LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004
2,844
130
98
Công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp còn những hạn chế về nhận thức và
cách làm, cải cách hành chính tiến hành chậm, còn mang tính hình thức, thủ tục
hành
chính ở một số nơi còn phiền hà. Một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu về năng
lực,
quan liêu, sách nhiễu dân trong khi thi hành công vụ. Đây là những rào cản ảnh
hưởng
không nhỏ đến tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Về quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, trong thời gian qua, kinh tế hộ đã
phát huy vị thế và tiềm năng của mình, nhưng đất canh tác của mỗi hộ lại ít,
manh mún,
vẫn là sản xuất nhỏ. Phân công lại lao động trong nông thôn diễn ra chậm. Mặc dù
tỉnh
đã thực hiện đổi mới tổ chức và quản lý HTX sớm, nhưng vẫn bị ảnh hưởng của cơ
chế
cũ, nhiều HTX đổi mới mang tính hình thức, chạy theo phong trào, chưa quan tâm
đầy
đủ đến đổi mới nội dung kinh tế. Phạm vi hoạt động dịch vụ của các HTX còn bó
hẹp ở
một số khâu công việc, chưa vươn ra đáp ứng nhu cầu dịch vụ đa dạng của kinh tế
hộ.
Phần lớn doanh nghiệp nhà nước phục vụ nông nghiệp hiệu quả thấp, chưa đảm
bảo vai trò chủ đạo trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nói riêng
của tỉnh.
1.2.2.2. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Sau khi được tái lập tỉnh theo Nghị quyết kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khoá IX
ngày 20 - 11 - 1996. Ngày 01- 01 - 1997 tỉnh Hải Dương được tái thành lập. Trên
cơ sở
những định hướng lớn đã đề ra trong Đại hội Đảng bộ lần thứ VII (1996) và các
thành
tựu đã đạt được trong năm 1996. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, tháng 11 năm
1997
đã đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng
Đảng năm
1997, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 3 năm 1998 - 2000, Đại hội đã đánh giá thành
tựu về
sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, trồng trọt tăng 6,3%, chăn nuôi tăng
6,8%,
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hóa,
đảm bảo an toàn lương thực và nâng cao hiệu quả kinh tế; tăng tích vụ đông cây
thực phẩm
và cây xuất khẩu. Sản lượng lương thực quy thóc năm 1997 đạt trên 84 vạn tấn,
kinh tế
vườn đồi và kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh. Trồng rừng tập trung hơn 2.000
ha và 2,5
triệu cây phân tán. Đàn lợn tăng 0,4%, đàn bò tăng 1,6%, đàn trâu giảm, diện
tích nuôi thả
cá và thuỷ sản có giá trị kinh tế cao được mở rộng. Chăn nuôi bằng phương pháp
công
nghiệp theo hình thức trang trại trong các hộ gia đình phát triển. Tỷ trọng chăn
nuôi chiếm
31% so với tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp [40, tr.5]. Đại hội đã đề ra
phương
hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong 3 năm 1998 - 2000.
Phương hướng tổng quát:
Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, vượt qua thách thức,
giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
là khâu quan trọng, đảm bảo tính vững chắc và hiệu quả, giải quyết những
vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là vùng xa, vùng
khó khăn, người nghèo, các đối tượng chính sách, tăng cường an ninh quốc
phòng, phát triển giáo dục, tăng khả năng bảo vệ sức khoẻ và hưởng thụ văn
hóa trong nhân dân, nâng cao tích luỹ nội bộ, tạo tiền đề vững chắc cho bước
phát triển cao hơn năm sau 2000 [40, tr.26].
