LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn
8,003
790
138
2.2.4.1. Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế ảnh hưởng đến chi phí
Chất lượng công tác khảo sát thiết kế thấp, không thực hiện đúng quy trình, quy
phạm. Số liệu đầu vào có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng
của hồ sơ
thiết kế. Hiện nay, do hạn chế về vốn đầu tư, tiến độ triển khai gấp nên công
tác khảo sát điều
tra không được thực hiện một cách đầy đủ, do vậy hồ sơ thiết kế một số dự án đã
phải bổ sung
khảo sát trong quá trình triển khai xây dựng, dẫn đến phải xử lý các vấn đề phát
sinh, bổ sung
hoặc thay thế, chất lượng hồ sơ thiết kế còn nhiều bất cập do chưa nghiên cứu
một cách thấu
đáo, kết hợp giữa điều kiện tự nhiên, xã hội, địa hình, địa chất thuỷ văn khu
vực.
Ví dụ về chất lượng khảo sát Dự án chỉnh trị cửa sông Đà Nông – Phú Yên, do Công
ty
Tư vấn xây dựng Phú Yên sử dụng các thông số kỹ thuật cũ của Đại học Thủy lợi Hà
Nội cho
Sông Bàn Thạch từ năm 1985 và tài liệu đo lưu tốc dòng chảy thủy điện Sông Hinh
năm 1982
làm lưu vực tương tự để xác định tình hình hải văn của Sông Bàn Thạch dẫn đến
công trình
không đưa vào sử dụng gây thiệt hại 41.6 tỷ đồng, trong đó bổ sung thiết kế 3.7
tỷ đồng và
thêm 2 gói thầu “nâng cao tính bền vững lâu dài” lên 7.6 tỷ đồng
3
.
Hồ sơ thiết kế không theo đúng các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật,
chưa
điều tra, nghiên cứu về tình hình thực tế về địa chất, địa hình, khí hậu, điều
kiện và đặc điểm
về tài nguyên, nguồn nhân lực và đặc điểm về nguyên liệu, vật tư, thiết bị đầu
vào, quy mô và
khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra sẽ dẫn đến những sai sót gây lãng phí, thất
thoát trong quá
trình thi công xây dựng công trình, thực hiện dự án.
Quản lý chi phí ở khâu thiết kế diễn ra theo 2 khuynh hướng: Một là, thiết kế
vượt quá
yêu cầu so với tiêu chuẩn và quy chuẩn hoặc sử dụng nhiều vật liệu đắt tiền cho
công trình.
Hai là, thiết kế không bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc phần lớn dựa trên
kết quả
khảo sát sơ sài hoặc có nhiều sai sót, điển hình như công trình xây dựng bể nước
trên hòn đảo
lớn quần đảo Nam Du, Kiên Giang đã lấy số liệu đầu vào cũ, không khảo sát thực
tế, không
tính toán áp lực nước ngầm, nên công trình xây dựng xong phải sửa chữa, giá trị
đầu tư là 3.2
tỷ đồng, còn phương án sửa chữa cần đến 7 tỷ đồng
4
.
Sự cố sập nhà Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ do việc thi công tầng hầm cao ốc
Pacific điều chỉnh thiết kế từ 3 tầng hầm chuyển thành 5 tầng hầm nhưng chưa
hoàn chỉnh hồ
3
Theo nguồn: Báo thanh niên ngày 13/4/2007
4
Theo nguồn: Báo công an nhân dân ngày 14/5/2006
sơ thiết kế, khảo sát địa chất không kỹ dẫn đến thiệt hại 4.5 tỷ đồng. Trong đó
đã xin điều
chỉnh giấy phép xây dựng thay đổi công năng từ cao ốc văn phòng thành nhà hàng,
khách sạn.
2.2.4.2. Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế và thẩm định dự toán tác động
đến quản
lý chi phí.
Chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công,
dự toán công trình, hạng mục công trình có tác động trực tiếp quản lý chi phí
đầu tư xây dựng
công trình đến quá trình triển khai thực hiện dự án.
