Luận văn đề tài: Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
1,826
18
96
sự suy nghĩ bàn luận của người sau; trọng quan khinh dân không thèm kể đến tình
hình
hay dở ở chốn hương thôn. Cho nên, văn hóa dân tộc đã phải chịu hậu quả “cứ tĩnh
mãi mà không có tính động”, trách nhiệm của mỗi người Việt Nam lúc này là phải
“trầm ngâm suy nghĩ cho cùng, để tìm kế mở mang giữa muôn nghìn khó khăn này”
[33, tr.162]. Văn hóa dân tộc - nền văn hóa “xã thôn nông nghiệp cố hữu” được
hình
thành trên điều kiện sản xuất nông nghiệp, gần gũi với thiên nhiên “tinh thần
của văn
hóa cố hữu là văn hóa đồng ruộng, nặng trĩu về tình cảm mà ít chú trọng về vấn
đề lý
trí” [63, tr.14], nó coi trọng sự hài hòa giữa lý và tình, giữa cá nhân và cộng
đồng, giữa
gia đình và xã hội… Hơn nữa, trên dải đất hình chữ S mà các nhà địa lý trước đây
đặt
tên là ấn Độ - China, dân tộc Việt Nam đã từng dung hòa hai nền văn hóa lớn có
khuynh hướng xung đột nhau của phương Đông: Phật giáo từ ấn Độ và Nho giáo của
Trung Hoa. Văn hóa Phật giáo muốn đi tìm nguồn gốc tâm linh, vô vi, tìm sự giải
thoát trên cõi niết bàn, muốn lánh đời, thiên về “Đạo” còn văn hóa Nho giáo chủ
trương “hữu vi”, hành động thực tế, nhập thế, thiên về “Đời”. Nguyễn Đăng Thục
cho
sự dung hòa đó đã tạo nên thế quân bình của văn hóa Việt Nam, chứng tỏ sự thành
công của một dân tộc có bản lĩnh, nhờ có quân bình văn hóa mà tổ tiên ta đã viết
nên
những “trang lịch sử anh hùng ở góc trời Đông Nam á” làm nên sự “thịnh vượng”
của
dân tộc. Nhưng kể từ khi Đông Tây gặp gỡ trên mảnh đất này, văn hóa “xã thôn
nông
nghiệp cố hữu” của chúng ta đụng độ với “văn hóa đô thị kỹ nghệ” của phương Tây
vốn nhiều khác biệt đã tạo nên trạng thái “khủng hoảng văn hóa mất quân bình”
trong
xã hội Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng tìm cách điều hòa sự khác biệt này nhưng kết
quả
của các vị tiền bối đạt được theo Nguyễn Đăng Thục là “hết sức mong manh”. ông
chỉ
ra rằng, trong điều kiện mới, chúng ta buộc phải tìm một thế quân bình mới cho
văn
hóa Việt Nam, để văn hóa Việt Nam phải “đồng hóa với văn hóa Âu Tây, hướng theo
cái
lý tưởng của văn hóa nhân loại”[63, tr.27].
Từ những nỗi niềm trăn trở với văn hóa dân tộc như vậy, các học giả đưa ra con
đường để xây dựng văn hóa Việt Nam. Ngay ở đầu thế kỷ, những sĩ phu khởi xướng
phong trào Duy tân đã chỉ ra sáu đường để mở mang dân trí, đưa đất nước tiến hóa
đến
văn minh: dùng văn tự nước nhà; hiệu đính sách vở; sửa đổi phép thi; cổ vũ nhân
tài;
chấn hưng công nghệ; mở các tòa báo. Càng về sau, các quan niệm về vấn đề này
xuất
hiện càng nhiều, thậm chí trái ngược nhau, học giả Đào Duy Anh đã khái quát
thành
ba khuynh hướng: Đông Tây dung hợp, hoàn toàn Âu hóa và triệt để cách mạng.
Khuynh hướng thứ nhất thường tập trung ở thế hệ trước, thế hệ 1913 - 1932
muốn noi gương Nhật Bản trở nên cường thịnh cả về vật chất và tinh thần, chỉ học
tập
phương Tây khoa học kỹ thuật mà vẫn giữ vững tinh thần văn hóa của phương Đông.