Phấn đấu đạt các mục tiêu:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,5% - 13%/ năm, trong đó sản xuất nông
nghiệp đạt 6 - 6,5%, công nghiệp đạt 16 - 18%, dịch vụ đạt 13 - 13,5%. Năm
2000 thu nhập bình quân đầu người (GDP) đạt 500 - 525 USD; cơ cấu kinh
tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 30% - 38% - 32% .... Tạo thêm
việc làm cho ít nhất là 4 - 5 vạn lao động, giảm hộ nghèo còn 5%, tăng hộ
giàu lên 35%, 95 hộ gia đình có nhà xây lợp ngói, nhà kiên cố; 75% - 80% số
hộ nông thôn, 95% số hộ thành thị được sử dụng nước hợp vệ sinh, mỗi xã có
ít nhất một làng đăng ký đạt tiêu chuẩn "Làng văn hóa". Trong đó 40 - 50%
đạt tiêu chuẩn "Làng văn hóa". Đẩy mạnh phong trào xây dựng "Gia đình
văn hóa" [40, tr.27-28].
Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đảng bộ tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung là: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu
kinh tế
theo hướng CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn nói riêng là:
Phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện: Thúc đẩy nhanh
chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa
gắn
với bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tiền đề cho CNH, HĐH nhanh, coi dó là nhiệm
vụ
chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Phấn đấu đến năm 2000 đạt cơ cấu lương
thực
36% - rau quả, cây công nghiệp 30% - chăn nuôi 34%.
Giải pháp bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu trà lúa hợp lý ở từng vùng, từng địa
phương
để vừa nâng cao sản lượng cây trồng, vừa tạo điều kiện mở rộng vụ đông.
Khuyến khích phát triển sản xuất theo mô hình trang trại gắn trồng trọt và chăn
nuôi.
Phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế VAC theo hình thức quy mô hợp lý.
Phấn đấu thu nhập bình quân lương thực đầu người /ha canh tác ở các vùng tăng
30%. Giữ vững ổn định bình quân 450 kg/người/năm.
Tiếp tực đẩy mạnh các trương trình: Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế đồi
rừng,
"Sind hoá" đàn bò, "Nạc hoá" đàn lợn, kiên cố hoá kênh mương, hình thành tập
trung
cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây đặc sản để đáp ứng được nhu cầu của thị
trường.
Đổi mới cơ chế quản lý và tăng đầu tư cho các cơ sở sản xuất giống cây, con.
Thực hiện chính sách khuyến nông. áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phương pháp canh tác
tiên
tiến, công nghệ sinh học, công nghệ sạch vào sản xuất. Bảo đảm và phát triển các
dịch
vụ cung ứng phân bón, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, tưới tiêu, tiêu thụ sản
phẩm...
Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, từng bước chuyển dịch một số
diện tích trồng cây lương thực bấp bênh, hiệu quả thấp sang sản xuất cây, con có
hiệu
quả cao hơn. Hoàn thành phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vào năm 1998; chăm sóc
và
quản lý tốt diện tích rừng, phát triển phong trào trồng cây. Mỗi năm cải tạo
nâng cao cốt
đất 100 đến 120 ha đất trung, đất hoang hoá bổ sung cho đất nông nghiệp. Bên
cạnh
những giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghị quyết cũng nêu rõ những
nhiệm vụ
và giải pháp về chăm lo lĩnh vực văn hóa-xã hội; quốc phòng và an ninh, xây dựng
chính quyền các cấp và xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh...
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh nhằm đưa Nghị quyết của
Đảng bộ vào cuộc sống. Ngày 20/4/1998 Tỉnh uỷ Hải Dương khoá XII, kỳ họp thứ 4
đã
ra Nghị quyết số 05/NQ-TU về "Chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông
thôn đến năm 2000". Nghị quyết đã đánh giá một cách chính xác những thành tựu
đạt
được và chỉ ra những tồn tại yếu kém trong sản xuất nông nghiệp kinh tế nông
thôn;
đồng thời xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để
phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000 và những năm tiếp theo. Nghị
quyết đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích
cực. Từ
năm 1990 trở lại đây nông nghiệp liên tục phát triển, tăng bình quân 6,5%/năm.
Năm
1997, năng suất lúa đạt 102,5 tạ/ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt 821,3
nghìn tấn
(tăng 39,9 nghìn tấn so với năm 1996), bình quân lương thực đầu người đạt 482kg.
