Luận văn đề tài: Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

1,885
18
96
phu được đào tạo theo chương trình Nho học như Ngô Đức Kế,người là sản phẩm
trong buổi giao thời của Hán học và Tây học như Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên,
Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh… có người được đào tạo hoàn toàn Tây học như nhóm
Tự Lực Văn Đoàn,người là nhà văn, nhà báo, có người là nhà hoạt động chính trị
Về tưởng, quan điểm chính trị của họ cũng rất khác nhau: người thì bảo thủ,
người cấp tiến; người cách mạng, người chủ trương cải lương… Nhưng cho dù không
thuần nhất và có cả sự khác biệt thì giữa họ vẫn có điểm chung là sự thiết tha với văn
hóa dân tộc. Họ đều xúc động, băn khoăn, trăn trở trước hiện trạng văn hóa dân tộc
đang bị rung động trong cuộc giao lưu với văn hóa phương Tây, đang nằm trong vòng
nô lệ của nước ngoài. Đứng trước những vấn đề của thực tiễn văn hóa dân tộc, họ đều
có chung một niềm khát vọng cháy bỏng muốn gây dựng được một nền văn hóa riêng
cho dân tộc Việt Nam - một nền văn hóa có bản sắc, có khả năng thâu thái tinh hoa của
các dân tộc khác nhất phải độc lập trong quá trình tiếp xúc với thế giới. Đó
khởi nguồn cho các cuộc tranh luận mang tính học thuật xuất hiện càng nhiều và thu
hút đông đảo các học giả lúc bấy giờ tham gia, điều mà trước đó chưa hề có. Trong các
cuộc tranh luận, những người tham gia đã đặt ra vấn đề khái niệm, giới thuyết về khái
niệm như thế nào, sau đó mới đi vào những nội dung cụ thể. Các cuộc tranh luận đó
đều thể hiện tinh thần đối thoại, dân chủ mà không hề có sự áp đặt, độc thoại của một
xu hướng nào cả. Chân khoa học dần dần trở thành trọng tài cho các cuộc tranh
luận. Không tình cảm yêu mến văn hóa dân tộc mà các tác giả không thẳng thắn
vạch ra những mặt còn bất cập của dân tộc Điều đó đã cắt nghĩa tại sao trong điều kiện
khó khăn về thông tin khoa học, chịu sự kiểm duyệt của chính quyền thực dân và quan
trọng là trước đó chưa nhiều vốn liếng về lý luận, các học giả trong giai đoạn này
đã để lại nhiều quan niệm về văn hóa ý nghĩa với việc xây dựng nền văn hóa mới
của dân tộc và đặt nền móng cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa ở nước ta.
3.1.2. ý nghĩa của những thành tựu nghiên cứu luận văn hóa giai đoạn
nửa đầu thế kỷ XX
Trước hết, qua quá trình nhận thức luận về văn hóa, văn hóa Việt Nam lần
đầu tiên được nhận diện tương đối toàn diện. Do nhu cầu muốn hiểu biết về dân tộc
phu được đào tạo theo chương trình Nho học như Ngô Đức Kế, có người là sản phẩm trong buổi giao thời của Hán học và Tây học như Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh… có người được đào tạo hoàn toàn Tây học như nhóm Tự Lực Văn Đoàn, có người là nhà văn, nhà báo, có người là nhà hoạt động chính trị … Về tư tưởng, quan điểm chính trị của họ cũng rất khác nhau: người thì bảo thủ, người cấp tiến; người cách mạng, người chủ trương cải lương… Nhưng cho dù không thuần nhất và có cả sự khác biệt thì giữa họ vẫn có điểm chung là sự thiết tha với văn hóa dân tộc. Họ đều xúc động, băn khoăn, trăn trở trước hiện trạng văn hóa dân tộc đang bị rung động trong cuộc giao lưu với văn hóa phương Tây, đang nằm trong vòng nô lệ của nước ngoài. Đứng trước những vấn đề của thực tiễn văn hóa dân tộc, họ đều có chung một niềm khát vọng cháy bỏng muốn gây dựng được một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam - một nền văn hóa có bản sắc, có khả năng thâu thái tinh hoa của các dân tộc khác và nhất là phải độc lập trong quá trình tiếp xúc với thế giới. Đó là khởi nguồn cho các cuộc tranh luận mang tính học thuật xuất hiện càng nhiều và thu hút đông đảo các học giả lúc bấy giờ tham gia, điều mà trước đó chưa hề có. Trong các cuộc tranh luận, những người tham gia đã đặt ra vấn đề khái niệm, giới thuyết về khái niệm như thế nào, sau đó mới đi vào những nội dung cụ thể. Các cuộc tranh luận đó đều thể hiện tinh thần đối thoại, dân chủ mà không hề có sự áp đặt, độc thoại của một xu hướng nào cả. Chân lý khoa học dần dần trở thành trọng tài cho các cuộc tranh luận. Không vì tình cảm yêu mến văn hóa dân tộc mà các tác giả không thẳng thắn vạch ra những mặt còn bất cập của dân tộc Điều đó đã cắt nghĩa tại sao trong điều kiện khó khăn về thông tin khoa học, chịu sự kiểm duyệt của chính quyền thực dân và quan trọng là trước đó chưa có nhiều vốn liếng về lý luận, các học giả trong giai đoạn này đã để lại nhiều quan niệm về văn hóa có ý nghĩa với việc xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc và đặt nền móng cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa ở nước ta. 3.1.2. ý nghĩa của những thành tựu nghiên cứu lý luận văn hóa giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX Trước hết, qua quá trình nhận thức lý luận về văn hóa, văn hóa Việt Nam lần đầu tiên được nhận diện tương đối toàn diện. Do nhu cầu muốn hiểu biết về dân tộc
mình, các học giả đã kiểm kê lại hành trang của văn hóa dân tộc cho việc hội nhập với
thế giới bằng cách đánh giá những di sản do cha ông để lại. Bản sắc của dân tộc trở
thành mối quan tâm chung của các học giả, với nhiều cách tiếp cận khác nhau như cho
bản sắc dân tộc Quốc học, đặc tính dân tộc, tính cách của con người Việt
Nam..., bức tranh văn hóa Việt Nam đã được phác họa một cách chân thực, khách
quan cả trong quá khứ hiện tại, cả những yếu tố tích cực yếu tố hạn chế. Điều
này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh diễn ra sự xung đột giá trị văn hóa cổ truyền
với văn hóa phương Tây ở đầu thế kỷ XX, sự xung đột đó là một vấn đề “quan hệ đến
cuộc sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy” [2, tr.7] mà giải quyết xung đột này trước hết
phải biết văn hóa của dân tộc mình là thế nào, biết được chân giá trị của nền văn hóa mới.
