LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004
2,843
130
98
81
Ngành chăn nuôi được chú trọng và đang tiếp tục phát triển với nhiều loại hình
tổ chức sản xuất: chăn nuôi gia đình, trang trại với hình thức công nghiệp, bán
công
nghiệp và thủ công, nhưng quy mô vẫn còn nhỏ. Tổng giá trị sản xuất ngành chăn
nuôi năm 2004 đạt 784 tỷ đồng, chiếm 25% tổng GTSX nông nghiệp. Tốc độ tăng
trưởng GTSX ngành chăn nuôi đạt cao, giai đoạn 2001-2004 tăng 9,77%/năm, trong
khi giai đoạn 1996-2000 chỉ tăng 4,5%/năm. Cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi
được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại gia súc, gia cầm có chất
lượng
sản phẩm cao; từng bước chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ, tận dụng phụ phẩm sang
sản xuất hàng hóa theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp.
Bước đầu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật-công nghệ mới, giống có năng suất cao,
chất lượng tốt, song quy mô còn nhỏ, năm 2004 chiếm 27,0% trong tổng GTSX
nông nghiệp.
Các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đang được đưa vào sản xuất,
nhất là giống lợn ngoại. Tỷ lệ lợn thịt 50% máu ngoại chiếm hầu hết trong tổng
đàn,
60% số bò lai sind và 20% gia cầm là các giống có năng suất cao, chất lượng thịt
khá.
Chăn nuôi đã chuyển dần theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với
kỹ thuật, công nghệ mới, giống có năng suất, chất lượng cao đã hình thành và
phát
triển. Một số sản phẩm chăn nuôi đã thành hàng hóa, như thịt cấp đông cho thị
trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngành thuỷ sản
Ngành thuỷ sản có mức tăng trưởng cao nhờ chuyển dịch mạnh cơ cấu sản
xuất và ứng dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất, trong 4 năm qua (2001-2004)
thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIII, các cấp uỷ đảng, chính quyền đã thực sự quan tâm chỉ đạo, được
nhân
dân đồng tình hưởng ứng, Đề án phát triển thuỷ sản đã đi vào cuộc sống. Các chỉ
tiêu diện tích năng suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng
trưởng
bình quân về sản lượng/năm là 21,3%, các cơ sở sản xuất giống đã được quan tâm
nâng cao chất lượng, chủng loại bằng việc bổ sung tập đoàn cá năng suất chất
lượng
82
cao: cá rô phi đơn tính, chép ba máu, cá chim trắng, tôm càng xanh. Các quy
trình
kỹ thuật tiên tiến được người sản xuất thực hiện đã tạo ra bước đột phá về năng
suất. Toàn tỉnh đã có trên 1.000 ha đưa vào nuôi thâm canh đạt năng suất từ 8-12
tấn cá/ha, đưa năng suất từ 1,8 tấn/ha năm 2001 lên 3 tấn/ha năm 2004. Năm 2004,
thuỷ sản chiếm khoảng 6% trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản, ngành
thuỷ sản chủ yếu là nuôi trồng với diện tích là 8.392 ha, sản lượng cá 26.477
tấn
(năm 2004). Những năm gần đây ngành thuỷ sản đã có mô hình nuôi tôm, cá tập
trung ở nhiều địa phương trong tỉnh, tạo ra lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị
trường trong tỉnh và các đô thị, các khu dân cư tập trung khác như Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh.
Qua khảo sát cho thấy:
- Hộ ông Nguyễn Văn Dũng, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ được trợ giá giống tôm
càng xanh năm 2003 với diện tích ao là 800 m
2
, nuôi 1,2 vạn con tôm giống, sản lượng
thu hoạch là 164 kg (năm suất 2 tấn/ha). Tổng thu là 12 triệu đồng, tổng chi
7,06 triệu
đồng, lãi ròng 4,94 triệu, tính lãi 1 ha = 61,7 triệu/ha/vụ.