Cơ
cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, cây
công
nghiệp, cây ăn quả và rau màu thực phẩm giảm tỷ trọng lương thực. Năm 1997 tỷ
trọng
giá lương thực đạt 44%, cây công nghiệp và rau quả đặt 25%, chăn nuôi đạt 31%,
đàn
lợn tăng bình quân 6,4%, đàn bò tăng 15,4%, đàn gia cầm tăng 5%, diện tích mặt
nước, ao
hồ được khai thác với trên 5.000 ha, nuôi cá đạt sản lượng 8.500 tấn các loại,
tỷ trọng giá trị
cây ăn quả, cây công nghiệp, thực phẩm và rau màu tăng từ 17% (năm 1995) lên
25%, tỷ
trọng cây lương thực giảm từ 55% xuống còn 44%. Diện tích sản xuất vụ đông thực
hiện
trên 40% diện tích đất canh tác, vườn tạp đang được cải tạo, vườn đồi đang phát
triển. Đến
cuối năm 1997 tổng diện tích cây ăn quả đạt 9.800 ha, trong đó vải thiều đạt hơn
4.000 ha.
Những năm gần đây gần 4.000 ha đất trũng cấy lúa cho thu hoạch bấp bênh, hiệu
quả thấp
và diện tích lầy thụt, bãi bồi được cải tạo, chuyển sang trồng cây ăn quả, thả
cá.
Kinh tế đồi rừng được khuyến khích phát triển, thực hiện chương trình 327 của
Chính phủ đến cuối năm 1997 đã trồng mới 4.844 ha rừng, 2.500 ha vườn đồi, trong
đó
2.200 ha trồng vải thiều. Mô hình kinh tế trang trại, vườn đồi, kết hợp giữa
trồng trọt,
chăn nuôi bước đầu hình thành và phát triển.
Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực nên cơ cấu kinh
tế nông nghiệp từng bước được đổi mới, kinh tế HTX tiếp tục phát triển, cơ sở hạ
tầng
nông nghiệp, nông thôn ngày được tăng cường, đời sống nhân dân nông thôn không
ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn bộc lộ
những yếu kém. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa linh
hoạt,
do đó tỷ trọng trong chăn nuôi, cây công nghiệp và rau quả tăng chậm, các vùng
chuyên
canh chưa hình thành rõ rệt, kinh tế hộ phát triển, song còn mang tính tiểu
nông, chưa
chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa... Tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn chưa
được phát huy, hiệu quả chưa cao, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn
chưa
đồng bộ và chất lượng thấp. Sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa thấp, thị
trường tiêu
thụ chưa được mở rộng và ổn định. Quan hệ sản xuất nông thôn chậm đổi mới.
Nghị quyết xác định quan điểm: Phát triển nông nghiệp hàng hóa, toàn diện gắn
với thị trường công nghiệp chế biến nông sản, đảm bảo an toàn lương thực. Đẩy
nhanh
quá trình dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với
giải quyết
việc làm, tăng thu nhập khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động. Thực
hiện
nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi thành
phần
kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt ưu tiên vùng sâu, vùng xa có
nhiều
khó khăn và những xã nghèo. Phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, khuyến khích
phát
triển các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa các hộ, tiếp tục
củng cố
đổi mới kinh tế HTX. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển phúc lợi công
cộng, văn
hóa, giáo dục, y tế, cải thiện môi trường sinh thái.
Mục tiêu chủ yếu: Phấn đấu đạt các mục tiêu chủ yếu đến năm 2000 của tỉnh đề
ra là tăng tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp 5 - 6,5%/ năm. Lương
thực
bình quân đầu người 450 kg/năm: Hình thành các vùng chuyên canh cây, con có sản
lượng lớn và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
và
xuất khẩu. Hình thành cơ cấu sản xuất nông nghiệp với trồng trọt 66% - chăn nuôi
34%.