Thực trạng công tác thẩm định còn mang tính hình thức, chiếu lệ, nhiều dự án
công
trình được thẩm định một cách đại khái, chưa phân định rõ trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân
tham gia thẩm định. Tổ chức tư vấn tham gia thẩm tra chủ yếu do quen biết để tìm
việc nên
thường nể nang chủ đầu tư, không giữ vững lập trường, quan điểm của mình đối với
các ý
kiến mà chủ đầu tư đề xuất bất hợp lý.
Điển hình là Dự án khu thể thao dưới nước Mỹ Đình khi công trình gần hoàn thành,
UBTDTT mới trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tổng dự toán từ 199.6 tỷ đồng
lên 239.2
tỷ đồng không có ý kiến tham gia thẩm định. Thanh tra 7 hạng mục thực tế thi
công thì chi phí
thực tế là 45.79 tỷ đồng, trong khi đó dự toán là 62.8 tỷ đồng, chênh lệch 17.02
tỷ đồng. Nếu
không có thanh tra phát hiện thì giá trị này đưa vào quyết toán
5
.
Tình trạng một số cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi
công,
dự toán công trình, hạng mục công trình nhưng không lường trước được các chi phí
phát sinh,
bổ sung điều chỉnh nhiều lần, thậm trí có không ít các dự án vừa thiết kế vừa
thi công, dẫn
đến giai đoạn cuối cùng khi thi công xong mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh dự
toán nhằm
hợp thức hóa các chi phí phát sinh. Chưa tính đến các dự toán phát sinh.
2.2.4.3. Chi phí công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1995 đến nay, cả nước có 63.000 dự án đầu tư
với
diện tích 1.317.000ha. Hiện nay có 55 tỉnh thành có dự án chậm giải phóng mặt
bằng với tổng
số 1.273 dự án. Việc giải phóng mặt bằng thường chậm so với thời gian quy định
và phải kéo
dài nhiều năm đã gây những ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân và tốn kém
tiền của
nhà nước.
5
Nguồn: Báo cáo thanh tra số 1746 ngày 30/11/2004
Dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với chi phí 20 tỷ đồng/km, nhưng do chậm
trễ trong khâu giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ người dân phía chủ đầu tư
đã muốn hạ
thấp chi phí dẫn đến tiến độ dự án bị chậm, vì vậy phải tiến hành giải pháp thi
công rút ngắn
thời gian so với quy định dẫn đến phải theo dõi lún công trình trong quá trình
đưa công trình
vào hoạt động, gây tốn kém lãng phí tiền của nhà nước, cản trở giao thông và ảnh
hưởng
không tính được bằng tiền.
Dự án nhà máy thép Tycoons chiếm trên 300ha, số vốn lên đến 3.3 tỷ USD, nhưng bị
ảnh hưởng về tiến độ do việc chưa thực hiện việc di dời của 7 hộ dân, phải bồi
thường thêm
cho mỗi hộ dân vài trục triệu đồng, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Dự án Hồ chứa
nước
Cửa Đạt, Thanh Hoá có tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng do sở NN & PTNT Thanh Hoá
làm
chủ đầu tư. Dự án này mới triển khai đợt 1 đã phát hiện 21 công trình xây dựng
bị rút ruột,
công tác GPMB đều có sai phạm tham nhũng, công trình đầu tư 2-3 tỷ đồng thì bị
thất thoát
tới 200-300 triệu đồng.
2.2.4.4. Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Những sai sót trong việc thực hiện quy định đấu thầu là một trong những nguyên
nhân
gây thất thoát, qua kết quả thanh tra một số dự án do Thanh tra Nhà nước tiến
hành năm 2003,
những sai sót như: thu phí của thầu phụ sai chế độ, điều chỉnh giá trúng thầu
sai quy định, hưởng
lợi từ việc nhượng thầu trái phép,...đã làm thất thoát 81,91 tỉ đồng chiếm gần
1% tổng mức đầu tư
của các dự án được thanh tra.
- Khâu tuyển chọn nhà thầu và hợp đồng trong xây lắp còn những vấn đề như quy
định
về giá gói thầu, giá bỏ thầu, giá trúng thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, hợp
đồng xây lắp có
điều chỉnh giá, phương thức liên danh nhà thầu... đang đặt ra những khó khăn và
là nguyên
nhân dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng.
