LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004
2,845
130
98
quân 35 triệu đồng/HTX (trong đó vốn cổ phần mới góp là 12 triệu đồng), vốn huy
động
không đáng kể vì thế khả năng mở rộng quy mô hoạt động gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ công nghệ còn thấp, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, một số
công việc đã được cơ giới hoá nhưng vẫn ở trình độ thấp, phân tán, thiếu tập
trung.
- Trình độ của người lao động thấp, hầu hết không được đào tạo, người sản xuất
vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính, kiến thức về khoa học rất hạn chế. Trình độ
của cán
bộ quản lý HTX còn nhiều bất cập nên còn gặp nhiều khó khăn trong điều hành,
quản lý
HTX.
Từ năm 1997 đến năm 2000 kinh tế HTX thực hiện theo luật HTX đã có sự biến
đổi lớn và hoạt động ngày càng có hiệu quả đặc biệt là HTX nông nghiệp. Toàn
tỉnh có
379/382 HTX thực hiện chuyển đổi đạt 99,2%, các HTX hoạt động chủ yếu là làm
dịch
vụ phục vụ nông nghiệp gồm: Dịch vụ thuỷ nông, điện, bảo vệ thực vật, chuyển
giao
KH-KT, thú y, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ làm đất...
Qua khảo sát thực tế cho thấy: Đối với HTX dịch vụ nông nghiệp xã Ngọc Liên,
huyện Cẩm Giàng qua quá trình thực hiện dịch vụ thuỷ nông trước khi chưa chuyển
đổi,
số người tham gia hoạt động trong khâu thuỷ nông là 45 người. Mức bình quân cả
năm
thu là 22,9 kg thóc/sào mà vẫn bị hạn hán hoặc tưới tiêu không kịp thời do để
thất thoát
nước, nhiều xã viên tự do phá mương, máng để dẫn nước vào ruộng dẫn đến thời
gian
đưa nước tới ruộng không kịp thời gây lãng phí nước. Nhưng sau khi chuyển đổi
HTX
theo luật, trong khâu thuỷ nông số xã viên tham gia chỉ còn 27 người, giảm 18
người,
mức thu bình quân là 20,1 kg thóc/sào/năm mà vẫn đảm bảo tưới, tiêu nước đủ.
Trong
xã viên không còn người kêu ca, phàn nàn, chấm dứt hẳn việc phá mương, máng lấy
nước như trước đây. Đạt được kết quả trên là do HTX dịch vụ nông nghiệp đã sắp
xếp
lại công tác quản lý, từng khu vực đã phân công lại cụ thể đến từng người phụ
trách,
đồng thời có chế độ thưởng phạt rõ ràng. Mặt khác, công tác kiểm tra, đôn đốc
được
tăng cường, qua mỗi lần lấy nước đều có rút kinh nghiệm, vì vậy công tác dịch vụ
thuỷ
nông đạt được hiệu quả cao, xã viên ngày càng tin tưởng, phấn khởi vào HTX dịch
vụ.
Như vậy, ở các HTX dịch vụ nông nghiệp chuyển đổi theo luật HTX ở Hải Dương
với việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động dẫn đến hiệu quả hoạt động
HTX
ngày càng cao, nguồn vốn ngày càng được tăng cường (do xã viên tự nguyện đóng
góp
và một phần thu hồi được công nợ). Mặt khác, quyền và trách nhiệm của xã viên
HTX
được xác định rõ hơn trước, chất lượng dịch vụ cơ bản được tốt hơn trước và giá
thấp
hơn so với trước khi chuyển đổi, số lượng dịch vụ HTX đảm nhận từng bước được
tăng
lên, tài sản vốn quỹ cơ bản được bảo toàn và phát triển.
Năm 2000 tổng hợp kết quả hoạt động dịch vụ của 265 HTX cho thấy:
+ Tổng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ là 86.004.250 triệu đồng, bình quân
một HTX có doanh thu là 325 triệu đồng/năm.
+ Hệ thống thuỷ lợi đã đảm bảo tưới chủ động cho 82% diện tích canh tác, đảm
bảo cơ giới hoá khâu làm đất 50% diện tích gieo trồng, xay sát 100% gạo, tuốt
lúa được
95%, vận tải hàng hóa đạt 50%.
Hệ thống giống cây con và bảo vệ sản xuất đã cung ứng hàng nghìn tấn phân bón,
thuốc thú y, bảo vệ thực vật đảm bảo đủ nhu cầu giống cho sản xuất.
Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn này
Thành tựu nổi bật của nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2000,
có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5%, cao hơn bình quân chung của cả nước.
Nông
nghiệp tỉnh đã sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn, ngoài việc đảm bảo ổn định
đời
sống cho gần 1,7 triệu dân trong tỉnh, còn có khả năng cung cấp cho thị trường
trong
nước và xuất khẩu, tập trung ở những mặt hàng chủ lực: rau, quả, thịt lợn, thịt
gia cầm
và lúa gạo.
Mặc dù đạt được những thành tựu trên, nhưng vẫn còn một số hạn chế cơ bản:
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm, chưa rõ nét. Nông
dân
còn chưa quen với sản xuất hàng hóa, thiếu kiến thức KH-KT, thiếu vốn và chưa
mạnh
dạn đầu tư sản xuất.
- Tỷ giá giữa hàng nông sản thực phẩm với hàng hóa khác ngày càng chênh lệch,
không kích thích phát triển nông nghiệp.
- Sức ép về dân số, việc làm rất lớn.
- Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, một số dự án đầu tư hiệu quả
chưa
cao.
Mô hình tổ chức và hoạt động khuyến nông cần được nghiên cứu điều chỉnh cho
phù hợp, việc tiếp thu đưa những tiến bộ KH-KT mới vào sản xuất còn hạn chế.
Hệ thống dịch vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập, chất lượng hàng hóa chưa được
kiểm soát chặt chẽ, nhất là hàng giả gây hại cho sản xuất như: Giống cây trồng,
thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón tổng hợp giả nhãn mác hoặc không bảo đảm chất lượng.
- Sản phẩm nông nghiệp giá còn cao, người nông dân đồng bằng Bắc Bộ sản xuất
lúa có lãi rất ít. Nếu tính đúng, đủ các khoản bao cấp của Nhà nước thì sẽ lỗ.
Sự không ổn định của thị trường nông sản trong nước cũng như trên thế giới, khi
ta chưa có những cơ chế, chủ trương chính sách phù hợp khiến người nông dân
thường
thụ động trong sản xuất.
- Khả năng tiêu thụ và sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước của
các
sản phẩm nông nghiệp còn yếu do chất lượng thấp, sản xuất phân tán, nhỏ lẻ.
- Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm mới đạt 30%, chưa đủ đảm bảo an
toàn dịch bệnh.
- Chưa có kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường, việc xúc tiến thương mại ở
nước ngoài chưa mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao.
Chương 2
đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo
hướng công nghiệp hoá từ năm 2001 đến 2004
2.1.Chủ trương của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001) diễn ra vào thời
điểm có ý nghĩa trọng đại, thế kỷ XX vừa kết thúc - thế kỷ XXI bắt đầu. Kế tục
đường
lối đổi mới của Đại hội VI, kiên định những quan điểm của cương lĩnh chính trị
Đại hội
lần VII, đánh giá một cách khách quan 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII,
10
năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000) và
15 năm
đổi mới.
Đại hội IX của Đảng đã đánh giá tình hình 5 năm (1996 - 2000), Báo cáo chính trị
chỉ rõ ngoài một số thuận lợi, nước ta còn gặp nhiều khó khăn như: Những yếu kém
vốn
có của nền kinh tế, những thiên tai xảy ra liên tiếp, khủng hoảng tài chính -
kinh tế ở
một số nước châu á, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Trong hoàn
cảnh
đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng:
- Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước GDP tăng bình quân hằng
năm 7%, nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực; việc
nuôi trồng
và khai thác thuỷ sản, hải sản được mở rộng, giá trị sản xuất công nghiệp bình
quân
hằng năm tăng 13,5%, hệ thống kết cấu hạ tầng: đường sá, cầu, cảng, sân bay,
điện,
thuỷ lợi,.... được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều
phát triển.
Năm 2000 đã ngăn chặn được đà giảm sút, kinh tế phát triển, các chỉ tiêu đều đạt
và
vượt kế hoạch.
- Văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện,
tình
hình chính trị - xã hội cơ bản được ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng
cường, công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố,
quan hệ
đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ
động và đạt kết quả tốt.