Từ đó mới có thể tìm ra con đường để hiện đại hóa văn hóa dân tộc, xây dựng một nền
văn hóa riêng phù hợp với xu thế vận động của thời đại.
Không chỉ dừng lại việc phản ánh thực tiễn văn hóa, quá trình nhận thức lý
luận về văn hóa trong giai đoạn này còn ý nghĩa quan trọng trên con đường giải
phóng văn hóa dân tộc, mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển. Văn minh tân học
sách đã phê phán khá triệt để những tư tưởng cũ, phân tích thực trạng xã hội Việt Nam
trong cảnh lạc hậu, lệ, từ đó khởi xướng những tưởng đổi mới. Văn minh Tân
học sách là ngọn cờ duy tân, tự cường, tự phát triển, trở thành tuyên ngôn, cương lĩnh
của phong trào Duy tân nổ ra đầu thế kỷ XX. Đây không chỉ là sự thay đổi trong
khuôn khổ của nền văn minh á Đông cũ mà là sự thay đổi căn bản theo hướng mở rộng
giao lưu với văn minh âu Tây - đối tác kích thích các quốc gia phương Đông trong thời
đại mới. Các phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Đông du đã đi vào lịch sử dân tộc như
một cuộc vận động chính trị của cách mạng dân tộc dân chủ, kết hợp công cuộc giải
phóng dân tộc với sự hiện đại hóa đất nước thành một quá trình thống nhất. Năm 1943,
Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời, với tư cách là một cương lĩnh văn hóa, những tư
tưởng mà Đề cương nêu ra đã tập hợp giới trí thức lập nên mặt trận văn hóa của những
người yêu nước chống văn hóa nô dịch Pháp - Nhật, đặt những đường nét cơ bản thiết
kế về một nền văn hóa mới Việt Nam. Đề cương đã có tác dụng “thức tỉnh và thu hút
nhiều người làm công tác văn hóa, văn nghệ vào con đường cách mạng” [11, tr.364],
mình, các học giả đã kiểm kê lại hành trang của văn hóa dân tộc cho việc hội nhập với thế giới bằng cách đánh giá những di sản do cha ông để lại. Bản sắc của dân tộc trở thành mối quan tâm chung của các học giả, với nhiều cách tiếp cận khác nhau như cho bản sắc dân tộc là Quốc học, là đặc tính dân tộc, là tính cách của con người Việt Nam..., bức tranh văn hóa Việt Nam đã được phác họa một cách chân thực, khách quan cả trong quá khứ và hiện tại, cả những yếu tố tích cực và yếu tố hạn chế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh diễn ra sự xung đột giá trị văn hóa cổ truyền với văn hóa phương Tây ở đầu thế kỷ XX, sự xung đột đó là một vấn đề “quan hệ đến cuộc sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy” [2, tr.7] mà giải quyết xung đột này trước hết phải biết văn hóa của dân tộc mình là thế nào, biết được chân giá trị của nền văn hóa mới. Từ đó mới có thể tìm ra con đường để hiện đại hóa văn hóa dân tộc, xây dựng một nền văn hóa riêng phù hợp với xu thế vận động của thời đại. Không chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực tiễn văn hóa, quá trình nhận thức lý luận về văn hóa trong giai đoạn này còn có ý nghĩa quan trọng trên con đường giải phóng văn hóa dân tộc, mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển. Văn minh tân học sách đã phê phán khá triệt để những tư tưởng cũ, phân tích thực trạng xã hội Việt Nam trong cảnh lạc hậu, nô lệ, từ đó khởi xướng những tư tưởng đổi mới. Văn minh Tân học sách là ngọn cờ duy tân, tự cường, tự phát triển, trở thành tuyên ngôn, cương lĩnh của phong trào Duy tân nổ ra ở đầu thế kỷ XX. Đây không chỉ là sự thay đổi trong khuôn khổ của nền văn minh á Đông cũ mà là sự thay đổi căn bản theo hướng mở rộng giao lưu với văn minh âu Tây - đối tác kích thích các quốc gia phương Đông trong thời đại mới. Các phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Đông du đã đi vào lịch sử dân tộc như một cuộc vận động chính trị của cách mạng dân tộc dân chủ, kết hợp công cuộc giải phóng dân tộc với sự hiện đại hóa đất nước thành một quá trình thống nhất. Năm 1943, Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời, với tư cách là một cương lĩnh văn hóa, những tư tưởng mà Đề cương nêu ra đã tập hợp giới trí thức lập nên mặt trận văn hóa của những người yêu nước chống văn hóa nô dịch Pháp - Nhật, đặt những đường nét cơ bản thiết kế về một nền văn hóa mới Việt Nam. Đề cương đã có tác dụng “thức tỉnh và thu hút nhiều người làm công tác văn hóa, văn nghệ vào con đường cách mạng” [11, tr.364],
góp phần cho thắng lợi chung của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa nửa đầu thế kỷ XX đánh dấu sự ra đời,
hình thành và phát triển của chuyên ngành lý luận văn hóa ở nước ta. Với sự phát triển
mạnh mẽ của các khoa học về văn hóa như hiện nay, nhất là văn hóa học, nhiều quan
niệm các học giả đưa ra đã bị vượt qua. Nhưng rõ ràng, nó đã ghi một dấu mốc quan
trọng trong buổi đầu chập chững đến với khoa học đầu thế kỷ XX của giới trí thức
dân tộc, đóng góp cho di sản văn hóa dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh nửa đầu thế kỷ
XX, trong điều kiện một đất nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong
kiến chịu ảnh hưởng của Nho giáo, không tiếp xúc rộng rãi với thế giới bên ngoài,
trình độ tư duy lý luận kém phát triển, thân phận một nước thuộc địa mới thấy được ý
nghĩa lớn lao của những thành tựu này. Đó là sự phát triển từ không đến có và đặt nền
tảng ban đầu cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Trong đó, những tác phẩm của học
giả Đào Duy Anh như Việt Nam văn hóa sử cương, Văn hóa là gì xứng đáng là những
cột mốc đầu tiên, chỉ đường cho những người đi sau, đặt nền móng cho công c
nghiên cứu lý luận văn hóa sau này. Với cách cương lĩnh văn hóa đầu tiên của
những người mácxít Việt Nam, Đề cương văn hóa Việt Nam cũng đã mở ra sự phát
triển mới của luận văn hóa mácxít nước ta. Trên cơ sở những tưởng Đề
cương đưa ra, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục phát triển và hoàn thiện luận văn
hóa đường lối văn hóa trong các giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng. Năm
1948, Chủ nghĩa Mác văn hóa Việt Nam ra đời như một bước hoàn chỉnh luận
văn hóa của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong giai đoạn hiện
nay, đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc vẫn có dấu ấn của những tưởng quan trọng của Đề cương văn hóa Việt
Nam.