Trong trồng trọt cây lương thực 54%, các loại cây khác 46%; thu nhập bình quân
trên 1
ha canh tác tăng 25 - 30% ở các vùng tương ứng. Phát triển mạnh công nghiệp,
tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ nông thôn để đạt cơ cấu nông nghiệp 60% - công nghiệp 19%
-
dịch vụ 21%, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 3,5 - 5 triệu
đồng/năm,
tỷ lệ làm đất bằng cơ giới 70%; 70% số trạm y tế xã và 70% số phòng học phổ
thông
được xây dựng kiên cố, 65% trở lên trục đường giao thông xã, thôn được xây dựng
bằng
vật liệu cứng. Tạo thêm việc làm mới cho 5 vạn lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo
xuống
5%, tỷ lệ nhà xây lợp ngói, mái bằng bê tông 95%, 75 - 80% hộ nông thôn có nước
sinh
hoạt hợp vệ sinh.
Nhiệm vụ và giải pháp: Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thâm canh,
tăng
vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hoá
nông nghiệp phải sớm quy hoạch và hình thành vùng chuyên canh cây, con với quy
mô
thích hợp gắn với phát triển công nghiệp chế biến và yêu cầu thị trường trong và
ngoài
nước.
Cùng với hình thành vùng chuyên canh, động viên và phát huy vai trò kinh tế hộ
để đầu tư cải tạo, thâm canh, chuyển đổi theo mô hình kinh tế phù hợp với điều
kiện đất
đai cụ thể, chuyển sang sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị kinh tế cao nhất.
Khuyến khích
hộ nông dân có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế trang trại với hình thức
quy mô
thích hợp.
Giữ ổn định và thực hiện thâm canh cao 70.000 ha trồng lúa 2 vụ để bảo đảm nhu
cầu lương thực lâu dài của tỉnh và góp phần an toàn lương thực quốc gia. Dành 20
-
25% diện tích cấy lúa để sản xuất lúa có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong
nước
và xuất khẩu. Trước mắt làm điểm ở 2 - 3 huyện để rút kinh nghiệm. Phần diện
tích còn
lại trồng các giống lúa cao sản, chất lượng khá. Bố trí cơ cấu mùa vụ, giống
lúa, cơ cấu
trà lúa hợp lý ở từng vùng, địa phương, kết hợp với các biện pháp thâm canh đưa
năng
suất lúa bình quân 11 tấn/1ha/1năm, tạo điều kiện mở rộng diện tích vụ đông.
Tăng diện tích trồng ngô, chủ yếu ngô đông trên đất bãi ven sông (khoảng 15.000
ha vào năm 2000). Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật. đưa các giống ngô
lai
có năng suất cao (trên 40 tạ/ha) vào sản xuất đại trà thay cho các giống ngô
năng suất
thấp.
Tăng diện tích trồng một số cây công nghiệp như: Đâu tương (khoảng 4.000 ha)
trên vùng bãi ven sông Thái Bình, Kinh Thầy, sông Luộc và diện tích đất trồng
màu
không cấy lúa; trồng lạc (2.500 ha) ở Chí Linh và Kinh Môn. Mạnh dạn đưa nhanh
giống đậu tương, lạc có ưu thế về chất lượng, năng suất vào sản xuất.
Mở rộng diện tích trồng các loại rau, quả thực phẩm ngắn ngày 18.000 ha (trong
đó vụ đông 12.000 ha) gồm các loại dưa chuột, cà chua, rau xanh, hành, tỏi, cây
gia vị
khác.... Phát triển nhanh và đa dạng hoá hơn các loại cây ăn quả để đến năm 2000
có
11.000 ha (trong đó trên 5.000 ha vải thiều). Tăng diện tích trồng cây vụ đông
45 - 48%
diện tích canh tác với cơ cấu cây trồng chủ yếu là cây màu lương thực, cây thực
phẩm,
cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục vận động và khuyến khích nông
dân cải
tạo vườn tạp ở khu dân cư thành vườn cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi theo mô hình
VAC. Vận động nhân dân giúp đỡ nhau về giống, kỹ thuật để đến năm 2000 cải tạo
xong cơ bản vườn tạp. Chuyển đổi phần lớn đất trũng cấy lúa cho thu hoạch bấp
bênh,
hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mạnh vườn
rừng,
vườn đồi. Hoàn thành cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vào cuối năm 1998.