Nguyên nhân đạt được những thành tựu trên đó là: Đảng có bản lĩnh chính trị
vững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn, Nhà nước có cố gắng lớn trong việc
điều
hành quản lý, toàn dân và toàn quân phát huy lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm,
cần
cù, năng động, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm sau đây:
Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, một số
vấn đề
văn hóa - xã hội bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết, cơ chế chính sách chưa
đồng
bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển, tình trạng tham nhũng, suy thoái về
tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống ở một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
là rất
nghiêm trọng. Những yếu kém, khuyết điểm nói trên do những nguyên nhân khách
quan
và chủ quan gây lên, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính: Một là, việc tổ chức
thực
hiện Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật chưa
nghiêm. Hai là, một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức thống
nhất
và chưa được thông suốt ở các cấp các ngành. Ba là, cải cách hành chính tiến
hành
chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Bốn là, công tác tư tưởng, lý luận, tổ
chức cán bộ
có nhiều yếu kém bất cập. Đánh giá tình hình 10 năm thực hiện chiến lược ổn định
và
phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 đạt được những thành tựu to lớn và rất
quan trọng
đó là:
+ Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nền kinh tế từ tình trạng
hàng hóa
khan hiếm nghiêm trọng nay đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của người nông
dân
và nền kinh tế.
+ Cơ chế quản lý đã có những biến đổi cơ bản, từ cơ chế tập trung, quan liêu bao
cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ chủ yếu
chỉ có
2 thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang nền kinh tế
nhiều
thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
+ Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện, đất nước thoát khỏi tình trạng
khủng hoảng kinh tế - xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hẫng
hụt về
thị trường do những biến động ở Đông Âu và Liên Xô gây ra, phá vỡ thế bao vây
cấm
vận, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, không để bị
lôi
sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước Châu á, mặc dù hậu
quả của
nó đối với nước ta cũng khá nặng nề, tình hình chính thị - xã hội cơ bản ổn
định, quốc
phòng, anh ninh được tăng cường.
+ Tình hình về mọi mặt của nước ta đã tiến bộ hơn nhiều so với 10 năm trước.
Đại hội IX của Đảng phân tích một cách sâu sắc bối cảnh quốc tế và trong nước,
đề ra chủ trương phát triển kinh tế, trong đó công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung
tâm,
phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo nước
hiện
đại. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn
hóa - xã
hội, tăng cường, chủ động và phát huy các quyền lực cần thiết để đẩy nhanh CNH -
HĐH trong nông nghiệp, nông thôn. Chỉ rõ những định hướng lớn về chính sách để
thực
hiện nhiệm vụ này đến năm 2010.
Đại hội chỉ rõ:
Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, đẩy nhanh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn lên một trình độ mới bằng ứn
dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh
thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn
đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành
nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp,
các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang
khu công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nhân dân và dân cư nông thôn [27, tr.92-
93].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương khoá IX đã chỉ rõ: "Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông
thôn thời kỳ 2001 - 2010". Trên cơ sở khẳng định rõ những thành tựu, khuyết điểm
yếu
kém đó, Nghị quyết đưa ra nội dung tổng quát và những quan điểm, mục tiêu của
CNH
- HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nội dung tổng quát CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn công nghiệp chế biến với
thị
trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu
KH-
CN, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện
đại vào
các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tạo
sức
cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế
nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và các ngành công
nghiệp và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ
tầng; kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh
thái, tổ
chức lại sản xuất và quan hệ sản xuất, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng,
văn
minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn
[28, tr.93-94].
Những quan điểm chính về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
trong giai đoạn hiện nay
Qua đường lối CNH - HĐH đất nước đã được Đảng ta nêu tại Hội nghị đại biểu
toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII) và các Đại hội VIII, IX, từ kinh nghiệm của
các nước,
Nghị quyết đã khẳng định năm quan điểm chính cần quán triệt về đẩy nhanh CNH -
HĐH
nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.
1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và
phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn.
2. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực
con người, ứng dụng rộng rãi cho thành tựu khoa học - công nghệ, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy của từng vùng gắn với thị
trường để sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao,
bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển
nông nghiệp, nông thôn bền vững.
3. Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ
bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các
loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nhiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.
4. Kết kợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình CNH -
HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,
ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời xống vật chất và văn hóa
của người dân nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ tục.
5. Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân
dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế -
xã
hội của cả nước, của các ngành, các địa phương. Đầu tư phát triển kinh tế xã
hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù
hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia [28, tr.94-95].