3.2. Những bài học kinh nghiệm
Từ quá trình nhận thức luận về văn hóa trong giai đoạn từ đầu thế kỷ đến
năm 1945 và những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
góp phần cho thắng lợi chung của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa nửa đầu thế kỷ XX đánh dấu sự ra đời, hình thành và phát triển của chuyên ngành lý luận văn hóa ở nước ta. Với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học về văn hóa như hiện nay, nhất là văn hóa học, nhiều quan niệm các học giả đưa ra đã bị vượt qua. Nhưng rõ ràng, nó đã ghi một dấu mốc quan trọng trong buổi đầu chập chững đến với khoa học ở đầu thế kỷ XX của giới trí thức dân tộc, đóng góp cho di sản văn hóa dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh nửa đầu thế kỷ XX, trong điều kiện một đất nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến chịu ảnh hưởng của Nho giáo, không tiếp xúc rộng rãi với thế giới bên ngoài, trình độ tư duy lý luận kém phát triển, thân phận một nước thuộc địa mới thấy được ý nghĩa lớn lao của những thành tựu này. Đó là sự phát triển từ không đến có và đặt nền tảng ban đầu cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Trong đó, những tác phẩm của học giả Đào Duy Anh như Việt Nam văn hóa sử cương, Văn hóa là gì xứng đáng là những cột mốc đầu tiên, chỉ đường cho những người đi sau, đặt nền móng cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa sau này. Với tư cách là cương lĩnh văn hóa đầu tiên của những người mácxít Việt Nam, Đề cương văn hóa Việt Nam cũng đã mở ra sự phát triển mới của lý luận văn hóa mácxít ở nước ta. Trên cơ sở những tư tưởng mà Đề cương đưa ra, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục phát triển và hoàn thiện lý luận văn hóa và đường lối văn hóa trong các giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng. Năm 1948, Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam ra đời như một bước hoàn chỉnh lý luận văn hóa của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vẫn có dấu ấn của những tư tưởng quan trọng của Đề cương văn hóa Việt Nam. 3.2. Những bài học kinh nghiệm Từ quá trình nhận thức lý luận về văn hóa trong giai đoạn từ đầu thế kỷ đến năm 1945 và những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có thể rút ra một số bài học đối với công tác nghiên cứu
lý luận văn hóa giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất, nghiên cứu lý luận văn hóa phải gắn liền với thực tiễn dân tộc. Đây
tưởng như một điều rất hiển nhiên vì bất kỳ một lý luận nào chẳng phải dựa vào thực
tiễn, khái quát thực tiễn, vạch quy luật vận động, phát triển của thực tiễn để bổ sung
cho lý luận, mở đường cho thực tiễn phát triển. Nhưng ở đây nhấn mạnh đến thực tiễn
của dân tộc Việt Nam chứ không phải thực tiễn nói chung. Với trình độ lý luận văn
hóa đầu thế kỷ XX ngay trong cả giai đoạn hiện nay chúng ta còn khoảng cách
khá xa so với thế giới thì việc đóng góp cho khoa học văn hóa về lý thuyết khó có khả
năng thực hiện được. Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa của giai đoạn này là quá
trình tiếp thu lý luận văn hóa thế giới để nghiên cứu và làm sáng tỏ thực tiễn văn hóa
Việt Nam. Trong đó những vấn đề mang tính lý luận về văn hóa như : bản sắc văn hóa,
bản sắc văn hóa Việt Nam, con đường để giải phóng văn hóa, xây dựng một nền văn
hóa mới...kết quả của sự tiếp thu lý luận văn hóa thế giới để vận dụng vào nghiên
cứu văn hóa dân tộc. Xét trên phương diện thuyết thì những nhận thức lý luận về
văn hóa giai đoạn này không phải là mới với thế giới lúc đó. Đây là những thành quả
của khoa học văn hóa các học giả Việt Nam tiếp thu được. Nhưng chính nhờ sự
vận dụng lý thuyết này để xử lý những vấn đề cụ thể của văn hóa dân tộc mà các học
giả đưa ra được nhiều quan niệm về văn hóa, về văn hóa dân tộc mà trước đó chưa
được đề cập đến. Như vậy, sự sáng tạo đã được nảy sinh trong việc vận dụng những tư
tưởng khoa học này để giải quyết vấn đề của Việt Nam. Sự đóng góp của quá trình
nhận thức lý luận về văn hóa cũng thể hiện tập trung nhất trên phương diện này. ở một
phương diện khác, chúng ta có thể thấy những nhận thức lý luận về văn hóa trong giai
đoạn này đều xuất phát từ những băn khoăn, trăn trở của giới trí thức dân tộc trước
thực tiễn văn hóa dân tộc đang trong cơn khủng hoảng khi tiếp xúc với văn hóa
phương Tây. Họ cố gắng tìm tòi về mặt lý luận để tìm ra một con đường thích hợp đưa
văn hóa dân tộc thoát ra khỏi khủng hoảng, gây dựng cho dân tộc một nền văn hóa độc
lập. Nhưng không phải mọi cố gắng đó đều đến được mục tiêu mở đường, giải phóng
cho văn hóa dân tộc ra khỏi thân phận lệ. Tuy đều tưởng dân tộc nhưng
khuynh hướng thiên về bảo thủ, khuynh hướng cải lương tư sản, có khuynh hướng
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có thể rút ra một số bài học đối với công tác nghiên cứu lý luận văn hóa giai đoạn hiện nay: Thứ nhất, nghiên cứu lý luận văn hóa phải gắn liền với thực tiễn dân tộc. Đây tưởng như một điều rất hiển nhiên vì bất kỳ một lý luận nào chẳng phải dựa vào thực tiễn, khái quát thực tiễn, vạch quy luật vận động, phát triển của thực tiễn để bổ sung cho lý luận, mở đường cho thực tiễn phát triển. Nhưng ở đây nhấn mạnh đến thực tiễn của dân tộc Việt Nam chứ không phải thực tiễn nói chung. Với trình độ lý luận văn hóa ở đầu thế kỷ XX và ngay trong cả giai đoạn hiện nay chúng ta còn khoảng cách khá xa so với thế giới thì việc đóng góp cho khoa học văn hóa về lý thuyết khó có khả năng thực hiện được. Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa của giai đoạn này là quá trình tiếp thu lý luận văn hóa thế giới để nghiên cứu và làm sáng tỏ thực tiễn văn hóa Việt Nam. Trong đó những vấn đề mang tính lý luận về văn hóa như : bản sắc văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam, con đường để giải phóng văn hóa, xây dựng một nền văn hóa mới... là kết quả của sự tiếp thu lý luận văn hóa thế giới để vận dụng vào nghiên cứu văn hóa dân tộc. Xét trên phương diện lý thuyết thì những nhận thức lý luận về văn hóa giai đoạn này không phải là mới với thế giới lúc đó. Đây là những thành quả của khoa học văn hóa mà các học giả Việt Nam tiếp thu được. Nhưng chính nhờ sự vận dụng lý thuyết này để xử lý những vấn đề cụ thể của văn hóa dân tộc mà các học giả đưa ra được nhiều quan niệm về văn hóa, về văn hóa dân tộc mà trước đó chưa được đề cập đến. Như vậy, sự sáng tạo đã được nảy sinh trong việc vận dụng những tư tưởng khoa học này để giải quyết vấn đề của Việt Nam. Sự đóng góp của quá trình nhận thức lý luận về văn hóa cũng thể hiện tập trung nhất trên phương diện này. ở một phương diện khác, chúng ta có thể thấy những nhận thức lý luận về văn hóa trong giai đoạn này đều xuất phát từ những băn khoăn, trăn trở của giới trí thức dân tộc trước thực tiễn văn hóa dân tộc đang trong cơn khủng hoảng khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Họ cố gắng tìm tòi về mặt lý luận để tìm ra một con đường thích hợp đưa văn hóa dân tộc thoát ra khỏi khủng hoảng, gây dựng cho dân tộc một nền văn hóa độc lập. Nhưng không phải mọi cố gắng đó đều đến được mục tiêu mở đường, giải phóng cho văn hóa dân tộc ra khỏi thân phận nô lệ. Tuy đều có tư tưởng dân tộc nhưng có khuynh hướng thiên về bảo thủ, có khuynh hướng cải lương tư sản, có khuynh hướng
