Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long
8,561
65
72
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
đồng chiếm 85,75% chi phí, so với năm 2007 thì chi phí kinh doanh đã tăng 22.554
triệu đồng tương ứng tăng 31,70%. Do: Chi trả lãi tiền gửi là 60.931 triệu đồng
tăng
20.087 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 50,14% , trả lãi tiền vay là
32.209
triệu đồng tăng 1.833 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 6,03%, phát hành
giấy tờ có giá là 560 triệu đồng giảm 150 triệu đồng tương ứng giảm 21,13%.
Nguyên
nhân biến động của các khoản chi phí là do biến động của các nguồn vốn huy động
cùng với những thay đổi của lãi suất. Mặt khác, do sự cạnh tranh giữa các NHTM
trên
cùng địa bàn để huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cho nên
chi phí này tăng lên.
Chi nhân viên là 3.194 triệu đồng tăng 675 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng
tăng
26,80% . Do NH mở rộng hoạt động kinh doanh nên tuyển thêm nhiều nhân viên để
đáp ứng nhu cầu, chính vì thế khoản chi này tăng cùng với việc mở rộng quy mô
kinh
doanh của NH.
Chi nộp thuế là 308 triệu đồng tăng 78 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng
33,91%.
Chi phí khác là 12.064 triệu đồng so với năm 2007 thì đã giảm 1.388 triệu đồng
tương
đương giảm 10,32%.
- Đến năm 2009 tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động nên chi phí tăng lên là
110.461 triệu đồng tăng 1.195 triệu đồng tương ứng tăng 1,09% so với năm 2008.
Trong đó: Chi kinh doanh là 99.213 triệu đồng tăng 5.513 triệu đồng so với năm
2008
tương ứng tăng 5,88%. Bao gồm: Chi lãi tiền gửi là 62.865 triệu đồng tăng 1.934
triệu
đồng tương ứng tăng 3,17% so với năm 2008, Chi trả lãi tiền vay là 35.659 triệu
đồng
tăng 3.450 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 10,71%, chi phát hành
GTCG là 689 triệu đồng tăng 129 triệu đồng tương đương tăng 23,04% so với năm
2008.
Chi nhân viên 4.569 triệu đồng tăng 1.375 triệu đồng tương đương tăng 43,05% so
với
năm 2008. Chi phí khác là 6.382 triệu đồng giảm 5.683 triệu đồng tương ứng giảm
47,10%.
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 31 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
4.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là yếu tố để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Lợi nhuận
là
thành quả cuối cùng của toàn bộ quá trình hoạt động , là mục tiêu không chỉ NH
mà
bất cứ tổ chức kinh doanh nào cũng hướng đến. Với sự nổ lực của toàn thể CBCNV
chi nhánh, lợi nhuận đạt được trong 3 năm (2007- 2009) như sau:
Năm 2007 lợi nhuận của NH đạt được là 8.336 triệu đồng .Sang năm 2008 lợi
nhuận tăng lên 11.327 triệu đồng tăng 2.991 triệu đồng tương ứng tăng 35,88% so
với
năm 2007. Đến năm 2009 lợi nhuận đạt 14.354 triệu đồng tăng 3.027 triệu đồng
tương
đương tăng 26,72% so với năm 2008. Tốc độ tăng như trên đã góp phần chứng minh
NH tạo thêm uy tín cũng như sự tin cậy của khách hàng, cũng như tự chứng minh
được NH “ Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của
BIDV”. Như vậy, lợi nhuận của NH tăng liên tục qua 3 năm. Lợi nhuận tăng là do
trong năm 2008 thu lãi cho vay cao hơn các khoản chi trả tiền vay và lãi tiền
gửi.
Tương tự năm 2009 lợi nhuận cũng tăng cao hơn so với năm 2008.
Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của NH trong thời gian qua là có hiệu
quả và ngày càng phát triển. Doanh thu, lợi nhuận đều tăng qua các năm, đây là
biểu
hiện đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của NH. Với kết quả đạt được như vậy
cùng với đội ngũ CBCNV thành thạo nghiệp vụ, tinh thần hăng say, tích cực sẽ là
động lực để NH phát triển. Mặt khác, Ngân hàng cũng cần mở rộng thêm nhiều dịch
vụ hơn nữa nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, mở rộng thị phần, đồng thời
phải quản lý chi phí, nâng cao chất lượng tín dụng, … góp phần tăng thu nhập cho
NH
giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NH không những đem lại lợi nhuận cho NH mà còn góp phần vào sự phát
triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long, đóng góp cho NSNN và góp phần vào hiệu quả
hoạt
động của hệ thống NH trong cả nước.
5. Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Long.
5.1. Thuận lợi.
Với truyền thống và thành tích của Ngân hàng, hệ thống BIDV ngày càng nâng lên
cùng với sự phát triển của chi nhánh. Riêng chi nhánh Vĩnh Long có những thuận
lợi
sau:
Đặt tại trung tâm TP.Vĩnh Long, ngay đầu mối giao thông.
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 32 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
Là một NH Quốc Doanh lớn có uy tín trong các NH đang hoạt động trên địa
bàn.
Nguồn vốn được cấp lớn.
Đôi khi được CP giao đầu tư các dự án lớn của Nhà Nước.
Chưa cổ phần hóa.
Gần các khu công nghiệp lớn.
Có nhiều khách hàng lớn.
Đội ngũ CBCNV trẻ, có trình độ, năng động, tâm huyết với nghề, thường
xuyên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
Sử dụng công nghệ cao, bảo mật tốt, ít bị lỗi, chi phí thấp.
Sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng phục tốt, đối tượng phục vụ là mọi tầng
lớp khách hàng.
5.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi có được BIDV cũng không tránh khỏi những khó khăn:
Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay nên sử dụng phần
lớn vốn điều chuyển từ BIDV Việt Nam.
Mạng lưới hoạt động của chi nhánh còn mỏng:1 chi nhánh, 3 phòng giao dịch,
1 quỹ tiết kiệm.
Nằm trên địa bàn nhỏ, cơ cấu còn nặng về nông nghiệp.
Trên địa bàn còn có nhiều NH Quốc Doanh và NH cổ phần ngoài Quốc
Doanh hoạt động, chịu sự cạnh tranh gay gắt. Mặt khác, thị trường biến động bất
thường đã tạo sức ép cạnh tranh giữa các NH gay gắt hơn, thị phần ngày càng bị
chia
nhỏ hơn.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế. Đặc biệt là máy rút tiền tự động
(ATM) chưa đáp ứng được nhu cầu của ngừơi sử dụng.
Cơ chế còn nặng nề, CBCNV có trình độ chưa đồng đều.
Điều hành công việc hằng ngày còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố làm ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động.
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 33 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN CỦA NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH VĨNH LONG.
1. Tình hình nguồn vốn của BIDV chi nhánh Vĩnh Long.
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của NH là vốn với chức năng trung
gian tài chính “ Đi vay để cho vay” nên NH phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm
bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang
lại
thu nhập cho khách hàng cũng như tạo đựơc lợi nhuận cho NH.