- Có dự án cấp có thẩm quyền chấp thuận hồ sơ đấu thầu trong đó dự toán các gói
thầu
được lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật chưa được phê duyệt để tổ chức đấu thầu,
đồng thời phê
duyệt thiết kế kỹ thuật còn nhiều sai sót.
- Tổ chức lập hồ sơ mời thầu, xét thầu không chặt chẽ, sơ hở mang tính hình thức
hoặc
cố tình “lách” luật, do đó không đạt được mục đích của việc đấu thầu là thực
hiện tính cạnh
tranh công bằng để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế và chất
lượng cao,
nhưng thực tế lại xảy ra một số hiện tượng sau:
+ Có dự án mở thầu chỉ có 5 đơn vị, kết quả chỉ 1 đơn vị trúng thầu, sau đó nhà
thầu
trúng thầu này đem công việc chia cho 4 nhà thầu không trúng để cả 5 nhà thầu
cùng tham gia
thi công công trình.
+ Có dự án sau khi chấm thầu theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước,
trong
hồ sơ dự thầu của đơn vị trúng thầu xác định đơn giá một số vật tư, vật liệu có
mức giá cao
hơn giá thị trường, có quan niệm cho là gây lãng phí, thất thoát, nhưng xét về
bản chất kinh tế
thì đây là khoản chi phí tăng thêm tính cho sử dụng vật liệu có phẩm cấp cao hơn
khi hồ sơ dự
thầu không chỉ rõ yêu cầu các thông số kỹ thuật chủ yếu của loại vật liệu sử
dụng cho công
trình chứ không phải là lãng phí, thất thoát mà đây là một vấn đề cần quan tâm
xem xét cụ thể
hơn trong các quy định về đấu thầu sao cho tránh được tình trạng này.
- Sự chênh lệch giữa giá gói thầu và giá trúng thầu nhiều khi mang tính hai mặt:
+ Thực tế cho thấy, để đạt mục đích trúng thầu thi công công trình, nhiều nhà
thầu đã
cố tình bỏ giá thầu quá thấp, thậm chí chỉ bằng một nửa giá mời thầu. Điển hình
nhất là gói
R5 dự án quốc lộ 18A, gói 2A hầm đèo Hải Vân có gói thầu giá trúng thầu chỉ bằng
34,3%
giá gói thầu, đặc biệt đối với gói 2B, giá trúng thầu chỉ bằng 28,9% giá gói
thầu.
Nhiều gói thầu có mức chênh lệch giữa giá thắng thầu và giá gói thầu lên tới vài
trăm tỉ
đồng, điển hình là gói thầu xây dựng cảng Cái Lân với mức chênh lệch lên tới 400
tỉ đồng. Do
trúng thầu với giá bỏ thầu thấp như vậy nên trong quá trình thi công buộc các
nhà thầu phải
cắt bớt nguyên vật liệu thậm chí làm sai quy trình, quy phạm dẫn đến công trình
không đảm
bảo chất lượng theo thiết kế, kéo dài thời gian thi công và nhà thầu vừa thi
công vừa phải tìm
mọi cách tạo ra phát sinh để tăng giá. Kết quả là công trình đã bị kéo dài thời
gian mà giá trị
quyết toán công trình vẫn cao hơn giá trúng thầu, tạo ra lãng phí, thất thoát.
Trong quá trình đấu thầu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng thường xảy ra thông qua
một
số biểu hiện sau:
+ Chủ đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều đơn vị tham gia đấu thầu để gửi giá,
nâng
giá công trình để chia nhau hợp pháp. Trong trường hợp này, chủ đầu tư thường
tiết lộ những
thông tin quan trọng trong hồ sơ đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh, thậm chí
còn hướng dẫn
cách lập hồ sơ đấu thầu có những lợi thế cần thiết cho việc chọn đơn vị trúng
thầu.
