LUẬN VĂN: Báo nông nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1,891
516
64
LUẬN VĂN:
Báo nông nghiệp trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Trước đổi mới (năm 1986), cả nước ta có trên 50% nông dân đói nghèo, nay đã
không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm xuống còn 16%. Đây là một trong những kết quả
đạt
được trong quá trình CNH, HĐN đất nước với sự góp sức của nông nghiệp, nông
thôn,
cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành địa phương.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết
định đến đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay,
Đảng ta
luôn khẳng định vai trò, sức mạnh to lớn của nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Đặc
biệt trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông
nghiệp,
nông thôn đã thực sự phát huy vai trò và khơi dậy tiềm lực trong nhân dân. Tuy
nhiên,
phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH là công việc hết sức
khó
khăn, thử thách. Bởi nước ta tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế tăng
trưởng không cao, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng... không đảm bảo. Do đó
tuyên
truyền về CNH, HĐH trở thành yêu cầu chung của mọi cấp, mọi ngành trong cả nước,
trong đó có sự đóng góp quan trọng của báo chí.
Cùng với qúa trình CNH, HĐH đất nước, hầu hết các cơ quan báo chí từ trung
ương đến địa phương đều tập trung phản ánh, tuyên truyền đường lối, chủ trương,
chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn
hoá, chính
trị, an ninh quốc phòng, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trên tất cả các
lĩnh vực.
Tìm hiểu vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền CNH, HĐH nông nghiệp,
nông
thôn, có nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh viên đã đề cập đến
như: “Báo
chí với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”, “Những vấn đề then chốt của
việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH”... Nhưng dường như rất
ít đề
tài tập trung nghiên cứu vai trò của một tờ báo cụ thể trong công tác tuyên
truyền CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Và để có cái nhìn toàn diện về sự biến đổi của nông
thôn
trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu báo Nông
nghiệp
Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Đây là một trong số
ít
những tờ báo trong những năm qua đã làm tốt chức năng là diễn đàn xã hội vì sự
phát
triển của nông nghiệp và nâng cao dân trí nông thôn, được người dân đánh giá
chất
lượng. Đã từng bước đưa nghị quyết của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống có hiệu quả,
nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua tìm hiểu báo NNVN
trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tác giả muốn cung cấp một cái
nhìn
tương đối toàn diện về những biến động của quá trình đổi mới đang diễn ra ở nông
thôn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội... thông qua những bài báo tiêu
biểu
trên báo NNVN trong hai năm (2001-2002), để làm nổi bật vai trò, vị trí của tờ
báo trong
công tác tuyên truyền về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời khoá luận có
tham khảo, kế thừa một số bài viết về CNH, HĐH trong thời kỳ đổi mới, một số
công
trình nghiên cứu về đề tài Báo chí với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn...
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu báo NNVN, là cơ hội tốt để tôi tiếp cận với phương
pháp làm việc có khoa học, hệ thống, để học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, nghiệp vụ
của
người đi trước. Đồng thời đây là dịp để tôi có thể hiểu sâu rộng hơn sự biến đổi
của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thông qua phản ánh
của báo
chí nói chung và báo NNVN nói riêng.
Nghiên cứu, khảo sát, thống kê, phân loại nội dung, phân tích các đặc điểm về
nội
dung tác phẩm báo chí viết về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn trên
các lĩnh vực: Thời sự- kinh tế, Văn hoá- xã hội, Khuyến nông- khoa học kỹ thuật
và tiến
bộ canh tác... Nghiên cứu hình thức thể hiện của tờ báo NNVN: Thể loại, Makét,
Chuyên
trang, chuyên mục... gắn liền với việc đề xuất ý kiến, kiến nghị về nội dung và
hình thức
thể hiện của báo NNVN.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Sưu tầm, khảo sát, thống kê số liệu thu thập được. Phân tích, đánh giá và bám
sát
đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Bộ NN& PTNT về chính sách đối với
nông
nghiệp, nông thôn và nông dân. Để thấy được vai trò, vị trí của công tác tuyên
truyền của
báo chí nói chung và báo NNVN nói riêng trong thời kỳ đổi mới. Qua đó thấy rõ
được
những đóng góp của tờ báo đối với sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn,
đồng
thời chỉ ra các khuyết điểm, hạn chế trong cách thể hiện cũng như nội dung phản
ánh để
từng bước đưa tờ báo gần với người nông dân hơn, bám sát hơn nữa chủ trương,
chính
sách của Đảng và ngày một hoàn thiện vai trò, nhiệm vụ của mình trong đời sống
xã hội.