Chi nhánh NH luôn cố gắng tự chủ về nguồn vốn nhằm chủ động trong việc cho
vay. Vì vậy, NH đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn
rỗi
từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau tạo ra
nguồn vốn đảm bảo tiến trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền
kinh
tế
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi
nhánh Vĩnh Long từ 2007 - 2009.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệnh
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị Giá trị Giá trị
Tuyệt
Đối
Tương
Đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
Đối
(%)
I.Vốn huy động 337.149 404.960 589.615 67.811 20,11 184.655 45,60
1. TGTT của các TCKT
& DC
83.963 106.808 219.685 22.845 27,21 112.877 105,68
2. TGCKH của TCKT 10.182 28.369 39.562 18.187 178,62 11.193 39,46
3. TG chuyên dùng 1.210 1.077 2.156
- 133
- 10,99 1.097 100,19
4. TGTK 241.314 267.911 326.948 26.597 11,02 59.037 22,04
5. TGTT của TCTD
238 475 896 237
99,58
421
88,63
6. TGCKH của TCTD
242 320 368 78
32,23
48
15,00
II. Vốn và các quỹ khác 608.340 947.494 986.269 339.154 55,75 38.775 4,09
Tổng nguồn vốn 945.489 1.352.454 1.575.884 406.965 43,04 223.430 16,52
(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 34 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
Biểu đồ 2: Tình hình nguồn vốn
Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của NH gia tăng đều qua các năm
(từ 2007 – 2009). Cụ thể: năm 2007 tổng nguồn vốn của BIDV đạt 945.489 triệu
đồng.
Năm 2008 là 1.352.454 triệu đồng tăng 406.965 triệu đồng tương ứng tăng 43,04%
so
với năm 2007. Đến năm 2009 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 1.575.884 triệu đồng
tăng 223.430 triệu đồng tương ứng tăng 16,52 % so với năm 2008. Nguyên nhân của
sự tăng này là do NH áp dụng chính sách lãi suất kinh doanh linh hoạt, tăng giảm
phù
hợp với tình hình thị trường. Nền kinh tế địa phương phát triển, thu nhập của
người
dân tăng cao và có thói quen tích lũy tiết kiệm. Bên cạnh đó, sự nổ lực của NH
trong
việc xây dựng hình ảnh, nâng cao chất lượng phục vụ,…đã tạo sự an tâm, tin tưởng
cho khách hàng khi giao dịch.
Nguồn vốn của BIDV dùng hoạt động kinh doanh bao gồm: vốn huy động, vốn
điều chuyển và các quỹ. So với quy mô hoạt động hiện nay của NH thì nguồn vốn
huy
động chiếm tỷ trọng thấp, luôn ở dưới mức 50% trong tổng nguồn vốn của NH.
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 35 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh
Vĩnh Long từ 2007 - 2009.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệnh
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị Giá trị Giá trị
Tuyệt
Đối
Tương
Đối(%)
Tuyệt
đối
Tương
Đối(%)
1. TGTT của các TCKT
& DC
83.963 106.808 219.685 22.845 27,21 112.877 105,68
2. TGCKH của TCKT 10.182 28.369 39.562 18.187 178,62 11.193 39,46
3. TG chuyên dùng 1.210 1.077 2.156 - 133 - 10,99 1.097 100,19
4. TGTK 241.314 267.911 326.948 26.597 11,02 59.037 22,04
5. TGTT của TCTD 238 475 896 237 99,58 421 88,63
6. TGCKH của TCTD 242 320 368 78 32,23 48 15,00
Tổng: 337.149 404.960 589.615 67.811 20,11 184.655 45,60
(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động của NH tăng liên tục từ năm
2007 -2009. Cụ thể, nguồn vốn huy động trong năm 2007 là 337.149 triệu đồng.
Sang
năm 2008 tăng lên 404.960 triệu đồng tăng 67.811 triệu đồng tương ứng tăng
20,11%
so với năm 2007. Đến năm 2009 thì nguồn vốn huy động là 589.615 triệu đồng tăng
184.655 triệu đồng tương đương tăng 45,60%. Nguyên nhân là do NH đã chú trọng
phát triển các nguồn huy động này, trong các năm qua NH đã điều chỉnh mức lãi
suất
ngày càng hợp lý hơn trong công tác huy động vốn. Đồng thời, việc đa dạng các
hình
thức huy động với các chương trình ưu đãi đã thu hút được nhiều khách hàng gửi
tiền
vào NH. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều công ty cùng với việc kinh doanh có
hiệu quả và nhờ vào sự quảng bá, hướng dẫn tận tình của nhân viên NH đối với
khách
hàng đã thấy được lợi ích khi gửi tiền vào NH. Cho nên, NH ngày càng huy động
được
nhiều vốn hơn. Trong đó, tiền gửi của các TCKT và dân cư, tiền gửi tiết kiệm
luôn
chiếm tỷ trọng cao.