Họ chủ trương “giữ văn hóa cũ làm thể, mà lấy văn hóa mới làm dụng, nghĩa là
phải
khéo điều hòa tinh túy của văn hóa Đông phương với những điều sở trường về khoa
học và kỹ thuật của văn hóa Tây phương” [2, tr.396]. Theo Phạm Quỳnh, trong quan
hệ với Trung Hoa, văn hóa của dân tộc đồng hóa đến không còn cốt cách tinh thần
của
mình, biến hẳn theo người. Nếu ngày nay chúng ta lại đồng hóa theo phương Tây
như
với Trung Hoa thì kết quả cũng chỉ là một “bản phóng mờ” của nước Pháp, chẳng có
tinh thần cốt cách gì cả, cho nên để tránh vết xe cũ của đời trước chúng ta nên
“đồng
hóa có ý thức”, lựa chọn những cái hay, của người mà bắt chước, thấy cái gì mình
còn
thiếu thì học tập để bổ sung cho văn hóa của mình. Phương Đông chỉ có đạo học
chứ
không có khoa học, đạo học là cái học “thụ dụng”, nghĩa là dùng cho mình, thuộc
về
phương diện chủ quan “không cần và cũng không thể đem tuyên truyền ban bố cho
thiên hạ được [33, tr.511]. Trong khi đó, khoa học là cái học “ứng dụng”, có
khoa học
mà xã hội có thể tiến hóa nhanh được. Từ đó, Phạm Quỳnh chỉ ra con đường thích
hợp
nhất để gây dựng cho dân tộc nền Quốc học riêng của mình là:
Phải dùng phương pháp phê bình khảo cứu của khoa học mà phân tích những
học thuyết cùng nghĩa lý cũ của á đông ta rồi đem nghiền ngẫm, suy nghĩ, đối
chiếu
với những điều chân lý cùng những sự phát minh của khoa học Thái Tây. Kết quả
của
sự phân tích cùng tổng hợp đó tức là tài liệu để gây ra quốc học sau này vậy
[39,
tr.148].
Nhận thức được xu thế tất yếu của quá trình hội nhập với thế giới, Phạm Quỳnh
coi sự phát triển của đất nước theo phương Tây là “cái cần thiết tuyệt đối, một
vấn đề
sinh tử” nhưng sự phát triển đó không phải lấy cái “hư vô” làm khởi điểm, mà
phải có
“vốn liếng quá khứ của dân tộc”, vốn liếng đó là những di sản văn hóa, nó sẽ
“điều hòa
tương lai của quốc gia”. Từ cách hiểu văn hóa là ngôn ngữ văn tự, văn hóa dân
tộc
chính là nền Quốc văn, nhà chí sĩ Ngô Đức Kế tha thiết kêu gọi các sĩ phu vun
đắp
“Nền Quốc văn” mà ở đó hội tụ tinh hoa văn hóa của nhiều nền văn hóa khác, nó
“lấy cái tinh thần trong Hán văn làm đất cát, lấy cái tri thức trong Pháp văn
làm
gạch đá, lấy Quốc ngữ làm vôi hồ” [33, tr.226]. Đó là cái nền tốt đẹp để cất nhà
xây
vách cho mười mấy triệu con Hồng cháu Lạc “sinh trưởng ca tụ ở trên ấy, núp nắng
mưa bão lụt, giữ trộm cắp cướp bóc ở trên ấy vậy” [33, tr.226]. Trần Trọng Kim
tán
thành cuộc duy tân văn hóa dân tộc nhưng ông phản đối sự duy tân “vội vàng nông
nổi”. Trước hiện tượng nhiều người muốn bỏ ngay cái cũ để bắt chước cái mới,
Trần Trọng Kim coi đó chỉ là “duy tân hình thức”, bởi vì đã là bắt chước thì chỉ
học
được cái hình thức bề ngoài còn cái tinh thần bên trong thì khó lòng bắt chước
được
cho nên kiểu duy tân này đem lại nhiều “họa hại” trong xã hội “sự đảo lộn tình
hình
học thuật, phong tục cũ và cái tình trạng xã hội suy đổ, ngơ ngác, tan rã trầm
trọng”
[33, tr.345]. Quan niệm này gợi lại mối quan hệ giữa văn hóa và văn minh, cái mà
Trần Trọng Kim gọi là “hình thức bề ngoài” chính là văn minh có thể học được,
còn đời sống tinh thần chính là văn hóa. Trần Trọng Kim chủ trương trước khi bỏ
cái cũ thì phải sẵn có cái mới tốt đẹp hơn để thay thế, cái mới đó là sự kết hợp
sở
trường của mình và sở trường của người. Văn hóa của Nho giáo mà Việt Nam chịu
ảnh hưởng chú trọng về đạo đức, ưa tính chất phác, hòa bình, thích hợp với cư
dân nông
nghiệp, tuy không được “huy hoàng rực rỡ” nhưng làm cho con người ung dung thư
thái.
