LUẬN VĂN: Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
3,605
44
102
- Phân công lao động xã hội theo hướng tiến bộ, nghĩa là toàn bộ xã hội có công
ăn việc làm, lao động có tay nghề, hàm lượng khoa học - công nghệ ngày càng
chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu lao động, đây là một trong những tiêu chí định hướng XHCN
trong phát triển KH&CN.
- Xuất phát từ trình độ KH&CN rất thấp, lại phân bố không đều và bị mất cân đối
lớn giữa các ngành, vùng, lãnh thổ như hiện nay, để khắc phục chúng ta cần phải
ứng
dụng nhanh và có hiệu quả những tiến bộ KH&CN vào các ngành, vùng của nền kinh
tế,
trong thời gian trước mắt cần hướng vào khu vực nông nghiệp - nông thôn, nhằm
thu hẹp
sự chênh lệch giữa các vùng miền, nhất là giữa nông thôn và thành thị trong cả
nước.
- Mọi thành quả kinh tế - xã hội của việc phát triển, ứng dụng KH&CN vào thực
tiễn phải vì mục tiêu phục vụ lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động, cho sự
nghiệp xây
dựng CNXH, nó thể hiện chủ yếu trong việc phân phối công bằng những thành quả
của sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, trong quá trình phát triển KH&CN đòi
hỏi phải
quan tâm ngay từ đầu không chỉ hiệu quả kinh tế - kỹ thuật mà cả hiệu quả xã hội
và
nhân văn của nó.
Để những mục tiêu trên được thực hiện, mọi chủ trương, đường lối, chính sách
liên quan đến KH&CN phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, đồng thời việc đánh
giá
hiệu quả cũng cần đảm bảo tính độc lập, khách quan.
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò vô cùng quan trọng,
giúp cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách,
chiến lược về KH&CN của Đảng và Nhà nước đảm bảo đúng định hướng XHCN. Những
đóng góp của đội ngũ trí thức nước ta thông qua hoạt động này đã đem lại hiệu
quả cao
như: Công trình xây dựng thủy điện Sơn La, Đường Hồ Chí Minh (đoạn qua rừng quốc
gia Cúc Phương), Dự án thay nước Hồ Tây, v.v... Với tư cách là người nghiên cứu
khoa
học, trí thức Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc hạn chế những ảnh hưởng
tiêu
cực và đảm bảo đúng định hướng XHCN của các công trình, đề án kinh tế - xã hội.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, cùng với sự phát triển của KH&CN, đội
ngũ trí thức Việt Nam cũng không ngừng tăng cao cả số lượng và chất lượng, ngày
càng
giữ vị trí quan trọng trong xã hội, cùng với giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân và các
tầng lớp nhân dân lao động khác, họ chính là một lực lượng nòng cốt của qua
trình xây
dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.
1.2. Đặc điểm của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam
1.2.1. Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam hoạt động trong một tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công
nghệ Việt Nam
Đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam hoạt động rộng khắp trên hầu hết các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Do làm việc trong nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau nên
ít có
điều kiện hợp tác, trao đổi học thuật và kinh nghiệm với những người cùng chuyên
môn,
ngành nghề, cùng lĩnh vực nghiên cứu. Đáp ứng nhu cầu này của trí thức, một số
Hội
chuyên ngành đã ra đời. Sớm nhất là Hội Luật gia Việt Nam (1955), Tổng hội Y -
Dược
học Việt Nam (1955) và Hội Y học cổ truyền Việt Nam (1957). Sau đó là hàng loạt
các
Hội Khoa học và Kỹ thuật khác được thành lập như: Hội Cơ học Việt Nam (1982),
Hội
Xây dựng Việt Nam (1982), Hội Lâm nghiệp Việt Nam và Hội các ngành sinh học Việt
Nam (1982)...
