Luận án Tiến sĩ Dịch tễ học: Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội
8,029
145
131
72
(OAE(-)), chiếm 4,7%. Tuy nhiên trong lần đó OAE thứ 2 đối với tất cả 337 trẻ
này chỉ có 314 trẻ có kết quả OAE (-), chiếm 93,2% số trẻ OAE (-) trong lần 1.
Như vậy qua 2 lần đo, tỷ lệ trẻ mẫu giáo từ 2-5 tuổi tại các trường mẫu giáo
công lập nội thành thành phố Hà Nội nghi ngờ bị nghe kém 4,4%, dao động từ
4,3% ở quận Hoàng Mai đến 4,6% ở quận Ba Đình, tuy nhiên sự khác biệt về tỷ
lệ trẻ có kết quả OAE(-) không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ OAE (-) ở
trẻ em nam (4,7%), chiếm 56,1% tổng số trẻ có kết quả OAE (-), cao hơn tỷ lệ
này ở trẻ em nữ (4,0%), chiếm 43,9%.
Kết quả của nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu của Phạm Thị
Cơi và cs năm 2001 về đánh giá vai trò của âm ốc tai trong thính học tại cộng
đồng ở 3 tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và Phú Thọ trên 823 trẻ dưới 5 tuổi với tỷ
lệ trẻ có kết quả OAE (-) là 4,87%. Nghiên cứu giảm thính lực ở trẻ sơ sinh
bằng đo âm ốc tai sàng lọc cho trẻ sơ sinh tại Hà Nội của Nguyễn Thu Thủy cho
thấy trong số 11.789 trẻ sơ sinh được đo OAE sàng lọc 1 lần, có 413 trẻ, chiếm
3,4% số trẻ sơ sinh có kết quả sàng lọc âm tính [37]. Nghiên cứu này cũng cho
thấy trẻ em nam có kết quả OAE (-) cao hơn trẻ em nữ 54,5% so với 45,5%
[37]. Tỷ lệ OAE (-) của Nguyễn Thu Thủy tại bệnh viện phụ sản Hà Nội thấp
hơn rất tỷ lệ OAE(-) sàng lọc nghe kém tại Thái Bình của Phạm Thị Tỉnh
(2011) trên hơn 6000 trẻ sơ sinh tại các Trạm y tế xã. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ OAE (-) lần 1 là 5,9% [31]. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ được xác định bị giảm
thính lực chỉ chiếm 0,24%. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu tại Bệnh viện
Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh có kết quả giảm
thính lực có tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 0,2% [36].
Kết quả trẻ giảm thính lực ở nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu
của Ngô Đức Xương (1997) về tỷ lệ học sinh tiểu học tại Hải Phòng có kết quả
nghe kém là 1,13%. Tuy nhiên tỷ lệ nghe kém trong nghiên cứu của Ngô Đức
Xương cũng rất khác nhau ở các trường tiểu học, dao động từ 0,43% ở trường
tiểu học Nguyễn Tri Phương đến 2,25% ở trường tiểu học Ngô Gia Tự [39].
73
Tỷ lệ trẻ có kết quả “Refer” trong nghiên cứu sàng lọc trẻ mẫu giáo ở Hà
Nội cũng tương tự như các nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu của Larry, Y
(2008) tại Mỹ với trẻ từ 2-5 tuổi cho thấy tỷ lệ trẻ có kết quả OAE (-) là 5,5%,
trong đó tương tự như nghiên cứu ở trẻ mẫu giáo Hà Nội, trẻ 2 tuổi là trẻ có tỷ
lệ OAE (-) cao nhất 10,5% [133]. Tỷ lệ trẻ nghi ngờ nghe kém trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn nhiều tỷ lệ “refer” trong nghiên cứu ở Mỹ. Allen, RL và
cs (2004) đã tiến hành đo đơn âm 2 lần cho 1.462 trẻ từ 3 đến 4 tuổi tại Mỹ cho
thấy tỷ lệ trẻ bị refer là 10,0% [41]. Tuy nhiên so với tỷ lệ nghe kém ở trẻ em
<15 tuổi theo khu vực thì tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2-5 tuổi ở nội thành
Hà Nội lại cao hơn. TCCYTTG cho biết Việt Nam là quốc gia trong khu vực có
tỷ lệ nghe kém ở trẻ em <15 tuổi cao thứ hai trên thế giới với tỷ lệ 2,0% [127].