Văn hóa phương Tây chú trọng lý trí, khoa học nảy nở và phát triển phù hợp với
dân tộc
chuyên về công nghiệp, buôn bán “vững chắc mỹ lệ nhưng cũng chính vì thế mà đời
người sinh ra phiền phức vất vả và mệt mỏi” [33, tr.347]. Do đó, muốn tiến hóa
chắc chắn
không phải chỉ học cái mới của người mà phải biết rõ cái hay của mình, giữ lấy
và bồi
dưõng nó để “gây lấy cái sở trường của mình” và học thêm sở trường của người thì
dần
dần “gây nên cái tinh thần tốt đẹp mạnh mẽ, đủ làm cho ta cường thịnh được” [33,
tr.347].
Khuynh hướng thứ hai muốn hoàn toàn âu hóa tiêu biểu là nhóm Tự Lực văn
đoàn. Nhưng trước Tự lực văn đoàn, học giả Phan Khôi đã từng phản đối mạnh mẽ
việc dung hòa văn hóa phương Tây và phương Đông. Ông đem so sánh hai nền văn
hóa phương Tây và phương Đông (trong đó có Việt Nam) để chứng minh chúng hoàn
toàn trái ngược nhau:
- Tây phương chuộng khoa học, Đông phương chuộng huyền học.
- Tây phương trọng tự chủ, Đông phương trọng thống thuộc.
- Tây phương quý tiến thủ, Đông phương quý an phận.
Từ đó, Phan Khôi cho rằng thuyết điều hòa mà các vị “cựu học” đưa ra nghe thì
dễ nhưng không thể đem thực hành được bởi các lẽ sau:
Hai tư tưởng của phương Tây và phương Đông như nước với lửa không thể
điều hòa được.
Hai tư tưởng đó nên chọn lấy một mà theo, giữ lấy cái cũ thì theo kiều của Ganđi
(ấn Độ) cự tuyệt với phương Tây hoặc là nhất quyết theo tư tưởng của phương Tây
để đến
với văn minh, không việc gì phải điều hòa cho “thêm việc”.
Điều hòa để làm gì? Khi mà văn minh phương Tây đã có những bước phát triển
mạnh mẽ thì công cuộc điều hòa chỉ làm chậm lại nhịp phát triển của xã hội mà
thôi.
Từ năm 1932, nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời đánh dấu một thời kỳ đoạn tuyệt
với văn hóa phương Đông. Thế hệ trí thức Tây học khát khao muốn nâng văn hóa
Việt
Nam ngang bằng với thế giới, họ coi sự dung hòa tinh thần của phương Đông với
văn
hóa vật chất phương Tây là một điều mộng tưởng. Văn hóa phương Đông và phương
Tây có quá nhiều khác biệt “như hai giòng nước chảy trên một trái núi xuống
nhưng
một giòng chảy về hướng đông, một giòng chảy về hướng tây, không sao hợp làm một
được: văn hóa Tây phương hiếu động, cốt ở chỗ luôn thay đổi, không lúc nào
ngừng,
còn văn hóa Viễn đông cũ chủ tĩnh, luôn luôn đứng dừng một nơi” [33, tr.143].