Trong
trường hợp vốn đầu tư trồng rừng theo dự án chưa đáp ứng đủ thì cho phép các đơn
vị
ứng vốn trồng cây trước, ngân sách thanh toán vào năm 1999.
Phát triển chăn nuôi: Từng bước đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính.
Phát triển đàn lợn ở các vùng có thế mạnh về sản xuất lương thực và thâm canh
cao:
Theo hướng "nạc hoá", chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Phấn đấu 100% đàn lợn thịt
là
lợn lai kinh tế, trong đó lợn có 3/4 máu ngoại và lợn ngoại thuần đạt 50% tổng
đàn.
Tiếp tục thực hiện chương trình "sind hoá" đàn bò, phấn đấu 40 - 50% bò thịt là
bò lai
sind.
Để chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến
thức ăn gia súc với quy mô, công nghệ đa dạng: coi trọng lựa chọn, khảo nghiệm,
tiếp
nhận kết quả tiến bộ kỹ thuật về giống, nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ vật
nuôi.
Tập trung đầu tư sớm đưa vào sản xuất các dự án mở rộng và xây dựng mới cơ sở
chế
biến thịt để đạt công suất 3000 - 4000 tấn thịt chế biến vào năm 2000. Tỉnh phấn
đấu
bảo đảm cơ bản về giống, thức ăn công nghiệp, dịch vụ thú y và dịch vụ kỹ thuật
khác.
Khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp các
giống
gà, vịt "siêu thịt", "siêu trứng", các giống ngan, ngỗng và các loại gia cầm
khác cho
năng suất chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, cung cấp cho thị
trường khu
vực và từng bước xuất khẩu.
Tận dụng mặt nước ao hồ và sông ngòi hiện có để nuôi trồng thuỷ sản. Phấn đấu
đến năm 2000 sản lượng cá đạt 9.500 tấn.
Cùng với trách nhiệm tự lo sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức kinh tế
và
hộ nông dân, Nhà nước có trách nhiệm và giúp đỡ tích cực trên các lĩnh vực như:
- Tìm kiếm và khai thác thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người sản
xuất
thông qua cung cấp các thông tin về thị trường, hợp đồng mua bán vật tư, sản
phẩm,.v.v...
- Tăng cường khả năng bảo đảm từ Nhà nước trong công tác khuyến nông và các
hoạt động hỗ trợ, bảo hiểm sản xuất.
- Xây dựng các mô hình mẫu, hỗ trợ và lập dự án có kế hoạch điều phối cụ thể
nông dân có thể dễ dàng hơn vay vốn đầu tư phát triển từ các tổ chức tín dụng.
Một số chủ trương và biện pháp cụ thể: Sắp xếp, củng cố và đẩy mạnh hoạt động
của hệ thống khuyến nông từ tỉnh, huyện đến xã. Ngân sách địa phương đảm bảo kỹ
thuật, tiếp nhận và khảo nghiệm giống mới, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật,
tổ
chức hội thảo, hội nghị rút kinh nghiệm và triển khai mở rộng... Hỗ trợ 50% giá
đối với
giống cây, con mới trong kế hoạch của tỉnh đối với áp dụng lần đầu. Tiếp tục
thực hiện
hỗ trợ kinh phí phối giống, thụ tinh bò sind và nuôi lợn nái hướng nạc như hiện
nay: hỗ
trợ 50% tiền thuốc tiêm phòng trâu, bò, lợn, hộ nghèo thì miễn 100%, giảm 30%
tiền
thu nước tạo nguồn, trong đó miễn 100% đối với cây vụ đông. Thực hiện miễn giảm
nghĩa vụ đóng góp theo nghĩa vụ.
Tách hẳn và thành lập Công ty cung ứng và kinh doanh vật tư, thuốc bảo vệ vật
nuôi, cây trồng trực thuộc Chi cục bảo vệ thực vật và Chi cục thú y tỉnh, là đơn
vị hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận. Thí điểm ở 2 mô hình chức năng quản lý Nhà
nước
và cán bộ làm công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y đặt trong Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện.