xa quần chúng cho nên trên thực tế chưa phản ánh đúng bản chất của văn hóa dân tộc
là dân tộc có được tự do thì văn hóa dân tộc mới phát triển được. Do đó, những lý luận
này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của văn hóa dân tộc. Một nền “văn hóa ngu
dân”, “văn hóa nô dịch” đang rên xiết, kìm kẹp dưới ách thống trị của chủ nghĩa phát
xít, thực dân chỉ có thể được giải phóng, phát triển khi nó hướng tới dân tộc, hướng tới
nhân dân, chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái với khoa học, phản tiến bộ
phải được đặt trong quỹ đạo của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Chính vì thế, khi
những người mácxít Việt Nam đưa ra quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới
mang tính dân tộc - khoa học - đại chúng xác định cuộc vận động văn hóa ở Việt
Nam phải là một quá trình biến đổi sâu sắc và toàn diện đời sống theo định hướng: dân
tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo những nhà
văn hóa tài năng, giàu nhiệt huyết tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sự nghiệp
đó đã thành công mở ra một giai đoạn mới cho văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa
mới độc lập, mang đậm bản sắc dân tộc. Với tất cả những điều đó cho thấy, nghiên cứu lý
luận văn hóa phải xuất phát từ thực tiễn dân tộc, hướng tới mở đường cho văn hóa dân tộc
phát triển theo hướng tiến bộ. Trong điều kiện hiện nay, xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc là hướng tới nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mà các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập đến. Tuy nhiên, do những giới hạn của lịch sử, Mác,
ăngghen, Lênin chưa thể có những câu trả lời về mặt lý luận đối với nhiều hiện tượng văn
hóa của hôm nay. Từ thực tiễn xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta trong quá trình đi lên
chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường và tác động mạnh mẽ của
quá trình toàn cầu hóa dặt ra cho lý luận văn hóa nhiều vấn đề cần giải đáp. Với những
điều kiện có tính đặc thù đặc thù như thế, bài học nghiên cứu lý luận văn hóa phải gắn liền
với thực tiễn dân tộc có thể giúp các nhà nghiên cứu không chỉ có những sáng tạo trong
việc vận dụng lý thuyết văn hóa để xử lý những vấn đề cụ thể của văn hóa Việt Nam mà
có thể có những bổ sung lý luận mà ở đây là tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin,
làm cho nó trở thành một học thuyết hoàn chỉnh, có giá trị phổ quát.
Thứ hai, tiếp thu có hệ thống thành tựu lý luận văn hóa thế giới. Nếu như ở đầu
thế kỷ XX, các học giả Việt Nam đã tiếp nhận lý luận văn hóa bên ngoài để vận dụng vào
thực tiễn của dân tộc thì ngày nay việc tiếp thu đó càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Mặc
xa quần chúng cho nên trên thực tế chưa phản ánh đúng bản chất của văn hóa dân tộc là dân tộc có được tự do thì văn hóa dân tộc mới phát triển được. Do đó, những lý luận này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của văn hóa dân tộc. Một nền “văn hóa ngu dân”, “văn hóa nô dịch” đang rên xiết, kìm kẹp dưới ách thống trị của chủ nghĩa phát xít, thực dân chỉ có thể được giải phóng, phát triển khi nó hướng tới dân tộc, hướng tới nhân dân, chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái với khoa học, phản tiến bộ và phải được đặt trong quỹ đạo của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Chính vì thế, khi những người mácxít Việt Nam đưa ra quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới mang tính dân tộc - khoa học - đại chúng và xác định cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam phải là một quá trình biến đổi sâu sắc và toàn diện đời sống theo định hướng: dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo những nhà văn hóa tài năng, giàu nhiệt huyết tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sự nghiệp đó đã thành công mở ra một giai đoạn mới cho văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới độc lập, mang đậm bản sắc dân tộc. Với tất cả những điều đó cho thấy, nghiên cứu lý luận văn hóa phải xuất phát từ thực tiễn dân tộc, hướng tới mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển theo hướng tiến bộ. Trong điều kiện hiện nay, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là hướng tới nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập đến. Tuy nhiên, do những giới hạn của lịch sử, Mác, ăngghen, Lênin chưa thể có những câu trả lời về mặt lý luận đối với nhiều hiện tượng văn hóa của hôm nay. Từ thực tiễn xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường và tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa dặt ra cho lý luận văn hóa nhiều vấn đề cần giải đáp. Với những điều kiện có tính đặc thù đặc thù như thế, bài học nghiên cứu lý luận văn hóa phải gắn liền với thực tiễn dân tộc có thể giúp các nhà nghiên cứu không chỉ có những sáng tạo trong việc vận dụng lý thuyết văn hóa để xử lý những vấn đề cụ thể của văn hóa Việt Nam mà có thể có những bổ sung lý luận mà ở đây là tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, làm cho nó trở thành một học thuyết hoàn chỉnh, có giá trị phổ quát. Thứ hai, tiếp thu có hệ thống thành tựu lý luận văn hóa thế giới. Nếu như ở đầu thế kỷ XX, các học giả Việt Nam đã tiếp nhận lý luận văn hóa bên ngoài để vận dụng vào thực tiễn của dân tộc thì ngày nay việc tiếp thu đó càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Mặc
dù là một ngành khoa học mới ra đời nhưng trong hơn một thế kỷ qua khoa học về văn
hóa đã có bước phát triển nhanh chóng với nhiều lý thuyết văn hóa ra đời. Đó là thành tựu
chung của thế giới và có những giá trị phổ quát đối với văn hóa các dân tộc. Hơn nữa,
trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, muốn hội nhập mạnh mẽ với thế giới, văn hóa Việt
Nam phải tăng cường đối thoại với các nền văn hóa khác, lý luận văn hóa của Việt Nam
phải vươn lên đạt trình độ phổ quát của thế giới và đóng góp tiếng nói của mình cho
những thành tựu chung đó. Như vậy, việc tiếp thu lý luận văn hóa của thế giới trong giai
đoạn hiện nay nhằm mục đích hiện đại hóa lý luận văn hóa Việt Nam là đòi hỏi khách
quan trên con đường hội nhập thế giới, vấn đề đặt ra ở đây là trong điều kiện mới chúng ta
phải tiếp thu cái gì và tiếp thu như thế nào?