Mặt
khác, trong văn hóa của một dân tộc không thể phân tách phương diện tinh thần và
vật
chất vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nước ta chậm phát triển, chịu kiếp
nô lệ
không hẳn do chính trị và kinh tế mà nguyên nhân chính là do tinh thần của văn
hóa cũ
“những luân lý lễ giáo, tư tưởng học thuật cổ hủ đã ràng buộc đè nén dân tộc ta
xưa
nay” [33, tr.143]. Để xây dựng văn hóa dân tộc không những chúng ta học tập
phương
Tây khoa học kỹ thuật mà phải “du nhập” những tư tưởng học thuật của họ. Nhóm Tự
Lực Văn Đoàn phản đối quyết liệt việc điều hòa văn hóa Đông Tây cho rằng công
cuộc điều hòa Đông Tây của phái cựu học đã hoàn toàn thất bại, kết quả chỉ là hư
không, họ đã đưa ra tuyên ngôn của mình: hoàn toàn theo mới không chút do dự,
tuyệt
đối bỏ văn hóa cũ để theo văn hóa Âu Tây. “Văn hóa Âu Tây đem sang trồng ở đất
ta
tự nhiên sẽ biến hóa, những điều hợp với tinh thần riêng của dân tộc An Nam sẽ
còn
nảy nở ra” [33, tr.145]. Họ cũng tin rằng hàng ngàn năm ta chịu ảnh hưởng của
văn
hóa Trung Hoa vẫn giữ được tính cách riêng thì ngày nay chúng ta cũng không sợ
hóa
thành người Pháp.
Hai khuynh hướng trên đã từng tồn tại trong suốt ba thập kỷ đầu của thế kỷ XX
nhưng càng về sau chúng bộc lộ những bất cập, không đáp ứng được nhu cầu bức
thiết
của dân tộc lúc đó là xây dựng một nền văn hóa của dân tộc trong một đất nước
độc
lập, tự do. Khuynh hướng âu hóa không còn hấp dẫn sau những diễn biến của cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc đại chiến “long trời đổ đất “ở châu âu đã làm
rõ
“chân tướng” của văn minh phương Tây khiến nhiều học giả châu âu hướng sang
phương Đông. Như vậy, bản thân người châu âu cũng đã hoài nghi chính nền văn hóa
của họ, nền văn hóa đem đến cho người ta “những cuộc xung đột ghê gớm”, cung cấp
cho những cuộc xung đột ấy vũ khí để tiêu diệt con người. Nhiều trí thức Việt
Nam lúc
đó cũng thất vọng với nền văn hóa phương Tây và tìm về với văn hóa phương Đông,
con đường cách tân văn hóa theo kiểu phương Tây không còn hấp dẫn nữa. Khuynh
hướng dung hợp cũng không có gì khả quan hơn, mặc dù đã cố gắng tìm cách điều
hòa
sự khác biệt phương Đông và phương Tây để thâu thái những tinh hoa của hai nền
văn
hóa đó cho dân tộc nhưng trong suốt nửa thế kỷ, kết quả mà các vị tiền bối đạt
được là
“hết sức mong manh”. Do đó, cứu nước, cứu dân bằng sự canh tân đất nước, bằng
con
đường văn hóa không thể đi đến mục tiêu xây dựng cho dân tộc một nền văn hóa
riêng. Khuynh hướng thứ ba, muốn xây dựng nền văn hóa mới gắn liền với sự nghiệp
giải phóng dân tộc xuất hiện, đó là những quan niệm văn hóa của những người
mácxít
Việt Nam. Những quan niệm này được thể hiện trong tư tưởng của Hồ Chí Minh và
trong lý luận, đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.3. Quan niệm văn hóa mácxít
2.3.1. Quan niệm về văn hóa
Là người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng
sớm quan tâm đến vấn đề văn hóa. Trong nhiều bài viết của Người những năm 20 đã
thể hiện những tư tưởng về văn hóa, cách mạng văn hóa, xây dựng một nền văn hóa
mới của một nước Việt Nam độc lập theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. ở
mỗi
thời kỳ, trong những hoàn cảnh khác nhau, Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa theo
nghĩa
rộng hoặc nghĩa hẹp. Trong phần cuối của tập Nhật ký trong tù sáng tác từ những
năm
1942 - 1943 tại Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn hóa, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [35, tr.431].
