. Minh chứng cho kết
luận
trên ta có thể tham khảo qua con số sau: Theo thống kê chưa đầy đủ của Bảo hiểm
xã