Nghiên cứu lý luận về văn hóa trong giai đoạn này để giải quyết những vấn đề
của văn hóa dân tộc không hướng tới xây dựng lý thuyết văn hóa cho nên như đã
trình bày trên, những kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng việc nhận thức lý luận về
văn hóa mà chưa tạo ra được hệ thống những khái niệm, phạm trù, quy luật của một lý
thuyết. Những kết quả này không thể đạt đến sự sáng tạo thực sự, đi xa hơn nữa trên
cơ sở những thành tựu đã tiếp nhận được, vấn đề ở đây chúng ta đã không tiếp thu
có hệ thống các lý thuyết văn hóa của thế giới. Có nhiều thuyết văn hóa đã không
đến được Việt Nam. Việc tiếp thu lý thuyết Tiến hóa luận, Truyền luận văn hóa
Việt Nam thì không phải là toàn bộ mà chỉ những khía cạnh, chưa nói đến việc nghiên
cứu sở triết học của các thuyết này hầu như chưa được đề cập đến. đây có
nguyên nhân các trí thức dân tộc không được tiếp xúc giao lưu nhiều với thế giói, thiếu
thông tin, sự tiếp thu chủ yếu qua con đường Nhật Bản và Trung Quốc với những sách
Tân thư. Nhưng nguyên nhân sâu xa hạn chế trong tư duy lý luận của người Việt Nam,
bắt nguồn từ chế tiếp nhận của văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa mthâu
nhận các yếu tố của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đó sự tiếp nhận không theo hệ
thống mà chỉ lựa chọn những giá trị phù hợp “chỉ nhận vào mình những gì mình muốn
những phù hợp với mình theo nguyên tắc thêm bớt lấy bỏ” cách tiếp nhận
không hệ thống này “mang tính thực dụng, nông nổi nên thường quy giản và làm biến
đổi bản nguyên” [66, tr.18] Cách tiếp nhận này khác với người Nhật Bản, thông qua
hai cuộc cải cách lớn: Đại Hóa cải tân và Minh Trị Duy Tân, họ đã tiếp thu hệ thống
dù là một ngành khoa học mới ra đời nhưng trong hơn một thế kỷ qua khoa học về văn hóa đã có bước phát triển nhanh chóng với nhiều lý thuyết văn hóa ra đời. Đó là thành tựu chung của thế giới và có những giá trị phổ quát đối với văn hóa các dân tộc. Hơn nữa, trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, muốn hội nhập mạnh mẽ với thế giới, văn hóa Việt Nam phải tăng cường đối thoại với các nền văn hóa khác, lý luận văn hóa của Việt Nam phải vươn lên đạt trình độ phổ quát của thế giới và đóng góp tiếng nói của mình cho những thành tựu chung đó. Như vậy, việc tiếp thu lý luận văn hóa của thế giới trong giai đoạn hiện nay nhằm mục đích hiện đại hóa lý luận văn hóa Việt Nam là đòi hỏi khách quan trên con đường hội nhập thế giới, vấn đề đặt ra ở đây là trong điều kiện mới chúng ta phải tiếp thu cái gì và tiếp thu như thế nào? Nghiên cứu lý luận về văn hóa trong giai đoạn này để giải quyết những vấn đề của văn hóa dân tộc mà không hướng tới xây dựng lý thuyết văn hóa cho nên như đã trình bày ở trên, những kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc nhận thức lý luận về văn hóa mà chưa tạo ra được hệ thống những khái niệm, phạm trù, quy luật của một lý thuyết. Những kết quả này không thể đạt đến sự sáng tạo thực sự, đi xa hơn nữa trên cơ sở những thành tựu đã tiếp nhận được, vấn đề ở đây là chúng ta đã không tiếp thu có hệ thống các lý thuyết văn hóa của thế giới. Có nhiều lý thuyết văn hóa đã không đến được Việt Nam. Việc tiếp thu lý thuyết Tiến hóa luận, Truyền bá luận văn hóa ở Việt Nam thì không phải là toàn bộ mà chỉ những khía cạnh, chưa nói đến việc nghiên cứu cơ sở triết học của các lý thuyết này hầu như chưa được đề cập đến. ở đây có nguyên nhân các trí thức dân tộc không được tiếp xúc giao lưu nhiều với thế giói, thiếu thông tin, sự tiếp thu chủ yếu qua con đường Nhật Bản và Trung Quốc với những sách Tân thư. Nhưng nguyên nhân sâu xa hạn chế trong tư duy lý luận của người Việt Nam, nó bắt nguồn từ cơ chế tiếp nhận của văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa mở thâu nhận các yếu tố của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đó là sự tiếp nhận không theo hệ thống mà chỉ lựa chọn những giá trị phù hợp “chỉ nhận vào mình những gì mình muốn và những gì phù hợp với mình theo nguyên tắc thêm bớt lấy bỏ” và cách tiếp nhận không hệ thống này “mang tính thực dụng, nông nổi nên thường quy giản và làm biến đổi bản nguyên” [66, tr.18] Cách tiếp nhận này khác với người Nhật Bản, thông qua hai cuộc cải cách lớn: Đại Hóa cải tân và Minh Trị Duy Tân, họ đã tiếp thu hệ thống
để đạt đến trình độ “bằng người” để trên cơ sở đó phát triển, sáng tạo hơn người, hoặc
ít nhất khác người. Chúng ta biết rằng, một lý thuyết thường bao gồm hai bộ phận:
bộ phận riêng và bộ phận kế thừa từ các thuyết khác, trong đó, bộ phận thứ hai
như điều kiện cần, không thể thiếu được với bất kỳ lý thuyết nào. Những thành tựu
luận văn hóa là kết quả của sự khái quát thực tiễn trên sở các học thuyết triết học,
mặt khác đó còn là kết quả một quá trình phát triển có sự kế thừa nhau. Do đó, muốn
hiểu các lý thuyết một cách sâu sắc, bản chất để từ đó tiếp thu và có sáng tạo thực sự
thì phải nghiên cứu có hệ thống, lần ngược trở lại gốc vấn đề, từ lý thuyết văn hóa tới
các học thuyết triết học. Con đường này có thể giúp công tác nghiên cứu luận văn
hóa ở nước ta đi xa hơn, đóng góp cho kho tàng chung của thế giới.