Chương 1
lịch sử hình thành và phát triển của báo
Nông nghiệp Việt Nam
1. lịch sử hình thành và phát triển của báo Nông nghiệp Việt Nam.
Tiền thân của báo là tờ “Tấc đất”, ra đời năm 1946 trong hoàn cảnh đất nước đang
trong tình trạng đói kém triền miên. Năm 1947, “Tấc đất” đổi thành “Toàn dân
canh
tác” nhằm cổ vũ, hướng dẫn nông dân sản xuất nông nghiệp, tự túc nguồn lương
thực-
thực phẩm, và hàng tiêu dùng trong cả nước. Đến năm 1949 báo có tên “Canh nông
tập
san”, nhằm giới thiệu chủ trương, biện pháp lớn về nông nghiệp và những kết quả
thực
nghiệm, nghiên cứu khoa học- kỹ thuật của ngành. Hoà bình lập lại, cùng thời
điểm thành
lập Bộ Nông Lâm, tờ báo có khổ A2. Năm 1962 sau khi tách Bộ Nông Lâm thành Bộ
Nông nghiệp và Bộ Lâm nghiệp, theo chỉ thị của đồng chí Nguyễn Chí Thanh- Uỷ
viên
Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương, báo gấp thành quyển 13x19cm
với măng séc “Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp”, phát hành mỗi tháng 2 kỳ.
Chủ yếu giành cho nông dân, xã viên. Năm 1968, tờ “Tạp chí Khoa học kỹ thụât
nông
nghiệp” lại được mở ra thành khổ báo như hiện nay là 42x 29cm, 8 trang và mỗi
tháng 2
kỳ.
Ngày 30.5.1987 Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm ra quyết định số 89
NN- CNTP/ QĐ, cho phép thành lập cơ quan báo Nông nghiệp Việt Nam và Tạp chí
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghịêp thực phẩm
gọi là “Báo Nông nghiệp Việt Nam”, trên cơ sở hợp nhất báo Lương thực (Bộ lương
thực cũ), báo Nông nghiệp và Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp (Bộ Nông
nghiệp
cũ). Lúc này số ngày phát hành được thu hẹp còn 10 ngày/1 kỳ, khổ 42x 29 cm với
8
trang.
Năm 1998 số kỳ ra báo tăng lên 1 tuần 2 kỳ, 16 trang, có thêm tạp chí “Kiến
thức gia đình” (phát hành năm 1995). Một năm sau tăng lên 3 kỳ 1 tuần, rồi năm
2000-
2001 báo tăng lên 4 kỳ và có thêm phụ san Dân tộc và Miền núi, phát hành vào thứ
4
hàng tuần. Ngày 1.4.2002 báo phát hành 5 kỳ. Báo in ở 2 miền; Hà Nội và Thành
phố Hồ
Chí Minh, năm sau báo mở rộng địa bàn in ở Đà Nẵng. Báo Nông nghiệp được đánh
giá
là tờ báo có số lượng phát hành ổn định, trước năm 2001 số báo phát hành khoảng
3 vạn
và vẫn giữ vững cho đến bây giờ.
2. Chức năng, nhiệm vụ của báo Nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2. 1. Báo chí với công tác tuyên truyền công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp,
nông thôn.
Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 65% lao động xã hội và khoảng 80% dân
cư sống ở nông thôn, bởi thế nông nghiệp Việt Nam “Là một trong hai ngành sản
xuất vật
chất chủ yếu của xã hội, sản phẩm của nông nghiệp là nhu cầu tối cơ bản của con
người”
[1, 193]. Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Việt Nam là một đất nước sống về nông
nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy nông nghiệp làm gốc, nông dân giàu thì nước ta
giàu, nông
nghiệp thịnh thì nước ta thịnh”. Vì vậy nông nghiệp luôn là trọng tâm được đề
cập đến
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, là cơ sở để phát triển
các ngành
kinh tế khác, cho nên muốn qúa trình CNH, HĐH đất nước diễn ra thuận lợi và
nhanh
chóng thì phải cải tạo và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Từ những năm 1990, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn. Với chủ trương đúng đắn đó, nền kinh tế nước ta đã
thu
được hiệu quả cao, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, đời sống của đại bộ
phận dân
cư Việt Nam. Từ chỗ thiếu ăn, chúng ta đã giải quyết được vấn đề lương thực
trong nước,
tăng số lượng xuất khẩu lương thực, mức đóng góp của nông nghiệp lên tới 27%,
giảm
được tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, đưa khoa học kỹ thuật vào nông
nghiệp, nâng
cao nhận thức và văn hoá cho người dân. Đánh giá vị trí của CNH, HĐH nông
nghiệp,
nông thôn, các nghị quyết TW Đảng đều đánh giá vị trí hàng đầu của nông nghiệp
trong
tiến trình xây dựng đất nước và đổi mới nền kinh tế. Hội nghị trung ương lần 5
khoá VII
khẳng định: “Phát triển toàn diện nông nghiệp và kinh tế- xã hội nông thôn, coi
đó là
nhiệm vụ cấp bách để thực hiện CNH, HĐH nông thôn”. Chỉ thị 100 của Ban bí thư
TW
Đảng, các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước đều nhấn mạnh đến vai
trò
của nông nghiệp, nông thôn. Gần đây, báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng
đã nhấn
mạnh: “Tăng cường sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho CNH, HĐH nông
nghiệp,
nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông- lâm- ngư nghiệp lên một trình độ mới
bằng
việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật
nuôi...
Đầu tư nhiều hơn cho phát triển hạ tầng kinh tế và xã hôi ở nông thôn, phát
triển công
nghiệp dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, nhất là công nghiệp chế biến, cơ khí
phục vụ
nông nghiệp, các làng nghề; chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp
sang
khu vực công nghiệp, dịch vụ, tạo nhiều việc làm; nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực,
cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn”.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực rộng lớn, bao
trùm nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Và để tiến hành thành công công
cuộc xây
dựng nông thôn trong thời kỳ đổi mới thì công tác tuyên truyền luôn được Đảng ta
coi
trọng hàng đầu, trong đó báo chí được coi là lực lượng xung kích và có hiệu quả
nhất.
Thông qua nhiều hình thức, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc thông tin,
chuyển
giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, cổ vũ và biểu dương
kịp thời
và nhân rộng mô hình, hình thành trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tại
Đại hội
lần VI, Hội nhà báo Việt Nam đồng chí Nguyễn Đức Bình- Uỷ viên Bộ chính trị đã
đánh
giá vai trò của báo chí: “Không thể hình dung được sự đổi mới mà không có sự
tham gia
của báo chí. Không thể hình dung công cuộc dân chủ hoá đời sống xã hội mà không
có
vai trò của báo chí. Không thể hình dung sự phát triển của đời sống văn hoá tinh
thần xã
hội, sự nâng cao dân trí mà không có vai trò của báo chí”. Với chức năng: Là
người tuyên
truyền, tổ chức và cổ vũ tập thể đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, báo
chí
phải truyền bá sâu rộng đường lối chính sách đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhất trí cao, tự
giác, chủ
động thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn bằng những chương trình, kế hoạch cụ
thể. Phải hướng dẫn cụ thể cách làm, cách chuyển đổi cơ cấu cây, con, cơ cấu
kinh tế, lao
động cho từng hộ, xã huyện, tỉnh. Bên cạnh đó là người cổ vũ tập thể, báo chí
luôn phải
bám sát thực tiễn, phát hiện và cổ vũ các nhân tố mới, các điển hình kinh tế,
tổng kết các
kinh nghiệm hay phổ biến nhằm nhân rộng các điển hình, tạo thành phong trào thi
đua
trong cả nước. Thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và
kinh
tế nông thôn Việt Nam.
Báo “Nông nghiệp Việt Nam” là một tờ báo chuyên sâu cung cấp cho nông dân
những kiến thức xung quanh nghề nông (thổ nhưỡng, khí hậu, quá trình sinh học
của từng
giống cây, giống con mới), những kiến thức để đưa công nghiệp và dịch vụ về với
nông
thôn. Cung cấp đầy đủ kiến thức và hướng dẫn các hình thức hợp tác xã, liên kết
của
nông dân trong thôn, ấp, xã... Phản ánh kịp thời những tâm tư nguyện vọng, sáng
kiến và
ý chí của nông dân trong sự nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn.
Tuy nhiên để tuyên truyền nông nghiệp, nông thôn và nông dân có hiệu quả thì
báo không thể tuyên truyền một cách đơn điệu,chung chung. Mà cần phải có sự chọn
lọc,
đa dạng thông tin, kết hợp nhiều thể loại báo chí khác nhau, mở rộng chuyên mục,
chuyên trang. Hiện nay ở hầu hết các tỉnh đều có báo của riêng mình, đây là tờ
báo hoạt
động có hiệu quả, gần gũi với người dân và phản ánh chân thực đời sống người
dân.
Nhưng báo địa phương có mặt hạn chế là chỉ phản ánh riêng ở một địa phương, nội
dung
không phong phú và bị bó hẹp bởi không gian địa lý. Báo “Nông nghiệp Việt Nam”
là
một trong số ít những tờ báo giành cho người nông dân từ khi ra đời đến nay đã
khắc
phục được nhược điểm trên. Nội dung mà tờ báo đề cập đa dạng và ở nhiều phương
diện,
gần gũi và hữu ích đối với mọi người dân. Tờ báo đã và đang làm tốt chức năng là
diễn
đàn xã hội vì sự phát triển nông nghiệp và nâng cao dân trí nông thôn trong sự
nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
2. 2. Công tác tuyên truyền của báo Nông nghiệp Việt Nam.
Là tờ báo giành cho nông dân, lấy đối tượng nông dân làm hàng đầu, hoạt động
với mục đích tôn chỉ vì sự nghiệp nông nghiệp, nâng cao dân trí nông thôn. Trải
qua 58
năm hoạt động, báo NNVN đã cung cấp cho độc giả mà chủ yếu là bà con nông dân
những kiến thức bổ ích về nông nghiệp- nông thôn, những đường lối chủ trương,
chính
sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp về nông nghiệp và phản ánh đa dạng đời
sống
nông dân trong cả nước qua các thời kỳ. Ngay khi có phiên họp đầu tiên của Hội
đồng
Chính phủ, ngày 3.9.1945 do Bác Hồ làm chủ toạ, trong tình hình hết sức cấp
bách, Bác
trình bày với các Bộ trưởng những nhiệm vụ trước mắt phải lo là “nhân dân đang
đói”.
Bác nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc phát triển nông nghiệp, trong công
tác
tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho nông dân. Ngay sau đó Bác là người tiên
phong
trong phong trào viết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân với hai bài: “Gửi
nông gia
Việt Nam”, số ra ngày 7.12.1945. Bài viết của Người đã trở thành tôn chỉ, mục
đích của
báo giành cho nông dân. Qua bài viết, Người chỉ ra rằng; “Loài người ai cũng “dĩ
thực vi
tiên” (nghĩa là trước tiên phải ăn); nước ta thì “ dĩ nông vi bản” (nghĩa là
nghề nông làm
gốc). Dân muốn ăn no thì phải giồng giọt nhiều. Nước muốn giàu mạnh thì phải
phát
triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta
phải
quý một tấc đất như một tấc vàng...”; Tiếp đến bài báo thứ hai Bác phân tích;
“Hợp tác xã
là gì? Nói tóm lại, hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh
thì khó
nhọc ít mà lợi nhiều. Vì vậy hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức có lợi to cho
nhà
nông. Nó là một cách đấu tranh có hiệu quả nhất để giúp vào việc xây dựng nước
nhà.
Hợp tác xã giúp cho nhà nông đật đến mục đích, đã ích nước thì lại lợi nhà...”.
Hiểu rõ lời dăn dạy của Bác, báo “Tấc đất” ngay sau khi ra đời (năm 1946), đã
đảm nhiệm chức năng tuyên truyền chống giặc đói với phong trào “tấc đất tấc
vàng”, phát
động chiến dịch tăng gia sản xuất trong toàn dân sau khi đánh giá tình hình hiện
tại của
đất nước. Giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong nông nghiệp,
nhất là
các giống cây ngắn ngày như ngô, khoai lang và rau màu khác, báo cũng đăng nhiều
bài
nêu gương tăng gia sản xuất giỏi. Mục đích của báo lúc này, dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của
Bộ trưởng Bộ Canh nông kiêm chủ nhiệm báo “Tấc đất” Nguyễn Xuân Yêm là nhanh
chóng diệt giặc đói bằng mọi giá để đưa người dân thoát khỏi tình trạng đói kém.
Từ
năm 1954 báo mang tên “Nông nghiệp Việt Nam”, ngoài chức năng phổ biến kiến thức
cho người dân nông thôn, báo còn góp phần xây dựng mô hình HTX nông nghiệp cấp
thấp, cấp cao, cải tiến quản lý HTX nông nghiệp và nâng cao hơn nữa đời sống
người dân
ngay sau khi kết thúc chiến tranh ở miền Bắc, bước vào xây dựng CNXH và chi viện
cho
miền Nam. Công tác tuyên truyền của báo “Nông nghiệp” thể hiện trên bài “Cùng
bạn
đọc thân mến” (10.10.1987), của Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn, trước là Bộ
trưởng
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Bài báo nêu lên Chủ trương, chính sách
của
Đảng, Nhà nước về Nông nghiệp, Lương thực, Công nghệ thực phẩm, cùng những chủ
trương, chính sách của Ngành Nông nghiệp, trao đổi kinh nghiệm các điển hình
tiên tiến,
đấu tranh chống lại biểu hiện tiêu cực trong ngành.
Hiện nay, báo “Nông nghiệp Việt Nam” đang phát huy vai trò của mình trong
việc tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
xây
dựng cơ sở hạ tầng và văn hóa nông thôn. Phổ biến đường lối chính sách của Đảng,
Nhà
nước đến từng nhà nhằm phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội, phát triển nông
nghiệp-
nông thôn và nâng cao nhận thức của người dân trong phong trào đóng góp ý kiến,
nguyện vọng của mình để hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống quản lý nhà nước dưới sự
lãnh
đạo của Đảng. Bên cạnh đó báo còn cung cấp những thông tin ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong và ngoài nước vào sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Đào
tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý khoa học, xây dựng nông thôn mới. Góp phần tiến tới hoàn
thiện
hệ thống CNH, HĐH Đảng, Nhà nước đã đề ra trong những năm tiếp theo. Báo “Nông
nghiệp” luôn bám sát thực tế của nông nghiệp và nông thôn, kịp thời phản ánh tâm
tư
nguyện vọng của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, báo đang làm tốt chức năng
của
mình trong tuyền truyền CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực sự trở thành người
bạn đồng hành của bà con nông dân trong việc ứng dụng, phổ biến kiến thức khoa
học kỹ
thuật trong nông nghiệp, nêu gương những điển hình kinh tế. Một mặt báo “Nông
nghiệp” đề cập đến đời sống văn hoá ở nông thôn, cung cấp cho độc giả cái nhìn
toàn
diện về đời sống tinh thần- vật chất của người dân.
Chương 2, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu nội dung mà báo “Nông nghiệp Việt Nam”
đề cập qua 2 năm (2001- 2002), để làm nổi bật công tác tuyên truyền công nghiệp
hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tờ báo.