Công ty nhà nước cung ứng và kinh doanh phân bón, vạt tư, thuốc bảo vệ vật nuôi,
cây trồng, đổi mới tổ chức và hoạt động vươn lên giữ vai trò chủ đạo và trách
nhiệm chính
trong lĩnh vực này. Các tổ chức kinh tế tư nhân, hộ gia đình kinh doanh trong
lĩnh vực này
phải có giấy phép dăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề theo quy định của hiện
hành,
Sở Nông nghiệp và Phát triểm nông thôn chịu trách nhiệm và chủ trì cùng các
ngành có liên
quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thường xuyên và xử lý nghiêm vi phạm theo
pháp luật.
Vận dụng miễn, giảm thuế tối đa trong khung quy định của Nhà nước cho các
doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ ở vùng sâu, vùng xa. Đối với các chương trình,
dự án
đầu tư ở vùng sâu, vùng xa khó khăn cho chương trình xoá đói giảm nghèo thì các
ngân
hàng thương mại, các quỹ hỗ trợ đầu tư dành tỷ lệ vốn thích đáng, cho vay theo
chu kỳ
sản xuất với cơ chế thu nợ và lãi xuất hợp lý, tăng tỷ lệ cho vay trung, dài
hạn.
Đối với diện tích rừng trồng mới, sau thời gian thiết kế cơ bản Nhà nước đảm bảo
chi phí bảo vệ, chăm sóc rừng bằng nguồn thu từ rừng, nếu thiếu thì bổ sung ngân
sách
từ Nhà nước. Đồng thời phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
trong
nông thôn.
Phát huy nguồn lực tại chỗ, nhất là tiềm năng về vốn, lao động, kinh nghiệm và
kỹ năng của nhân dân để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
trong
nông thôn.
Khuyến khích và hỗ trợ tích cực bằng cơ chế, chính sách về vốn, thuế, mặt bằng
và giá thuê đất... tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn nhất để mọi thành phần kinh
tế tham
gia đầu tư phát triển ngành nghề ở nông thôn hướng vào sản xuất và khai thác vật
liệu
xây dựng, gốm, sứ, may mặc, giầy da, sửa chữa và gia công cơ khí, chạm khắc gỗ,
thêu,
ren ... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống mà thị trường có nhu cầu, tìm
tòi và mạnh dạn đưa nghề mới vào nông thôn nhất là những nghề thu hút nhiều lao
động. Hoàn thành sớm quy hoạch, triển khai xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi
để
nhanh chóng hình thành các cụm, tụ điểm công nghiệp, dịch vụ gắn với các thị
trấn, thị
tứ. Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định quy chế, chính sách hỗ trợ vốn ban đầu cho
công tác
quy hoạch xây dựng công trình đầu mối, công trình điện, đường, cấp nước. Đơn
giản
hoá các thủ tục hành chính và xử lý kinh nghiệm mọi hành vi sách nhiễu trong
việc cấp
phép thành lập, dăng ký kinh doanh. Cho thuê đất với giá ưu đãi nhất trong khung
về
giá thuê đất, thời gian thuê đất, miễn giảm thuế. Phối hợp theo kế hoạch trong
hoạt động
thanh tra, khắc phục ngay tình trạng chồng chéo, thực hiện quá nhiều đợt và kéo
dài tuỳ
tiện thời gian thanh tra, khuyến khích phát giác mọi hành vi sách nhiễu, vụ lợi.
Cơ sở
sản xuất kinh doanh có quyền từ chối đóng góp huy động ngoài quy định của pháp
luật.
Khuyến khích việc liên kết, liên doanh đa dạng giữa các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian
thẩm định
các dự án và tạp trung vào tháo dỡ khó khăn, nhất là khó khăn về mặt bằng, vốn
tín
dụng đầu tư cho các dự án. Phấn đấu đến cuối năm 2000 có 30 ngàn hộ sản xuất
tiểu thủ
công nghiệp, thu hút trên 10 vạn lao động tham gia công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp
và xây dựng chiếm tỷ trọng 19 - 20% trong cơ câu nông thôn.
