LUẬN VĂN: Báo nông nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1,889
516
64
cao nhận thức về mọi mặt cho người nông dân và mở ra khả năng mới về kết quả sản
xuất, tăng năng suất lao động. Theo đánh giá của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn
thì khoa học, kỹ thuật đóng góp vào mức tăng trưởng sản lượng nông nghiệp từ 30-
40%,
và ngày càng có vị trí vô cùng quan trọng sản xuất của người nông dân. Vì vậy,
tuyên
truyền, phổ biến khoa học, kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất là trách nhiệm của
báo chí
nói chung, đặc biệt là các báo địa phương và hai tờ báo giành cho nông thôn,
trong đó có
báo Nông nghiệp Việt Nam.
Công tác tổ chức tuyên truyền ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của
báo “Nông nghiệp Việt Nam” trong hai năm (2001-2002) tập trung chủ yếu về các
vấn
đề: Đưa khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào thâm canh, giới thiệu
những mô
hình làm nông nghiệp có hiệu quả nhờ áp dụng kỹ thuật, đã qua thực nghiệm. Phản
ánh
những hoạt động của đoàn thể, tổ chức, khuyến nông cơ sở, Cung cấp những thông
tin về
thời vụ, dịch bệnh và giải đáp những thắc mắc của bà con nông dân.... Các nội
dung được
thể hiện đa dạng và kịp thời thông qua các chuyên mục: “Mỗi người một vẻ”; “Địa
chỉ
xoá đói giảm nghèo”; “Nông dân học nông dân”... là nơi để thông tin, nêu gương
những
điển hình tiên tiến của nông dân trong việc ứng dụng khoa học vào sản xuất, bà
con nông
dân học hỏi và có thể ứng dụng mô hình vào thực tiễn nhờ được thông tin kịp
thời.
3.1. hiệu quả của công tác khuyến nông trong tuyên truyền khoa học, kỹ thuật vào
nông nghiệp, nông thôn.
Ngày nay, khoa học, kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, quan
trọng hàng đầu, là nền tảng để phát triển kinh tế- xã hội. ứng dụng khoa học, kỹ
thuật vào
thâm canh, sản xuất trở thành mục tiêu của quá trình đổi mới nền nông nghiệp
nước ta,
nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà thế giới đang có nhiều đổi thay do khoa
học, công
nghệ đem lại. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước,
khoa học và công nghệ nước ta có những bước tiến tích cực. Lực lượng cán bộ khoa
học,
công nghệ tương đối đông đảo với trên 1,4 triệu cán bộ có trình độ đại học và
cao đẳng, 30
nghìn cán bộ có trình độ trên đại học, khoảng 2 triệu công nhân kỹ thuật. Tại
nông thôn,
“Hiện nay có 486 trạm khuyến nông với 1.400 cán bộ. Khuyến nông viên cơ sở có
6000
người, số câu lạc bộ khuyến nông, HTX làm khuyến nông có gần 4000; Trong đó 8
tỉnh
chưa có trạm khuyến nông, 16 tỉnh chưa có khuyến nông cơ sở” (“Suy nghĩ về
khưyến
nông cơ sở”- Ngô Thành Thân. 7.1.2002). Các tổ chức này đã và đang đóng góp tích
cực,
hiệu quả trong việc phổ biến khoa học, kỹ thuật vào trong đời sống nhân dân,
giúp người
dân lựa chọn phương pháp ứng dụng khoa học vào sản xuất, nuôi trồng, nâng cao
thu nhập
và ổn định đời sống. Đặc biệt, trong các ngành nông nghiệp và thuỷ sản, khoa học
và công
nghệ đã góp phần tạo được nhiều các giống cây, con mới cho năng suất và chất
lượng cao.
Ngoài các giống lúa, ngô lai của Việt Nam đã cạnh tranh được với các giống nhập,
chiếm
lĩnh 65% thị trường trong nước. Chúng ta đã có nhiều thành công trong nghiên cứu
kỹ
thuật sản xuất giống và nuôi tôm sú nước mặn, nước lợ và nước ngọt, năng suất từ
vài tạ/ha
đã tăng 2-3 tấn/ha. Nhờ ứng dụng khoa học, công nghệ, ngành nông nghiệp đã tạo
ra mức
tăng sản lượng lương thực từ 30,6 triệu tấn (năm 1997) lên 34,7 triệu tấn (năm
2000). Năm
2001, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1% so với năm 2000.