Như vậy, ở đây bản chất văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ giữa con
người với thế giới mà ở đó con người khẳng định mình với tính cách là con người
thông qua các hoạt động sống: “sáng tạo và phát minh”. Về vấn đề này, Mác và
ănghen đã từng đề cập đến trong các tác phẩm “Gia đình thần thánh” và “Hệ tư
tưởng
Đức”, trong đó các ông cho rằng để tồn tại và phát triển, con người phải quan hệ
với tự
nhiên thông qua lao động. Nguồn gốc của văn hóa chính là lao động, lao động đã
sáng
tạo ra con người, lao động đã sáng tạo ra văn hóa. Mặc dù định nghĩa của Hồ Chí
Minh đưa ra vẫn chỉ mang tính liệt kê, miêu tả nhưng trên tinh thần của chủ
nghĩa duy
vật biện chứng, nó đã phản ánh được bản chất của văn hóa chính là hoạt động sáng
tạo
của con người trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Mặt khác, trong
điều
kiện chỗ này, chỗ kia những người mác xít quan niệm tôn giáo là đối tượng của
cách
mạng cần loại trừ ra khỏi đời sống xã hội, Hồ Chí Minh coi tôn giáo chính là văn
hóa,
là sản phẩm sáng tạo của con người để “thích ứng với nhu cầu của đời sống và đòi
hỏi
của sự sinh tồn”, thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của Người. Sự sáng tạo độc
đáo và
sâu sắc trong định nghĩa về văn hóa của Người thể hiện ở chỗ Người không chỉ
quan
tâm đến kết quả của sự sáng tạo mà còn chú ý đến “phương thức sử dụng” những kết
quả đó. Nếu phương thức sử dụng những kết quả đó không đúng sẽ gây ra phản văn
hóa. Điều này rất có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa
hiện nay
ở nước ta cũng như trên phạm vi toàn cầu.Tư tưởng thể hiện trong định nghĩa văn
hóa
của Hồ Chí Minh rất gần gũi với định nghĩa mà Tổ chức UNESCO đưa ra tại Hội nghị
quốc tế năm 1982 với trên 1000 đại biểu đại diện cho hơn 100 nước tham dự. Khi
cách
mạng mới thành công, trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh đã nâng
văn hóa cùng với kinh tế, chính trị, xã hội thành bốn lĩnh vực quan trọng hàng
đầu.
Văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc
về
kiến trúc thượng tầng “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần
chú ý
đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa. Nhưng
văn hóa là một kiến trúc thượng tầng” [6, tr.1]. Từ phương diện thực tiễn xây
dựng đất
nước, Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh văn hóa như một lĩnh vực của đời sống xã hội.
Văn hóa là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, do đó theo quan điểm mác xít,
nó
có quan hệ mật thiết với cơ sở hạ tầng là đời sống kinh tế, đồng thời có quan hệ
với
các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng. Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ giữa
văn
hóa và kinh tế: xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng là nền tảng của việc
xây dựng
và phát triển văn hóa “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; nhưng cơ sở hạ tầng
của
xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát
triển
được” [36, tr.345]. Đối với các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng, Hồ Chí
Minh
đặc biệt chú ý mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị. Về mối quan hệ này, ở đầu
thế
kỷ đã có học giả cho rằng, đối với nước ta, văn hóa cùng chung số phận nô lệ
cùng với
dân tộc, nhân dân bị đày đọa trong vòng tối tăm, dốt nát cho nên vấn đề văn hóa
còn
quan trọng hơn vấn đề chính trị, muốn đất nước được giải phóng thì không phải
vận
động bằng chính trị mà bằng con đường văn hóa. Trên cơ sở tiếp thu chủ nghĩa Mác
-
Lênin và xuất phát từ thực tiễn đất nước, Hồ Chí Minh khẳng định: phải tiến hành
cách
mạng chính trị trước, có nghĩa là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giải
phóng
xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. “Văn hóa với
chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có chính trị mới có văn hóa, xưa kia
chính trị
bị đàn áp nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được” [37, tr.10] Thực tiễn
cách
mạng Việt Nam cho thấy quan điểm của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Những
tư tưởng này của Hồ Chí Minh tiếp tục được phát triển trong các giai đoạn cách
mạng
về sau và là cơ sở quan trọng trong lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của
Đảng
Cộng sản Việt Nam, thể hiện rõ nhất trong giai đoạn này là Đề cương văn hóa Việt
Nam năm 1943.