Như vậy so với các lứa tuổi trẻ em khác (6-14 tuổi) tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu
giáo có thể cao hơn. Tỷ lệ nghe kém cao ở trẻ từ 2-5 tuổi tại Hà Nội có thể có
nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên nguyên nhân liên quan đến các bệnh
TMH, đặc biệt các bệnh ở tai như viêm tai giữa, viêm tai thanh dịch…có thể
đóng vai trò quan trọng do tỷ lệ mắc cao [2].
Sự khác biệt về tỷ lệ OAE (-) trong các nghiên cứu có thể do ảnh hưởng
của nhiều yếu tố. Trước hết là ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài tới kết
quả sàng lọc nghe kém bằng OAE. Kết quả của OAE có thể bị ảnh hưởng bởi
tiếng ồn xung quanh nơi diễn ra đo. Bên cạnh đó kết quả của OAE sẽ bị ảnh
hưởng bởi các dị hình ống tai, ráy tai, hoặc dịch trong tai. Những yếu tố này
làm
tăng tỷ lệ âm tính giả của nghiệm pháp sàng lọc [38]. Điều này có thể giải thích
cho tỷ lệ âm tính giả trong các nghiên cứu sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh một
lần là rất cao. Thông thường, trẻ sơ sinh thường có dịch ối trong tai, nếu không
tiến hành làm sạch ống tai trước khi đo sẽ cho kết quả âm tính giả. Nghiên cứu
sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh tại Thái Bình là một ví dụ điển hình cho vấn đề
này [31] với tỷ lệ OAE (-) 1 là 5,9%, tuy nhiên tỷ lệ trẻ được xác định bị giảm
thính lực chỉ chiếm 0,24%.
74
Nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp này, trong nghiên cứu sàng
lọc nghe kém trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội, ngay từ lần đo thứ nhất, trước khi
tiến hành đo âm ốc tai, tất cả trẻ em đều được khám tai, lấy ráy tai hoặc dị vật
trong ống tai. Hơn thế nữa, việc đo được tiến hành tại phòng cách âm tương đối
nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn tới kết quả đo. Trong lần đo âm ốc
tai thứ 2, tất cả trẻ có kết quả đo âm ốc tai âm tính lần 1 đều được khám tai kỹ
hơn bằng bộ dụng cụ khám tai mũi họng, những trẻ có bệnh lý ở tai như viêm
tai thành dịch hoặc có mủ, hoặc có ráy tai đều được xử trí trước khi đo. Tất cả
những trẻ này đều được đo trong phòng cách âm chuẩn của Trung tâm Thính
học – Bệnh viện Nhi Trung ương. Do đó đã loại bỏ những yếu tố về tiếng ồn và
dị vật tai.
Trong bất kỳ chương trình sàng lọc nào đều đòi hỏi phương pháp sử dụng
cóđộ nhạy và độ đặc hiệu cao. Trong nghiên cứu này, phương pháp sàng lọc
nghe kém bằng OAE được sử dụng. Do có những ưu điểm như thời gian đo
ngắn, tiết kiệm kinh phí, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, phương pháp này được
khuyến cáo sử dụng trong sàng lọc giảm thính lực cho trẻ em trên toàn thế giới
[52]. Phương pháp này cũng đã được chứng minh là phù hợp với trẻ tuổi từ 2-5
tuổi [133]. Tuy nhiên các xét nghiệm thính giác chuyên sâu hơn như ABR, đơn
âm cho những trẻ có kết quả OAE (-) cũng cần được thực hiện nhằm đưa ra
thông tin chính xác về đặc điểm nghe kém của đối tượng nghiên cứu [52].
Nghiên cứu tại Mỹ nhằm xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của phương
pháp đo OAE với phương pháp đo đơn âm trên 744 trẻ mẫu giáo từ 2-5 tuổi cho
thấy độ nhạy của nghiệm pháp này là 100% và độ đặc hiệu là 94,0% [133]. Các
nghiên cứu gần đây cũng không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ pass/refer giữa
nghiệm pháp thính giác OAE với đơn âm truyền thống ở trẻ 2-5 tuổi [103]. Ở
nước ta, nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà (2009) cũng cho thấy độ nhạy và độ
đặc hiệu của phương pháp OAE lần lượt là 100% và 94,0% [13]. Như vậy các
75
nghiên cứu đều cho thấy phương pháp sàng lọc OAE cho kết quả chính xác cao
trong sàng lọc nghe kém.
Ở nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ có kết quả OAE (-) lần 1 là 4,7%, tuy nhiên sau
khi đo tại phòng cách âm chuẩnnhững trẻ có kết quả OAE (-) lần 1 thì tỷ lệ trẻ
có kết quả OAE (-) lần 2 chỉ còn 4,4%. Tất cả những trẻ có kết quả OAE (-) lần
2 được phân loại có nghe kém theo các mức độ khác nhau bằng phương pháp
ABR hoặc đơn âm. Như vậy, kết quả đo OAE lần 2 tại phòng cách âm chuẩn
giống kết quả của phương pháp ABR hoặc đơn âm.