3.3. Một số kiến nghị đối với công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay
Với những gì trình bày ở trên cho thấy lý luận văn hóa đã đóng góp phần quan
trọng trong sự phát triển của văn hóa dân tộc, nhất từ khi Đề cương văn hóa Việt
Nam ra đời đã tham gia trực tiếp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng văn hóa
để xây dựng một nền văn hóa mới. Lý luận văn hóa đã trở thành một bộ phận và ngày
càng tác động lớn trong nền văn hóa mới đó. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất
nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu định hướng
phát triển văn hóa được xác định là: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc. Xây dựng văn hóa Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn
ra mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc, hội nhập sâu rộng hơn với thế
giới đang nhu cầu bức thiết trên con đường phát triển của đất nước. Những vấn đề
đặt ra đối với văn hóa dân tộc hồi đầu thế kỷ XX dường như lặp lại: hiện đại hóa văn
hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa nhưng thách thức thì lớn hơn nhiều. Mặt khác,
khi chúng ta bước vào thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế thị trường,
văn hóa Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập hàng loạt các vấn đề mới nảy
sinh. Nghiên cứu luận văn hóa đang đứng trước những yêu cầu hết sức nặng nề
phải tổng kết thực tiễn xây dựng văn hóa, giải đáp những vấn đề văn hóa đang nảy
sinh để mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển, góp phần vào thành công của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những gì đã đạt được của nghiên
để đạt đến trình độ “bằng người” để trên cơ sở đó phát triển, sáng tạo hơn người, hoặc ít nhất là khác người. Chúng ta biết rằng, một lý thuyết thường bao gồm hai bộ phận: bộ phận riêng có và bộ phận kế thừa từ các lý thuyết khác, trong đó, bộ phận thứ hai như điều kiện cần, không thể thiếu được với bất kỳ lý thuyết nào. Những thành tựu lý luận văn hóa là kết quả của sự khái quát thực tiễn trên cơ sở các học thuyết triết học, mặt khác đó còn là kết quả một quá trình phát triển có sự kế thừa nhau. Do đó, muốn hiểu các lý thuyết một cách sâu sắc, bản chất để từ đó tiếp thu và có sáng tạo thực sự thì phải nghiên cứu có hệ thống, lần ngược trở lại gốc vấn đề, từ lý thuyết văn hóa tới các học thuyết triết học. Con đường này có thể giúp công tác nghiên cứu lý luận văn hóa ở nước ta đi xa hơn, đóng góp cho kho tàng chung của thế giới. 3.3. Một số kiến nghị đối với công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay Với những gì trình bày ở trên cho thấy lý luận văn hóa đã đóng góp phần quan trọng trong sự phát triển của văn hóa dân tộc, nhất là từ khi Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời đã tham gia trực tiếp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng văn hóa để xây dựng một nền văn hóa mới. Lý luận văn hóa đã trở thành một bộ phận và ngày càng có tác động lớn trong nền văn hóa mới đó. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu định hướng phát triển văn hóa được xác định là: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng văn hóa Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc, hội nhập sâu rộng hơn với thế giới đang là nhu cầu bức thiết trên con đường phát triển của đất nước. Những vấn đề đặt ra đối với văn hóa dân tộc hồi đầu thế kỷ XX dường như lặp lại: hiện đại hóa văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa nhưng thách thức thì lớn hơn nhiều. Mặt khác, khi chúng ta bước vào thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, văn hóa Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh. Nghiên cứu lý luận văn hóa đang đứng trước những yêu cầu hết sức nặng nề là phải tổng kết thực tiễn xây dựng văn hóa, giải đáp những vấn đề văn hóa đang nảy sinh để mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển, góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những gì đã đạt được của nghiên
cứu lý luận văn hóa thời gian qua so với yêu cầu của thực tiễn xây dựng văn hóa dân
tộc, với sự phát triển mạnh mẽ của luận văn hóa trên thế giới thì công tác nghiên
cứu lý luận văn hóa hiện nay có rất nhiều việc phải làm, phải hiện đại hóa lý luận văn
hóa để vượt lên, rút ngắn khoảng cách so với trình độ của thế giới. Trong khuôn khổ
của luận văn xin đưa ra một số kiến nghị:
Thứ nhất, nhận thức đúng vị trí của nghiên cứu luậnn hóa như một bộ phận của
nền văn hóa Việt Nam để từ đó có chính sách đầu tư nguồn lực con người, tài chính tạo môi
trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa.
Thứ hai, nhân tố quyết định nhất cho sự phát triển của lý luận văn hóa ở nước ta
vẫn yếu tố con người. Nếu trong những giai đoạn trước đây, do những điều kiện
khách quan, lực lượng nghiên cứu lý luận văn hóa còn ít thì ngày nay muốn hiện đại
hóa lý luận văn hóa phải có một đội ngũ những nhà nghiên cứu lý luận có tính chuyên
nghiệp cao để chúng ta có được một chuyên ngành luận văn hóa đủ sức vươn ra
trình độ của thế giới. Hiện nay trên cả nước có 4 địa chỉ được coi là trung tâm nghiên
cứu về văn hóa: Viện Văn hóa Thông tin (Bộ Văn hóa Thông tin), Viện Nghiên cứu
văn hóa (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Viện Văn hóa (Đại học Văn hóa Hà Nội),
Viện Văn hóa phát triển (Học viện CTQG Hồ Chí Minh nhưng trên thực tế, số
người chuyên nghiên cứu luận văn hóa không nhiều, chúng ta đang thiếu hụt đội
ngũ chuyên gia luận văn hóa, cho nên Nhà nước cần chú trọng đến việc xây dựng
cho được một lực lượng những người nghiên cứu luận văn hóa trình độ cao.