Nhấn mạnh mối quan hệ của kinh tế, chính trị với văn hóa nhưng Hồ Chí Minh
hết sức quan tâm đến vai trò, sức mạnh của văn hóa. Ngay trong quá trình tìm
đường
cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc điều này, mặc dù chưa phát biểu thành
lời nhưng hoạt động của Người thể hiện rất rõ điều đó. Trong các tác phẩm Người
viết
từ những năm 20 của thế kỷ trước, đặc biệt là “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ
Chí
Minh đã dùng ngòi bút sắc sảo để vạch trần sự nghiệp khai hóa văn minh của thực
dân
Pháp ở các nước thuộc địa nói chung và ở Đông Dương nói riêng. Trong đó, khai
hóa
văn minh đi liền với “đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện”, “thi
hành
chính sách ngu dân triệt để” [34, tr.97], kiểm duyệt ngặt nghèo báo chí bản xứ
và hạn
chế mở trường học. Khai hóa văn minh còn chà đạp lên văn hóa cổ truyền, thuần
phong mỹ tục của các nước thuộc địa… Thông qua các bài viết, các tác phẩm văn
học,
Hồ Chí Minh đã vạch rõ bản chất của chế độ thực dân Pháp, lên án những tội ác
khủng
khiếp của chúng đối với nhân dân các nước thuộc địa từ đó khơi dậy lòng yêu
nước, ý
chí cách mạng của họ đứng lên thay đổi số phận nô lệ của mình. Sau này, Người
khái
quát sức mạnh của văn hóa nghệ thuật bằng hai câu thơ trong tập “Nhật ký trong
tù”
viết năm 1943:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong” [35, tr.389]
Khi cách mạng mới thành công, trong điều kiện công việc bộn bề của một nhà
nước cộng hòa non trẻ đang phải đối đầu với vô vàn thách thức cả bên trong và
bên
ngoài, theo chủ trương của Người, một Hội nghị văn hóa toàn quốc bàn về xây
dựng,
phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới đã được tổ chức. Trong Diễn văn
khai
mạc Hội nghị vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hồ Chí Minh đã nêu rõ “Văn hóa phải
làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời văn hóa
phải làm
thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên minh, vì lợi ích chung mà quên
lợi ích
riêng” [71, tr.3]. Như vậy, ở đây Hồ Chí Minh đề cập đến sức mạnh của văn hóa
với tư
cách là sức mạnh tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Từ chỗ cùng hướng tới
lý
tưởng tự chủ, độc lập tự do để cùng nhau chia sẻ những giá trị này. Những giá
trị lại
trở thành đạo lý của dân tộc để mọi người vươn tới trong các hoạt động, thống
nhất
trong hành động. Đây chính là chất keo kết dính, cố kết cộng đồng dân tộc, chất
keo
này càng chắc thì cộng đồng càng ổn định bền vững. Văn hóa thực sự có khả năng
trở
thành động lực thúc đẩy mỗi người vượt qua khó khăn, thử thách để hướng tới một
tương lai tươi sáng cho dân tộc. Chính vì thế mà Người thiết tha kêu gọi những
nhà
văn hóa Việt Nam “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân” [71,
tr.3], để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình thương yêu con
người,
chân thành, thủy chung; ghét những thói hư tật xấu, căm thù mọi thứ giặc nội xâm
…
Với xã hội, “văn hóa phải làm cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn
ông
và đàn bà ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của
mình
nên được hưởng”, từ đó, Người đi đến khẳng định “Văn hóa phải soi đường cho quốc
dân đi” [71, tr.3]. Đưa ra quan niệm này về chức năng của văn hóa, Hồ Chí Minh
đã
đặt văn hóa trong định hướng phát triển của xã hội hiện đại, coi văn hóa gắn với
phát
triển, là mục tiêu của sự phát triển. Nó gắn với việc tạo ra những con người có
lý
tưởng, có trí tuệ, có hoài bão đưa dân tộc thực sự có độc lập, tự do, thoát khỏi
nghèo
nàn, lạc hậu, “sánh vai” với các nước trên thế giới.