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 36 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
2. Doanh số cho vay trung- dài hạn.
2.1 Cho vay theo thời gian của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh
Long.
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng Đầu tư và phát
triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 - 2009.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tươn
g đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Ngắn hạn 1.764.982 89,53 1.520.316 85,86 2.659.519 84,61 -244.666 -13,86
1.139.203 74,93
Trung- dài
hạn
206.356 10,47 250.407 14,14 483.932 15,39 44.051 21,35 233.525 93,26
Tổng 1.971.338 100 1.770.723 100 3.143.451 100 -200.615 -10,18 1.372.728 77,52
(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)
Biểu đồ 3: Doanh số cho vay theo thời hạn
Căn cứ vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh NH
tăng giảm không đều các năm do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới. Trong
cơ
cấu cho vay thì NH tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung – dài hạn,
hỗ
trợ vốn lưu động cho các thành phần kinh tế, vay tiêu dùng ngắn hạn. Doanh số
cho
vay trung – dài hạn chiếm tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay nhưng đã
có
vai trò rất quan trọng góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu vốn để thực
hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu của tỉnh nhà. Cụ thể:
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 37 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
Năm 2007 doanh số cho vay đạt 1.971.338 triệu đồng trong đó cho vay ngắn
hạn là 1.764.982 triệu đồng chiếm 89,53% còn lại cho vay trung – dài hạn chỉ
chiếm
có 10,47%.
Sang năm 2008 tình hình cho vay có sự sụt giảm, doanh số cho vay còn
1.770.723 triệu đồng giảm 20.615 triệu đồng tương ứng giảm 10,18% so với năm
2007. Doanh số cho vay trung – dài hạn có sự gia tăng (21,35%) nhưng vẫn chiếm
tỷ
trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay, trong khi đó cho vay ngắn hạn giảm còn 1.520.316
triệu đồng giảm 244.666 triệu đồng tương ứng giảm 13,68% so với năm 2007. Nguyên
nhân là do trong năm 2008 khủng hoảng kinh tế xảy ra và thiệt hại nặng nề từ
thiên tai,
tình hình kinh tế của Việt Nam có nhiều bất ổn, lạm phát xảy ra làm đồng tiền
mất giá,
lãi suất tiền gửi NH thấp hơn tỷ lệ lạm phát nên lượng khách hàng có phần giảm
đi.
Đến năm 2009 doanh số cho vay đạt 3.143.541 triệu đồng tăng 1.372.728 triệu
đồng tương ứng tăng 77,52% so với năm 2008. Trong đó , cho vay ngắn hạn là
2.659.519 triệu đồng chiếm 84,61%, cho vay trung- dài hạn là 483.932 triệu đồng
chiếm 15,39%. So với năm 2008 thì cho vay ngắn hạn tăng 74,93%, cho vay trung-
dài
hạn tăng 93,26%. Do năm 2009 nền kinh tế tiếp tục chịu tác động từ cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực trong hoạt động kinh
tế
của nước ta. Trước tình hình đó, CP đã dùng gói kích thích kinh tế trị giá 8 tỷ
USD
gồm: miễn giảm, hoãn thuế, hỗ trợ lãi suất,…Với sự hỗ trợ kịp thời đó đã tháo gỡ
khó
khăn cho doanh nghiệp, tạo được công ăn việc làm cho người lao động, kinh tế dần
dần hồi phục và tăng trưởng trở lại. Chính vì thế tình hình cho vay của NH có sự
gia
tăng đáng kể.