Ngoài quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng kể cả cử những nhân tài đi học nước
ngoài thì điều quan trọng là tạo ra một môi trường thuận lợi để cho lực lượng này có
thể sáng tạo và cống hiến cho đất nước. Đó một môi trường nghiên cứu khoa học
thực sự dân chủ. Đồng thời cần tăng cường dịch và xuất bản rộng rãi những tác phẩm
kinh điển và những tài liệu mới về lý luận văn hóa - những cuốn sách không phải là ăn
khách nên cần sự tài trợ của Nhà nước. Thời gian gần đây, Tạp chí Văn hóa nghệ
thuật, quan ngôn luận của Bộ Văn hóa Thông tin về nghiên cứu luận văn hóa,
nghệ thuật, thông tin chủ trương xây dựng Tủ sách Văn hóa học. Qua đó, bước đầu đã
giới thiệu những công trình văn hóa học ở các nước phương Tây, Liên Xô (cũ) và Liên
cứu lý luận văn hóa thời gian qua so với yêu cầu của thực tiễn xây dựng văn hóa dân tộc, với sự phát triển mạnh mẽ của lý luận văn hóa trên thế giới thì công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay có rất nhiều việc phải làm, phải hiện đại hóa lý luận văn hóa để vượt lên, rút ngắn khoảng cách so với trình độ của thế giới. Trong khuôn khổ của luận văn xin đưa ra một số kiến nghị: Thứ nhất, nhận thức đúng vị trí của nghiên cứu lý luận văn hóa như một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam để từ đó có chính sách đầu tư nguồn lực con người, tài chính tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa. Thứ hai, nhân tố quyết định nhất cho sự phát triển của lý luận văn hóa ở nước ta vẫn là yếu tố con người. Nếu trong những giai đoạn trước đây, do những điều kiện khách quan, lực lượng nghiên cứu lý luận văn hóa còn ít thì ngày nay muốn hiện đại hóa lý luận văn hóa phải có một đội ngũ những nhà nghiên cứu lý luận có tính chuyên nghiệp cao để chúng ta có được một chuyên ngành lý luận văn hóa đủ sức vươn ra trình độ của thế giới. Hiện nay trên cả nước có 4 địa chỉ được coi là trung tâm nghiên cứu về văn hóa: Viện Văn hóa Thông tin (Bộ Văn hóa Thông tin), Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Viện Văn hóa (Đại học Văn hóa Hà Nội), Viện Văn hóa và phát triển (Học viện CTQG Hồ Chí Minh nhưng trên thực tế, số người chuyên nghiên cứu lý luận văn hóa không nhiều, chúng ta đang thiếu hụt đội ngũ chuyên gia lý luận văn hóa, cho nên Nhà nước cần chú trọng đến việc xây dựng cho được một lực lượng những người nghiên cứu lý luận văn hóa có trình độ cao. Ngoài quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng kể cả cử những nhân tài đi học ở nước ngoài thì điều quan trọng là tạo ra một môi trường thuận lợi để cho lực lượng này có thể sáng tạo và cống hiến cho đất nước. Đó là một môi trường nghiên cứu khoa học thực sự dân chủ. Đồng thời cần tăng cường dịch và xuất bản rộng rãi những tác phẩm kinh điển và những tài liệu mới về lý luận văn hóa - những cuốn sách không phải là ăn khách nên cần có sự tài trợ của Nhà nước. Thời gian gần đây, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa Thông tin về nghiên cứu lý luận văn hóa, nghệ thuật, thông tin chủ trương xây dựng Tủ sách Văn hóa học. Qua đó, bước đầu đã giới thiệu những công trình văn hóa học ở các nước phương Tây, Liên Xô (cũ) và Liên
Bang Nga hiện nay, Trung Quốc, Mỹ như Văn hóa nguyên thủy của E.B. Taylor, Văn
hóa học - Những bài giảng do A.A Radughin chủ biên… Đây một hướng đi đúng
đắn, bằng việc cung cấp những tư liệu của ngành văn hóa học thế giới sẽ giúp cho
những nhà nghiên cứu chắt lọc liệu và kinh nghiệm để xây dựng chuyên ngành
luận văn hóa ở nước ta. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu và công việc này cần sự
hỗ trợ rất nhiều từ phía Nhà nước.
Thứ ba, phải xây dựng bộ giáo trìnhluận văn hóa. Hiện nay, trong việc giảng
dạy và học tập bộ môn lý luận văn hóa nhu cầu có giáo trình riêng rất lớn. Trên thực tế,
mới chỉ có cuốn Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin của A.I. ácnônđốp được dịch từ năm
1976 đến nay đã có nhiều bất cập, Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của
Đảng của Khoa Văn hóa XHCN (Học viện CTQG Hồ Chí Minh), một số sách tham khảo
như cuốn Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn văn hoá ở nước ta của GS Hoàng Vinh, còn lại
hầu hết những tri thức lý luận văn hóa được đề cập rải rác trong các công trình nghiên cứu
văn hóa, chứ chưa có một giáo trình lý luận văn hóa. Đã đến lúc nên khuyến khích các
nhà khoa học biên soạn những bộ giáo trình riêng về lý luận văn hóa, cập nhật và tiếp cận
với những thành tựu của khoa học về văn hóa hiện đại của thế giới.