+ Khi lập hồ sơ đấu thầu và cách tổ chức đấu thầu, chủ đầu tư đã cố ý đưa ra
những
điều kiện để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác.
+ Thống nhất trước các đơn vị tham gia đấu thầu để một đơn vị trúng thầu với
điều
kiện ưu đãi.
+ Thống nhất giá bỏ thầu thấp để trúng thầu, khi thi công sẽ cho phép phát sinh
và
quyết toán cao hơn giá trúng thầu.
+ Chia cắt thành các gói thầu nhỏ để có nhiều đối tác tham gia dự thầu.
2.2.4.5. Chất lượng thi công xây dựng công trình
Khi tiến hành thi công, bên B thường thay đổi chủng loại vật liệu với giá rẻ
hơn; tăng
khối lượng thi công cao hơn thực tế đã thực hiện với mục đích giảm thiểu chi phí
thực hiện.
Với cách làm này, nếu không bị phát hiện ngay khi thi công thì sau này khi công
trình hoàn
thành sẽ rất khó có thể phát hiện.
Một khía cạnh khác là thiết kế công trình bao giờ cũng có độ an toàn lớn, với sự
đồng ý
của giám sát thi công, bên B sẽ giảm vật liệu với hy vọng chất lượng công trình
vẫn bảo đảm.
Số tiền chênh lệch này sẽ được các bên tham gia thực hiện chia nhau. Chủ đầu tư
ép tiến độ
thi công để đảm bảo đưa công trình vào bàn giao đưa vào sử dụng mà không quan
tâm đến
chất lượng, tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Mục đích để chạy kế hoạch vốn
hàng năm
được giao hoặc thực hiện các dự án khác. Tuy nhiên điều này gây thiệt hại kép
cho nhà nước,
đó là:
Thứ nhất, vì chất lượng công trình không đảm bảo, gây thất thoát lãng phí, ảnh
hưởng
hiệu quả đầu tư.
Thứ hai, ảnh hưởng cân đối kế hoạch vốn hàng năm của nhà nước. Trong khi có công
trình đã thực hiện khối lượng hoàn thành nhưng không được bố trí vốn thì công
trình khác
vốn chờ giải ngân nhưng không có khối lượng hoàn thành.
2.2.4.6. Công tác giám sát thi công xây dựng công trình
Chất lượng công tác giám sát có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu tư xây dựng,
là
một trong những nguyên nhân tác động gián tiếp đến việc kiểm soát chi phí. Tư
vấn giám sát
cấu kết, thông đồng với chủ đầu tư (nhà thầu) bớt xén, nâng khống khối lượng
nghiệm thu.
Công tác nghiệm thu còn mang tính hình thức, chiếu lệ. Nhà thầu giám sát chưa có
biện pháp,
giải pháp chặt chẽ trong công tác giám sát dẫn đến việc để nhà thầu thi công làm
sai, làm ẩu,
ăn bớt khối lượng so với thực tế, thông đồng để ăn chia phần bớt xén công trình.
Cố tình kéo dài thời gian nghiệm thu để hạch sách nhà thầu, hoặc nhà thầu cố
tình bỏ
qua giai đoạn nghiệm thu công việc để tiến hành thi công các công việc tiếp theo
mà không có
sự đồng ý của tư vấn giám sát, xem nhẹ vai trò của tư vấn giám sát trong nghiệm
thu khối
lượng thi công hoàn thành.
Trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia nghiệm thu
Hiện nay tình trạng khối lượng phát sinh, bổ sung thường không được giải quyết
kịp
thời ngay thời điểm thi công, nhiều dự án, hợp đồng để tồn đọng sau khi đã thi
công xong
nhiều tháng, nhiều năm. Việc giải quyết trở nên vướng mắc mà nguyên nhân chủ yếu
là do
đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế không còn quan tâm đến dự án. Tình trạng
các nhà thầu
phải chạy theo các cán bộ tư vấn giám sát để “xin chữ ký” xảy ra thường xuyên.
