LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn
7,991
790
138
121
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
3.4.8. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ đầu tư, nhà thầu và Kho bạc nhà nước
trong khâu thanh toán vốn đầu tư
Nhận dạng một số hành vi tiêu cực trong khâu thanh toán vốn đầu tư
Cần nhận dạng một số hành vi gây nên việc chậm trễ trong thanh toán vốn từ phía
cơ quan kho bạc nhà nước, chủ đầu tư và nhà thầu.
Hành vi thứ nhất: Cấp vốn cho dự án không đúng tiến độ trong giá trúng thầu đã
được duyệt và hợp đồng đã được ký kết, gây cản trở cho thi công và triển khai
công trình,
làm chậm tiến độ xây dựng công trình. Hành vi này người đứng đầu cơ quan cấp vốn
phải
bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo và phải đền bù theo quy định của hợp đồng
kinh tế.
Hành vi thứ hai: Khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu và đã đủ thủ tục
thanh toán, Chủ đầu tư, kho bạc nhà nước không thanh toán kịp thời cho bên thực
hiện,
gây ứ đọng vốn, chậm tiến độ làm thiệt hại cho nhà thầu. Hành vi này Chủ đầu tư,
kho
bạc nhà nước phải giải quyết ngay thủ tục thanh toán và đền bù thiệt hại bằng
tiền lãi
trong thời gian chậm trễ do mình gây ra.
Hành vi thứ 3: Chủ đầu tư hoặc Kho bạc nhà nước cố tình gây khó khăn hoặc có
hành vi cố tình giữ vốn, gây tiêu cực thu lợi bất chính. Hành vi này Chủ đầu tư
hoặc
người chịu trách nhiệm của cơ quan cấp vốn bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo tới cách
chức,
Chủ đầu tư
(Bên giao
thầu)
Cơ quan
cấp phát,
thanh toán
Phòn
g kế
toán
Lãnh
đạo
cơ
quan
Phòng
thanh
toán
vốn
Cán
bộ
than
h
toán
Nhà thầu
(Bên nhận
thầu)
Bộ
phận
tiếp
nhận
hồ sơ
và
122
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
đối với đối tượng gây khó khăn và đối tượng có dấu hiệu tham nhũng còn bị truy
cứu
trách nhiệm hình sự.
Hành vi thứ 4: Chủ đầu và Kho bạc nhà nước không thực hiện kiểm tra, giám sát
việc thanh toán theo quy định làm chậm tiến độ, gây lãng phí thất thoát. Hành vi
này chủ
đầu tư, Thủ trưởng Kho bạc nhà nước chịu kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo,
nếu thất
thoát lãng phí thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ đầu tư
Để nâng cao vai trò của chủ đầu tư trong khâu thanh toán vốn đầu tư, cần phân
cấp
mạnh cho các chủ đầu tư nhất là giải quyết các phát sinh trong quá trình thực
hiện dự án,
phân định rõ ràng trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc triển khai các dự án,
đồng thời có
chế tài mạnh với chủ đầu tư, cụ thể là chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trực
tiếp việc thanh
toán khối lượng hoàn thành và cả phần lãi suất trong thời gian chậm trễ. Chủ đầu
tư bị xử lý
kỷ luật từ cảnh cáo đến cách chức đối với việc gây khó khăn trong thanh toán và
có dấu hiệu
tham nhũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sử dụng
vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm. Chấp hành đúng quy định của pháp
luật về
chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển.
- Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh
toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng.
- Tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định
mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình và giá trị đề
nghị thanh toán;
đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ
sơ cung cấp
cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng của nhà nước.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ
quan nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định
cho Kho
bạc nhà nước và cơ quan tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán
vốn;
chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình
sử dụng
vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà
nước.
- Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện
hành.
123
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
- Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc nhà nước
trả lời và giải thích những nội dung chưa thỏa đáng trong việc thanh toán vốn.
Trách nhiệm quyền hạn của nhà thầu
Trong công tác thanh toán vốn đầu tư, nhà thầu có trách nhiệm phối hợp với chủ
đầu
tư hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán kịp thời, theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp
đồng và tiến
độ thi công. Đồng thời phải có chế tài mạnh đối với nhà thầu trong khâu thanh
toán đối với
tiến độ thi công và hoàn chỉnh các hồ sơ thanh toán, có thể phạt tiền chậm trễ
theo ngày hoặc
trừ vào tỷ lệ phần trăm quy định cụ thể trong hợp đồng. Tuy nhiên cũng cần quy
định hình
thức thưởng cho nhà thầu hoàn thành vượt tiến độ thi công và hoàn chỉnh hồ sơ
thanh toán để
khuyến khích động viên nhà thầu.
- Thực hiện trách nhiệm quyền hạn của bên nhận thầu theo đúng yêu cầu của hợp
đồng và quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng;
- Phối hợp cùng tư vấn giám sát, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về chất lượng và
khối lượng, lập bản vẽ hoàn công đúng thực tế;
- Ghi đầy đủ, chính xác nhật ký thi công xây dựng công trình;
- Kiến nghị và đề xuất chủ đầu tư sửa đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế để
bảo
đảm chất lượng và hiệu quả công trình; cùng các bên liên quan xác định khối
lượng phát
sinh;
- Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành;
- Cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu có liên quan đến công tác thanh toán vốn cho
Chủ đầu
tư. Cung cấp tài khoản tại ngân hàng để Kho bạc chuyển vốn thanh toán.
Trách nhiệm và quyền hạn của Kho bạc nhà nước
Đây là vấn đề rất nhạy cảm trong quản lý vốn ngân sách đối với kho bạc nhà nước.
Cần phân định rõ trách nhiệm của cơ quan cấp phát vốn, cụ thể là quy định rõ
trách
nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong cơ quan thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo
tính
thống nhất và thực hiện đúng quy trình thanh toán, rút ngắn thời gian thanh
toán.
- Ban hành qui trình thanh toán vốn đầu tư để thực hiện thống nhất trong cả nước
và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn;
124
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
- Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và
đúng thời gian qui định.
- Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho Chủ đầu tư với những khoản giảm thanh
toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của Chủ đầu tư trong việc
thanh toán
vốn;
- Kho bạc nhà nước chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu do chủ đầu
tư
cung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã qui định, không chịu trách nhiệm về
tính
chính xác của khối lượng, định mức đơn giá chất lượng công trình. Trường hợp
phát hiện
quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn
bản đề
nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất;
- Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất
toán tài khoản;
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư và vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách
nhà
nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính;
- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ
quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn;
- Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc
chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử
dụng vốn
đầu tư, được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử
dụng
sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước,
đồng thời
báo cáo Bộ Tài chính để xử lý;
- Không tham gia vào các hội đồng nghiệm thu ở các công trình, dự án;
- Tổ chức công tác kiểm soát thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ thống nhất,
đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán kịp
thời, đầy
đủ thuận tiện cho chủ đầu tư;
- Hết năm kế hoạch xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số vốn thanh toán từ
khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án, nhận xét về việc
chấp hành
chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theo quy
định;
125
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhà nước về
việc nhận, sử dụng vốn ngân sách nhà nước và thanh toán trong đầu tư xây dựng.
3.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quyết toán dự án hoàn thành sử dụng
nguồn
vốn ngân sách nhà nước
Hàng năm công tác Báo cáo toán dự án hoàn thành thường diễn ra chậm một phần
do cơ chế chính sách nhưng cũng còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc báo
cáo
quyết toán vốn đầu tư chậm như việc phối hợp giữa các chủ đầu tư và cơ quan Kho
bạc
nhà nước, năng lực cán bộ làm công tác quyết toán, chất lượng dịch vụ tư vấn Báo
cáo
quyết toán, tư vấn kiểm toán và đơn vị chức năng thẩm tra phê duyệt quyết toán
vốn.
3.5.1. Xác định rõ nội dung của Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Theo quy định của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình và nghị định 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định
16/2005/NĐ-CP đã quy định rõ:
Các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng
đầu tư phát triển do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của các Tổng công
ty nhà
nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đều phải lập báo cáo quyết toán
vốn
đầu tư dự án hoàn thành.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành để trình người
có
thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc
gia, dự án
nhóm A và 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối với các dự án nhóm C
kể từ
khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng. Sau 6 tháng kể từ khi quy
định phê
duyệt quyết toán dự án hoàn thành, Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ,
tất toán
tài khoản của dự án tại cơ quan thanh toán cấp vốn đầu tư. Nội dung báo cáo
quyết toán
gồm:
- Văn bản pháp lý có liên quan đến quyết toán vốn đầu tư;
- Nguồn vốn thực hiện đầu tư qua các năm, trong đó ghi rõ vốn đầu tư thực hiện
từng năm, vốn đầu tư quy đổi các năm về thời điểm báo cáo, cơ cấu vốn như xây
dựng,
thiết bị và chi phí khác;
126
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
- Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo công trình, hạng mục công trình hoàn
thành trong đó ghi rõ cơ cấu chi phí xây dựng, thiết bị và chi phí khác, dự toán
được duyệt
của công trình, hạng mục công trình hoàn thành;
- Xác định số lượng, đơn vị và tên, ký hiệu tài sản cố định, giá đơn vị TSCĐ và
tổng nguyên giá thực tế mua và quy đổi. Ghi rõ ngày đưa TSCĐ vào sử dụng và
nguồn
vốn đầu tư, đơn vị tiếp nhận sử dụng;
- Xác định số lượng, giá đơn vị TSLĐ và giá trị thực tế và quy đổi của TSLĐ bàn
giao, đơn vị tiếp nhận sử dụng.
- Tình hình thanh toán và công nợ của dự án tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo
quyết toán. Ghi rõ tên đơn vị, cá nhân thực hiện, nội dung công việc, hợp đồng
thực hiện,
giá trị được A-B chấp nhận thanh toán, giá trị đã thanh toán, tạm ứng. Khoản
công nợ
phải trả (phải thu) tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán.
- Đối chiếu số liệu cấp vốn thanh toán vốn đầu tư giữa số liệu của Chủ đầu tư và
số
liệu của cơ quan cấp, cho vay thanh toán trong đó phải xác định số vốn lũy kế đã
cấp
thanh toán từ khởi công, chi tiết số vốn đã cấp thanh toán hàng năm, giải thích
nguyên
nhân chênh lệch. Nhận xét, đánh giá về việc chấp hành trình tự thủ tục quản lý
đầu tư và
xây dựng, chấp hành chế độ quản lý tài chính đầu tư.
- Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành trong đó ghi rõ nguồn vốn đầu
tư, chi tiết các chi phí đầu tư, chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị
tài sản, giá
trị tài sản hình thành qua đầu tư trong đó ghi rõ công trình hạng mục công trình
thuộc Chủ
đầu tư quản lý và công trình giao đơn vị khác quản lý.
Đối với các dự án có thời gian từ 36 tháng trở lên phải quy đổi vốn đầu tư về
thời
điểm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
3.5.2. Nội dung hồ sơ trình duyệt quyết toán
Chủ đầu tư gửi 1 bộ hồ sơ trình duyệt cho cơ quan thẩm tra quyết toán, nội dung
bao gồm:
(1) Tờ trỡnh đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản gốc);
(2) Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định hiện hành;
(3) Các văn bản pháp lý có liên quan (bản gốc hoặc bản sao);
127
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
(4) Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa chủ đầu tư
với
các nhà thầu (bản gốc hoặc bản sao);
(5) Cỏc biờn bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận cụng trỡnh, giai đoạn thi công
xây dựng công trỡnh, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu hoàn thành
dự án,
công trỡnh hoặc hạng mục cụng trỡnh để đưa vào sử dụng (bản gốc hoặc bản sao);
(6) Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B (bản gốc);
(7) Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có, bản gốc); kèm
văn bản của chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không
thống
nhất, kiến nghị.
(8) Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán của các cơ quan:
Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tỡnh hỡnh
chấp
hành cỏc bỏo cỏo trờn của chủ đầu tư.
Trong quỏ trỡnh thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trỡnh cho cơ quan thẩm
tra các tài liệu
phục vụ công tác thẩm tra quyết toán: Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi cụng, hồ sơ
đấu thầu, dự toán
thiết kế, dự toán bổ sung và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan.
3.5.3. Xác định quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
Trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành, cơ quan chủ trì thẩm tra
quyết toán thực hiện thẩm tra theo các nội dung sau:
- Thẩm tra tính tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành;
- Thẩm tra việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, những căn cứ pháp lý mà
kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán;
- Xem xét những kiến nghị, những nội dung còn khác nhau giữa báo cáo quyết
toán của chủ đầu tư và báo cáo kiểm toán dự án hoàn thành của nhà thầu kiểm
toán;
- Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý
kiến
kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước.
(1) Thẩm tra hồ sơ pháp lý;
(2) Thẩm tra nguồn vốn đầu tư;
(3) Thẩm tra chi phí đầu tư;
(4) Thẩm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản;
128
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
(5) Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
(6) Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng.
Để thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cần lập quy trình thẩm tra hồ
sơ pháp lý. Đây là khâu thẩm tra tính pháp lý vê trình tự thủ tục đầu tư, trình
tự thủ tục
lựa chọn nhà thầu, tính pháp lý của hợp đồng kinh tế. (Xem sơ đồ 1.8 trang 125).
Kiểm
soát tốt khâu này không những rút ngắn thời gian quyết toán mà còn nâng cao chất
lượng
thanh toán, quyết toán nhất là đối với các dự án có thời gian thi công dài, vốn
đầu tư lớn.
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ quy trình thẩm tra hồ sơ pháp lý
129
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
Hồ sơ pháp lý
Thẩm tra việc
chấp hành
trình tự thủ
tục đầu tư và
xây dựng theo
quy định pháp
lu
ật
Thẩm tra
trình tự, thủ
tục lựa chọn
thầu theo quy
định của pháp
luật về đấu
th
ầu
Thẩm tra tính
pháp lý của
hợp đồng kinh
tế giữa chủ
đầu tư với
các
nhà th
ầu
- Kế hoạch đấu
thầu
- Tổ chức mời
thầu, đấu thầu
(hoặc chỉ định
thầu), lựa chọn
nhà thầu.
- Hồ sơ mời thầu
(hồ sơ yêu cầu),
hồ sơ trúng thầu
(hồ sơ đề xuất).
- Giá trị trúng
thầu, thư giảm
giá, bảo đảm dự
thầu.
-
Quy
ết
đ
ịnh lựa
- Căn cứ pháp lý
- Kiểm tra đối chiếu danh mục văn bản pháp lý có
trong hồ sơ so với quy định hiện hành của nhà
nước
- Kiểm tra nội dung của văn bản với quy định của
nhà nư
ớc
- Dự án đầu tư
- Hồ sơ khảo sát,
thiết kế
- Tổng mức đầu tư,
dự toán công
trình, hạng mục
công trình
- Quyết định phê
duyệt dự án, dự
toán
- Giấy phép sử
dụng đất, giấy
phép xây dựng
- Biên bản nghiệm
thu, hồ sơ hoàn
công, nh
ật ký thi
- Hợp đồng kinh
tế
- Phụ lục hợp
đồng
- Hợp đồng điều
chỉnh, bổ sung
- Phụ lục hợp
đồng điều chỉnh,
bổ sung
- Các quy định
của nhà tài trợ
nước ngoài
130
Vũ Đức Thắng Luận văn cao học –CN: Kinh tế Công nghiệp
Sơ đồ 1.13: Quy trình thẩm tra chi phí đầu tư
Thẩm tra chi phí đầu tư
Th
ẩm tra những công
việc do chủ đầu tư
(Ban qu
ản lý dự án)
tự thực hiện
Thẩm tra những
công việc do các
nhà thầu
thực hiện theo
Khoản mục
chi phí
thuộc chi
phí QLDA và
các gói th
ầu
chủ đầu tư
đư
ợc phép
Th
ẩm tra nội
dung, khối
lượng trong
bản tính
giá trị đề
nghị
thanh toán
Th
ẩm tra hợp
đồng theo
hình thức
giá hợp đ
ồng
Th
ẩm tra giá
hợp đồng
theo đơn giá
c
ố
đ
ịnh
Th
ẩm tra giá
hợp đồng
theo giá
đi
ều chỉnh
Th
ẩm tra giá
hợp đ
ồng kết
hợp
Th
ẩm tra các
trường hợp
phát sinh