- Hộ ông Trần Văn Nam, thôn Ty, xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc có diện tích
ao là 4.200m
2
với mô hình nuôi ghép: cá rô phi đơn tính, chép ba máu, cá chim
trắng, mật độ nuôi là 1,9 con/m
2
, sản lượng 3.968kg, năng suất đạt bình quân 9,4
tấn/ha/vụ. Tổng thu 4.985 triệu đồng. Tổng chi 25,89 triệu, lãi ròng 23,96 triệu
đồng, tính lãi 1ha = 57 triệu/ha/vụ (năm 2004).
- Hộ ông Phạm Văn Mạnh, thôn Đồng Lại, xã Liên Hồng, Gia Lộc có diện tích
ao là 3.600m
2
, nuôi ghép 55% cá giống mới, mật độ bình quân 1,8 con/m
2
(được hỗ
trợ giá giống năm 2004). Sản lượng thu hoạch 3.468kg (năng suất bình quân 9,6
tấn/ha). Tổng thu 40,99 triệu đồng. Tổng chi 22,98 triệu đồng, lãi ròng là 18
triệu
đồng. Tính lãi 1 ha = 50 triệu/ha/vụ.
Tất cả các hộ trên đều có ao chuyển từ ruộng trũng, bãi trũng sang nuôi thuỷ
sản. Nếu tính cả năm 2 vụ nuôi thì các hộ trên đạt lãi từ 100 đến 120 triệu
đồng/ha,
so với cấy lúa 1 vụ bấp bênh thì gấp 20-25 lần.
83
Do hiệu quả kinh tế về nuôi thuỷ sản, nên trong 4 năm qua nhiều địa phương
đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân thực hiện việc chuyển đổi ruộng trũng, bãi
trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang đào ao nuôi thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế
rõ
rệt, các vùng chuyển đổi đã bước đầu hình thành hệ thống kinh tế trang trại sản
xuất
hàng hóa tập trung, tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình nuôi thuỷ sản có hiệu quả đã
được nông dân tiếp thu, là động lực quan trọng thúc đẩy việc hình thành các vùng
nuôi thuỷ sản tập trung. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc nuôi thủy sản cũng
còn gặp một số khó khăn, phần lớn con giống phải mua tỉnh ngoài, chi phí vận
chuyển cao, cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được chất lượng con giống.
Phát triển nuôi thủy sản tập trung quy mô lớn đòi hỏi phải sử dụng thức ăn công
nghiệp, nhưng hiện nay toàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở sản xuất thức ăn thuỷ sản do Bộ
Thủy sản giúp với quy mô nhỏ tại trại cá Tứ Kỳ phục vụ đề tài nuôi cá rô phi
xuất
khẩu, còn lại đều phải nhập từ các hãng sản xuất thức ăn ở tỉnh ngoài. Đây là
một
yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Đầu tư
hạ
tầng cho vùng nuôi thuỷ sản tập trung còn bất cập như huyện Ninh Giang, khi dự
án
đã được phê duyệt nhưng vốn đầu tư chưa đủ, công trình phải kéo dài, chậm hoàn
thành đưa vào sản xuất, chưa có quy chế quản lý vùng nuôi sau khi đầu tư. Trình
độ
dân trí nuôi thuỷ sản còn thấp, một số hộ còn tuỳ tiện trong việc thực hiện quy
trình
kỹ thuật, năng lực quản lý nhà nước chưa tương xứng với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ
KH-KT từ tỉnh xuống huyện còn thiếu trầm trọng (phòng nông nghiệp và phát triển
nông thôn ở huyện không có cán bộ đại học thủy sản). Đây là yếu tố ảnh hưởng
không nhỏ đến phong trào nuôi thuỷ sản thâm canh ở Hải Dương
Ngành lâm nghiệp
Thực hiện chương trình 327 và chương trình 5 triệu ha rừng của Nhà nước,
đến hết năm 2000 Hải Dương đã cơ bản phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng được
trên 7.400 ha rừng tập trung và 4.200 ha vườn đồi cây ăn quả. Từ 2001 đến nay
tập
trung vào chương trình trồng mới, nâng cấp rừng phòng hộ, vườn thực vật, chăm
sóc và bảo vệ rừng hiện có. Trong 3 năm trồng được 1.586 ha rừng phòng hộ và
vườn thực vật Côn Sơn, An Phụ; bảo vệ trên 8.000 ha rừng tự nhiên và rừng phòng
84
hộ, xây dựng cơ sở vật chất cho ngành lâm nghiệp phục vụ công tác quản lý và bảo
vệ rừng.
Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 2001 đến
2004
Thành tựu nổi bật của nông nghiệp Hải Dương từ 2001-2004 có tốc độ tăng
trưởng khá 5,53%, giá trị sản xuất nông nghiệp/1 ha đất nông nghiệp ngày một
tăng,
cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi theo xu hướng tạo ra giá trị kinh tế cao và
sử
dụng đất đai, nguồn lao động tốt hơn. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự
phát triển đúng hướng (trồng trọt 67%, chăn nuôi thủy sản 33%). Do đó kinh tế
nông thôn đang từng bước phát triển, hoạt động dịch vụ và nhiều làng nghề truyền
thống được quan tâm đầu tư tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông
thôn.
Bên cạnh những thành tựu, ngành nông nghiệp còn gặp một số khó khăn, hạn
chế:
- Sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của tỉnh,
lao động làm việc trong nông nghiệp còn cao, thu nhập thấp.
- Cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch còn chậm. Trồng trọt
vẫn là ngành sản xuất chính, chăn nuôi phát triển chưa tương xứng, thuỷ sản có
tiềm
năng cho hiệu quả cao nhưng quy mô còn nhỏ... chưa tạo được nhiều vùng hàng hóa
tập
trung, quy mô lớn, chất lượng và hiệu quả cao.
- Chất lượng nông sản hàng hóa chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu
thụ. Việc chế biến nông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là chế biến thô.
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, dịch vụ nông nghiệp chất lượng chưa tốt, không
đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
- Việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp chưa gắn với thị trường, do đó
hiệu quả không cao. Việc áp dụng rộng rãi các giống lúa, cây, con mới có năng
suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế cao còn hạn chế. Đại bộ phận nông dân chưa quen
với sản xuất hàng hóa lớn và chưa có nhiều kinh nghiệm, nhạy bén với biến động
của nền kinh tế thị trường.
85
- Chi phí sản xuất và giá thành cao, chế biến và tiêu thụ sản phẩm khó khăn,
dễ gặp rủi ro về thời tiết và thị trường. Chất lượng nông sản thực phẩm và vật
tư
nông nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ. Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật còn tuỳ tiện, tràn lan, ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nông sản. Hoạt
động của các loại hình HTX trong nông nghiệp phát triển chậm, mô hình liên kết
"bốn nhà" chưa được hình thành rõ nét.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp dẫn đến các HTX nông nghiệp đân
dần được củng cố và đổi mới
Năm 2004 cả tỉnh có 362 HTX nông nghiệp (đã chuyển đổi 346 HTX, thành
lập mới 16 HTX theo luật HTX năm 1996), số lao động do các HTX nông nghiệp
quản lý và sử dụng 10.552 người, trong đó 9.094 lao động nông nghiệp, 1479 lao
động khác. Hoạt động của các HTX nông nghiệp đã chuyển sang làm chức năng
dịch vụ cho kinh tế hộ: 106 HTX dịch vụ làm đất, 131 HTX dịch vụ giống cây
trồng, 355 HTX dịch vụ thuỷ lợi, 287 HTX dịch vụ bảo vệ thực vật, 27 HTX dịch
vụ chăn nuôi, 83 HTX dịch vụ cung ứng vật tư, 23 HTX dịch vụ tiêu thụ sản phẩm,
223 HTX dịch vụ khác. Có hiệu quả nhất là dịch vụ thuỷ lợi và bảo vệ thực vật,
số
HTX tồn tại một cách hình thức vẫn còn nhiều. Dù phát triển chưa đều nhưng hoạt
động dịch vụ của các HTX nông nghiệp đã và đang có tác dụng tích cực đối với các
hộ nông nghiệp. Trong quá trình hoạt động, do xác định nhiệm vụ chủ yếu là làm
dịch vụ cho kinh tế hộ nên nhiều HTX đã phân định được chức năng quản lý kinh tế
của HTX với chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, giảm bớt những
công việc làm thay chức năng chính quyền, tập trung vào đổi mới cải tiến quản
lý.