Đề cương văn hóa Việt Nam là một cương lĩnh văn hóa trong cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân. Trước khi đi vào những vấn đề cụ thể của văn hóa dân tộc,
Đề
cương đã dành phần mở đầu đặt vấn đề về văn hóa, trong đó phạm vi của văn hóa
“bao
gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật” [33; tr.132]. Như vậy, văn hóa được hiểu
là đời
sống tinh thần với ba lĩnh vực là tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Nếu đánh
giá theo
cách nhìn hiện tại thì quan niệm này còn hạn hẹp vì chưa bao quát hết được các
lĩnh
vực của văn hóa nhưng rõ ràng đặt trong thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc đó ba
lĩnh
vực này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giải phóng văn hóa. Đối
với tư
tưởng, hệ tư tưởng xác định khuynh hướng phát triển của văn hóa về mặt tinh thần
và
hệ tư tưởng nào chiếm vị trí chủ đạo trong nền văn hóa nào sẽ định hướng cho nền
văn
hóa đó, còn nghệ thuật tác động đến đời sống xã hội, tới tư tưởng tình cảm của
quần
chúng nhân dân thông qua các hình tượng nghệ thuật. Khi Đề cương ra đời là lúc
phát
xít Nhật đã vào Việt Nam với giấc mộng Đại Đông á, tuyên truyền Nhật Bản đồng
văn
với Việt Nam, người Nhật là cứu tinh cho nòi giống da vàng, tìm cách phô trương
và
giới thiệu văn hóa của họ qua các sáng tác nghệ thuật. Người Pháp thì ra sức
truyền bá
“văn hóa trung cổ”, “văn hóa ngu dân”, “chủ nghĩa đầu hàng”, “chủ nghĩa ái quốc
mù
quáng”. Tất cả những thủ đoạn đó không ngoài mục đích “trói buộc và giết chết
văn
hóa Việt Nam” [33, tr.134]. Do đó việc nhấn mạnh tư tưởng, học thuật và nghệ
thuật là
đúng đắn. Về mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, Đề cương khẳng
định:
văn hóa bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật cho nên nó thuộc kiến trúc
thượng
tầng và chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng sinh ra nó là kinh tế, mối quan hệ
giữa văn
hóa và kinh tế thể hiện ở chỗ “nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế
dựa
trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội” [33, tr.132]. Quan điểm
này
được Nguyễn Hữu Đang phân tích cụ thể trong bài “Trở ngại của văn hóa dưới ách
đế
quốc” trên tạp chí Tiên Phong số 1 năm 1945. Về kinh tế, cũng như các xứ thuộc
địa
khác, thực dân Pháp đã biến Đông Dương thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa
với
giá rất cao và một nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ tiền cho chính quốc. Các ngành
kinh
tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại đều bị bóp chẹt, không thể mở mang được
và
phụ thuộc vào nước Pháp, người lao động bị bóc lột cùng kiệt. Duy trì cái nền
tảng
kinh tế đó, chủ nghĩa thực dân đưa đồng bào ta vào con đường nô lệ; trí thức
không có
điều kiện để vươn tới đỉnh cao của khoa học, tư tưởng và nghệ thuật vì miếng cơm
manh áo; nhiều nhà văn, nghệ sĩ phải “đành lòng đem bán rẻ tài năng” và đương
nhiên