Trên đây chỉ là những đóng góp nhỏ của khoa học, công nghệ trong việc ứng
dụng vào sản xuất, nuôi trồng trong nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần
đây.
Điều đó cũng khẳng định công tác tuyên truyền khoa học, kỹ thuật trong nông
nghiệp đã
có hiệu quả, bước đầu người nông dân đã nhận thức được vai trò của khoa học
trong sản
xuất và lựa chọn mô hình ứng dụng phù hợp trong thâm canh dưới sự hướng dẫn, chỉ
đạo
của đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở. Có thể thấy rằng, thông qua hoạt động
cán
bộ khuyến nông viên cơ sở, các câu lạc bộ khuyến nông và nhiều hình thức tuyên
truyền
sâu rộng, đồng bộ trong mỗi địa phương đã lôi kéo đa phần người dân tham gia đổi
mới
và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Công tác khuyến nông ở các địa phương
đã góp
phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển và giúp dân dần thoát khỏi cách làm
ăn
manh mún, kinh nghiệm lạc hậu và kém hiệu quả. Nhiều câu lạc bộ khuyến nông cơ
sở
đã thu hút nhiều thành viên tham gia thực sự phát huy hiệu quả trong sản xuất và
thâm
canh. Phản ánh hiệu quả của công tác khuyến nông tại cấp cơ sở tại huyện Phong
Điền-
Thừa Thiên- Huế, tác giả Nguyễn Vũ Anh có bài: “Phong Điền: Hình thành CLB nông
dân sản xuất kinh doanh” (Số 69+70.2001). Đến nay, qua hai năm hoạt động, CLB đã
mở được 6 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 6 tổ trực thuộc về trồng tiêu, lúa,
lạc, lập
vườn chuyên canh cây ăn quả các loại, chăn nuôi gia súc, gia cầm... CLB xã Phong
Xuân
còn cung cấp cho các thành viên và nông dân 29 tấn giống lúa, 21,7 tấn giống
lạc, 1,667
cây ăn quả, 16.000 con cá giống. Hay tại Hoà Bình có: “Câu lạc bộ khuyến nông
thôn
bản ở huyện vùng cao Đà Bắc” (Nguyễn Hữu Tinh. 9.1.2001), hàng tháng câu lạc bộ
đều tổ chức sinh hoạt với nội dung thiết thực và được thông báo trước đến từng
hội viên,
được người dân trong thôn bản hưởng ứng nhiệt tình. Các buổi nói chuyện, sinh
hoạt đều
có sự tham gia của cán bộ khuyến nông- khuyến lâm huyện để lồng ghép các chương
trình sinh hoạt bình thường với tập huấn kỹ thuật nông, lâm nghiệp mà các hội
viên quan
tâm. Và chỉ sau một thời gian ngắn CLB hoạt động, bộ mặt của xóm Sèo đã có những
chuyển biến rõ nét, với những bước đột phá trong việc sử dụng giống cây trồng...
Những
hoạt động thiết thực trên là cố gắng không ngừng nghỉ của cán bộ viên cơ sở, họ
là những
người luôn luôn đi tiên phong trong mọi phong trào ở địa phương. Bởi dù nước ta
về cơ
bản đã thoát ra khỏi khủng hoảng về kinh tế, nông nghiệp đang dần đi vào phát
triển ổn
định nhưng trình độ hiểu biết của người nông dân còn hạn chế, nhất là trong việc
ứng
dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất thâm canh. Trình độ khoa học, công nghệ
Việt Nam
vẫn còn giữ khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực, nhất là trong lĩnh
vực
nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, trình độ học vấn của lực lượng lao động ở nông
thôn
còn quá thấp, tỷ lệ người không biết chữ vẫn cao. Nếu năm 1996 trình độ lao động
ở
nông thôn không biết chữ là 6,6% thì đến năm 2000 vẫn còn 4,8%, điều này gây cản
trở
lớn nhất trong việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và công nghệ của người nông dân.