Kết luận
Văn hóa xuất hiện cùng với con ngưòi nhưng phải sau hàng nghìn năm đến cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên thế giới, các khoa học về văn hóa mới “phát triển nở
rộ” và như vậy so với sự phát triển của văn hóa thì khoa học nghiên cứu về văn hóa
phát triển “quá chậm”. ở nước ta, mãi đến đầu thế kỷ XX, trong quá trình tiếp xúc với
văn hóa phương Tây, với những tác động của các luồng tư tưởng mới và nhu cầu bảo
vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc, việc nghiên cứu lý luận văn hóa mới bắt đầu được
tiến hành. Lực lượng chủ đạo trên lĩnh vực mới mẻ này lúc đầu là những trí thức đào
tạo trong nhà trường phong kiến nặng lòng với văn hóa dân tộc, sau đó thu hút rộng rãi
thêm nhiều trí thức Tây học và những người mácxít Việt Nam. Quá trình nghiên cứu lý
luận văn hóa đi từ stiếp thu những thành tựu luận của thế giới, vận dụng vào
nghiên cứu văn hóa Việt Nam để nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa mới cho dân
Bang Nga hiện nay, Trung Quốc, Mỹ như Văn hóa nguyên thủy của E.B. Taylor, Văn hóa học - Những bài giảng do A.A Radughin chủ biên… Đây là một hướng đi đúng đắn, bằng việc cung cấp những tư liệu của ngành văn hóa học thế giới sẽ giúp cho những nhà nghiên cứu chắt lọc tư liệu và kinh nghiệm để xây dựng chuyên ngành lý luận văn hóa ở nước ta. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu và công việc này cần sự hỗ trợ rất nhiều từ phía Nhà nước. Thứ ba, phải xây dựng bộ giáo trình lý luận văn hóa. Hiện nay, trong việc giảng dạy và học tập bộ môn lý luận văn hóa nhu cầu có giáo trình riêng rất lớn. Trên thực tế, mới chỉ có cuốn Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin của A.I. ácnônđốp được dịch từ năm 1976 đến nay đã có nhiều bất cập, Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng của Khoa Văn hóa XHCN (Học viện CTQG Hồ Chí Minh), một số sách tham khảo như cuốn Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn văn hoá ở nước ta của GS Hoàng Vinh, còn lại hầu hết những tri thức lý luận văn hóa được đề cập rải rác trong các công trình nghiên cứu văn hóa, chứ chưa có một giáo trình lý luận văn hóa. Đã đến lúc nên khuyến khích các nhà khoa học biên soạn những bộ giáo trình riêng về lý luận văn hóa, cập nhật và tiếp cận với những thành tựu của khoa học về văn hóa hiện đại của thế giới. Kết luận Văn hóa xuất hiện cùng với con ngưòi nhưng phải sau hàng nghìn năm đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên thế giới, các khoa học về văn hóa mới “phát triển nở rộ” và như vậy so với sự phát triển của văn hóa thì khoa học nghiên cứu về văn hóa phát triển “quá chậm”. ở nước ta, mãi đến đầu thế kỷ XX, trong quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây, với những tác động của các luồng tư tưởng mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc, việc nghiên cứu lý luận văn hóa mới bắt đầu được tiến hành. Lực lượng chủ đạo trên lĩnh vực mới mẻ này lúc đầu là những trí thức đào tạo trong nhà trường phong kiến nặng lòng với văn hóa dân tộc, sau đó thu hút rộng rãi thêm nhiều trí thức Tây học và những người mácxít Việt Nam. Quá trình nghiên cứu lý luận văn hóa đi từ sự tiếp thu những thành tựu lý luận của thế giới, vận dụng vào nghiên cứu văn hóa Việt Nam để nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa mới cho dân
tộc - một nền văn hóa riêng, độc lập. Xuất phát từ mục tiêu đó, các học giả trong giai
đoạn này tiếp thu có lựa chọn lý luận của nước ngoài để giải quyết những vấn đề đang
đặt ra đối với văn hóa dân tộc. Cho nên, những kết quả nghiên cứu không hướng tới
việc xây dựng lý thuyết văn hóa mới, nó chỉ dừng lại ở những nhận thức lý luận về văn
hóa. Nội dung chủ yếu của những nhận thức này tập trung ở các vấn đề: khái niệm văn
hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, con đường để xây dựng văn hóa dân tộc. Mặc dù lúc nào
cũng băn khoăn trăn trở với hiện trạng văn hóa dân tộc trong cuộc tiếp xúc với văn hóa
phương Tây, có nhiều khác biệt nhưng những con đường mà các học giả đưa ra đều
chưa đi đến được mục tiêu. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào
Việt Nam, những quan điểm văn hóa mácxít được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn văn
hóa Việt Nam, đặt sự nghiệp giải phóng văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc,
văn hóa Việt Nam mới mở ra một trang mới, một nền văn hóa độc lập trong một quốc
gia độc lập. Với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học vvăn hóa như hiện nay,
nhất là văn hóa học, nhiều quan niệm đã bị vượt qua, chỉ còn là giá trị lịch sử. Nhưng
ràng, nó đã ghi một dấu mốc quan trọng trong buổi đầu chập chững đến với khoa
học ở đầu thế kỷ XX của giới trí thức dân tộc, đóng góp cho di sản lý luận văn hóa dân
tộc và để lại những bài học kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện
nay. Ra đời trong bối cảnh đất nước bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài sau thời
gian dài bế quan tỏa cảng, những nhận thức lý luận về văn hóa giai đoạn này là cơ sở
cho chúng ta - những thế hệ đi sau - suy ngẫm và tiếp tục có những đóng góp cho sự
phát triển văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay.
tộc - một nền văn hóa riêng, độc lập. Xuất phát từ mục tiêu đó, các học giả trong giai đoạn này tiếp thu có lựa chọn lý luận của nước ngoài để giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với văn hóa dân tộc. Cho nên, những kết quả nghiên cứu không hướng tới việc xây dựng lý thuyết văn hóa mới, nó chỉ dừng lại ở những nhận thức lý luận về văn hóa. Nội dung chủ yếu của những nhận thức này tập trung ở các vấn đề: khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, con đường để xây dựng văn hóa dân tộc. Mặc dù lúc nào cũng băn khoăn trăn trở với hiện trạng văn hóa dân tộc trong cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây, có nhiều khác biệt nhưng những con đường mà các học giả đưa ra đều chưa đi đến được mục tiêu. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, những quan điểm văn hóa mácxít được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn văn hóa Việt Nam, đặt sự nghiệp giải phóng văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc, văn hóa Việt Nam mới mở ra một trang mới, một nền văn hóa độc lập trong một quốc gia độc lập. Với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học về văn hóa như hiện nay, nhất là văn hóa học, nhiều quan niệm đã bị vượt qua, chỉ còn là giá trị lịch sử. Nhưng rõ ràng, nó đã ghi một dấu mốc quan trọng trong buổi đầu chập chững đến với khoa học ở đầu thế kỷ XX của giới trí thức dân tộc, đóng góp cho di sản lý luận văn hóa dân tộc và để lại những bài học kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay. Ra đời trong bối cảnh đất nước bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài sau thời gian dài bế quan tỏa cảng, những nhận thức lý luận về văn hóa giai đoạn này là cơ sở cho chúng ta - những thế hệ đi sau - suy ngẫm và tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay.