LUẬN VĂN: Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
3,607
44
102
dự án mới chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định.
Do vậy, Nghị định số 88/2003/NĐ-CP (ngày 30/7/2003) của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, theo đó các Hội có phạm vi hoạt động
trong
cả nước hoặc liên tỉnh sẽ chịu sự quản lý của Bộ Nội vụ là rất cần thiết, nó tạo
ra hành
lang pháp lý quan trọng để các thành viên trong Liên hiệp Hội hoạt động. Tuy
nhiên,
một số nội dung trong Nghị định, xét ở góc độ nào đó có thể hạn chế hoạt động
của các
Hội ngành Trung ương, đặc biệt là hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã
hội.
Nếu các đơn vị thành viên của Liên hiệp Hội thuộc sự quản lý của các Bộ ngành
Trung
ương thì không những làm cho bộ máy hành chính cồng kềnh, mà hoạt động của đội
ngũ trí thức lại phụ thuộc vào cơ chế "xin - cho", điều này rất dễ tạo ra kẽ hở
cho tiêu
cực, bất hợp tác nảy sinh khi Hội do cơ quan quản lý lại thực hiện tư vấn, phản
biện và
giám định xã hội đối với các đề án, công trình của chính cơ quan này. Điều này
thiếu
thống nhất với tinh thần của Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ
quy định về hoạt động này của Liên hiệp Hội. Nghị định có thể sẽ làm giảm tính
độc
lập, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ này của đội ngũ trí thức thuộc
Liên hiệp
Hội, nhất là hiện nay còn tồn tại tâm lý "ngại", "sợ" bị tư vấn, phản biện và
giám định
xã hội, bởi họ lo sợ để lộ ra những điểm yếu, bất cập trong các đền án của mình.
Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện quan điểm nhất quán và niềm tin sâu sắc đối
với đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội, nhưng cũng cần phải tạo những điều
kiện thuận
lợi cần thiết cả về mặt pháp lý và cơ chế, chính sách đối với đội ngũ này. Mặt
khác, bản
thân trí thức thuộc Liên hiệp Hội phải tự ý thức về vai trò, trách nhiệm cũng
như những
yêu cầu của nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, phấn đấu thực hiện tốt vai
trò của
mình để xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân, tiếp nối truyền thống tốt
đẹp của
dân tộc đem trí tuệ, tâm sức cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước.
2.2.4. Hoạt động phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật và hoạt động xã
hội hóa công tác giáo dục - đào tạo
Nước ta tiến hành CNH, HĐH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí
thấp, do vậy gặp không ít những khó khăn, thách thức. Cho nên nhiệm vụ cơ bản và
lâu
dài trước hết là phải nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài. Nhận
thức của người dân được nâng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để đưa các tiến bộ
khoa học
và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống đạt hiệu quả.
Việc phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ của
trí thức thuộc Liên hiệp Hội, đồng thời cũng là chức năng của người trí thức nói
chung.
Nhằm góp phần nâng cao trình độ về khoa học và kỹ thuật cho quần chúng, đồng
thời
đưa nhanh những tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống, những năm qua đội ngũ
trí
thức thuộc Liên hiệp Hội đã có nhiều cống hiến quan trọng với nhiều hình thức
khác
nhau trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật, góp phần
quan
trọng vào thành quả bước đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Do Liên hiệp Hội
là
nơi tập hợp đội ngũ trí thức với nhiều chuyên ngành khác nhau, nên nội dung kiến
thức
mà đội ngũ này truyền tải đến quần chúng là rất phong phú, đáp ứng được nhu cầu
đa
dạng của nhân dân.
Thông qua hình thức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho hội viên và
quần chúng nhân dân, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội, phổ biến kiến thức
khoa học,
kỹ thuật và nghiệp vụ cho hàng trăm nghìn người. Tại cơ quan thường trực Liên
hiệp
Hội, năm 1999 đã mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, tập huấn nghiệp vụ công
tác
Đảng, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý các tổ chức KH&CN... cho 665 học viên; năm
2000
mở 10 lớp về công tác Đảng và phổ biến các văn kiện Đảng, công tác quản lý các
đề tài khoa
học... cho 685 học viên; năm 2001 mở 10 lớp bồi dưỡng cho nhiều người về Luật
KH&CN, bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, sử dụng mạng Internet...; năm 2002, mở
các
lớp về xây dựng khung lôgíc cho một dự án, nghiệp vụ văn phòng... cho 480 học
viên; năm 2003 mở các lớp về bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh, tập huấn nâng
cao năng lực tư vấn... cho 630 học viên (xem phụ lục 4).
Hình thức đào tạo ngắn hạn cũng được tổ chức các Hội ngành Trung ương và
Liên hiệp Hội địa phương áp dụng rộng rãi nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau
của
hội viên và người lao động. Chỉ tính riêng kết quả đào tạo, tập huấn và bồi
dưỡng nghiệp
vụ về các lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong năm 2001 của 12 Hội ngành Trung
ương
và một số Liên hiệp Hội địa phương đã tổ chức được 50 lớp và hơn 6.000 người
tham
gia. Nhờ đó, trong những năm gần đây, hội viên và quần chúng nhân dân đã có thêm
nhiều kiến thức khoa học và kỹ thuật cần thiết cho sản xuất và đời sống. Kết quả
đó là
công sức, trí tuệ của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội, đặc biệt là trí thức
thuộc các
hội ngành Trung ương - những người có tri thức chuyên ngành mang tính chuyên
sâu.
Trong số đó, các Hội ngành có đóng góp tích cực tiêu biểu như Hội Kế toán Việt
Nam,
mở 230 khóa bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về tài chính, kế toán, kiểm toán cho
21312
học viên; Hội Cơ khí mở các khóa đào tạo, tập huấn về máy tính, CAD, CAm,... cho
3590 học viên; Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam đã tổ chức các lớp viễn thám, y tế
viễn
thông, công nghệ thông tin... cho 1250 học viên, v.v... (xem phụ lục 5).
Hoạt động phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật của đội ngũ trí thức thuộc
Liên hiệp Hội còn thể hiện thông qua các ấn phẩm, sách báo, các kênh thông tin
đại
chúng với nhiều hình thức, nội dung đa dạng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của mọi
tầng lớp
nhân dân, phục vụ đến mọi miền của đất nước. Lực lượng nòng cốt trong công tác
này là
hệ thống gần 150 tờ báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác nhau chiếm trên 1/3
tổng
số báo chí khoa học của cả nước, trong đó số ấn phẩm định kỳ của Liên hiệp Hội
là 6,
chiếm 4,15%, của các Hội ngành Trung ương là 82, chiếm 56,16%, của các liên hiệp
hội
tỉnh, thành phố là 43, chiếm 29,45%, và của các đơn vị trực thuộc là 15%, chiếm
10,27%.
Ngoài ra, sự xuất hiện các trang Web của Liên hiệp Hội www.vusta.org.vn, của
Thời báo
kinh tế Việt Nam www.vneconomy.com.vn và của một số Hội thành viên là một nét
mới
trong công tác phổ biến kiến thức, tạo điều kiện cho các thông tin có thể lan
tỏa rộng hơn,
xa hơn ở trong nước và trên thế giới.
Bên cạnh các ấn phẩm định kỳ nêu trên, các tổ chức hội khoa học và kỹ thuật đã
xuất bản được hàng trăm đầu sách có giá trị. Tiêu biểu như "Khoa học - công nghệ
Việt
Nam: Những sắc mầu tiềm năng" và "Khoa học và Công nghệ Việt Nam: các công trình
và sản phẩm được giải thưởng khoa học - công nghệ Việt Nam". Hầu hết các Hội
ngành
Trung ương đều có các sách chuyên khảo, kỷ yếu hội nghị, từ điển chuyên ngành,
tài liệu
hướng dẫn, tờ rơi phục vụ công tác nghiên cứu, tham khảo, tuyên truyền và phổ
biến kiến
thức.
Câu lạc bộ là hình thức quan trọng và hữu hiệu để phổ biến kiến thức khoa học
và kỹ thuật cho quần chúng. Mạng lưới rộng khắp bao gồm hơn 40 câu lạc bộ của
Liên
hiệp Hội và các hội thành viên thu hút khoảng 11 nghìn hội viên. Câu lạc bộ Thời
sự -
Khoa học tại cơ quan thường trực Liên hiệp Hội sinh hoạt đều đặn hàng tháng với
chương trình và nội dung phong phú, có buổi thu hút hơn 100 người dự. Nhiều hội
thành
viên cũng duy trì được hoạt động thường xuyên của các câu lạc bộ như Câu lạc bộ
Chuyên gia xây dựng lão thành, Câu lạc bộ Kế toán trưởng, Câu lạc bộ Người tiêu
dùng.
Một kênh quan trọng khác được Liên hiệp Hội và các hội thành viên sử dụng có
hiệu quả là các phương tiện thông tin đại chúng. Liên hiệp Hội đã phối hợp với
Đài
Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam mở các chuyên mục hỏi đáp về khoa
học - kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Đáng chú ý là các chuyên
mục
"Cùng nông dân bàn cách làm giàu", "Bạn của nhà nông", phát đều kỳ trên sóng
truyền
hình.
Mặt khác, cùng với các hoạt động phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật, đội
ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội cũng đặc biệt quan tâm và tích cực tham gia xã
hội hóa
giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Điều này
được phản
ánh cụ thể ở các mặt sau:
- Bảo trợ cho các trường cao đẳng, đại học và các trường phổ thông dân lập. Đến
nay đã có ba trường đại học, một trường cao đẳng và nhiều trường phổ thông dân
lập các
cấp ra đời dưới sự bảo trợ hoặc quản lý của các hội thành viên của Liên hiệp
Hội.
- Phối hợp với các trường cao đẳng, đại học công lập tổ chức nhiều khóa đào tạo
ở bậc cao đẳng và đại học về luật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ và y tế. Đến
nay trên
4,5 vạn sinh viên đã và đang được đào tạo tại các trường đại học dân lập và các
khóa đào
tạo dài hạn.
- Hỗ trợ và khuyến khích học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi và học
sinh, sinh viên là con em thương binh liệt sĩ và đồng bào dân tộc thiểu số. Từ
năm học
1998 - 1999 đến (6/2003), bằng nguồn vốn huy động từ các tổ chức trong và ngoài
nước,
hơn 1.300 suất học bổng trị giá trên 1,25 tỷ đồng đã được cấp cho học sinh, sinh
viên
nghèo vượt khó, học giỏi thuộc 24 tỉnh, thành phố và 20 trường đại học và cao
đẳng. Bên
cạnh đó, trí thức thuộc Liên hiệp Hội thông qua Liên hiệp Hội để trao nhiều phần
thưởng
cho các tập thể và cá nhân đạt giải tại các kỳ thi quốc tế về toán học, tin học,
hóa học, vật
lý và cho các học sinh, sinh viên học giỏi là con thương binh, liệt sĩ.
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Liên tục trong nhiều năm qua, Liên hiệp Hội
phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ
chức
giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học, tuyển chọn và tặng thưởng cho các đồ
án tốt
nghiệp xuất sắc. Nhiều Hội ngành Trung ương và Liên hiệp Hội địa phương đã giới
thiệu
các tài năng trẻ đi dự các Hội nghị quốc tế và đi du học ở nước ngoài. Chỉ tính
riêng Giải
thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam dành cho sinh viên xuất sắc trong
các
trường đại học từ năm 1998 đến năm 2003, gần 500 tài năng trẻ đã được trao giải
thưởng
với số tiền trên 900 triệu đồng.
Những đóng góp của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội trong lĩnh vực này đã
góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho các giai cấp, tầng lớp nhân dân
lao
động trong xã hội, càng củng cố vững chắc hơn khối liên minh giữa giai cấp công
nhân,
giai cấp nông dân và trí thức. Song, trước những yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh
CNH,
HĐH đất nước, việc phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục,
đào tạo
cần phải được triển khai sâu rộng đến khắp các vùng, miền trong nước, đặc biệt
là những
vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa - nơi rất cần thông tin, tri thức KH&CN.
Ngoài ra, nội dung của hoạt động thông tin, phổ biến kiến thức, Liên hiệp Hội
chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhất là khoa
học
quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, mới chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
khoa học
công nghệ. Mặt khác, hiện còn thiếu cơ chế, chính sách động viên trí thức làm
công tác
phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ, do vậy, chưa tạo ra được động lực
mạnh mẽ
thúc đẩy các nhà khoa học say mê thực hiện công việc này.
Phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật cho quần chúng và xã hội hóa giáo dục
là yêu cầu khách quan của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là quá trình biến tri
thức khoa
học thành sức mạnh vật chất để tạo tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Do vậy,
hoạt
động này cần phải được đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội chú trọng cả về nội
dung,
hình thức truyền đạt thông tin và tham gia tích cực hơn nữa trong việc xây dựng
xã hội
học tập. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải có cơ chế hỗ trợ, động viên, tạo
điều kiện
thuận lợi để công tác này đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.5. Hoạt động phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo
Mục đích cuối cùng của quá trình CNH, HĐH đất nước chính là nhằm đem lại
đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, tạo những điều kiện tốt nhất để mọi
người dân
đều được chăm sóc, phát triển toàn diện. Do đó, trong khi đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội
tại các
vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhằm cải thiện đời sống của đồng bào, đặc biệt là
đồng bào
các dân tộc ít người, từng bước nâng cao trình độ các vùng, miền đặc biệt khó
khăn.
Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản và ưu tiên của
Đảng và Nhà nước ta, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng chỉ rõ mục tiêu "phấn đấu
đến
năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo". Tuy nhiên, để nhanh chóng đưa kinh tế -
xã
hội phát triển, tiến tới xóa hết đói nghèo, không chỉ là công việc của Đảng, Nhà
nước hay
của riêng những người nghèo phải phấn đấu, mà là trách nhiệm chung của cả cộng
đồng,
của mỗi tổ chức xã hội, cá nhân và quốc tế.
Để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp
Hội đã tổ chức thực hiện xúc tiến rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Khoảng 30% số
đơn
vị khoa học - công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội đã triển khai các hoạt động
phát triển
cộng đồng và xóa đói giảm nghèo.
Nội dung chủ yếu trong hoạt động này của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội
là tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chăm sóc sức
khỏe
cộng đồng, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, giữ
gìn bản
sắc văn hóa dân tộc, vấn đề giới và bình đẳng giới, xây dựng quy chế cộng đồng,
phát
huy dân chủ cơ sở, xây dựng các mô hình phát triển bền vững gắn với xóa đói giảm
nghèo, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đào tạo, bồi
dưỡng
nông dân tiêu biểu, nòng cốt...
Với sự ủng hộ của nhiều đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước cả về vật chất và
tinh thần, những năm qua đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội đã đạt được nhiều
thành
tựu trong hoạt động phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo. Theo các số liệu
thống kê
chưa đầy đủ của hơn 20 đơn vị KH&CN thuộc Liên hiệp Hội, có 35 dự án đã được
triển
khai, trong đó có 16 dự án dành cho công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu,
5 dự án
cho công tác giáo dục và văn hóa, 4 dự án cho vấn đề giới và bình đẳng giới, 4
dự án cho
việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, 6 dự án cho việc xây dựng
các mô
hình phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo (phụ lục 6). Các dự án được
triển khai
tại nhiều địa phương, 15 tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lai
Châu,
Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tây, Nghệ An,
Quảng Bình, Cần Thơ, An Giang.
Trải qua 5 năm hoạt động, Liên hiệp Hội với các dự án đã thu hút được đông đảo
nhân dân tham gia, đặc biệt là chị em phụ nữ, già làng, trưởng bản, nông dân
nòng cốt
trong các vùng dân tộc ít người. Thông qua việc triển khai các dự án, đội ngũ
trí thức
thộc Liên hiệp Hội đã góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực của cán bộ
và
nhân dân nhiều địa phương, tạo điều kiện cho họ tiếp thu những yếu tố văn hóa
lành
mạnh, những kiến thức khoa học - công nghệ và kỹ năng lao động mới, thay đổi
phương
thức canh tác, hăng hái lao động sản xuất, tăng mức thu nhập. Các dự án đã có
tác dụng
rõ rệt đối với việc cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân,
giúp đồng bào
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Lợi ích thông qua các hoạt động phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo của
trí thức thuộc Liên hiệp Hội không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế, nâng cao
nhận thức về
văn hóa, khoa học, kỹ thuật, mà quan trọng hơn là tạo cho họ ý thức làm chủ,
tinh thần
chủ động trong việc thay đổi đời sống của chính bản thân họ, tránh việc ỷ lại,
trông chờ
từ nhà nước và các tổ chức xã hội khác. Với phương châm đưa cho người nghèo
không
chỉ "cần câu", "con cá", mà phải hướng dẫn cách câu đã giúp họ học cách tự mình
vươn
lên làm giàu, thoát khỏi đói nghèo.
Mặt khác, kết quả mà các hoạt động này đem lại cho người nghèo còn mang tính
bền vững bởi: (1) đã huy động được trí tuệ của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh
vực
khác nhau tham gia dự án, (2) tôn trọng sự tham gia trực tiếp của người dân,
thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở, (3) đã chú trọng nâng cao năng lực và tính tự chủ sáng
tạo của
người dân, (4) có sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức bản địa, văn hóa truyền
thống với
kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, Liên hiệp Hội phối hợp với lãnh đạo các
tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ và khu vực miền núi Bắc Bộ tổ chức các cuộc tọa
đàm nhằm đúc rút và trao đổi kinh nghiệm về phát triển cộng đồng và xóa đói giảm
nghèo. Hội thảo về "xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số: phương pháp tiếp
cận" được tổ chức năm 2001 tại Hà Nội đã cung cấp cơ sở lý luận và căn cứ thực
tiễn
để giúp các nhà khoa học tổng kết những bài học về phương pháp tiếp cận để phát
triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo tại các vùng dân cư, đặc biệt là các vùng
dân
tộc ít người, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Bằng phương pháp tiếp cận từ dưới
lên, tức
là xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
theo
phương pháp "cầm tay chỉ việc", nhờ vậy hoạt động xóa đói giảm nghèo đã đạt được
nhiều kết quả tốt, phương pháp tiếp cận này đã được nhân rộng trong các địa
phương.
Những cuộc tọa đàm về chia sẻ kinh nghiệm tổ chức thực hiện các dự án phát
triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo tại các khu vực được tổ chức sau đó cùng
mang lại hiệu quả lớn. Trong đó, các nhà khoa học cùng trao đổi tìm ra các
nguyên
nhân cơ bản của thực trạng đói nghèo (trình độ dân trí thấp, thiếu vốn, cơ sở hạ
tầng
yếu kém, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt…), tìm ra phương pháp phù hợp để giúp
người dân thoát khỏi nghèo đói, quy trình đó còn áp dụng có hiệu quả là phân
nhóm,
(theo nguyên nhân, trình độ, năng lực của từng hộ dân), để có giải pháp ưu tiên
tương
ứng. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng đó mà các nhà khoa học lựa chọn
giống cây, con và phương thức canh tác phù hợp với trình độ, khả năng của người
dân…
Thông qua chương trình liên kết "bốn nhà": nhà nông, nhà khoa học, nhà quản
lý (bao gồm các bộ, ngành quản lý nhà nước), nhà doanh nghiệp bao gồm cả các nhà
ngân hàng thực hiện liên kết để phục vụ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông
sản
hàng hóa, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội đã chuyển giao những tiến bộ của
khoa
học và kỹ thuật đến nông dân, thực hiện tốt vai trò của nhà khoa học trong khối
liên
minh giữa công nhân, nông dân và trí thức.
Những đóng góp trên đối với công tác xóa đói giảm nghèo không chỉ là về mặt
KH&CN, mà thông qua phương pháp tiếp cận để có các giải pháp phù hợp, các nhà
khoa
học đã phát huy được nội lực của người dân. Sự hỗ trợ những tiến bộ khoa học,
công
nghệ là rất cần thiết, quyết định việc thúc đẩy và mang lại hiệu quả của hoạt
động này,
tuy nhiên đó là sự hỗ trợ từ bên ngoài, để sự hỗ trợ bên ngoài này đạt hiệu quả
cao và có
tính bền vững thì cần phải được kết hợp với các yếu tố nội sinh. Không ai khác,
chính
những người nghèo phải tự nỗ lực, chủ động vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Với nguồn kinh phí còn ít nhưng các nhà khoa học thuộc Liên hiệp Hội đã phát
huy có hiệu quả trong hoạt động xóa đói giảm nghèo. Tuy vậy, việc thực hiện công
tác
này vẫn còn một số hạn chế, khó khăn. Về nguồn lực, chưa huy động được đông đảo
trí
thức KH&CN tham gia. Trong số hơn 200 đơn vị KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội, mới
có khoảng 30% đơn vị có những hoạt động phát triển cộng đồng, xóa đói giảm
nghèo,
còn một lực lượng lớn chưa tham gia. Một trong những nguyên nhân của tình trạng
này là
thiếu kinh phí hoạt động. Những đơn vị đã tham gia công tác này chủ yếu tự lo
kinh phí
thông qua các dịch vụ, sản xuất và sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Do
đó, tính chủ
động, tích cực của đội ngũ trí thức của một số Hội ngành bị hạn chế, khó có điều
kiện
tham gia công tác này.
Địa bàn hoạt động chưa rộng, mới tập trung vào một số vùng, miền, chỉ có 15/62
tỉnh thành trong cả nước. Còn nhiều khu vực khó khăn hiện đang rất cần có sự trợ
giúp,
hướng dẫn của KH&CN để vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, công tác tổng kết,
đánh
giá, rút kinh nghiệm tiến hành chưa được kịp thời để làm cơ sở cho việc nhân
rộng các
mô hình tốt; nguồn kinh phí ít và không đều, không ổn định.
Trong các nhiệm vụ của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội, hoạt động phát
triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo luôn luôn được quan tâm, coi trọng. Có thể
thấy, đây là một trong những thành công của đội ngũ này. Về mặt xã hội, nó có
tác
động to lớn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong dân cư, đồng thời tạo ra những
điều
kiện thuận lợi để nhân dân được tiếp cận với những kiến thức khoa học, công nghệ
tiến bộ. Mặt khác, nhận thức của người dân có sự phát triển, dân trí được nâng
lên
việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã bước đầu đạt hiệu quả tốt. Đó là những cố
gắng và đóng góp lớn của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội góp phần thúc đẩy
sự
phát triển đất nước.
2.2.6. Hoạt động hợp tác quốc tế
Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, Liên hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam đã không ngừng tăng cường mở rộng hợp tác, giao lưu,
trao đổi
với nhiều tổ chức liên quan đến KH&CN trên thế giới. Hoạt động hợp tác quốc tế
của đội
ngũ này hầu hết là thông qua các cơ quan Trung ương và các đơn vị thành viên của
Liên
hiệp Hội, rất ít có sự hợp tác mang tính cá nhân. Do vậy, đánh giá việc thực
hiện nhiệm
vụ này chủ yếu dựa trên các kết quả mà Liên hiệp Hội, các Hội ngành đã đạt được.
Nội dung chủ yếu trong hoạt động của Liên hiệp Hội trên lĩnh vực này là trao đổi
thông tin khoa học - công nghệ và kinh nghiệm hoạt động với các tổ chức khoa học
- kỹ
thuật quốc gia và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ; liên
kết thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án phát triển công nghệ,
các đề án
phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay Liên hiệp Hội đã ra nhập một số tổ chức quốc tế như Liên đoàn thế giới
các nhà khoa học (WFSW), Liên đoàn thế giới các tổ chức kỹ sư (WFEO), Liên đoàn
các
hội kỹ thuật quốc tế (UITA), Hội đồng quốc tế các hiệp hội giáo dục khoa học
(ICASE),
Hiệp hội giáo dục kỹ thuật Đông Nam á - Thái Bình Dương (AEESEAP)... Trong khu
vực, Liên hiệp Hội là thành viên của Liên đoàn các tổ chức kỹ sư các nước ASEAN
(AFEO) từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Cho đến nay, Liên hiệp Hội liên tục
cử
các đại biểu tham dự các hội nghị hằng năm của các tổ chức này. Tại các Hội nghị
đó,
đoàn đại biểu Liên hiệp Hội đã giới thiệu những thành tựu KH&CN nước ta; đóng
góp ý