Về
trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở nông thôn năm 2000 có tăng so
với
năm 1996 (từ 4,66% lên 6,18%) nhưng cũng không mấy khả quan.
Từ thực trạng trên đòi hỏi công tác tuyên truyền khoa học, kỹ thuật ứng dụng
vào nông nghiệp, nông thôn trở thành mục tiêu hàng đầu của các cấp, các ngành.
Qua
công tác khuyến nông cơ sở, cán bộ viên giúp bà con nông dân học hỏi, trao đổi
kinh
nghiệm sản xuất, cây, con giống... Những hiệu quả của công tác khuyến nông đã
được
phản ánh rõ nét trên báo NNVN, nhiều bài báo đã phản ánh, ghi nhận hoạt động của
khuyến nông cơ sở. Điển hình là bài “Suy nghĩ về khuyến nông cơ sở” của Ngô
Thành
Thân (7.1.2002), tác giả đã đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền khuyến
nông,
khuyến lâm, khuyến ngư: Công tác khuyến nông chính là nhịp cầu giao lưu, tạo
điều kiện
cho người nông dân và những người bên ngoài cộng đồng có cơ hội trao đổi kinh
nghiệm
học hỏi, chuyển giao kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật để cùng phát triển sản xuất và
phát triển
kinh tế xã hội nông thôn. Các câu lạc bộ Khuyến nông cơ sở đã luôn đi tắt đón
đầu, giúp
nông dân tăng thêm thu nhập từ áp dụng mô hình mới. có những hội viên khuyến
nông có
trình độ, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bà con nông dân trong sản xuất,
cung cấp
nhiều giống mới và phân bón cho bà con. Thường xuyên mở lớp chuyên đề chuyển
giao
tiến bộ kỹ thuật tới hộ nông dân, nhiều lần tổ chức đối thoại, giải đáp thắc mắc
cho bà
con nông dân. Hoạt động này đang trở thành vấn đề thời sự, nóng bỏng không chỉ ở
các
tỉnh miền xuôi, đồng bằng mà được người dân các tỉnh miền núi, quen canh tác
theo lối
nông nghiệp truyền thống hào hứng tham gia.
Yên Bái vốn là tỉnh miền núi, trình độ canh tác của nông dân so với các tỉnh
miền
xuôi có thể là rất thấp, trình độ dân trí thấp, địa hình bất lợi, do vậy áp dụng
các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật nào vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tỉnh đã trích ngân sách
địa
phương, liên tiếp tuyển chọn khuyến nông cơ sở, đến nay đã có 53 cán bộ khuyến
nông
có trình độ Đại học phân bổ tại 53 xã. Năm 2001, Yên Bái triển khai 34 loại mô
hình ở
56 điểm. Cùng với việc tổ chức mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, các câu lạc bộ
khuyến nông cũng được quan tâm, tổ chức thường xuyên. Năm 2000, toàn tỉnh có 24
câu
lạc bộ khuyến nông tự nguyện, 679 Hội viên... Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản
xuất, nên đã nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, người dân Yên Bái thoát được
nghèo
đói. Đó là ghi nhận của tác giả Thái Vũ trong bài “Khuyến nông Yên Bái. Xây dựng
khuyến nông cơ sở để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật” (4.2.2002).
Từ khi triển khai công tác khuyến nông, bộ mặt làng quê đã thay đổi hẳn.
Nếu trước đây người dân có phần e dè khi tiếp nhận các giống cây, con mới thì
nay họ
hoàn toàn tự tin, thậm chí còn “buộc” HTX phải đem cái mới về cho họ. Các mô
hình thí
điểm từ áp dụng khoa học, kỹ thuật đã xuất hiện ngày càng nhiều trong mỗi vùng,
miền
địa phương đã đem lại kết quả khả quan. Cũng nhờ biết áp dụng phương thức sản
xuất
mới này mà ở nhiều địa phương đã xuất hiện ngày càng nhiều những nông dân làm ăn
kinh tế giỏi, trở thành điển hình kinh tế tiên tiến, được nêu gương để bà con
trong cả
nước học hỏi. Điển hình như anh Ung Văn Trung, xã Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc, Bình
Thuận, năm 1996 anh chuyển diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả lấy ngắn
nuôi dài.
Nay anh đã trồng được hơn 1000 trụ thanh long, 100 cây xoài cát Hoà Lộc, 220 cây
nhãn
tiêu da bò... Doanh thu những năm gần đây anh thu được từ 90-100 triệu đồng/năm.
(Địa
chỉ xoá đói làm giàu. 11.1.2002). Không những thế, ở một số địa phương như: Tiền
Giang, Bình Thuận, Hưng Yên... nhờ được phổ biến, hướng dẫn cặn kẽ việc ứng dụng
khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng, bà con học hỏi lẫn kinh nghiệm lẫn nhau mà cả
vùng
quê rộng lớn được thay da đổi thịt, đời sống bà con nông dân được đảm bảo và
khấm khá
hơn nhiều. Phong trào “nông dân sản xuất giỏi” thực sự được phát huy sức mạnh
khi nhà
nước có chủ trương khuyến khích cá nhân, tập thể thi đua lao động, sản xuất
giỏi. Và từ
phong trào này, nhiều hộ gia đinh đã được ghi tên trong danh sách những nông dân
sản
xuất giỏi. Nếu như năm 1997 số hộ nông dân đạt danh hiệu này chỉ là 5494 hộ thì
đến
năm 1999 đã tăng lên tới 12747 hộ trong đó có 1705 nông dân sản xuất giỏi cấp
tỉnh, trên
100 hộ đạt danh hiệu 4 năm liền.
Những thành quả đạt được trong công tác khuyến nông cơ sở đã tạo niềm tin
vững chắc cho bà con nông dân yên tâm sản xuất, đảm bảo được chăm sóc về kỹ
thuật và
cách phòng tránh bệnh tật trong sản xuất, chăn nuôi. Có được kết quả đó là nhờ
sự nỗ lực,
cố gắng của cán bộ khuyến nông, công tác tuyên truyền đến từng cơ sở và sự hỗ
trợ của
phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có báo Nông nghiệp Việt Nam. Tờ báo
đã
bám sát nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo bà con nông dân, đưa những tiến bộ kỹ
thuật
vào thực tiễn sản xuất nhằm nhân rộng mô hình đến với người nông dân. Đồng thời
đây là
một trong những tờ báo tiên phong trong công tác tư tưởng, đổi mới tư duy của
người nông
dân.
Báo NNVN đã và đang phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền,
phổ biến, đưa khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ đến với đông đảo người
nông
dân. Nhiều bài báo đã phản ánh chân thực, kịp thời những thành quả gặt hái được
của
người nông dân trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong mọi lĩnh vực của
nông
nghiệp, nông thôn. Thành công của tờ báo trong công tác này được chính bạn đọc
Trần
Thanh Quế, xã Châu Giang, Duy Tiên, Hà Nam đánh giá: “Các trang “Khuyến nông”
đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam, đã cổ vũ gần 4000 hộ gia đình của xã dồn
ruộng
thành ô thửa lớn, cơ cấu lại cây trồng, xoá độc canh cây lúa, mà sản xuất đa
canh đem lại.
Năng suất hiệu quả kinh tế cao. Anh Lương Văn Quất 32 tuổi, ở thôn Trì Xa (xã
Châu
Giang) học tập gương làm giàu trên báo Nông nghiệp, năm 1994 anh thầu hơn 2,5 ha
cánh đồng trung chiễm khê màu thối, hiệu quả kinh tế quá thấp. Bằng lao động và
vốn
khoa học, kỹ thuật học tập được, anh đắp bờ quanh vùng trồng cây ăn quả. Dưới
ruộng
anh canh tác theo công thức: Sen, cá, lúa. Năm 2001 anh thu nhập 106 triệu đồng.
Theo
gương anh Lương Văn Quất đến cuối năm 2001, xã Châu Giang đã có gần 100 hộ mở
trang trại với diện tích trên 100 mẫu. Về thủ công nghiệp, anh Trần Văn Dũng,
thôn
Đông Ngoại (Xã Châu Giang) đã bỏ vốn 400 triệu mở xưởng xe sợi tơ tằm. Anh nhập
một giây chuyền sản xuất tự động của Hàn Quốc, thu hút trên 40 lao động có việc
làm ổn
định...” (“Nông nghiệp Việt Nam”, Số 10. 2002). Hay trong mục Bạn đọc ngày
24.10.
2002, độc giả Sở Hữu ở xã Báo Đáp, Trấn Yên, Yên Bái trong bài: “Câu lạc bộ
Khuyến
nông rất cần có báo NNVN” đã nhận xét: “Trong hai năm 2001-2002 có báo NNVN, bà
con nông dân chúng tôi rất phấn khởi, truyền tay nhau đọc rất kỹ các trang
chuyên mục
của tờ báo, nhiều bài viết về các biện pháp Khoa học, kỹ thuật rất tác dụng đối
với nông
dân, được bà con ghi vào sổ để nghiên cứu và ứng dụng thực hành vào công việc
hàng
ngày, từ sản xuất nông nghiệp đến chăn nuôi châu bò, gà, lợn, cá...”. Hiệu quả
của công
tác khuyến nông trong tuyên truyền khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn
đã
góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả cao.
Báo
NNVN đã phản ánh hiệu quả của công tác khuyến nông cơ sở trong tuyên truyền khoa
học, kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn. Từ đây, tờ báo thực hiện chức trao
đổi, phổ biến
kinh nghiệm sản xuất, nhân rộng các mô hình kinh tế ở địa phương nhờ áp dụng
đúng khoa
học, kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh. Cung cấp những thông tin khoa học, kỹ
thuật cơ bản
để bà con nông dân hiểu đúng bản chất vấn đề, dễ dàng tiếp thu những kiến thức
có liên
quan.
3.2. Trao đổi, phổ biến kinh nghiệm sản xuất.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn rất cần đẩy
nhanh tốc độ cơ giới hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Chỉ có như vậy mới
làm
giảm sức lao động của người nông dân, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động và
chất
lượng sản phẩm do họ làm ra; tạo điều kiện cho họ có điều kiện và khả năng nâng
cao
trình độ học vấn, nhận thức và vận dụng khoa học, kỹ thuật vào cuộc sống. Và để
công
tác khuyến nông- ngư- lâm đạt hiệu quả cao không chỉ cần phổ biến kiến thức,
chuyển
giao công nghệ, mà cần phải giới thiệu những mô hình làm ăn có hiệu quả, những
điển
hình kinh tế giỏi nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Thông
qua công
tác phổ biến, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, người nông dân nắm bắt, lựa chọn
những mô
hình phát triển kinh tế hộ gia đình cho phù hợp với điều kiện, khả năng kinh tế
của gia
đình mình. Trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm và tiến bộ sản xuất là
cách
nhanh nhất giúp người nông dân tự học tập cách thức sản xuất, thâm canh, giúp
người
nông dân thoát nghèo và phương pháp làm ăn có hiệu quả. Nhiều điển hình kinh tế,
kinh
nghiệm làm ăn được đăng tải trên chuyên mục khuyến nông của báo NNVN, được bà
con
truyền tay nhau và học hỏi kinh nghiệm. Việc phổ biến kinh nghiệm thông qua báo
chí
hiện nay thực sự đã có tác dụng rất lớn, lan toả rộng khắp không chỉ với riêng
một vài địa
phương nhỏ lẻ mà trở thành phong trào thi đua trong cả nước.
3.2.1. Nêu gương những điển hình làm ăn kinh tế giỏi.
Để công tác khuyến nông ở cơ sở đi vào đời sống từng hộ gia đình, thành động
lực để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, không chỉ cần tuyên truyền,
phổ biến
những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh mà cần kịp thời biểu dương, nêu
gương
những điển hình kinh tế làm giàu nhờ biết áp dụng kịp thời khoa học, kỹ thuật và
có
nhiều sáng kiến trong sản xuất có lợi cho nông nghiệp, nông thôn. Như anh Huỳnh
Thái
Dương, chủ cơ sở Minh Thành ở Bình Thuận, chuyên sản xuất máy công cụ. Sau 6
tháng
dày công nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy tuốt lúa, anh đã chế tạo thành
công
máy tẽ bắp nguyên vỏ, bằng việc thay trục của máy. Với máy tuốt dao dẹp, không
thể áp
dụng được với loại bắp có hình tròn, vì vậy anh đã thay loại dao dẹp thành dao
vuông.
Nhờ ứng dụng này mà năng suất làm việc đã tăng lên, máy có thể làm việc với năng
suất
3 tấn/ giờ, và nhờ thế đã mang lại thu nhập cao cho không chỉ gia đình anh mà
còn góp
phần tích cực trong việc giải quyết phần nào sự phát triển “Công nghệ sau thu
hoạch” tại
Bình Thuận. Những đóng góp của anh Dương vào nông nghiệp, nông thôn Bình Thuận
nói riêng và cả nước nói chung được ghi nhận trong bài “Người chế tạo mãy tẽ bắp
nguyên vỏ ở Bình Thuận” tác giả Phan Huy, đăng trên NNVN số ra ngày 4.1.2002.
Còn tại tỉnh Bạc Liêu, nhắc đến Nguyễn Đức Tuấn, người dân nơi đây đều biết
anh với cái tên khác là Tuấn bồn bồn. “Hiện nay, mỗi ngày vợ chồng anh thu ít
nhất 1
triệu đồng từ bồn bồn”. Năm 1987 anh sang được 2 công đất, bắt đầu làm nhà, quy
hoạch
vườn, ao, chuồng sản xuất theo mô hình VAC. Đến năm 1995, anh sang thêm cả 3
công
đất nữa, nâng thêm 5 công để mở rộng diện tích trồng rau cần nước kết hợp nuôi
các (anh
là người đầu tiên ở huyện Vĩnh Lợi trồng loại rau này). Từ năm 1995-1997, mỗi
năm gia
đình anh thu tới 70-80 triệu đồng nhờ trồng rau cần. Khi cây rau cần “bão hoà”
anh
chuyển hướng sang trồng cải xà lách xoong.. Thấy trồng rau cần có lãi cao, nhiều
hộ gia
đình cũng đua nhau trồng, anh Tuấn đoán trước được tình trạng cung vượt cầu, rau
sẽ rớt
giá nên anh chuyển sang trồng cây bồn bồn. Nhờ sản xuất phát triển, anh Tuấn có
vốn để
mở rộng diện tích trồng cây bồn bồn lên đến gần 3 ha. Hai năm qua, mỗi năm anh
thu lãi
120-130 triệu đồng từ cây bồn bồn làm dưa... (Địa chỉ xoá đói làm giàu- Số 60.
2001).
Những điển hình kinh tế như anh Tuấn, anh Sắc... ngày càng nhiều và nhân rộng
trên khắp
cả nước, trên mọi lĩnh vực của đời sống nông nghiệp. Nhờ biết tận dụng, nắm bắt
nhanh
nhạy nhu cầu thị trường, đầu óc kinh doanh, sáng tạo nên việc áp dụng tiến bộ
khoa học, kỹ
thuật vào sản xuất, thâm canh thu được kết quả cao, giúp bà con trong vùng cung
cách làm
ăn, sản xuất đạt năng suất cao.
Thông qua địa chỉ xoá đói làm giàu, nhiều điạ chỉ về những gương mặt nhờ biết
áp dụng phương pháp khoa học, kỹ thuật hợp lý đã thoát nghèo, trở thành điển
hình kinh
tế, từ đấy lại trao đổi kinh nghiệm của mình cho bà con nông dân, cùng giúp nhau
xoá
đói giảm nghèo. Đây là một hình thức tuyên truyền hữu ích và có hiệu quả cao,
không chỉ
là nêu gương mà còn để tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm làm ăn lẫn nhau của những
người
nông dân. Khuyến khích, động viên những hộ gia đình đang trong tình trạng nghèo
đói,
chưa tự tin áp dụng chuyển đổi cơ cấu kinh tế vào sản xuất. Bên cạnh đó, trang
Khuyến
nông còn thường xuyên giới thiệu những mô hình làm ăn kinh tế giỏi của một số hộ
nông
dân nước ngoài nhờ việc thay đổi tư duy và phương pháp canh tác nông nghiệp, để
từ đó
bà con nông dân có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của nông nghiệp nước bạn. Các
bài
như: “Thái Lan phổ biến mô hình nông trang lý tưởng”- Liên Anh (6.2001), “Kinh
nghiệm sản xuất chè hữu cơ chất lượng cao phục vụ xuất khẩu ở Trung Quốc”-
Khắc Nam, 27.9.2001.
3.2.2. Trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo NNVN nhằm tuyên
truyền vì sự phát triển của nông nghiệp và nâng cao đời sống nông thôn. Muốn
nông
nghiệp phát triển, nông thôn đổi mới từng ngày thì công tác tuyên truyền, cổ vũ
phong
trào sản xuất, thâm canh giỏi luôn luôn được đặt lên hàng đầu, để người dân
biết, dân
làm. Trao đổi kinh nghiệm làm ăn của tổ chức, tập thể hay cá nhân trong nghề
nông là
cách làm hay, có hiệu quả tức thì, bởi nó đã được chứng minh bằng những thành
quả đã
thu được, được người dân công nhận. Nhiệm vụ của báo chí là giới thiệu và nhân
rộng
mô hình ấy, để sao cho ngày càng có nhiều người nông dân giàu lên nhờ học hỏi
được
kinh nghiệm của những người đi trước. Bên cạnh đó, tờ báo đăng tải nhiều mô hình
khuyến nông- ngư- lâm một cách chi tiết cụ thể để người nông dân có thể dễ đọc
và ứng
dụng có hiệu quả vào mô hình kinh tế gia đình mình. Số 20 ra ngày 4.2.2002 đăng
bài
“Mô hình nuôi tôm ven biển tây nam Cà Mau” của Đoàn Giang, “Kỹ thuật nuôi rắn
Ri voi” của Dương Tấn Lộc, Số 6.2002 trên trang Khuyến nông và một số bài hướng
dẫn
khác.
Hầu hết trên mọi số báo, trang Khuyến nông của báo NNVN đều đăng tải
những tin, bài về kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng nông- lâm- thuỷ hải sản, những
kinh
nghiệm, cách thức làm ăn trong nông nghiệp, những phương pháp áp dụng nuôi,
trồng và
thâm canh đạt năng suất, chất lượng, hợp thời vụ và đảm bảo không ô nhiễm môi
trường.
Từ thông tin “Người chơi lan cần biết” của Nguyễn Hoà (Xã N
,
thol Hạ- Đức Trọng,
Lâm Đồng- 4.3.2002), nhiều hộ gia đình trồng lan biết thêm được kinh nghiệm
trồng lan
có hiệu quả. Với “Kỹ thuật chẩn đoán thỏ chửa và khám thai cho thỏ”, Kỹ sư Mai
Phụng lại cung cấp cho bà con nông dân những dấu hiệu để nhận biết thỏ có chửa
hay
không. Tác giả cũng cung cấp cách thức khám thai cho thỏ cho có hiệu quả, nhận
biết
cách thỏ chửa giả và chửa thật. (Nhà nông cần biết- 8.2.2001). Hàng loạt bài:
“Cách xử
lý sầu riêng ra hoa nghịch”- Công Khanh (4.2.2002), “Kinh nghiệm từ mô hình
trình
diễn vỗ béo bò thịt ở Quảng Trị”- Võ Thanh Mai, Số ra ngày 29.8.2002.
3.3 thông tin giải đáp khoa học, kỹ thuật nông nghiệp.