Khuyến khích các hộ gia đình làm ăn giỏi, có vốn, kinh nghiệm phát triển, mở
rộng, tạo ra mối liên kết trong hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật,
tiêu thụ sản
phẩm, tư vấn thị trường... với chính các hộ nông dân ở địa phương mình.
Tích cực khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao việc sử
dụng hợp lý, có hiệu quả đất đai
Lựa chọn các hình thức xen canh, luân canh để tăng vụ, tăng thu nhập trên 1 ha
đất canh tác. Hàng năm bằng nhiều hình thức và nguồn vốn thông qua các chương
trình,
dự án khai hoang cải tạo 100 - 200 ha đất chưa sử dụng để bổ sung quỹ đất cho
sản xuất
nông nghiệp, giành 500 - 1.000 ha cho phát triển công nghiệp. Hoàn chỉnh quy
hoạch và
chỉ đạo thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất ở các cấp. Vận động và tổ chức cho
nông
dân chuyển đổi đất canh tác từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, hạn chế tình trạng
ruộng đất
phân tán, manh mún hiện nay. Gắn việc chuyển dịch này với dồn dịch đất công điền
thành
vùng tập trung, phục vụ cho mục đích sử dụng đất lâu dài của địa phương. Bằng
các biện
pháp xử lý thích hợp cho từng đối tượng để xoá bỏ đất tạm giữ chưa giao khi thực
hiện
Nghị định 64/CP của Chính phủ (đất quản theo Nghi quyết 03 của tỉnh uỷ), thực
hiện chủ
trương nông dân phải có ruộng sản xuất.
Phấn đấu hết năm 1998 hoàn thành giấy cấp chứng nhận quyền sử dụng đất canh
tác cho các hộ nông dân, không chờ đổi thửa xong mới cấp giấy chứng nhận quyền
sử
dụng đất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai, ngoài quỹ đất dành cho phát triển
nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phải dành quỹ đất cho thoả đáng cho phát
triển
các công trình phúc lợi văn hóa, thể thao, giải trí, giáo dục, y tế... tạo điều
kiện xây
dựng nông thôn văn minh, hiện đại.
Khai thác tiềm năng lao động ở nông thôn: Những năm gần đây tỉnh có nhiều cố
gắng giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn. Nhưng số lao động không có
việc
làm còn lớn, từ nay đến năm 2000 và những năm tiếp theo các ngành, các cấp chủ
động
áp dụng những biện pháp tạo cơ hội giải quyết việc làm dưới đây:
- Giải quyết việc làm và phân công lại lao động tại chỗ là chính, thông qua
khuyến
khích phát triển các thành phần kinh tế, phát triển tổng hợp cả nông nghiệp,
công nghiệp,
xây dựng và các loại hình dịch vụ. Tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp và
kinh tế nông thôn, phá thế độc canh, xây dựng kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, phát
triển các
hình thức kinh tế hợp tác và HTX.
- Phát triển đa dạng các hình thức dạy nghề, truyền nghề mới, đáp ứng trực tiếp
cho yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chú trọng các ngành: điện, cơ khí,
chế
biến, chăn nuôi, trồng trọt.v.v.... Khuyến khích các hoạt động tư vấn giới thiệu
việc làm,
dạy nghề theo hợp đồng. Miễn phí học nghề cho con liệt sỹ, thương binh, giảm 50%
học
phí cho con nông dân nghèo, ưu tiên tuyển dụng lao động ở những nơi dành đất cho
phát
triển dự án công nghiệp, có chế độ khen thưởng vật chất và tinh thần kịp thời,
thích đáng
cho những người có tay nghề cao có công truyền nghề và dạy nghề cho người lao
động.
- Sắp xếp củng cố gắn với gia tăng đầu tư nâng cấp trang bị, phương tiện cần
thiết
cho các cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm, khắc phục tình trạng mở
trường lớp
tràn lan, chồng chéo, hiệu quả thấp.