4.1.3 Tỷ lệ nghe kém qua đo OAE theo tuổi
Tỷ lệ trẻ có kết quả OAE (-) tăng cao ở trẻ sơ sinh đến trẻ mẫu giáo từ 2
đến 5 tuổi cho thấy các yếu tố sau sinh liên quan đến giảm thính lực ở trẻ đóng
vai trò hết sức quan trọng. Theo thống kê của TCYTTG, hiện nay các bệnh ở tai
như VTG, VTTD và VTMT góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ nghe kém ở trẻ
em ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó
có
Việt Nam. TCYTTG ước tính rằng 90,0% các bệnh nhiễm trùng tai tập trung ở
các quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái bình dương, Tây thái bình dương và
Châu Phi [129].
Trong nghiên cứu này, trẻ 2 tuổi có kết quả OAE (-) cao nhất, chiếm 7,9%.
Kết quả này tương tự nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, trẻ 2 tuổi là tuổi có tỷ lệ
OAE(-) cao nhất, chiếm 10,5% [133]. TCYTTG và nhiều nhà khoa học trên thế
giới cũng như tại Việt Nam đã đưa ra bằng chứng về ảnh hưởng của VTG,
VTTD [123] và nhiễm khuẩn hô hấp trên [27] tới khả năng nghe của trẻ. Tỷ lệ
OAE (-) có xu hướng giảm dần theo độ tuổi tăng dần. Nghiên cứu với 3.300 trẻ
từ 6 tháng đến 10 tuổi tại miền Nam nước ta cho thấy, tỷ lệ trẻ bị viêm tai giữa
tiết dịch là 7,1%, trong đó trẻ 2 tuổi là lứa tuổi có tỷ lệ viêm tai giữa tiết
dịch
cao nhất với tỷ lệ 22,0% [67]. Nghiên cứu gần đây cho thấy gần 9,0% trẻ em
thành phố Hà Nội bị viêm tai giữa tiết dịch [1]. Trẻ 2 tuổi có tỷ lệ viêm tai
giữa
tiết dịch cao nhất do đó có thể dẫn đến tỷ lệ OAE (-) cao nhất khi mà nghe kém
76
dẫn truyền là hình thức nghe kém phổ biến nhất ở trẻ em nước ta (87,5%) [39].
Bên cạnh đó trẻ bị các bệnh về TMH có xu hướng giảm dần theo tuổi. Nghiên
cứu dịch tễ bệnh TMH ở trẻ em tuổi mẫu giáo tại các trường mầm non tại thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh TMH ở trẻ em từ 4-6 tuổi là 68,73%,
trong đó cao nhất là trẻ 4 tuổi (74,05%) và thấp nhất ở trẻ 6 tuổi (63,92%)
[33].
Do đó kết quả nghe kém qua đo OAE có thể giảm đi. Bên cạnh đó những trẻ bị
giảm thính lực được cha mẹ phát hiện hoặc được phát hiện ở các trung tâm
thính học, do đó những trẻ này có thể đã được can thiệp hoặc theo học ở những
trường khiếm thính đặc biệt. Do đó tỷ lệ trẻ nghi ngờ bị giảm thính lực ở các
trường tiểu học thấp hơn ở các trường mẫu giáo[39]. Các nghiên cứu sâu hơn về
tỷ lệ nghe kém ở các trường tiểu học cần được tiến hành trong thời gian tới
nhằm cung cấp số liệu khoa học, chính xác hơn về vấn đề này.
4.1.4 Tỷ lệ nghe kém qua đo OAE theo giới tính
Nghiên cứu sàng lọc nghe kém ở trẻ các trường mẫu giáo công lập nội
thành thành phố Hà Nội cho thấy nghe kém ở trẻ em nam cao hơn ở trẻ em nữ,
lần lượt chiếm 56,1 và 43,9% tổng số trẻ nghe kém. Tỷ lệ này cũng tương tự
một số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu nghe kém tại các trường tiểu học tại
Hải Phòng cho thấy học sinh nghe kém ở học sinh nam chiếm 55,0%, học sinh
nữ có tỷ lệ thấp hơn, chỉ 45,0% [39]. Tương tự, nghiên cứu sàng lọc nghe kém
qua đo âm ốc tai ở trẻ sơ sinh thành phố Hà Nội cũng cho kết quả tương tự, trẻ
em nam có kết quả đo OAE (-) cao hơn ở trẻ em nữ, 54,5% và 45,5% [37]. Các
nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tương tự với nghiên cứu này [40]. Có
thể có nhiều yếu tố dẫn đến tỷ lệ nghe kém ở trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ.