Do báo ra hàng ngày nên việc cung cấp thông tin về thời vụ, dịch hạn rất hiệu
quả. Người nông dân ở vùng này cũng có thể biết ngay tức thì diễn biến, hậu quả
của
dịch bệnh đang xảy ra ở địa phương khác, từ đó có biện pháp phòng chống, tránh
lây lan
sang diện rộng. Những thông tin về thời vụ và dịch bệnh luôn bám sát tình hình
diễn biến
trên đồng ruộng, phản ánh những nguyên nhân, biểu hiện của bệnh và đưa ra cách
khắc
phục để hạn chế sự lây lan, tiêu diệt mầm bệnh có hiệu quả. Nguyên Vũ trong bài
“Phải
làm gì với bệnh cuốn lá chuối” (9.1.2001), chỉ ra những loại sâu bệnh thường gặp
ở cây
chuối, trong đó có bệnh sâu cuốn lá. Sau khi chỉ ra những đặc điểm nhận dạng của
sâu
cuốn lá và tác hại của nó, tác giả đưa ra một số biện pháp quan sát, phát hiện
kịp thời
bệnh này: Thường xuyên quan sát vườn chuối, nếu phát hiện bụi chuối có sâu phải
tổ
chức tiêu huỷ. Nếu vườn thường xuyên bị sâu gây hại thì phải dùng thuốc sâu như
Fastac
5EC... Hay phương pháp của TS. Phạm Sĩ Lăng trong cách “Bảo vệ trâu bò trong vụ
đông xuân ở các tỉnh phía Bắc”, (15.1.2001), “Cảnh giác với sâu nhớt và dòi đục
nụ
hoa cam trong vụ xuân”- Nguyễn Khê, (15.1.2002) v.v...
Ngoài ra, báo còn giành dung lượng để giải đáp những thắc mắc của bà con
nông dân về một số bệnh thường xuyên xuất hiện trong sản xuất, chăn nuôi. Cung
cấp
những thông tin về biểu hiện bệnh tật của cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật, cách
nuôi trồng,
thâm canh cây, vật nuôi có hiệu quả và cho năng suất cao trên từng vùng khí hậu.
Như
bài trả lời độc giả Trần Minh Sáng (An Giang) về việc “Giải phân xuống đất bao
lâu
mới ngấm”, “Trồng lúa thơm riêng lẻ có được không”- Nguyễn Thái Trung (Cần Thơ.
4.3.2002), “Một số sâu bệnh chính hại cây lúa” (8.2.2001). Các bài đăng trên
trang
Khuyến nông đã cung cấp khá đầy đủ và chi tiết những thông tin về ứng dụng khoa
học,
kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng. Tuyên truyền, phổ biến và chuyển giao công
nghệ ở
một số vùng đạt hiệu quả. Các hoạt động của tổ chức, đoàn thể và khuyến nông cơ
sở
trong việc tuyên truyền, đưa Khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, trao
đổi
kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, nêu gương những điển hình kinh tế tiên
tiến và
cung cấp đầy đủ, toàn diện thông tin về thời vụ, dịch bệnh và một số cách thức
bảo quản,
chế biến thực phẩm.
Khuyến nông, khoa học, kỹ thuật và tiến bộ canh tác được đăng tải trên NNVN
thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đa phần độc giả là
nông dân.
Từ đây cổ vũ phong trào làm ăn kinh tế theo mô hình mới. Tuy vậy, vẫn còn không
ít
những bất cập xung quanh khoa học, kỹ thuật và tiến bộ canh tác chưa được báo
phản
ánh một cách kịp thời, nhất là khoa học ứng dụng ở vùng sâu, vùng xa và miền
núi.
Nhiều bài viết chỉ tập trung khai thác những vùng lân cận nhau, phản ánh chưa
sâu rộng
nên hiệu quả đem lại không lớn.
4. Vấn đề bạn đọc.
Để tuyên truyền tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, báo
Nông nghiệp Việt Nam luôn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân từ
khắp
vùng, miền trong cả nước. Căn cứ vào sự kiện sự việc bạn đọc trên cả nước gửi về
toà
soạn, tờ báo đã làm sáng tỏ những vụ việc tồn đọng thời gian dài mà chưa được
cấp địa
phương giải quyết, góp sức mình trong công cuộc xây dựng đời sống nông thôn mới
và
môi trường trong sạch, tạo dựng lòng tin của bà con nông dân với tờ báo.
4.1. Phản ánh những vấn đề tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn.
Bạn đọc viết, ý kiến bạn đọc là mục có nội dung đa dạng và phong phú. Những
thông tin từ chuyên mục này là những ý kiến, phát hiện của người dân ngay trong
vùng dân
cư họ đang sống. Qua đây, tờ báo cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện về sự
biến
động của nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH từ chính nhãn quan của