2.2 Cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế.
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 38 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
Bảng 5:Doanh số cho vay trung- dài hạn theo thành phần kinh tế của NH
Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 - 2009.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
DNNN 8.621 4,18 13.670 5,46 199.856 41,30 5.049 58,57 186.186 1362,00
Cty CP-
TNHH
10.981 5,32 47.095 18,81 8.570 1,77 36.114 328,88 -38.525 -81,80
DNTN-CT 186.754 90,50 189.642 75,73 275.506 56,93 2.888 1,55 85.864 45,28
TỔNG 206.356 100 250.407 100 483.932 100 44.051 21,35 233.525 93,26
(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)
Biểu đồ 4: Doanh số cho vay trung- dài hạn theo thành phần kinh tế.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay trung- dài hạn theo thành phần
kinh tế
của NH đều tăng qua các năm (2007- 2009). Năm 2007, cho vay theo thành phần kinh
tế là 206.356 triệu đồng. Sang năm 2008 tăng lên 250.407 triệu đồng tăng 44.051
triệu
đồng tương ứng tăng 21,35% so với năm. Đến năm 2009, doanh số cho vay này đạt
483.932 triệu đồng tăng 233.525 triệu đồng tương đương tăng 93,26% so với năm
2008. Trong đó:
- DNNN: Năm 2007 doanh số cho vay trung – dài hạn đối với DNNN là 8.621
triệu đồng. Sang năm 2008, doanh số này tăng lên 13.670 triệu đồng tăng 5.049
triệu
đồng tưong ứng tăng 58,57%. Đến năm 2009 doanh số cho vay trung – dài hạn đối
với
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 39 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp K30 – Tài chính tín dụng 1
DNNN tiếp tục tăng cao đạt 199.856 triệu đồng tăng 186.186 triệu đồng tương ứng
tăng 1362,00% so với năm 2008.
- Cty CP – TNHH: Năm 2007 cho vay trung- dài hạn đối với loại hình doanh
nghiệp này đạt 10.981 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số này tăng cao lên 47.095
triệu đồng, tăng 36.114 triệu đồng tương đương tăng 328,88%. Đến năm 2009 doanh
số cho vay giảm còn 8.570 triệu đồng, giảm 38.525 triệu đồng tương đương giảm
81,80% so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2008 tình hình kinh tế có
nhiều biến động, các doanh nghiệp hạn chế vay ngắn hạn chuyển sang vay trung –
dài
hạn nên các khoản vay đối với loại khách hàng này tăng lên. Sang năm 2009, nhờ
các
chính sách kích cầu của CP, tình hình kinh tế lạc quan hơn nên các doanh nghiệp
tập
trung vào vay ngắn hạn để giải quyết nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh vì
vậy
các khoản vay trung – dài hạn giảm đi.
- DNTN- CT: Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ
cấu cho vay trung- dài hạn nhưng tỷ lệ cho vay qua các năm chỉ tăng tương đối
chứ
không cao. Năm 2007 doanh số cho vay trung –dài hạn đạt 186.754 triệu đồng .Năm
2008 cho vay là 189.642 triệu đồng tăng 2.888 triệu đồng tương ứng tăng 1,55% so
với
năm 2007. Đến năm 2009 doanh số cho vay trung – dài hạn tăng cao lên 275.506
triệu
đồng tăng 85.864 triệu đồng tương đương tăng 45,28% so với năm 2008. Do NH đã
chú ý đến khách hàng là cá nhân, nhu cầu vay của người dân tăng lên. Mặt khác,
cho
vay theo thành phần kinh tế này khá an toàn hơn vì có tài sản thế chấp, tài sản
đảm bảo
lớn hơn nhiều so với nhu cầu vốn vay, nguồn trả nợ được đảm bảo.
2.3 Cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế.
Bảng 6: Doanh số cho vay trung- dài hạn theo ngành nghề của NH Đầu tư
và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 - 2009.
GVHD: Th.S Trương Thị Nhi Trang 40 HSTH: Lý Đặng Minh Hoàng