LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo quân dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh từ 1973 đến 1975
3,314
945
91
LUẬN VĂN:
Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo quân
dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn
tỉnh từ 1973 đến 1975
Mở đầu
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã kết thúc thắng lợi vẻ vang từ 30 năm
trước đây, vào mùa Xuân 1975. Đó là trang sử hào hùng nhất trong lịch sử dựng
nước
và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong 3 thập kỷ vừa qua, đã có hàng trăm cuộc
hội
thảo khoa học, nhiều công trình lớn tổng kết thực tiễn lịch sử kháng chiến chống
Mỹ,
cứu nước, hàng nghìn cuốn sách, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước,
tướng lĩnh quân đội ta, các chính khách, các nhà khoa học ở trong nước và ngoài
nước
luận bàn về tính chất, nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc chiến tranh
giải
phóng 30 năm của dân tộc Việt Nam. Nhưng lịch sử của hàng triệu, hàng chục triệu
quần chúng bao giờ cũng có nội dung phong phú muôn màu, muôn vẻ và sinh động,
nhất là ở những bước ngoặt quyết định như trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta do Đảng ta lãnh đạo. Cho nên lịch sử thời kỳ
này
vẫn còn những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, nhiều bài học,
kinh nghiệm cần được tổng kết.
Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho (nay là Đảng bộ tỉnh Tiền Giang) là một trong những
Đảng bộ ra đời sớm, hoạt động trong một tỉnh nhân dân có bề dày truyền thống yêu
nước, anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm. Đảng bộ và nhân dân có truyền
thống vẻ vang trong đấu tranh cách mạng ngay từ sau khi Đảng ra đời và lãnh đạo
cách mạng nước ta. Cuộc vận động thành lập Đảng bộ (1927-1930), đấu tranh giành
dân chủ dân sinh (1936-1939); khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám 1945 và nhiều kỳ tích anh hùng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-
1954), mấy chục năm kháng chiến chống Mỹ là những mốc son chói lọi của lịch sử
Đảng bộ. Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, lãnh đạo nhân dân
kháng chiến ở một địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ
của
miền Tây Nam Bộ, là vị trí án ngữ bảo vệ Sài Gòn - hang ổ của địch, Đảng bộ đã
quán
triệt đường lối chủ trương của Đảng, lãnh đạo quân dân trong tỉnh tiến công và
nổi
dậy đánh bại mọi âm mưu kế hoạch của Mỹ - ngụy, giải phóng quê hương, góp phần
giải phóng miền Tây Nam Bộ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho trong thời kỳ này đã để lại nhiều bài học, kinh
nghiệm
quý.
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay theo mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, việc phát huy truyền thống
của Đảng bộ và nhân dân trong các thời kỳ trước; việc nghiên cứu, tổng kết những
bài học, những kinh nghiệm lịch sử về sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước
vẫn là những vấn đề cấp thiết. Điều đó không chỉ góp phần làm sáng rõ thêm lịch
sử
một thời kỳ đấu tranh oanh liệt, đầy khó khăn, thử thách, hy sinh, chiến đấu anh
dũng, kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Mỹ Tho đã giành thắng lợi vẻ vang, mà
còn đúc rút những giá trị lịch sử, những kinh nghiệm bổ ích để tiếp tục giáo dục
truyền
thống yêu nước, truyền thống cách mạng, góp phần tạo nên một binh chủng tư tưởng
-
tinh thần mới trong công cuộc xây dựng quê hương trên con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Với những suy nghĩ đó, tôi chọn vấn đề "Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo
quân dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh từ 1973 đến 1975" làm đề tài
luận văn thạc sĩ thạc Khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu, viết lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân ta ở miền Nam, vấn đề Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo quân dân trong
tỉnh
tiến công và nổi dậy giải phóng đã được đề cập nhiều trong một số cuốn hồi ký
cách
mạng của các tướng lĩnh, các đồng chí cách mạng lão thành, nhiều công trình khoa
học
của các cơ quan chức năng nghiên cứu lịch sử ở Trung ương, miền, địa phương tỉnh
và
nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong nước và ngoài nước.