Kỹ sư tư vấn giám sát chưa nắm vững về cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật nhà nước ban hành, kiến thức pháp luật, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa
nắm vững
và hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng kinh tế, thông lệ quốc tế đối với các
hợp đồng có
yếu tố nước ngoài, các dự án ODA. WB…
Cán bộ giám sát của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án của chủ đầu tư có năng lực hạn
chế, thực hiện công tác kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Kỹ sư tư
vấn giám
sát chưa nêu cao vai trò tư vấn mà chủ yếu là giám sát, chưa vận dụng các phương
pháp, biện
pháp giám sát một cách hiệu quả.
2.3.Thực trạng về quản lý vốn trong đầu tư xây dựng
2.3.1. Quản lý và điều hành kế hoạch vốn đầu tư hàng năm
Công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước trong những năm qua chưa hoàn
thành kế hoạch đặt ra, khối lượng giải ngân vốn đạt tỷ lệ thấp, nhất là nguồn
vốn từ trái phiếu
chính phủ. Nguyên nhân chính là từ khâu xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế
hoạch vốn
của các Bộ, ngành, địa phương chưa xác định rõ hướng ưu tiên đầu tư mà còn đầu
tư theo
chiều rộng, nặng về cơ chế “xin-cho” vốn, dẫn đến quá trình triển khai thực hiện
đã nảy sinh
nhiều vướng mắc, những bất hợp lý mà “không thể” hoặc “không kịp thời” điều
chỉnh dẫn
đến tình trạng có dự án có khối lượng hoàn thành nhưng không có vốn, có dự án
“vốn chờ
công trình”.
Trong khi chính quyền các cấp chưa bám sát kế hoạch vốn hàng năm được giao để
đôn
đốc kịp thời các Chủ đầu tư trong việc điều chỉnh kế hoạch vốn theo thời gian
như quý, năm
dẫn đến tình trạng các quý đầu triển khai giải ngân vốn chậm mà dồn vào quý cuối
năm. Việc
giải ngân vốn chậm đã gây ra lãng phí vốn, thời gian, cơ hội và hiệu quả đầu tư.
Thực trạng quản lý và điều hành kế hoạch vốn 3 năm: 2005-2007 được phản ánh như
sau (xem bảng 1.1 trang 49)
Trong đó, Kế hoạch vốn đã thanh toán theo thống kê Kho bạc nhà nước Trung ương
năm 2005 là 75.666 tỷ đồng, năm 2006 là 83.324 tỷ đồng, năm 2007 là 98.670 tỷ
đồng với
khoảng 4 vạn dự án đầu tư đang được triển khai. Tuy nhiên mới thực hiện được số
vốn thanh
toán là: năm 2005 là 66.450 tỷ, số vốn chưa được giải ngân là 9216 tỷ đồng,
chiếm 12.18% kế
hoạch vốn cả năm. năm 2006 là 69682 tỷ, số vốn chưa giải ngân là 13.642 tỷ,
chiếm 16.37%;
năm 2007 là 84.900 tỷ, số vốn chưa giải ngân là 13.770 tỷ chiếm 13.95%. Qua số
liệu trên
cho thấy nguồn vốn ngân sách hàng năm cho đầu tư phát triển càng tăng, số vốn đã
thanh toán
hàng năm đều vượt giá trị khối lượng thực hiện (khoảng 11%), trong khi tỷ lệ
giải ngân giữa
số vốn đã thanh toán so với kế hoạch vốn đều chậm. Đây là một vấn đề gây bức xúc
trong dư
luận xã hội về việc giải ngân vốn chậm trong khi nguyên nhân không phải là thiếu
vốn mà
chính là quá trình thực hiện và cơ chế chính sách đầu tư còn nhiều bất cập.
Bảng 1.1: Kết quả thanh toán vốn đầu tư trong 3 năm 2005-2007
TT
N
ội dung
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
K
ế hoạch vốn thanh toán
75.666
83.324
98.670
2 Giá trị khối lượng thực hiện 60.128 62.478 76.450
3
S
ố vốn tha
nh toán năm
66.450
69.682
84.900
4 Số vốn chưa được giải ngân 9.216 13.642 13.770
5
T
ỷ lệ ch
ưa gi
ải ngân so với kế
hoạch vốn (dòng (1)-(3))/dòng 1
12.18%
16.37%
13.95%
6 Tỷ lệ số vốn đã thanh toán so với
giá trị khối lượng thực hiện
dòng (3)/dòng (2)
110,51% 111.53% 111.05%
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ tốc độ giải ngân chậm.
Tổng
kế hoạch vốn trái phiếu đã nhận 13 tháng (tính từ 01/01/2007 đến hết tháng
31/01/2008) là
18.485 tỷ đồng. Trong đó vốn TPCP do Trung ương quản lý là 10.546 tỷ đồng, do
địa phương
quản lý là 7.939 tỷ đồng. Giá trị khối lượng thực hiện gửi đến KBNN ước đến hết
tháng
1/2008 là 10.900 tỷ đồng đạt 58.97 % kế hoạch vốn năm 2007, trong đó: dự án do
trung ương
quản lý là 6.100 tỷ đồng đạt 57.84% kế hoạch vốn năm 2007, dự án do địa phương
quản lý là
4.800 tỷ đồng đạt 60.46% kế hoạch vốn năm 2007.
- Luỹ kế số vốn giải ngân từ khởi công (từ năm 2003 đến hết tháng 1/2008) là
42.671,8 tỷ đồng, trong đó giải ngân trong năm 2007 là 18.030 tỷ đồng, bao gồm
giải ngân
cho kế hoạch năm trước chuyển sang là 4.530 tỷ đồng, giải ngân các dự án thuộc
kế hoạch
năm 2007 đến hết tháng 1/2008 ước là 13.500 tỷ đồng đạt 73.03 % kế hoạch 2007.
Tính đến hết tháng 01 năm 2008, giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành
của kế
hoạch vốn đầu tư năm 2007 gửi đến Kho bạc Nhà nước đề nghị thanh toán ước là
76,450 tỷ
đồng đạt 77.48% kế hoạch; trong đó ngân sách trung ương là 17,900 tỷ đồng đạt
82.13% kế
hoạch, ngân sách địa phương là 58,550 tỷ đồng đạt 76,17% kế hoạch; Vốn đầu tư
thanh toán
ước là 84,900 tỷ đồng đạt 86,04% kế hoạch đã thông báo sang KBNN, trong đó thanh
toán
vốn đầu tư ngân sách trung ương 19,850 tỷ đồng đạt 91,07 % kế hoạch và ngân sách
địa
phương 65,050 tỷ đồng đạt 84,62 % kế hoạch (Xem bảng 1.2 trang .....).
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà
nước năm 2007
Đơn vị: Tỷ đồng
S
ố
K
ế hoạch
Gía tr
ị KLTH
V
ốn thanh toán
TT
Nội dung năm 2007
Tổng % so Tổng % so
s
ố
KH
s
ố
KH
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(4):(3)
(6)
(7)=(6):(3)
XDC
B t
ập trung
(I+II)
98,670 76,450
77.48
84,900
86.04
V
ốn TN
9,285
67,500
75.60
75,800
84.90
Vốn NN
9,385 8,950
95.36 9,100
96.96
I
Ngân sách trung
ương
21,796 17,900
82.13
19,850
91.07
Vốn TN 11,500
75.41 13,400
87.87
15,249
Vốn NN
6,547 6,400
97.75 6,450
98.52
II
Ngân sách địa
phương
76,872 58,550
76.17
65,050
84.62
Vốn TN
74,035 56,000
75.64 62,400
84.28
Vốn NN 2,837
2,550
89.88 2,650
93.41
Một số nguyên nhân chủ yếu:
1. Một nguồn vốn đầu tư thông qua nhiều mối quản lý nên tính chịu trách nhiệm
không
tập trung và không cao.
2. Trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, thủ tục đấu thầu, quy trình thanh toán
quyết toán
còn rườm rà, thiếu chặt chẽ, nhiều kẽ hở.