Qua một thời gian hoạt động, các Hội Khoa học và Kỹ thuật cùng nhiều nhà khoa
học Việt Nam mong muốn có một tổ chức chung để đoàn kết, điều hòa và phối hợp
các hoạt
động phong phú và đa dạng, để nói lên tiếng nói thống nhất, đề đạt những nguyện
vọng và
kiến nghị chung với Đảng và Nhà nước, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam
đã ra đời vào năm 1983 (26-3-1983) và chính thức trở thành tổ chức chính trị -
xã hội của trí
thức KH&CN Việt Nam.
Với vai trò của một tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp Hội có chức năng cơ
bản
là tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức thuộc lĩnh vực KH&CN ở trong nước và trí
thức
người Việt Nam ở nước ngoài; làm đầu mối giữa các hội thành viên với các cơ quan
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn
đề
chung trong Liên hiệp Hội, đồng thời, đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp
pháp của
các hội thành viên, của trí thức KH&CN Việt Nam.
Mục đích của Liên hiệp Hội là phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức
KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp
phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Nội
dung trên đã chi phối toàn bộ hoạt động của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp
Hội.
Nếu trong các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác nội dung hoạt động chủ yếu là
trao đổi học thuật, phối hợp nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và
hiệu quả
công việc cho hội viên của mình, thì mục tiêu của Liên hiệp Hội không chỉ dừng
lại ở học
thuật, quyền lợi của trí thức, mà cao hơn là đem lại lợi ích cho đất nước, góp
phần thực
hiện các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra và giao cho. Sự khác biệt này được
thể
hiện rõ nét nhất qua các cuộc hội thảo khoa học. ở đây ngoài mục đích tìm tòi,
sáng tạo
tri thức mới, tìm ra chân lý trong khoa học còn nhằm nghiên cứu ứng dụng những
tri thức
KH&CN hiện đại đó vào trong thực tiễn để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước.
Bản thân khoa học không có tính chính trị, nhưng làm khoa học phục vụ mục tiêu
phát triển đất nước là làm chính trị. Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội, mặc
dù được tổ
chức trong các Hội ngành Trung ương - hội mang tính chuyên môn, nghề nghiệp cao
-
nhưng hướng các hoạt động của mình phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, cho
sự
nghiệp CNH, HĐH tức là hướng đến thực hiện những mục tiêu chính trị - xã hội mà
Đảng và Nhà nước đề ra. Điều này cho thấy tính đặc thù của đội ngũ này so với
trí thức
hoạt động trong các tổ chức chỉ thuần túy mang tính xã hội - nghề nghiệp.
Đồng thời, khác với các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động hoàn toàn mang
tính độc lập, không liên quan đến các cơ quan nhà nước, các đảng chính trị, đội
ngũ trí
thức thuộc Liên hiệp Hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
thông
qua Đảng Đoàn của Liên hiệp Hội.Theo Chỉ thị số 45 - CT/TW của Ban chấp hành
Trung
ương Đảng, Đảng đoàn của Liên hiệp Hội chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính
trị.
Ban Khoa giáo Trung ương giúp Bộ Chính trị theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Liên
hiệp
Hội, Ban Dân vận Trung ương và các ban khác của Đảng có trách nhiệm giúp đỡ hoạt
động của Liên hiệp Hội.
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa các hoạt động KH&CN, GD&ĐT,
chăm sóc sức khỏe nhân dân, với tính chất là tổ chức chính trị - xã hội, Liên
hiệp Hội còn
có nhiệm vụ vận động trí thức KH&CN phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân
tộc, ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tính trung
thực và
đạo đức nghề nghiệp.
Nhằm thực hiện chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Liên hiệp Hội có
nhiệm vụ vận động trí thức KH&CN người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp công sức,
trí tuệ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những nhiệm vụ này đã được
Liên
hiệp Hội triển khai thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả nhất định, đặc biệt
là việc
thu hút trí thức Việt kiều về quê hương, một số người đã quyết định trở về định
cư ở Việt
Nam để được đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp chung của đất nước. Với những chức
năng
và nhiệm vụ cơ bản trên, Liên hiệp Hội thực sự đã là một tổ chức chính trị - xã
hội quan
trọng và lớn nhất của trí thức KH&CN Việt Nam.
Việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đội ngũ này còn thể hiện rõ
nét
thông qua hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm góp phần xây dựng
cơ
sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, pháp luật, các
chương trình,
kế hoạch của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, GD&ĐT,
bảo
vệ môi trường, tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng; tham gia giám sát độc
lập đối
với các đề án, công trình quan trọng của đất nước.
Điểm khác biệt trong việc thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội của
các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp dành cho mọi tổ chức và cá nhân có pháp nhân tư
vấn,
với một tổ chức chính trị - xã hội như Liên hiệp Hội thể hiện ở chỗ: Một mặt,
đây là
nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức chính trị - xã hội của trí thức KH&CN. Bên cạnh việc
tư vấn
xã hội nó còn bao gồm cả phản biện xã hội và giám định xã hội. Ngoài những đề án
được
giao, Liên hiệp Hội cùng các Hội thành viên có điều kiện chủ động tự đề xuất
nhiệm vụ
tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án quan tâm, tổ chức thực
hiện và đề
xuất kiến nghị gửi tới các cơ quan có liên quan và các cấp có thẩm quyền xem
xét. Mặt
khác, Liên hiệp Hội thực hiện hoạt động này không vì mục tiêu lợi nhuận. Điều
này cho
thấy, Liên hiệp Hội đề cao mục tiêu chính trị - xã hội, thực hiện trước hết bởi
trách nhiệm
của một nhà khoa học và tâm huyết muốn cống hiến cho đất nước. Đây không chỉ là
tôn
chỉ mà Liên hiệp Hội đề ra, thực tế đã khẳng định tính phi lợi nhuận trong hoạt
động này.
Như công trình thủy điện Sơn La, nếu theo chi phí thuê các chuyên gia nước ngoài
thì hết
hàng trăm tỷ, nhưng trong mười năm thực hiện nghiên cứu tư vấn đề án tối ưu cho
Chính
phủ, với sự đóng góp công sức của hơn bốn mươi nhà khoa học, chi phí chi hết
khoảng
500 đến 600 triệu đồng. Không những tích kiệm được chi phí cho Nhà nước, mà các
phương án của các nhà khoa học thuộc Liên hiệp Hội đưa ra còn mang lại hiệu quả
kinh tế
- xã hội cao và giảm bớt chi phí khi thi công.
Một ví dụ khác đó là việc trùng tu, bảo tồn khu di chỉ Hoàng thành Thăng Long -
nơi Nhà nước đã có kế hoạch xây dựng công trình tòa nhà Quốc hội và Bảo tàng
lịch sử
quân sự Việt Nam, trên cơ sở luận chứng khoa học các nhà nghiên cứu đã kiến nghị
với
Chính phủ tạm dừng thi công các công trình này và được Chính phủ chấp thuận. Đây
là
việc mà Liên hiệp Hội tự đề xuất, không phải nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho. Điều
đó
càng chứng tỏ tinh thần trách nhiệm cao của các nhà khoa học mà hoàn toàn không
vì mục
tiêu lợi nhuận.
Do hoạt động trong một tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN
Việt Nam, nên cũng đem lại những ưu thế nhất định: trí thức có điều kiện để nói
lên tiếng
nói thống nhất, bày tỏ những tâm tư hay đề đạt nguyện vọng đối với Đảng và Nhà
nước.
Không những thế Liên hiệp Hội còn là tổ chức đại diện, bảo vệ những quyền lợi,
lợi ích
hợp pháp của trí thức KH&CN Việt Nam.
Ngoài ra khi tham gia Liên hiệp Hội trí thức còn có điều kiện thuận lợi trong
việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, như tham gia soạn thảo các văn kiện quan
trọng, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề quốc kế dân sinh, cung cấp
những luận cứ khoa học một cách có hệ thống giúp cho việc ban hành các chủ
trương,
chính sách có thêm cơ sở khách quan và đạt hiệu quả…
Tuy nhiên, đây là một tổ chức mang tính tự nguyện có quy mô lớn nên việc quản
lý, tập hợp hội viên để phối hợp hoạt động cũng có những khó khăn nhất định. Mặt
khác,
hiện nay còn tồn tại tâm lý chỉ muốn làm khoa học thuần túy mà không liên quan
đến các
nhiệm vụ chính trị, cho nên tính chất chính trị - xã hội của Liên hiệp Hôi cũng
là một
trong những lý do khiến một số trí thức chưa muốn tham gia.
1.2.2. Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam là lực lượng trí thức chuyên ngành về khoa học và công nghệ lớn nhất Việt
Nam hiện nay
Trong các tổ chức KH&CN ở Việt Nam hiện nay, Liên hiệp Hội là tổ chức có
tiềm năng chuyên gia lớn nhất với 54/56 Hội ngành Trung ương, nơi tập hợp trí
thức
chuyên ngành (không tính hai Hội tập hợp chủ yếu là nông dân là Hội Nuôi ong,
Hội
Làm vườn Việt Nam) thuộc các lĩnh vực:
- Khoa học xã hội và nhân văn gồm 08 Hội đó là: Hội Luật gia Việt Nam, Tổng
Hội Y - Dược học Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam,
Hội
Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Dân tộc học
Việt
Nam, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam.
- Khoa học tự nhiên gồm 07 Hội: Hội Vật lý Việt Nam, Hội Toán học Việt Nam,
Hội Địa lý Việt Nam, Hội Hóa học Việt Nam, Hội Khoa học Đất Việt Nam, Hội Địa
Vật
lý Việt Nam, Hội các ngành Sinh học Việt Nam.
- 39 Hội và Tổng hội khoa học công nghệ, cụ thể: Hội Đúc - Luyện kim Việt
Nam, Hội Khoa học công nghệ Mỏ Việt Nam, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Hội Khoa
học - Kỹ thuật Địa chất Việt Nam, Hội Cơ học Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật
Lâm
nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Cơ khí Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo
vệ
người tiêu dùng Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội Tin
học
Việt Nam, Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Trắc địa - Bản
đồ
Viễn thám Việt Nam, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y
Việt
Nam, Hội Bảo quản nông sản thực phẩm Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật nhiệt
Việt
Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Biển Việt Nam, Hội Kế toán Việt Nam, Hội Khoa học -
Công nghệ Tự động Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Phân tích Hóa, Lý và Sinh
học
Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật ăn
mòn và bảo vệ kim loại Việt Nam, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam,
Hội
Khoa học - Kỹ thuật Mã số Mã vạch Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Không phá
hủy,
Hội Thông tin tư liệu KH&CN Việt Nam, Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam, Hội Khoa
học - Kỹ thuật Đo lường Việt Nam, Hội Bảo vệ Thực vật Việt Nam, Hội Giống cây
trồng
Việt Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật - An toàn thực phẩm Việt Nam, Hội Khoa học công
nghệ Lương thực thực phẩm Việt Nam, Hội Vệ sinh an toàn lao động, Hội Các phòng
thử
nghiệm Việt Nam, Hội Thiết bị y tế Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam, Hội Trí thức
KH&CN trẻ Việt Nam, Hội Kỹ thuật Điện lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam.
Là những đơn vị mang tính chuyên ngành, các Hội trên tập hợp được nhiều
chuyên gia hàng đầu của cả nước trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Cơ cấu tổ chức
rất đa
dạng và phong phú với mức độ chuyên sâu và quy mô khác nhau, Có Hội hoạt động
trong phạm vi chuyên ngành hẹp như: Hội Dân tộc học Việt Nam (01 đơn vị thành
viên),
Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam (01 đơn vị thành viên), Hội Khoa học - Kỹ thuật ăn
mòn
và bảo vệ kim loại Việt Nam (10 đơn vị thành viên), Hội Vệ sinh an toàn lao động
Việt
Nam (03 đơn vị thành viên)… Bên cạnh đó có nhiều Hội hoạt động trong phạm vi rất
rộng như Hội Khoa học Kỹ thuật Mã số Mã Vạch Việt Nam (670 đơn vị thành viên),
Hội
Kế toán Việt Nam (130 đơn vị thành viên),Tổng hội Y - Dược học Việt Nam (với 96
đơn
vị thành viên), Hội Luật gia Việt Nam (86 đơn vị thành viên), Hội Đông y Việt
Nam (70
đơn vị thành viên), Tổng Hội Xây dựng Việt Nam (47 đơn vị thành viên),… [55, tr.
14-
16].
Đội ngũ trí thức thuộc các Liên hiệp Hội được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau
(từ các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp hay những người
hoạt
động tự do, không thuộc cơ quan, tổ chức đơn vị nào của Nhà nước, những người đã
nghỉ
hưu hoặc nghỉ theo các chế độ lao động), trong số họ không ít người đã và đang
nắm giữ
những vị trí quan trọng tại các Viện Nghiên cứu khoa học, các Bộ, ngành quan
trọng của
đất nước. Tuy nhiên, khi gia nhập Liên hiệp Hội, họ hoạt động với tư cách là
những nhà
khoa học theo đúng chuyên môn của mình.
Tính chuyên ngành của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội thể hiện ở chỗ các
Hội trên chỉ tập hợp những trí thức thuộc cùng chuyên môn, lĩnh vực nhất định:
Hội Toán
học Việt Nam là nơi tập hợp những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về
Toán
học; Hội kế toán Việt Nam chỉ tập hợp những người thuộc chuyên ngành tài chính,
kế
toán, kiểm toán...
Không những thế, một số Hội còn chia thành nhiều Phân hội thể hiện tính chuyên
môn hóa sâu sắc. Tiêu biểu như Hội các ngành Sinh học Việt Nam có 16 Phân hội
(2001)
là: Động vật học, Thực vật học, Vi sinh vật học, Di chuyền học, Hóa sinh, Lý
sinh, Côn
trùng học, Ký sinh trùng, Công nghệ sinh học, Sinh lý người và động vật, Sinh lý
thực
vật, Sinh thái học, Sinh thái đất, Khoa học và công nghệ thực phẩm, Hội Sinh học
phân
tử và Bệnh lý thực vật, Hội những người giảng dạy Sinh học; Hội Địa chất Việt
Nam
gồm 10 Phân hội cụ thể là Cổ sinh - Địa tầng, Kiến tạo, Đệ tứ địa mạo, Trầm
tích, Địa
hóa, Khoáng học, Địa chất kinh tế, Địa chất công trình, Địa chất thủy văn, và
Phân hội
Công nghệ khoa,…
Trong thực tế hiện nay tại một số cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng có sự phân
ngành như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu của Nhà nước... Nhưng với tính
chất
là tập hợp đội ngũ trí thức chuyên ngành thì các Hội ngành Trung ương thuộc Liên
hiệp
Hội là nơi tập hợp được đông đảo nhất, có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay. Toàn
Liên
hiệp Hội tập hợp được hơn 40 vạn trí thức KH&CN Việt Nam. Riêng các Hội ngành
Trung ương tập hợp được hơn 20 vạn trí thức chuyên ngành, trong đó tiêu biểu là
Hội
Đông y Việt Nam (50.000 hội viên), Tổng hội Y dược học Việt Nam (hơn 10.000),
Hội
Luật gia Việt Nam (hơn 16.000).
Với lực lượng "chất xám" chuyên ngành có quy mô và chất lượng lớn nhất nước
ta hiện nay, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội là lực lượng nòng cốt của trí
thức
KH&CN Việt Nam. Do tập hợp trí thức cùng chuyên môn, cùng lĩnh vực nghiên cứu và
hoạt động nên rất thuận tiện trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ để giải quyết
những vấn
đề mang tính chuyên sâu mà thực tiễn đặt ra. Sự phối hợp của nhiều nhà khoa học
trong
cùng lĩnh vực nghiên cứu sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn mà ngoài các Hội
ngành
này, các cơ quan, tổ chức khác khó có thể có được.
Ngoài ra, Liên hiệp Hội có ưu thế về liên kết các ngành khoa học, khi cần có thể
huy
động được lực lượng đông đảo trí thức liên ngành đáp ứng được yêu cầu của những
vấn đề đòi
hỏi tri thức tổng hợp, toàn diện cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân
văn, khoa học
và công nghệ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi KH&CN phát triển mạnh thì
sự phân
công lao động xã hội ngày càng có tính chất chuyên môn hóa cao. Nó đòi hỏi người
lao động
không chỉ hiểu sâu sắc, vận dụng hiệu quả những tri thức khoa học của lĩnh vực
mà mình
tham gia, mà nó cần ở người lao động một lượng kiến thức tổng hợp, sâu rộng,
phong phú.
Tuy nhiên ngoài những lợi thế trên, đội ngũ này cũng gặp phải một số hạn chế
nhất định như: do không quản lý về mặt hành chính như các cơ quan, đơn vị kinh
tế - xã
hội, nên cùng lúc trí thức có thể đảm nhiệm nhiều công việc, vừa tham gia sinh
hoạt Hội
vừa phải hoàn thành nhiệm vụ nơi công tác nên không đầu tư đúng mức cho công
việc
của Liên hiệp Hội. Hơn nữa, phần lớn kinh phí hoạt động không được Nhà nước cấp
nên
số lượng trí thức mặc dù đông nhưng không có đủ điều kiện phát huy hết năng lực
của
mình. Nếu khắc phục được những bất cập trên để trí thức có thể tập trung nhiều
hơn cho
công việc chuyên môn của Liên hiệp Hội thì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong
việc thực
hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đặt nước.
Kết luận chương 1
Đội ngũ trí thức nước ta là một lực lượng quan trọng trong khối liên minh công
nhân
- nông dân - trí thức. Cùng với sự phát triển của KH&CN, số lượng và chất lượng
của đội
ngũ này không ngừng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, đội ngũ trí thức còn nhiều
bất cập
trong cơ cấu và phân bố không đều, nhưng những đóng góp quan trọng cho thành
công của
công cuộc đổi mới đã ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của đội
ngũ này đối
với sự phát triển của đất nước.
Trong quá trình CNH, HĐH, đội ngũ trí thức vừa cung cấp những luận cứ khoa
học, vừa là người góp phần to lớn đưa những chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng
và Nhà nước vào cuộc sống. Với vai trò chủ thể, họ chính là lực lượng trực tiếp
và đi đầu
trong việc thực hiện nội dung của quá trình CNH, HĐH. Thông qua chức năng cơ bản
là
phổ biến, truyền bá tri thức khoa học- kỹ thuật, trí thức còn giữ vai trò chính
trong đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Là một bộ phận của đội ngũ trí thức Việt Nam, ngoài những đặc điểm chung, đội
ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có những đặc
thù
riêng, đó là hoạt động trong một tổ chức chính trị - xã hội, là lực lượng "chất
xám"
chuyên ngành lớn nhất ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, đội ngũ trí thức trong
Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã, đang tạo nên ưu thế nhất định trong
việc kết
hợp nghiên cứu khoa học chuyên sâu với các hoạt động mang tính liên ngành phục
vụ sự
nghiệp xây dựng CNXH và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.