Trong số đó có những công trình tiêu biểu như: "Đại thắng mùa Xuân" của
Đại tướng Văn Tiến Dũng, "Những năm tháng quyết định" của Đại tướng Hoàng Văn
Thái, "Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" tập 2 (1954-1975) của Viện nghiên cứu chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975) " của Viện Lịch sử quân sự, các công trình biên soạn Lịch sử
Đảng
ở địa phương... Những công trình trên chỉ trình bày tổng quát về thời kỳ này
trên bình
diện chung của chiến trường toàn miền Nam, ít đi sâu vào phản ánh đầy đủ vấn đề
tiến
công và nổi dậy trong từng địa phương riêng lẻ của tỉnh. Lịch sử vấn đề cho
thấy,
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống cuộc chiến đấu kiên
cường,
anh dũng của nhân dân Mỹ Tho dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt vai trò lãnh
đạo
của Đảng bộ Mỹ Tho trong quá trình chuẩn bị tiến tới tổng tiến công và nổi dậy
từ sau
khi Hiệp định Pari năm 1973 đến đại thắng mùa Xuân 1975.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của nghiên cứu luận văn là làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Mỹ
Tho đã vận dụng, sáng tạo, chủ động, linh hoạt đường lối chủ trương giải phóng
miền
Nam của Đảng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Mỹ Tho trong thời kỳ tiến công và nổi
dậy những năm 1973-1975; khẳng định vai trò lãnh đạo, tổ chức của Đảng bộ là
nhân
tố quyết định trong xây dựng lực lượng về mọi mặt, phát huy sức mạnh tổng hợp về
quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận phối hợp với quân dân miền Nam, tiến công
và nổi
dậy giải phóng quê hương, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ phân tích đặc điểm cụ thể
về so sánh lực lượng địch, lực lượng cách mạng, những thuận lợi, khó khăn cơ bản
của tỉnh Mỹ Tho; trình bày quá trình Đảng bộ lãnh đạo quân dân tiến công và nổi
dậy
giải phóng toàn Tỉnh. Từ đó luận văn rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo quân dân
trong tỉnh của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho về kết hợp tiến công và nổi dậy, đấu tranh
quân
sự, chính trị, binh vận tạo nên sức mạnh tổng hợp để giải phóng quê hương. Những
kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Mỹ Tho là những di sản
tinh thần văn hóa lịch sử quý giá đang được Đảng bộ và nhân dân Mỹ Tho trân
trọng
và phát huy trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Mỹ Tho và Đảng bộ
Gò Công thực hiện đường lối tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam của Đảng
trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghiên cứu thực tiễn
lịch
sử hoạt động của Đảng bộ, phong trào tiến công quân sự, binh vận và nổi dậy làm
chủ
của quân dân Mỹ Tho, Gò Công trong những năm sau Hiệp định Pari đến giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Luận văn dựa vào những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về chiến tranh cách mạng
- Luận văn dựa trên thực tiễn lịch sử phong phú, sinh động về sự lãnh đạo của
Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, của Khu ủy, của các Đảng bộ và
phong trào kháng chiến của nhân dân Mỹ Tho, Gò công, Khu VIII thực hiện đường
lối, chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng, động viên lực lượng
chính
trị của nhân dân, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với quân, dân toàn miền
trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn quê hương.
- Luận văn được trình bày bằng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc,
kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để làm sáng tỏ nội
dung của đề tài.
-Nguồn tư liệu chủ yếu tác giả sử dụng trong luận văn là Văn kiện Đảng, Nghị
quyết của Đảng bộ Miền như các Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết của Ban
Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Tây Nam Bộ, Khu ủy Khu VIII, Tỉnh
ủy Mỹ Tho, Tỉnh ủy Gò Công trong thời kỳ 1973-1975; tham khảo có so sánh, đối
chiếu nguồn tư liệu đã được trình bày trong các công trình khoa học, hồi ký cách
mạng tiêu biểu viết về lịch sử Đảng bộ Mỹ Tho, Đảng bộ Gò Công. Ngoài ra, luận
văn
còn tham khảo tài liệu của đối phương, người nước ngoài viết về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam. Bên cạnh đó tác giả luận văn chú trọng
sử dụng nguồn tư liệu qua khảo sát thực tiễn, như lời kể của các đồng chí cán bộ
cách
mạng lão thành đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Khu
VIII và Mỹ Tho.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách có hệ thống về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương
Đảng, Trung ương Cục, Khu, Miền; sự lãnh đạo quân dân đấu tranh của Đảng bộ tỉnh
Mỹ
Tho trong thời kỳ tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, trong đó
có tỉnh
Mỹ Tho thời kỳ 1973-1975. Đồng thời rút ra những kinh nghiệm quý về sự lãnh đạo
của
Đảng bộ.
Luận văn cung cấp thêm những tư liệu mới để góp phần nghiên cứu, làm sáng
rõ lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở thời kỳ 1973-1975. Với những gì
tác giả đã trình bày trong luận văn, hy vọng sẽ góp phần vào việc biên soạn lịch
sử
Đảng bộ Mỹ Tho, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang ngày nay trong bức tranh tổng thể của
lịch
sử Đảng ta trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Cuối cùng, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, để nghiên cứu, viết Lịch sử
Đảng bộ tỉnh, giảng dạy Lịch sử Đảng ở Trường chính trị tỉnh Tiền Giang.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5
tiết.
Chương 1
Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị và quân sự để tiến
công và nổi
dậy (1973-1974)
1.1. Mỹ Tho sau Hiệp định Pari
1.1.1. Vị trí chiến lược của Mỹ Tho
Tiền Giang, bao gồm tỉnh Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho, được sát
nhập từ tháng 1-1976. Tỉnh lỵ là thành phố Mỹ Tho, một trung tâm hành chính kinh
tế, xã
hội của tỉnh. Tiền Giang có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Là một tỉnh trù
phú, trung
tâm của vùng Trung Nam Bộ, nằm dọc theo tả ngạn sông Tiền, cách thành phố Hồ Chí
Minh 70 km về phía Nam. Phía Nam giáp sông Tiền, phía Bắc giáp tỉnh Long An và
Đồng Tháp, phía Đông giáp biển, bên kia sông Tiền là tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, vùng đất Mỹ Tho - Gò Công đã nhiều lần thay
đổi về tổ chức hành chính, địa giới và tên gọi. “Năm 1753 được gọi là đạo Trường
Đồn.
Năm 1788 được gọi là Trấn Định. Năm 1832 đổi thành tỉnh Định Tường, là một trong
6
tỉnh Nam Kỳ” [1, tr.11]. Do yêu cầu lãnh đạo cách mạng sâu sát, trong hai cuộc
kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, hai tỉnh này được tách ra, sát nhập nhiều lần, có
quan hệ
mật thiết với nhau về mọi mặt. Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Mỹ
Tho,
Gò Công và thành phố Mỹ Tho được hợp nhất lại thành tỉnh Tiền Giang vào tháng 1
năm
1976.
Tỉnh Mỹ Tho trước đây bao gồm 4 huyện: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ
Gạo và thành phố Mỹ Tho. Trung tâm của tỉnh là thành phố Mỹ Tho. Do yêu cầu
nhiệm
vụ lãnh đạo cách mạng, thành phố Mỹ Tho cũng tách ra và nhập vào tỉnh Mỹ Tho
nhiều
lần.
Mỹ Tho có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, là một địa bàn án ngữ giữa
thành phố Sài Gòn với miền Tây Nam Bộ, là một vùng đông dân và trù phú. Trong
chiến
tranh ai kiểm soát được vùng này thì có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng
sông Cửu
Long rộng lớn. Địch chiếm vùng này lập tỉnh mới, thực hiện chế độ thực dân mới
của
Mỹ.
Mỹ Tho là một trong những tỉnh có truyền thống cách mạng lâu đời, là căn cứ
của nhiều cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống Pháp. Vì vậy, đối với kẻ
địch
(Pháp - Mỹ) đều chọn nơi đây làm thí điểm các chiến lược quân sự, kinh tế - xã
hội, chiến
lược chiến tranh xâm lược thực dân cũ và thực dân mới; luôn là nơi đụng đầu
quyết liệt của
những cuộc đọ sức về trí, lực và sức chịu đựng giữa hai thế lực ngoại xâm, phản
động và
cách mạng.