Những quan điểm chỉ đạo nói trên không chỉ bảo đảm sự phát triển nông nghiệp,
nông thôn bền vững, mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hoà giữa
công
nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi,
giữa
kinh tế và xã hội, anh ninh, quốc phòng, môi trường, tăng cường khối liên minh
công
nhân - nông dân - trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức
mạnh toàn
dân tộc, bảo đảm cho nước ta phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội
chủ
nghĩa.
2.2. Quá trình lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng bộ tỉnh Hải Dương
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh
- Thuận lợi: Hải Dương có lợi thế về địa lý kinh tế: Nằm trong vùng kinh tế
trọng
điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ, giữa các thành phố lớn phát triển, gần hải cảng và
sân
bay, Hải Dương có cơ hội được tập trung đầu tư, cải thiện kết cấu hạ tầng. Mạng
lưới
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ tạo cho Hải Dương có vị thế của một
trung
tâm thương mại-dịch vụ lớn của vùng. Hải Dương đã và đang trở thành một địa bàn
hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông
nghiệp, hàng hóa và dịch vụ, là tỉnh có truyền thống trong phát triển kinh tế,
với nguồn
nhân lực trẻ, dồi dào, lao động có trình độ văn hóa, là cơ sở để tiếp thu KH-KT
và công
nghệ mới. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động trong tỉnh cao
hơn so
với mức trung bình cả nước, đội ngũ cán bộ quản lý năng động, cơ chế, chính sách
được
cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng, linh hoạt, mềm dẻo, nhiều chương
trình, dự
án đang phát huy tác dụng và đạt hiệu quả. Cơ sở vật chất phục vụ kinh tế-xã hội
được
tăng cường đáng kể: Hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông nông
thôn
được cải tạo, nâng cấp; hệ thống bệnh viện, trường học được đầu tư; hệ thống đô
thị,
khu dân cư mới được quy hoạch và xây dựng theo hướng hiện đại. Các khu, cụm công
nghiệp đã và đang được hình thành... tạo cho tỉnh một diện mạo mới, ngang tầm
với các
tỉnh trong khu vực.
- Khó khăn: Dân số nông thôn, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, đời
sống một bộ phận dân cư còn khó khăn. Sự chênh lệch phát triển giữa thành thị và
nông
thôn có xu hướng tăng. Tỉnh chưa chủ động được về vốn đầu tư, tỷ lệ tích luỹ từ
nội bộ
còn khiêm tốn, cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày
càng gay
gắt, khu vực doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Hải Dương còn gặp nhiều khó
khăn
trong việc tiếp cận thị trường. Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, điều kiện đổi
mới
công nghệ còn chậm và nhiều hạn chế. Đội ngũ doanh nhân chưa có nhiều kinh
nghiệm
trong cơ chế thị trường.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất nông nghiệp chưa gắn bó
chặt chẽ với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Bước đầu hình thành
một số
vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng nhìn chung sản xuất còn phân tán, quy mô
sản
xuất hộ gia đình nhỏ lẻ đang là trở ngại cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp.
Trình
độ KH-CN trong lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản còn thấp, lao động thủ công vẫn còn
phổ
biến... Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở một số khâu chưa đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ; tệ quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội chưa bị đẩy lùi...
Như vậy, với những thuận lợi và khó khăn trên đặt ra yêu cầu Đảng bộ phải có
những chủ trương, giải pháp đúng đắn để lãnh đạo và tổ chức thực hiện chuyển
dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII (tháng 12- 2000), qua Báo
cáo chính trị và quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế-xã
hội, an
ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nhiệm kỳ 2001-2005 và đề ra
phương hướng tổng quát về phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2005 đó là:
Phát huy mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn thời kỳ 1997-
2000, và mức bình quân của cả nước. Từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng
kinh tế-xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố
để phát triển bền vững và có hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát
triển cao hơn vào những năm sau. Tập trung giải quyết các vấn đề về xã hội,
cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khoa học
- công nghệ, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các hoạt động văn hóa
thông tin, thể dục thể thao. Đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững
ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội [1, tr.45].
Về mục tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng bình quân 9%-
10%/năm.
- Giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản tăng 4-5%/năm. Để thực hiện mục tiêu tổng
quát và mục tiêu chủ yếu, Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ là tiếp tục phát triển theo
hướng
CNH, HĐH.
- Tập trung phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện và vững
chắc, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ trồng trọt - chăn
nuôi đạt
70%-80%; từng bước thực hiện chương trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi
thế của từng địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh
học,