3. Kiểm tra và giám sát đầu tư chưa được chặt chẽ, chưa coi trọng công tác này.
4. Công tác xây dựng kế hoạch và bố trí nhiều dự án chưa được đảm bảo
5. Thủ tục thu hồi đất giải phóng mặt bằng, tái định cư chậm triển khai
6. Năng lực tài chính, thiết bị và nhân lực yếu kém của nhà thầu
7. Các nhà thầu có số dư nợ lớn, do đó các ngân hàng tập trung thu nợ và siết
chặt vốn
vay dẫn đến tình trạng thiếu vốn.
8. Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, nhà thầu năng lực còn hạn chế dẫn đến tiến độ
lập, thẩm
tra, điều chỉnh và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ
thi công và dự toán
thường bị chậm.
2.3.2. Thông báo mức vốn đầu tư
Theo quy định về hạn mức đầu tư, cơ quan tài chính thông báo mức vốn cho kho bạc
nhà nước để thanh toán vốn đầu tư. Căn cứ vào dự toán ngân sách năm, phương án
điều hành
ngân sách và nhu cầu vốn đầu tư thanh toán hàng quý (cuối quý trước), cơ quan
tài chính các
cấp gửi KBNN để cùng điều chỉnh ngân sách quý, thủ tục này thường biến động do
hai cơ
quan cùng làm ngân sách chi hàng quý, trong khi đó mọi thông tin điều hành còn
khác nhau.
Dễ nhận thấy cơ quan tài chính thường nặng việc phân phối nguồn lực tài
chính-ngân sách
trên cơ sở tổng thể nguồn thu, nhiệm vụ chi được quy định hơn là triển khai
nghiệp vụ quản lý
quỹ ngân sách gắn với chế độ, chính sách và cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử
dụng công quỹ
thông qua nghiệp vụ, biện pháp tài chính. Còn hệ thống Kho bạc thường tiếp cận
đầy đủ hơn
về chế độ chính sách, nghiệp vụ tài chính bởi KBNN được giao nhiệm vụ xuất quỹ
ngân sách
gắn với cơ chế kiểm tra, kiểm soát và để kiểm tra, kiểm soát tốt bắt buộc phải
tiếp cận nhiều
hơn với cơ chế thanh toán, chính sách quản lý, điều hành nói chung và nghiệp vụ
tài chính nói
riêng. Việc gắn kết giữa 2 cơ quan quản lý tuy không xa nhưng chưa thực sự gần,
đó cũng là
thực trạng cần sớm được khắc phục.
Việc lập dự toán của các cơ quan quản lý tài chính phải dự lường một cách đầy
đủ,
chặt chẽ, đó là cơ sở phân bổ kinh phí chính xác, thế nhưng tình trạng làm theo
kiểu cũ, nặng
tính hình thức vẫn còn xảy ra, có đơn vị còn không tách riêng dự toán đầu tư xây
dựng cơ bản.
Đi liền với tồn tại trên là việc điều chỉnh giữa các nhóm, mục nhu cầu chi giữa
các quý có thể
xảy ra cùng với tình trạng dồn dự toán vào cuối năm gây khó khăn vốn là điều khó
tránh khỏi.
Trong khi các chủ đầu tư thường xin điều chỉnh mức vốn đầu tư hàng năm, cơ quan
tài chính
chưa thực hiện sát sao nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc thực hiện dự toán năm, nhằm
đảm bảo
đúng nhu cầu chi quý được đơn vị xác định.
Trong mối quan hệ với KBNN để cùng xử lý vướng mắc không ít cơ quan tài chính
chưa lấy chế độ, chính sách tài chính làm điểm tương đồng mà thường làm đối
trọng để gây
sức ép, đổ lỗi cho mọi sự chậm trễ hoặc gây khó khăn là cơ quan kho bạc, quan hệ
tác động từ
hệ thống tài chính lên đơn vị sử dụng ngân sách chưa thật đồng bộ, nhất quán…
Đây là những
cản trở làm hạn chế việc triển khai thực hiện luật NSNN vào cuộc sống.
Nhìn vào hình 1.3 cho thấy cơ cấu vốn đầu tư thanh toán trong các năm từ
2000-2006
đã tăng đều theo từng năm, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương có xu hướng
chững lại
trong khi nguồn vốn ngân sách địa phương lại tăng mạnh từng năm.