Chính nơi đây là nơi diễn ra các sự kiện lịch sử còn in đậm trong những trang sử
vàng của dân tộc. Đó là chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, là các cuộc khởi nghĩa
của
Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Dương và nhiều phong trào nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp
nổ
ra mãnh liệt. Sau các cuộc khởi nghĩa vũ trang là các phong trào vận động yêu
nước sôi
nổi và liên tục trong những thập niên đầu thế kỷ XX.
Ngay từ khi tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời, Mỹ Tho đã gửi
cán bộ sang Quảng Châu học tập để trở về quê hương vận động, xây dựng tổ chức
cộng
sản và vận động phong trào cách mạng của nhân dân. Từ khi Đảng ra đời ngày
3-2-1930,
Đảng bộ Mỹ Tho được thành lập (4-1930) và đã nhanh chóng phát triển về tổ chức,
lãnh
đạo nhân dân đứng lên đấu tranh dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Các cao trào cách
mạng
liên tiếp nổ ra: Cao trào 1930-1931, cao trào 1936-1939 và đỉnh cao là cuộc khởi
nghĩa
Nam Kỳ bất khuất năm 1940, có 56 xã trong tỉnh đã được giải phóng, nhân dân
giành
quyền làm chủ, chính quyền nhân dân tỉnh được thành lập sáng tạo nên lá cờ đỏ
sao vàng,
ngày nay trở thành quốc kỳ của nước Việt Nam. Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám,
toàn dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên đánh đổ ách thống trị
của
Pháp - Nhật, phong kiến, địa chủ, tay sai, góp phần đưa nhân dân làm chủ đất
nước, khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), quân dân Mỹ Tho đã tích
cực tham gia kháng chiến làm nên những chiến công vang dội như trận Cổ Cò thuộc
xã
An Thái Đông, huyện Cái Bè (28-1-1947), trận Giồng Dứa thuộc xã Long Định, huyện
Châu Thành (14-5-1947), trận Kênh Bùi thuộc huyện Cái Bè (25-6-1953), góp phần
xứng
đáng vào cuộc kháng chiến của toàn dân tộc đi đến thắng lợi.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), quân và dân Mỹ Tho
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Đảng bộ
Khu VIII và Đảng bộ tỉnh, đã nhất tề đứng lên chiến đấu ngoan cường dũng cảm,
nhiều
tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng, nhiều chiến công vang dội làm nức lòng
quân và
dân cả nước và bầu bạn trên thế giới. Đó là cuộc đồng khởi của nhân dân đứng lên
lật đổ
ách thống trị tàn bạo của bè lũ Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ giành quyền
sống và
làm chủ nông thôn năm 1960. Chính quê hương Mỹ Tho đã làm nên một trận ấp Bắc
vang dội (1-1963), đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ
- ngụy.
Chiến thắng này đã mở ra một phong trào phá ấp chiến lược mạnh mẽ trong tỉnh,
phong
trào thi đua ấp Bắc giết giặc lập công trong toàn miền Nam và khắp cả nước...
Cũng như nhân dân hai miền Nam- Bắc, nhân dân Mỹ Tho luôn luôn giữ vững
truyền thống cách mạng, vững tin vào Đảng. Đảng dựa vào dân đã vượt qua những
chặng
đường đầy gian khổ, hy sinh, luôn động viên tinh thần cách mạng, giữ vững được
lòng tin
đưa phong trào nhân dân kiên quyết bám trụ, bám đất, bám dân, liên tục tiến công
địch
trong suốt kháng chiến chống Mỹ - ngụy. Đảng bộ đã lãnh đạo quân dân Mỹ Tho hoàn
thành mọi nhiệm vụ, thực hiện đúng ý đồ chiến lược của Trung ương Đảng, Trung
ương
Cục trước và sau khi Hiệp định Pari được ký kết. Cuối năm 1974, ở Khu VIII, ta
đã mở
rộng vùng giải phóng Đồng Tháp Mười, cắt đường 4, diệt nhiều đồn bốt địch, giải
phóng
hơn 200 ấp và 13 vạn dân, trong đó có nhiều vùng thuộc Trà Vinh, Bến Tre, Mỹ
Tho...
Truyền thống yều nước, cách mạng và những chiến công vẻ vang đó là nền tảng để
Đảng bộ, nhân dân đi tới thắng lợi mùa Xuân 1975. Trong khí thế cách mạng sôi
nổi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ khắp cả nước, tiến công quân sự, chính trị vào quân
ngụy trên
toàn Miền, quân và dân Mỹ Tho đã liên tục tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn
toàn tỉnh
vào ngày 1-5-1975.
1.1.2. Mỹ - ngụy phá hoại Hiệp định Pari, âm mưu kéo dài chiến tranh
Để đi tới thắng lợi, quân và dân Mỹ Tho đã anh dũng chiến đấu chống nhiều âm
mưu của Mỹ - ngụy suốt nhiều năm trước đó. Những tháng đầu năm 1972, mặc dù các
phong trào đấu tranh cách mạng đã giành được nhiều thắng lợi nhưng giữa ta và
địch tiếp
tục giằng co quyết liệt. Địch thường xuyên bố trí ở tuyến hành lang biên giới
Việt Nam-
Campuchia từ 1 đến 2 liên đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn thiết giáp có pháo
binh yểm
trợ; từng lúc có từ 1 đến 2 tiểu đoàn sư đoàn 7 hành quân đánh phá, ngăn chặn sự
di
chuyển lực lượng và phương tiện chiến đấu của ta từ biên giới xuống nội địa. Sư
đoàn 7
và sư đoàn 9 ngụy kết hợp với bọn bảo an cơ động liên tục càn quét đánh phá ở
vùng
tranh chấp. Chúng tiếp tục mở rộng chiếm đóng, gom dân, đánh phá các kho tàng,
lực
lượng vũ trang tập trung và các hành lang vận chuyển của ta. ở vùng lực lượng
cách
mạng còn yếu, địch bố trí lực lượng chủ yếu là bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự,
phòng vệ
xung kích phối hợp với các tổ chức "phượng hoàng" tiếp tục bình định, triệt phá
địa hình,
khống chế quần chúng nhằm cắt đứt mọi quan hệ giữa cách mạng và nhân dân hòng
đánh
bật thế bám trụ của các lực lượng cách mạng.
Mặc dù quân số đông nhưng lại phải chia ra chiếm đóng nhiều đồn bốt, giữ
những kho tàng, vị trí quan trọng làm cho lực lượng địch bị dàn mỏng. Đặc biệt
là khả
năng cơ động và hỏa lực chi viện giảm sút rất lớn. Tinh thần chiến đấu của quân
ngụy bị
sa sút do tác động của những thất bại ở Đông Bắc Campuchia và đường 9 Nam Lào.
Đồn
bốt địch ở nhiều nơi bị lực lượng vũ trang và nhân dân bao vây cô lập không bung
ra hoạt
động được, tinh thần binh sĩ trong đồn hoang mang, dao động. Hệ thống kìm kẹp
qua một
năm bị ta diệt và làm rã nhiều đồn bốt.
Từ tháng 4 đến tháng 9-1972, ta mở nhiều cuộc tiến công địch và đã thu được
những chiến thắng có ý nghĩa to lớn. Nhưng do liên tục tiến công, đạn dược của
ta chưa
được bổ sung, trong khi đó địch lại tập trung tăng cường lực lượng, phương tiện
chiến
tranh và không từ bỏ một thủ đoạn tàn bạo phát xít nào để giết người, cào nhà,
gom dân,
tái lấn chiếm. Từng bước địch đã đóng lại các đồn bốt trên địa bàn của tỉnh.
Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt
Nam được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Nhưng với bản chất hiếu chiến và phản động, đế quốc Mỹ vẫn
không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược, trắng trợn chà đạp lên các điều khoản của Hiệp
định
Pari.
Hiệp định là một sự nhân nhượng lẫn nhau giữa hai bên tham chiến. Ta nhân
nhượng Mỹ về việc chấp nhận trên thực tế là sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn,
Mỹ
nhân nhượng ta về lực lượng vũ trang cách mạng đóng nguyên ở miền Nam. Hiệp định
Pari là thắng lợi lớn về ngoại giao của ta. Thắng lợi của Hiệp định Pari thể
hiện ở việc
Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của
nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.