Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Trường ca về thời chống Mỹ trong Văn học hiện đại Việt Nam
3,971
307
155
không tiếc đời mình/ (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ Nhưng ai cũng
tiếc tuổi hai
mươi thì còn chi Tổ quốc”.
Người chiến sĩ ấy, lúc bấy giờ có tuổi đời còn quá trẻ nhưng những câu thơ mang
tính
chính luận triết lý chững chạc. Lời thơ của anh như một lời tuyên thệ của cả một
đội quân
điệp trùng ra trận. Đó là những con người dũng cảm, nhân hậu, thủy chung… giữa
bao nhiêu
sự hy sinh mất mát đến cháy lòng cháy dạ, họ vẫn lạc quan để sống và hy vọng về
một ngày mai
chiến thắng. Ở phần Vĩ thanh mang tên Tới biển, Thanh Thảo đã phản ánh hành
trình “đi tới
biển” của dân tộc. Cũng như trong nhiều trường ca khác, hình ảnh người lính hiện
lên rất đậm
nét. Nhiều mảnh đời, nhiều cảnh đời riêng đã hoà nhập vào nhau làm nên dáng dấp
những con
người đầy khí thế, sung sức và trẻ trung. Họ đi qua lốc xoáy, vượt suối băng
rừng, đi tìm giặc mà
đánh: “Chúng con đi từng trận gió rừng/ Cả thế hệ xoay trần đánh giặc”.
Là người đại diện phát ngôn lý tưởng của thời đại, lại là người tham gia cuộc
chiến nên
Thanh Thảo có cách sống, cách nói của người trong cuộc thật đến ngọn nguồn. Tinh
thần lạc
quan, yêu cuộc sống thể hiện ở “ba mươi phút nữa hành quân, được cười vang, nằm
lăn trên
cát ấm, được ngụp hết mình lòng sông đẫm; được bè bạn với đá, với trời xanh, với
rừng; được
nín thở hồi hộp cùng chú bói cá, được làm con trai không phải giữ gìn” (Những
người đi tới
biển).
Vẫn là khắc họa hình ảnh ngưới lính thời chống Mỹ, nhưng Hữu Thỉnh lại có cách
thể hiện
khác với Thanh Thảo. Cách viết của Thanh Thảo trẻ trung, sôi nổi, giàu chất suy
tưởng, chính
luận… Riêng Hữu Thỉnh, trong giọng điệu thường mang âm hưởng ca dao dân ca mặn
mà, trầm
tĩnh, dạt dào chất trữ tình sâu lắng. Đặc biệt, Hữu Thỉnh dành nhiều tình yêu
cho người lính
binh chủng thiết giáp. Bởi những năm tháng chống Mỹ, trước khi là nhà thơ, anh
đã là một
người lính sát cánh cùng binh chủng thiết giáp. Vì vậy “hình tượng người lính và
hiện thực lớn
lao sôi động của những năm tháng chiến tranh ác liệt đã trở thành nguồn cảm hứng
chủ đạo cho
các sáng tác của anh” [95,76]. Hữu Thỉnh có điều kiện để sống, hiểu và nhận rõ
những điều sâu
kín, những vui buồn khát khao của trái tim người lính bởi anh đã bước vào cuộc
chiến với trách
nhiệm và nghĩa vụ của người lính.
Thơ và trường ca của thế hệ chống Mỹ cứu nước chính là tiếng nói sống động tự
tin của
những người trong cuộc. Nhà thơ - chiến sĩ là người khắc họa chân dung đồng đội
mình rõ nét
nhất, thực nhất, tình cảm nhất. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong Đường
tới thành phố,
Mai Hương đã viết “Người chiến sĩ là hình ảnh trung tâm và xuyên suốt trong
trường ca. Sự
từng trải của người viết đã giúp anh dựng chân dung người chiến sĩ chân thực và
sống. Những
trang viết của anh do đó có sức chinh phục...” [35, tr.109]. Hình ảnh các anh
chiến sĩ băng dọc
Trường Sơn, vượt qua Bình Định, Nha Trang, đến Xuân Lộc… được Hữu Thỉnh xây dựng
rất
chân thực và sống động. Đó là những người lính giàu tình yêu thương đồng đội, xẻ
chia từng
cơn ấm lạnh và sẵn sàng chết cho đất nước sinh tồn. Đến với họ, thơ tìm ra tính
chất: “sống làm
người chiến thắng”.
Đường tới thành phố có tất cả năm chương, tổng cộng hơn 1500 câu. Chương I mô tả
không khí chung của chiến trường. Chương II viết về người Tư lệnh. Chương III là
điệp khúc
về những cây cầu. Chương IV viết về thời điểm bản lề giữa chiến tranh và hòa
bình. Chương V
có tên Tự do, chủ yếu phản ánh tâm trạng thực của người chiến sĩ trong không khí
chiến thắng.
Chương này có kết cấu rời rạc hơn các chương khác. Nhưng cả năm chương đều tập
trung xây
dựng hình tượng trung tâm là người chiến sĩ bằng một chất thơ trầm tĩnh, sâu
lắng, trữ tình, có
sức rung động cao.
Từ những cảm xúc mãnh liệt về ngày 30/4 toàn thắng, Nguyễn Đức Mậu cũng đã suy
nghĩ
về người lính, chiến tranh và hòa bình. Ở trong điểm giao thời lịch sử ấy, anh
cho rằng cả hai
cách nhau trong từng gang tấc: “Hòa bình và chiến tranh, cách nhau bằng nấc
đạn”. Các anh
trực diện với kẻ thù và “Chỉ có những người lính trực tiếp cầm súng mới ý thức
đầy đủ cái mong
manh của nấc đạn” mà thôi [10, tr.31]...
Đế quốc Mỹ đã dùng hàng ngàn tấn bom và chất độc hóa học để biến Củ Chi thành
một
vùng đất trắng. Nhưng sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của cuộc chiến tranh chính
nghĩa đã
khiến Mỹ phải thất bại. Điều đó đã được phản ánh trong Mặt trời trong lòng đất.
Sự hiểu biết
khá tường tận về con người và mảnh đất Củ Chi cùng cảm xúc mãnh liệt đã giúp
Trần Mạnh
Hảo chọn những hình tượng thơ không lẫn với ai. Người lính thời chống Mỹ trong
trường ca
chính là hình tượng người du kích Củ Chi bình thường nhưng anh hùng, lặng lẽ góp
phần làm
nên lịch sử, không cần lưu danh thiên cổ. Đó là một tư tưởng lớn thể hiện trong
văn học quá khứ.
Bằng sự rung động tinh tế của con tim, trong Đất nước hình tia chớp, nhà thơ đã
cảm nhận
tâm hồn cao đẹp của những người chiến sĩ trẻ. Họ sẵn sàng gửi lại những ước mơ
làm nhà văn,
nhà bác học vào ngày hòa bình để hôm nay có thể sống trọn vẹn cho sự tồn vong
của dân tộc:
“Con gởi lại sau lưng/ Những mơ ước nhà văn, bác học/ Để nhận lấy cánh rừng/ Để
nhận lấy
dãy Trường Sơn dựng dốc”.
Họ ra đi, nối tiếp hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ “Ruộng nương anh gửi bạn thân
cày”
(Đồng chí - Chính Hữu), của những chàng trai “chiến trường đi không tiếc ngày
xanh” (Tây Tiến
- Quang Dũng), và họ sẵn sàng ra đi bỏ lại “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” (Đất
nước - Nguyễn
Đình Thi).
Họ cũng chính là Lan, là Hoa, là Hà, là Pi Thị Bảy..., các cô gái vận tải đã
từng vào sinh
ra tử của đoàn H50 (Sông núi trên vai - Anh Ngọc). Trường ca gồm năm chương,
chương I
mang tên “Tạo hình” nói về những cô gái miền Cực Nam vắt mình qua dòng thác
chiến tranh
như chiếc cầu bắc qua dòng sông rộng, gùi hàng như gùi trái núi trên vai. Chương
II “Gọi tên”.
Chương III “Đi đến những bài ca” nói về dốc Ba Cô với ba trăm cô gái gùi hàng
lên đỉnh dốc.
là bài ca lợp nhà bằng lá trung quân thường có ở Trung ương cục R, là chuyện về
các cô gái của
Bác Ái, khu Lê, Tam Giác đi thồ xe, là bài ca đêm vượt lộ... Chương IV có tên
“Sợi chỉ” tập
trung viết về bài ca những người đào huyệt và bài ca ru người nằm xuống. Chương
cuối là
“Tiếng gọi bên kia đường”.
Trong trường ca Lửa mùa hong áo, nhà thơ Lê Thị Mây - cũng là nữ thanh niên xung
phong
ngày nào, đã trần tình với mười hai cô gái của tiểu đội thanh niên xung phong
chống lầy, phá
bom, mở những cung đường huyết mạch cho xe vận chuyển: “Xin các chị cho em nén
giữ trong
lòng/ Làn hương sả bắt đầu từ ký ức/ Mười sáu tuổi, mười bảy tuổi ai không náo
nức/ Mong
được rời nách áo mẹ ra đi”.
Các nhà thơ thời chống Mỹ đã xây dựng hình ảnh người lính đúng như hiện thực vốn
có:
yêu nước thương dân, biết hy sinh tình cảm riêng tư. kiên cường đánh giặc.
Trường ca vốn
không chỉ nói về người lính mà còn qua họ nói về cả một thế hệ tự ý thức sâu sắc
về mình, về
lịch sử và nhân dân. Đó là sự tự nhận thức đạt đến độ sâu trong thơ chống Mỹ.
Hình ảnh con người kháng chiến; con người lạc quan, chung thủy, tin tưởng vào
tương lai
chiến thắng đã được xây dựng bằng những chi tiết hiện thực sống động và giàu
chất thơ. Đó là
những con người bằng xương bằng thịt như chúng ta nhưng trong thời đại lịch sử
ấy; tư tưởng,
trí óc của họ đã đặt trên tầm cao của mọi suy nghĩ và hành động bình thường.
Không có quan
niệm mới về con người thì không thể có được hình tượng những con người bình dị
và cao
cả ấy trong thơ. Bởi thế, số lượng trường ca thời chống Mỹ viết về chiến tranh
và người lính -
chiếm tỷ lệ rất lớn.
Văn học luôn bắt nguồn từ đời sống thực tế. Nếu xa rời thưc tế thì sẽ mất đi
tính hiện thực.
Hiện thực khách quan là đối tượng được phản ánh và từ đó mà hình thành cảm xúc,
tâm trạng
điển hình trong thơ. Gớt đã nói rằng “Lý thuyết thì màu xám, còn cây đời mãi mãi
xanh tươi”.
Hiện thực khách quan là đề tài vô tận đòi hỏi phải được thể hiện bằng nhiều loại
hình nghệ thuật
như sân khấu, phim ảnh, thơ ca nhạc họa.... Trong đó, đề tài về chiến tranh và
người lính đã
được thơ ca nói chung và trường ca về thời chống Mỹ nói riêng mô tả rất chân
thực và cao đẹp.
Đó là người lính binh chủng thiết giáp, lính bộ binh, lính đặc công, thanh niên
xung phong, du
kích, cô gái vận tái, giao liên… Đặc biệt là người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc
Việt Nam, người
công dân số một.
2.1.3 Đề tài lãnh tụ
Đề tài và quan niệm nghệ thuật về đề tài luôn luôn phát triển, vận động làm cho
cách nhìn
của những nhà sáng tác và những nhà phê bình văn học luôn có một góc độ mới hơn.
Mỗi nhà
thơ, trên nền hiện thực sôi động của cuộc đấu tranh chống Mỹ đã phán ánh, lý
giải, kiến tạo con
người bằng bút pháp riêng của mình, cắt nghĩa về con người theo một tư duy nghệ
thuật ngày
một nâng cao và gắn với thế giới quan Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trần Đình
Sử đã nói:
“Thật khó nói tới sự phát triển của tư duy nghệ thuật mà thiếu sự mở rộng, đào
sâu các giới hạn
trong quan niệm nghệ thuật về con người” [83, tr.98]. Hình tượng con người trong
trường ca
chống Mỹ đã được nâng lên tầm cao mới với sự hòa hợp giữa: con người - đất nước
- lịch sử -
thời đại.
Trong trường ca về thời chống Mỹ, đề tài chiến tranh và người lính đã bao hàm cả
đề tài
lãnh tụ, bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người lính tiên phong của quân đội
nhân dân Việt
Nam anh hùng. Người viết tách riêng đề tài lãnh tụ để nghiên cứu vì hầu như bất
kỳ một nhà
thơ lớn nào khi sáng tác trường ca cũng vậy, đều có những vần thơ tâm đắc viết
về Bác.
Viễn Phương, năm 1976 được ra miền Bắc thăm Bác. Với một niềm thành kính và xúc
động khôn cùng, ông đã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác, được sự hỗ trợ của âm
nhạc, ý thơ lại
càng đi sâu vào tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Chế Lan Viên trí tuệ, suy tưởng
và chiêm
nghiệm với bài Người đi tìm hình của nước. Giang Nam, năm 1976, khi đến trường
Dục Thanh ở
Phan Thiết đã xúc động dạt dào và sáng tác bài thơ Thăm trường xưa Bác dạy, có
thời gian được
đưa vào chương trình văn học địa phương của tỉnh Bình Thuận. Tố Hữu có trường ca
Theo chân
Bác. Các trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Bài ca chim Chơrao,
Vách
đá Hồ Chí Minh của Thu Bồn, Hành trình của Hưởng Triều, trường ca Bác của Lê
Đạt... cũng
đều có những vần thơ khắc họa hình ảnh Bác. Trong luận án này, trước tiên, chúng
tôi lựa chọn
hai trường ca hoàn toàn viết về Bác để nghiên cứu và so sánh. Đó là Theo chân
Bác (trước 1975)
của Tố Hữu và Đi trong sen ngát bóng xanh (sau 1975) của Phạm Thái Quỳnh.
Tố Hữu, cây đại thụ trong rừng thơ cách mạng đã hoàn thành trường ca đặc biệt
Theo chân
Bác sau khi Bác mất hơn một năm. Với những chi tiết đặc sắc; những từ ngữ mượt
mà, giản dị...
nhà thơ đã dựng lại lịch sử vĩ đại của một con người vĩ đại. Nhiều trích đoạn có
giá trị được đưa
vào giảng dạy ở các bậc học; được diễn ngâm, đọc minh họa cho phim ảnh v.v… Tố
Hữu đã lấy
cơ sở tự sự làm giá đỡ chắc chắn cho trường ca và cảm xúc trữ tình là máu thịt.
Sự kiện lịch sử
và cảm xúc bổ sung cho nhau. Lê Đình Kỵ cho rằng “Để nói lên tấm lòng bao la của
Bác, nhà
thơ Tố Hữu thường lồng vào những hình ảnh nước non, trời đất, hoa lá gây tác
động qua lại
giữa người và cảnh, có sức gợi lớn” [41, tr.269].
Theo chân Bác là những thước phim sống động, giàu giá trị.Trong trường ca, công
đức của
Bác được Tố Hữu so sánh thật chính xác: “Chỉ biết quên mình cho hết thảy/ Như
dòng sông chảy
nặng phù sa”. Tình cảm của Người đối với miền Nam thật da diết, cháy bỏng. Người
là hiện
thân cho lẽ sống tự nhiên của đất trời Việt Nam: “Bác sống như trời đất của ta/
Yêu từng ngọn
lúa, mỗi cành hoa/ Tự do cho mỗi đời nô lệ/ Sữa để em thơ, lụa tặng già”. Lê
Đình Kỵ cũng đã
từng nói: “Bác đã đi qua thời đại và thế gian này với chiếc áo sờn, đôi dép cao
su. Bác giành tất
cả những vui buồn, lo nghĩ, tình cảm của mình cho dân cho nước, giáo dục mỗi
người chúng ta
biết lo cái chung: lo trước vui sau thiên hạ” [41, tr.271].
Khi lãnh đạo toàn dân kháng chiến, Bác mang tư thế của người lính tiên phong.
Hình tượng
Bác vừa vĩ đại lại vừa bình dị. Sự vĩ đại của Bác được hun đúc từ tinh hoa của
dân tộc Việt Nam.
Chính quan niệm con người bình thường đã gợi ý cho nhà thơ tìm đến các chi tiết
bình thường
của người lãnh tụ: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng”. Không chỉ giản đơn là
dùng phương
tiện so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… để cho thơ chắp cánh bay lên mà chính là nhờ quan
niệm nghệ
thuật về con người soi chiếu nên mới có những vần thơ sâu nặng ân tình, cách
diễn đạt đa dạng
phong phú như thế về sức sống vĩnh cửu của Người. Tuy nhiên, trường ca cũng có
một vài hạn
chế: một số câu thơ không hay, dễ dãi về ngôn từ, dàn trải… nặng tưởng tượng,
một số hình ảnh
trùng lặp (ngẩng đầu cao, vỗ cánh bay…) như các nhà phê bình đã nhận xét.
Trường ca Đi trong sen ngát bóng xanh của Phạm Thái Quỳnh - có cùng một chủ đề
nhưng
bút pháp và ngôn từ có độ đậm nhạt khác nhau. Nhà thơ thật bản lĩnh khi chọn đề
tài viết về lãnh
tụ theo cách thức dựng lại những sự kiện về lịch sử và cuộc đời hoạt động cách
mạng của Bác,
một công việc mà Tố Hữu đã thực hiện và rất thành công với trường ca Theo chân
Bác.
Phạm Thái Quỳnh (Nam Định) đã từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau
này, khi sống trong hoà bình, tác giả vẫn nhớ về một thời hoa lửa đã cùng đồng
đội trải qua. Là
người lính, lại là người cầm bút; nhà thơ cũng đã từng trăn trở, ấp ủ nỗi mong
ước sẽ viết về
Bác. Cuộc thi “Bác Hồ của chúng ta” (2005) do tuần báo Văn Nghệ tổ chức nhân kỷ
niệm 115
năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với hình thức thể hiện là thơ và trường
ca đã giúp nhà
thơ thực hiện được ước mơ và đạt giải chính thức (cùng với Hà Trọng Đạm, tác giả
trường ca
Địa chỉ đời Người). Đây cũng là một cuộc thi tôn vinh Bác Hồ, và cũng là hình
thức thể hiện sự
trở lại của trường ca sau một thời gian dài gần như vắng bóng.
Trong lời nói đầu trưòng ca Đi trong sen ngát bóng xanh, Phạm Thái Quỳnh đã tâm
sự:
“Từ lâu, tôi đã có ý định viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh... Cuộc thi (viết về Bác
Hồ của chúng ta)
của báo Văn nghệ đã động viên tôi cầm bút. Thế nhưng… tôi biết rằng “Thiên
chương đâu dễ
tạc bóng Người”... viết về một vĩ nhân mà hào quang đã quá rực rỡ, thêm nữa, do
đặc trưng thể
loại (trường ca), tôi đã đứng trước một khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua…
“Đi trong
sen ngát bóng xanh” là tấm lòng với chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.
Nghiên cứu Đi trong sen ngát bóng xanh, ta có thể nhận thấy ngay rằng, Phạm Thái
Quỳnh
đã đọc rất nhiều tư liệu lịch sử viết về thân thế, gia cảnh và hành trình cách
mạng gian khổ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù không trực tiếp viết về thời chống Mỹ, nhưng không
gian nghệ
thuật hầu như nằm trong thời chống Mỹ và hoạt động của nhân vật trữ tình (Bác
Hồ) chủ yếu
thuộc thời chống Mỹ. Vì thế chúng tôi đã xếp trường ca này vào danh mục trường
ca về thời
chống Mỹ, như là một sự kế tiếp khắc họa thêm ở những sự kiện lịch sử mà Tố Hữu
đã kể lại
trong Theo chân Bác.
Đi trong sen ngát bóng xanh dài trên 4.000 câu, có số lượng gần gấp 5 lần Theo
chân Bác,
và nhiều nhất nhì so với các trường ca hiện đại qua hai thời kỳ chống Pháp, Mỹ.
Trường ca có
tất cả 11 chương (Đỉnh núi chạm trời, Những hoàng hôn bên bờ biển cả, Vượt trùng
dương tìm
một ngọn đèn, Người mang án tử hình, Tôi nói đồng bào có nghe rõ không, Bình
minh bão táp,
Không có gì quý hơn độc lập tự do…).
Trong trường ca này, vẫn có những câu thơ giàu cảm xúc trữ tình nhưng chưa đạt
đến độ
chín ngọt ngào, mượt mà, tinh tế như Theo chân Bác. Giọng thơ Phạm Thái Quỳnh
tỉnh hơn,
thiên về tự sự hơn; và có ưu thế là giúp người đọc hiểu sâu hơn về gia thế, hoàn
cảnh lịch sử
nước nhà, tâm tình của Bác.
Nếu mở đầu Theo chân Bác, Tố Hữu đưa ta về những ngày đau thương vĩnh biệt Bác,
thì
Phạm Thái Quỳnh lại bắt đầu chương I bằng sự suy ngẫm về cuộc tử sinh của một
đời người và
đã băn khoăn, trăn trở, mơ ước:
“Núi cao dù đứng phương nào đó/ May lắm tỏ tường một phía thôi/ Bảy chín xuân
thu sao
toả sáng/ Thiên chương chưa dễ tạc vóc Người”.
Ở chương X có những câu thơ mượt mà giọng điệu ân tình: “Nào ngờ sáng Mồng Hai
tháng Chín/ Nhẹ gót tiên Người nhập vĩnh hằng” nhưng lặp ý của Tố Hữu: “Vào cuộc
trường
sinh nhẹ cánh bay” (Theo chân Bác). Nhiều đoạn trong chương này viết khá thành
công, vừa kể
lịch sử vừa tâm tình ca ngợi, tuy nhiên, cũng không khỏi có những hạt cát li ti
gợn lên trong tay
người cầm lụa: “Biển Đông dầu cạn, Trường Sơn rụi/ Cũng trường chinh giải phóng
cõi bờ”
chưa đạt tới sự thanh thoát, mượt mà. Phạm Thái Quỳnh đã chọn tên chương cuối
làm tên chung
cho bản trường ca tâm huyết.
Có thể nói, Đi trong sen ngát bóng xanh của Phạm Thái Quỳnh xứng đáng được Hội
đồng nghệ thuật của tuần báo Văn Nghệ tặng giải chính thức trong cuộc thi về đề
tài “Bác Hồ
của chúng ta”. Trường ca có yếu tố kể lặp như Theo chân Bác nhưng mang sắc thái
mới; có
dung lượng khá dài, chất tự sự nhiều hơn, có những câu thơ khá hay, tính hiện
thực và trữ tình
đan xen, hòa quyện khiến người đọc dễ dàng tiếp nhận; thưởng thức. Nhưng do hoàn
cảnh sáng
tác, do chất tự sự lấn át và tất nhiên, cũng còn tùy thuộc vào tài luyện chữ nên
trường ca không
thể tránh khỏi điểm nhược là chất mượt mà, gợi xúc cảm chưa đạt độ trữ tình và
có giá trị như
Theo chân Bác. Hai trường ca này có thể được ví như pho truyện về Bác bằng thơ.
Một trường ca khác cũng hoàn toàn viết về Bác nhưng không dựng lại toàn bộ hành
trình
cách mạng của Người. Đó là trường ca Bác của Lê Đạt. Nhà thơ hoàn thành bản
trường ca này
vào tháng 5/1970 kịp ngày giỗ đầu của Bác. Nhưng đến 1990, nhân kỷ niệm 100 năm
ngày sinh
của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh, tác phẩm mới được in ấn và phổ biến rộng rãi.
Khương
Hữu Dụng đã ghi lời bạt: “Tác giả rất mực yêu kính Bác đồng thời rất tự hào ở
cương vị người
lao động thơ. Và chính thái độ ấy càng tôn hình ảnh Bác thêm thuyết phục, nhân
bản, dân chủ,
vẽ nên bức chân dung hiện thực người lãnh đạo hiện đại..”. Trong trường ca có
ghi lại nhiều
đoạn công điện viếng Bác của các nước anh em, của nhà nước ta. Riêng nhà thơ, đã
cố công vận
dụng lối từ ghép phức nghĩa (giản dị - kỳ, hiền - hiện đại...); lối chuyển cảnh
đột ngột, bài thơ
“như một toà tháp nhiều tầng, nhiều hành lang”; không phải dễ dàng được số đông
độc giả tiếp
nhận nhưng đáng quý là ở tấm lòng kính yêu lãnh tụ của nhà thơ. Đây là một đoạn
thơ khá lạ từ
tứ thơ đến cách dùng từ, ngắt câu, sang dòng:
“Ông già Giao thừa/ râu phơ phất/ ngưỡng xuân/ Tóc nở/ trắng
lào rào hạt/ xanh/ trở dạ/ Lúp búp mai/ măng/ chớp lạ...”.
Trong trưởng ca Hành trình của Hưởng Triều, hình ảnh của Bác kính yêu gắn liền
với bước
đường kháng chiến và mơ ước đến ngày thống nhất: “Bác sẽ chỉ huy hát kết đoàn/
Kề vai cả
nước đại thành công/ Một tờ di chúc sen toả ngát/ Bác sẽ vào đây, Bác vẫn còn”.
Với Nguyễn Khoa Điềm, những hình ảnh đơn giản, cụ thể nhất đều có sự hiện diện
của
Bác: “Bởi vì Người là đất nước tôi/ Mỗi sợi tóc trắng của Người đều ghi những
ngày gian khổ
nhất/ Của đất nước của năm dài đánh giặc”. Hình ảnh của Người được bằng những
chi tiết thật
bình thường nhưng thật vĩ đại: “Trái cà Người ăn/ Cũng là trái cà nuôi người anh
hùng đầu tiên
Thánh Gióng/ Cây gậy Người cầm/ Cũng có thể tìm trong trăm ngàn cây gậy của
Trường Sơn”
(Mặt đường khát vọng).
Trong Vách đá Hồ Chí Minh, Thu Bồn lại mô tả hình ảnh chàng trai Dang Nghi A
chọn
vách núi vươn cao ngất, chỗ đất gặp trời để kính cẩn đục đá khắc dòng chữ bằng
vôi trắng “Hồ
Chí Minh muôn năm”, thể hiện hình tượng Bác vĩ đại luôn ở trong tâm hồn của nhân
dân.
Có thể nói, các trường ca đã xây dựng hình tượng cao đẹp về Bác. Trong trường ca
Nguyễn
Văn Trỗi, từ những chi tiết có thực về những phút cuối cùng của anh Trỗi trước
khi bị tử hình,
Lê Anh Xuân đã để cho nhân vật chính bày tỏ lòng kính yêu Bác qua những vần thơ
da diết:
“Khi Anh gọi Bác ba lần/ Lòng Anh như thấy được gần Bác thêm... /Việt Nam là
Bác, Bác là
Việt Nam”.
Riêng Thanh Thảo lại chọn chi tiết “đôi tay bắt nhịp” bài hát “Kết đoàn” và
“giọng nói”
đầm ấm đã trở thành hình ảnh quen thuộc để bày tỏ nỗi niềm: “Chúng con thèm nghe
Bác nói
một câu/ Giữa bến Nhà Rồng mênh mông trời đất/.. thèm nghe thơ, thèm đôi tay bắt
nhịp/ Chúng
tôi nghe nóng bỏng đời Người” (Những người đi tới biển).
Ngày nay, dân tộc ta một lòng ghi sâu ơn đức trời biển của Bác. Cả thế giới và
loài người
yêu chuộng hoà bình đều ca ngợi về Người. Victo Hara, người nghệ sĩ Chi lê cũng
đã gửi lên
nền nhạc của mình lời hát:
“Bác Hồ là bài ca của chúng ta/ Là chim bồ câu trắng
Là chìa khóa mở ra chiến thắng cho quyền sống hoà bình”.
Những điều trong Điếu văn tưởng niệm khi Bác ra đi vào cõi vĩnh hằng quả vẫn
chưa nói
hết được công ơn trời biển của vị lãnh tụ thiên tài kiệt xuất: “Dân tộc ta, nhân
dân ta, non sông
ta, đất nước ta đã sinh ra Người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm
rạng rỡ dân tộc
ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”. Cuộc đời của Bác luôn là đề tài vô tận
cho mọi nguồn
cảm hứng sáng tạo thơ ca, nhạc họa, sân khấu, điện ảnh, nghiên cứu văn chương.
Trường ca về
thời chống Mỹ đã góp phần vào nhiệm vụ khắc họa, tôn vinh hình ảnh của Người.
Với một số
trích đoạn nổi tiếng trong các bản trường ca, đặc biệt là Theo chân Bác và Đi
trong sen ngát
bóng xanh trọn vẹn viết về Người là một minh chứng khẳng định đề tài lãnh tụ
xuất hiện trong
trường ca về thời chống Mỹ có tần suất khá cao.
2.1.4 Đề tài tình yêu đôi lứa
Trường ca thời chống Mỹ đa phần viết về đề tài chiến tranh và người lính. Tuy
nhiên, bên
cạnh mảng đề tài lớn này, các nhà thơ vẫn dành “đất” cho đề tài tình yêu đôi
lứa.
Tình yêu đôi lứa luôn là đề tài muôn thưở mà bất kỳ thời gian nào, xã hội nào;
từ đông chí
tây, từ kim chí cổ đều xuất hiện trong văn học; tuy nhiên, mức độ thể hiện phải
phù hợp với
hoàn cảnh xã hội mà nó xuất hiện. Thời chống Pháp - nếu các nhà thơ đề cập nhiều
đến vấn đề
tình yêu trong tác phẩm của mình sẽ là “lạc điệu” với kháng chiến, với dân tộc;
bởi trong hoàn
cảnh ấy, phải đặt tình yêu tổ quốc lên trên hết. Vì thế, trường ca thời chống
Pháp hiếm thấy đề
cập đến đề tài tình yêu. Nhưng trường ca thời chống Mỹ thì đã cống hiến cho đời
những tác
phẩm mô tả hiện thực ác liệt của chiến tranh pha lẫn vị trữ tình của tình yêu
đôi lứa khá sắc nét
,
nhất là ở trường ca ra đời sau 1975 một vài năm.
Mỗi một nhà thơ tài hoa có thể xem như là một khách đa tình như Maxim Goocki đã
nói:“Thiên tài là ái tình”. Phạm Huy Thông nổi danh một thời với trường ca Tiếng
địch sông Ô
cũng đã nói: “hầu hết thơ tình yêu đều là trường ca tình yêu” [2, tr.104]. Tiếng
địch sông Ô có
nội dung phỏng tích Trương Lương dùng tiếng địch phản chiến mê hồn làm nát tan
hàng ngũ
Hạng Võ. Với Huy Thông, tiếng địch ấy lại chính là “tiếng gọi của tình yêu trong
trái tim người
anh hùng si tình” Hạng Võ với nàng Ngu Cơ.
Thời chống Mỹ, đề tài tình yêu đôi lứa được đề cập sâu sắc hơn. Đó là tình yêu
thánh thiện
của Lãm và Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu). Là tình yêu đầy
chất triết
lý trong Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm). Là tình yêu sâu sắc thủy chung
suốt hai
mươi năm trời của đôi vợ chồng người cán bộ địch hậu trong Đường tới thành phố
(Hữu Thỉnh).
Trước 1975 và sau 1975, thơ Việt Nam vẫn tiếp tục đề tài chiến tranh, “độ lùi
không gian
và thời gian đã bổ sung sắc thái bi tráng, trầm tĩnh, đẩy thể loại trường ca trữ
tình đến độ viên
mãn khó trở lại” [3, tr.78]. Thơ trữ tình Việt Nam sau 1975 viết về thời chống
Mỹ đã trải qua sự
điều chỉnh trong cách cảm thụ, nhìn nhận, lý giải thế giới, con người và ngôn
ngữ thể hiện. Các
nhà thơ tên tuổi sáng tác trường ca đều mô tả hình ảnh đất nước, nhân dân như
thực tế đã diễn ra.
Chất trữ tình sâu lắng và chất triết lý trí tuệ ngày càng được các nhà thơ chú ý
khai thác, đặc biệt
là những dòng thơ diễn tả tình yêu thời chiến.
Những biểu hiện về đề tải tình yêu đôi lứa trong trường ca về thời chống Mỹ có
thể tạm
xếp vào các dạng thức như sau:
2.1.4.1 Tình yêu và sự chia ly
Tình yêu trong thời chống Mỹ không chỉ là nỗi nhớ nhung sâu đậm, kín đáo... mà
còn đầy
cay đắng và có thể là cả sự chia ly. Nỗi niềm của nhân vật trữ tình như của
chính nhà thơ.
Ta có
thể khảo sát những vần thơ da diết viết về tình yêu chia ly ở thời chống Mỹ: “Xa
nhau suốt tháng
năm dài/ Hãy nghe người lính nói lời tình yêu…/ Đôi ta cách một dòng sông/ Cỏ
cây bên ấy
ngóng trông bên này… ” (Trường ca Sư đoàn- Nguyễn Đức Mậu).
Đất nước bị chia cắt, tình yêu đôi lứa cũng bị cắt chia: “Vĩ tuyến Mười Bảy ở
đâu mà
con đò không qua được/ Trai gái yêu nhau trầu cau không qua được/ Vĩ tuyến Mười
bảy/ Nơi
đất trời sùi sụt chuyện mưa ngâu” (Trường ca Sư đoàn).
Quả thật, nhân danh người lính ra trận, các nhà thơ hiểu từng chân tơ sơi tóc
nỗi lòng của
người ở lại để bày tỏ, sẻ chia “những hy sinh, mất mát, chịu đựng của cả dân
tộc… trong cuộc
hành trình đạt tới chiến thắng” [2, tr,109]. Những vần thơ giàu sức chinh phục
người đọc vì diễn
tả đúng tâm trạng của biết bao người vợ trên đất nước này khi phải chịu nỗi mất
mát không gì bù
đắp được trong tình cảm vợ chồng.
Có nhà thơ lại thổ lộ giúp người vợ hậu phương qua những câu thơ ngập tràn cảm
xúc, vừa
đầy ắp hiện thực, vừa mang tính trữ tình thể hiện quan niệm nghệ thuật về con
người của nhà
thơ: “Những đêm trở trời trái gió/ tay nọ ấp tay kia/ súng thon thót ngoài đồn
dân vệ/ Một mình
một mâm cơm/ ngồi bên nào cũng lệch/ chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền”
(Đường tới
thành phố - Hữu Thỉnh).
Hình tượng người vợ cô đơn lặng lẽ chờ chồng dằng dặc tháng năm đã được nhà thơ
xây
dựng rất thành công. Ở một khổ thơ khác, nhà thơ đã chọn cặp từ “thiếu” và
“thừa” hết sức trái
ngược nhưng thật logic để miêu tả một hình tượng vô cùng điển hình. Người vợ
không đủ đôi đủ
cặp, như thuyền kia thiếu bến, như trầu nọ thiếu cau. Chị đã ôm lòng chờ đợi
chồng ngày đoạn
ngày, tháng đoạn tháng, năm đoạn năm để rồi cứ phải ngập chìm trong “nỗi buồn
như bông điệp
xé đôi”; bởi tuổi trẻ không bao giờ trở lại; bởi sự côi cút, lẻ loi. Đó là sự
mất mát tình cảm quá
lớn mà người vợ xa chồng phải gánh chịu một mình: “Chị thiếu anh nên chị bị thừa
ra/ Trong
giỗ tết họ hàng nội ngoại/ Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cút một mình” (Đường tới
thành phố).
Đó là tình yêu chung thuỷ, biết hy sinh, biết đặt tình yêu tổ quốc lên trên tình
yêu đôi
lứa. Ngay cả những người đàn bà làng quê cũng sẵn sàng hy sinh hạnh phúc để
người chồng ra
đi cứu nước. Người chồng ấy có khi đi mãi không về, để lại nỗi đớn đau trong
lòng người cô
phụ.
Có thể nói, trong thời chống Mỹ, tình yêu đôi lứa được thể hiện mang đầy nỗi
chia ly đau
khổ, có khi là cuộc chia ly mãi mãi. Nỗi đau ấy, không phải chỉ thuộc về cá nhân
mà đã trở
thành nỗi đau chung của những ngưới yêu nhau trong thời ly loạn.Trường ca về
thời chống Mỹ
đã phản ánh một dạng thức tình yêu như thế, đồng thời cũng phản ánh cả nỗi khát
khao hạnh
phúc, trông đợi được yêu và được sống với tình yêu.
2.1.4.2. Tình yêu và nỗi khát khao hạnh phúc
Trường ca về thời chống Mỹ thường diễn tả ước mơ được có tình yêu và sống một
lần với
tình yêu. Ước mơ ấy hoàn toàn chính đáng. Thế nhưng; vận mệnh đất nước, vận mệnh
dân tộc
gắn liền với số phận của mỗi cá nhân, với hạnh phúc lứa đôi. Họ dằn vặt, xót xa,
khao khát:
“Mặt đất sinh ra để cho từng đôi lứa/ Mà tình yêu không tìm được chỗ ngồi” (Mặt
trời trong
lòng đất).