Hầu hết các HTX đã tiến hành kiểm kê vốn quỹ, làm rõ công nợ, thực hiện quy chế
dân chủ công khai kinh tế nội bộ, xoá bỏ bao cấp, giảm phí quản lý và quỹ trên
đơn
vị diện tích, thực hiện cơ chế gắn mọi nguồn thu của HTX vào kết quả hoạt động
của dịch vụ. Các định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá các khâu dịch vụ được các
HTX xác định lại hợp lý hơn.
Trong hoạt động kinh doanh của nhiều HTX nông nghiệp đã bảo đảm nguyên
tắc thu đủ, bù chi, vừa tạo điều kiện phục vụ tăng trưởng chung của cộng đồng
86
không chi kinh doanh thuần tuý vì lợi nhuận. Vì thế sau khi chuyển đổi theo
luật,
mặc dù tỷ trọng kinh tế HTX còn nhỏ, không còn giữ vai trò trực tiếp tổ chức,
điều
hành sản xuất tập trung mà chuyển sang chức năng làm dịch vụ, bước đầu HTX
nông nghiệp đã phát huy vai trò là hậu cần hỗ trợ cho phát triến kinh tế hộ.
Thực tế
cho thấy, nơi nào HTX nông nghiệp phát triển, ở đó các dịch vụ làm đất, tưới
tiêu,
bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư và đặc biệt là ứng
dụng
KH-KT được thực hiện có tổ chức, đồng bộ hơn thông qua sự điều hành, quản lý
của HTX cho nên đã phát huy được hiệu quả tối đa của kinh tế hộ. Ngược lại,
những nơi không có HTX nông nghiệp đứng ra tổ chức các loại hình dịch vụ, thì
hiện tượng "mạnh ai người nấy làm". Dẫn đến tình trạng chi phí dịch vụ cao, tác
dụng của việc ứng dụng KH-KT bị hạn chế, năng suất cây trồng và vật nuôi không
tăng. Nhiều HTX nông nghiệp đóng vai trò tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cây trồng, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần củng cố
quan hệ kinh tế nông thôn. Một kết quả đáng ghi nhận là các HTX nông nghiệp kiểu
mới đã định hình và hướng kinh doanh, không chỉ tập trung điều hành thống nhất
các
dịch vụ có tinh chất cộng đồng mà còn chú trọng đa dạng hoá các loại hình kinh
doanh
với giá cả hợp lý, hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều HTX đã có sự khởi sắc, số
HTX nông nghiệp làm ăn có lãi ngày càng tăng (năm 2000 có 274 HTX có lãi,
chiếm 75,69% trong tổng HTX nông nghiệp, tổng số tiền lãi là 3.346 triệu đồng,
bình quân một HTX lãi 12,21 triệu đồng/năm), nhiều HTX có phạm vi hoạt động
dịch vụ không bó hẹp trong sản xuất nông nghiệp mà đã vươn tới nhiều loại hình
dịch vụ mới như điện, tín dụng, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ
nông
sản, cung ứng vật tư, hàng hóa...
Tuy vậy, kinh tế HTX nông nghiệp vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập:
- Việc chuyển đổi thành lập HTX theo luật còn chậm, chưa tương xứng với
điều kiện phát triển sản xuất. Hoạt động dịch vụ trên địa bàn nông thôn chủ yếu
do
các hộ gia đình tự lo, hoặc do tư nhân tự đảm nhiệm, vai trò của HTX ở một số
nơi
còn mờ nhạt.
87
- Chưa có sự chuyển biến rõ nét về nội dung hoạt động, một số HTX kiểu mới
thực chất vẫn chỉ hoạt động, tồn tại trên danh nghĩa, còn lúng túng, chưa xây
dựng
được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và nâng cao vai trò là "bà đỡ" cho
kinh tế hộ. Cơ cấu ngành nghề dịch vụ chưa hợp lý, phạm vi còn hẹp, chủ yếu tập
trung vào thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, còn các HTX dịch vụ khác do hộ nông dân tự
lo... Trong khi đó, khâu quan trọng như tiêu thụ nông sản hàng hóa, giải quyết
đầu
ra cho hộ nông dân lại chỉ có 6,35% số HTX. Đây cũng là khâu làm giảm vai trò
hoạt động của HTX.
- Quy mô HTX nông nghiệp còn quá nhỏ, công nghệ lạc hậu, bình quân một
HTX nông nghiệp mới chỉ có 29 lao dộng, trình độ lao động phổ biến vẫn là thủ
công, máy móc, phương tiện sản xuất của HTX ít về số lượng, kém về chất lượng,
chủ yếu là máy móc của các HTX cũ chuyển sang nên không phát huy được hiệu
quả.
- Năng lực tài chính của hầu hết các HTX nông nghiệp còn quá yếu, thiếu vốn
sản xuất, bình quân một HTX là 373,33 triệu đồng. Giá trị tài sản của HTX cũ khi
chuyển đổi đều quy thành vốn cổ phần mới cho xã viên HTX mới. Xong vốn cổ
phần này chủ yếu là tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản lưu động và đầu
tư
ngắn hạn lại ít, nhưng phần lớn lại là công nợ tồn đọng không có khả năng thanh
toán. Một số HTX hoạt động nhưng không có vốn mà chủ yếu làm nhiệm vụ trung
gian hoạt động hình thức. Trong khi đó xã viên tham gia HTX kiểu mới không
muốn đóng góp thêm cổ phần hoặc có góp chỉ mang tính tượng trưng. Tài sản cố
định cũ kỹ, lạc hậu, giá trị thấp không thể thế chấp khi muốn vay vốn, vốn vay
ngân
hàng còn chiếm 18,12% trong tổng số nợ phải trả.
- Năng lực cán bộ quản lý HTX còn nhiều bất lợi, đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại
vừa yếu về trình độ kinh doanh dịch vụ trong cơ chế thị trường, 31,22% chủ nhiệm
HTX có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật, 10,50% trung cấp, cao đẳng, 3,03%
đại học trở lên. Một trong những khó khăn lớn nhất của cán bộ hiện nay là thiếu
cán
bộ có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Nguyên nhân do
các ngành, các địa phương chưa làm tốt công tác chuẩn bị trước khi thành lập HTX
88
hoặc chuyển đổi HTX theo luật. Vấn đề đặt ra là Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư
và hỗ trợ các HTX và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX để có khả năng
điều hành sản xuất kinh doanh.
2.3. Một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa từ 1997 đến 2004
2.3.1. Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn của địa
phương
Trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh từ 1997-2004 cho thấy, nếu các cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ quán triệt và
nắm vững, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, nhưng lại thiếu
tính năng động và vận dụng sáng tạo vào trong hoạt động thực tiễn thì không thể
nào biến chủ trương, chính sách của Đảng thành hiện thực. Nghị quyết của Đảng ta
trong thời kỳ đổi mới xác định: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường
định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một vấn đề rất lớn, rất hệ trọng, rất mới, bởi vì
không chỉ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mà còn rất mới đối với nhân
dân
lao động, đặc biệt là đối với người nông dân. Nếu không quán triệt và nắm vững
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thì nhất định sẽ phạm phải
những sai lầm trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải
pháp. Nhưng nếu thiếu tinh thần nhiệt tình cách mạng, năng động sáng tạo, thì
nhất
định sẽ rơi vào thụ động, chủ nghĩa kinh nghiệm, khi gặp khó khăn dễ bị dao
động,
lúng túng và không thể đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Từ những kết quả
đã đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ
từ
1997-2004 cho thấy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng
tăng tỷ trọng chăn nuôi thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt (năm 2004 còn 67%
trồng
trọt và 33% chăn nuôi, thuỷ sản) với những chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng bộ đề ra các chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp, các đề án
này
phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, hợp với lòng dân nên đã được nông
dân
89
đồng tình, ủng hộ tích cực. Đảng bộ đã đem lại niềm tin sâu sắc cho nhân dân,
người dân đã tích cực đầu tư vốn, nhân lực, KH-KT... vào phát triển sản xuất,
kinh
doanh đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh ngày càng
nâng cao.
2.3.2. Đảng bộ tỉnh xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp và tập trung lãnh đạo theo chuyên đề, đề án có bước đi thích hợp
Xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp là những vấn
đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của các cấp uỷ đảng. Do đó đòi
hỏi
các cấp uỷ đảng phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, đồng thời phải am hiểu tình hình thực tiễn của từng địa phương. Trong quá
trình lãnh đạo, điều hành phải chỉ ra được những vấn đề trọng tâm, trọng điểm,
những khâu then chốt để tập trung giải quyết dứt điểm, phải nắm vững và vận dụng
đúng đắn quan điểm của Đảng: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt. Những vấn đề trọng tâm, trọng điểm phải thông qua
các Nghị quyết chuyên đề để tập trung mọi nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ. Trong
nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII Ban Chấp hành Đảng bộ đã xây dựng
chương trình hành động nhằm cụ thể hoá Nghị quyết thành 10 chương trình lớn và
32 đề án, vì thế đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế
-
xã hội, trong đó có nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH - HĐH. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã có sự chỉ đạo thống nhất, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ, đồng thời phải
tăng
cường công tác kiểm tra, phát hiện và uốn nắn kịp thời các biểu hiện sai lệch,
chống
mọi biểu hiện chạy theo hình thức, rập khuôn, áp đặt.
2.3.3. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, xây dựng
nông thôn mới và cải thiện đời sống nhân dân
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Hải Dương, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được trong quá trình chuyển dịch, nhưng còn nhiều vấn đề
mới nảy sinh trong đó có những vấn đề về xã hội. Cho nên đòi hỏi cán bộ của tỉnh
phải nhận thức một cách đầy đủ và có những giải pháp cụ thể trong quá trình chỉ
90
đạo thực hiện nhằm tạo ra một động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng
nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân. Trước hết là phải quan tâm đến phát
triển giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, KH-KT và trình độ tay nghề
cho
dân cư nông thôn để tạo ra được đội ngũ lao động mới, đáp ứng nhu cầu của sự
nghiệp CNH - HĐH, từng bước chuyển dần lao động nông nghiệp là chủ yếu sang
lao động công nghiệp và dịch vụ. Trong thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Hải Dương
luôn vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
trong việc phát triển giáo dục - đào tạo, nhằm để tạo ra nguồn nhân lực có trình
độ
phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, đồng thời chỉ đạo mở rộng công tác đào tạo nghề,
cho phép các trung tâm mở nhiều lớp dạy nghề như: chuyển giao công nghệ KH-KT
để áp dụng vào sản xuất, làm hàng thủ công mỹ nghệ... đã cung cấp số lượng lớn
lao động có trình độ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ
công
nghiệp. Cùng với việc phát triển đào tạo, Đảng bộ tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ
đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá VIII về xây
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Coi trọng đẩy
mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, nếp sống văn hóa, phòng, chống các tệ nạn
xã hội (ma tuý, mại dâm...), thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo nếp sống
văn
minh ở nông thôn, xã hội hoá chủ trương giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,
xây dựng nông thôn mới (số hộ nghèo giảm từ 8% năm 1997 xuống còn 4% năm
2004) làm cho đời sống của nhân dân, đặc biệt của nông dân ngày một nâng cao.
Tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn cơ bản được ổn định. Đảng bộ tỉnh và
chính
quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong những năm qua Đảng bộ Hải Dương đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nói riêng.
2.3.4. Phải đặc biệt coi trọng lãnh đạo ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật vào trong sản xuất và đời sống
Kinh nghiệm thành công trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương là không ngừng nâng cao hiệu quả những