Tuy nhiên một trong những nguyên nhân đó là mối liên quan chặt chẽ giữa
nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm tai xương chũm với khả năng nghe kém ở trẻ.
Ngô Ngọc Liễn và cs cho biết bệnh lý viêm nhiễm ở tai xương chũm cũng như
cơ quan TMH là nguyên nhân hàng đầu gây nghe kém [23]. Một số nghiên cứu
ở nước ta cho thấy trẻ em nam thường dễmắc các nhiễm khuẩn hô hấp trên hơn
77
so với các trẻ em nữ. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Sơn (1996) tại Hà Nội cho
thấy nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em nam và nữ là 72,6% và 68,4% [30].
Tương tự như vậy, 72,7% trẻ em nam và 64,1% ở trẻ em nữ ở các trường mẫu
giáo tại thành phố HCM bị bệnh TMH [33]. Bên cạnh đó một số bệnh nhiễm
trùng có thể có di chứng gây nghe kém như VMN cũng thường gặp ở trẻ em
nam hơn trẻ em [4], [26].
4.1.5 Nghe kém theo vị trí tai
Kết quả sàng lọc nghe kém qua đo âm ốc tai cho thấy, nghe kém cả 2 tai là
hình thức nghe kém phổ biến nhất, chiếm 70,1% tổng số nghe kém. Chỉ nghe
kém tai phải hoặc tai trái chiếm tỷ lệ thấp 13,0% và 16,9%. Kết quả này cũng
tương tự các kết quả nghiên cứu trước đây qua sàng lọc nghe kém bằng đo âm
ốc tai. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2005) cho thấy nghe kém cả hai tai
chiếm 85,0%, chỉ nghe kém tai phải hoặc tai trái chỉ chiếm 15,0% [37]. Tương
tự như vậy, sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh tại Thái Bình cũng cho thấy trẻ có
kết quả OAE âm tính ở cả 2 tai chiếm tỷ lệ cao nhất (51,6%) [31]. Nghiên cứu
của Olusanya (2008) tại Nigeria cũng cho thấy nghe kém cả hai tai chiếm đa số
ở trẻ nhỏ bị nghe kém (83,9%) [92]. Nghe kém cả hai tai là bất kỳ mức độ nghe
kém nào ảnh hưởng tới cảhai tai. Nghe kém cả hai có thể xuất hiện từ khi trẻ
sinh ra hoặc có thể do di truyền hoặc do các nguyên nhân trong khi mang thai
hoặc khi sinh. Nghe kém cả hai tai cũng có thể xảy ra trong thời kỳ thơ ấu do
nhiễm khuẩn như VMN, quai bị… Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không tìm
được nguyên nhân của nghe kém này. Trẻ bị nghe kém cả 2 tai gặp nhiều khó
khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống [109].
4.1.6 Mức độ nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội
Ở nước ta còn rất ít các nghiên cứu sàng lọc, nghiên cứu đặc điểm nghe
kém của trẻ theo 2 giai đoạn đo âm ốc tai và làm các nghiệm pháp khiếm thính
chuyên sâu hơn. Các nghiên cứu trước đây thường chỉ dừng lại ở phương pháp
đo âm ốc tai sàng lọc [12], do đó chỉ cho biết tình trạng trẻ có nghi ngờ nghe
78
kém chứ không biết được các mức độ nghe kém của trẻ. Đây là nghiên cứu đầu
tiên xác định mức độ nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội bằng những
xét nghiệm thính học hiện đại, có độ tin cậy cao tại Trung tâm Thính học của
Bệnh viện Nhi Trung ương. Tất cả trẻ em được xác định có nghe kém qua đo
OAE lần 2 tại Trung tâm thính học tiếp tục được đo bằng các xét nghiệm
chuyên sâu hơn như ABR hoặc đơn âm nhằm xác định trẻ thực sự có nghe kém
và mức độ nghe kém của trẻ. Kết quả cho thấy nghe kém mức độ nhẹ (21- ≤40
dB) là mức độ nghe kém phổ biến nhất (45,9%) sau đó là mức độ nghe kém vừa
(41,7%), đặc biệt trẻ có mức độ nghe kém nặng đến sâu ( >70dB) chiếm tới
12,4%.
Mặc dù còn ít nghiên cứu tìm hiểu mức độ nghe kém ở trẻ em Việt Nam,
kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả mức độ nghe kém ở học sinh
tiểu học thành phố Hải Phòng. Trong số những học sinh bị nghe kém ở thành
phố Hải Phòng, 78,5% trẻ có mức độ nghe kém nhẹ (20-40db), chỉ 18,5% trẻ
nghe kém mức độ vừa (40-60dB), rất ít học sinh nghe kém mức độ nặng và rất
nặng (3,0%) [39]. Nghiên cứu ở Nigeria ở trẻ dưới 6 tháng tuổi cho thấy trong
số trẻ bị nghe kém cả 2 tai, chiếm 83,9% thì nghe kém mức độ vừa (41-70 dB)
chiếm tỷ lệ cao nhất 44,6%, nghe kém mức độ nặng và sâu >70dB là 17,9%.
Tuy nhiên tỷ lệ nghe kém mức độ nhẹ (30-40 dB) chỉ chiếm 21,4% [92]. Sự
khác biệt về tỷ lệ các mức độ nghe kém có thể do tiêu chuẩn phân loại các mức
độ nghe kém. Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn phân loại các mức độ nghe kém của
TCYTTG [62], Hiệp hội Phát âm - Ngôn ngữ - Thính học của Mỹ [60], Ủy ban
nghe kém ở trẻ sơ sinh [77]…Tiêu chuẩn phân loại của TCYTTG cho rằng trẻ
được phân loại nghe kém nhẹ khi mất sức nghe ở 26-40dB, nghe kém vừa khi
mất sức nghe từ 41-60dB [62], trong khi đó Hiệp hội Phát âm - Ngôn ngữ -
Nghe kém của Mỹ cho rằng mức độ giảm thính lực nhẹ ở ngưỡng nghe 16-
25dB, trung bình 26-40dB, các mức độ nặng vừa, nặng, rất nặng là >41dB. Như
vậy việc phân loại các mức độ nghe kém theo các ngưỡng nghe là rất khác nhau
79
theo từng phân loại chẩn đoán. Nghiên cứu của chúng tôi phân loại các mức độ
nghe kém thừa nhận rằng trẻ mất ngưỡng nghe từ 20-40dB được coi là trẻ có
nghe kém mức độ nhẹ và chỉ chia các mức độ nghe kém thành 3 mức độ là nhẹ,
vừa và nặng hoặc sâu.Việc chia các mức độ nghe kém tạo thuận lợi cho việc xác
định các biện pháp can thiệp phù hợp cho trẻ [125].
4.1.7 Hình thức nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội
Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy nghe kém dẫn truyền là hình thức
phổ biến nhất (70,4%), tiếp đến là nghe kém hỗn hợp (16,9 %). Nghe kém tiếp
nhận là hình thức nghe kém ít gặp nhất (12,7%).
Tương tự nhiều nghiên cứu khác trên thế giới và tại Việt Nam, nghe kém
dẫn truyền là hình thức nghe phổ biến nhất so với nghe kém tiếp nhận và nghe
kém hỗn hợp (dẫn truyền và tiếp nhận) [27], [76]. Như trên đã đề cập, ở nước
ta, phần lớn các nghiên cứu chỉ tiến hành sàng lọc giảm thính cho trẻ bằng
phương pháp OAE, do đó không cho biết cụ thể về hình thức giảm thính ở đối
tượng nghiên cứu. Chính vì vậy, rất ít tài liệu tham khảo được tìm thấy nhằm
bàn luận với kết quả của nghiên cứu này. Nghiên cứu tại Hải Phòng cho thấyhọc
sinh tiểu học bị giảm thính lực hình thức dẫn truyền chiếm tỷ lệ rất cao, tới
87,6%, sau đó là nghe kém tiếp nhận (7,6%) và hỗn hợp 4,6% [39].
Nghe kém dẫn truyền là loại nghe kém có liên quan đến các bệnh ở tai như
viêm tai thanh dịch, viêm tai giữa hoặc do dị vật tai. Kết quả nghiên cứu này
cho thấy gần 60,0% số trẻ nghe kém có bệnh ở tai. Bên cạnh đó qua khám nhĩ
lượng cho thấy hơn 40,0% tai phải hoặc tai trái bị viêm tai thanh dịch, 6,8% tai
trái bị viêm tắc vòi nhĩ. Hơn thế nữa, hơn 50,0% trẻ em có phản xạ cơ bàn đạp
âm tính.
80
4.2. Các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2-5 tuổi nội thành Hà
Nội
Có nhiều yếu tố nguy cơ tới nghe kém ở trẻ em bao gồm các nguyên nhân
bẩm sinh và các nguyên nhân mắc phải. Các nguyên nhân này có thể chia thành
các nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau sinh. Bên cạnh đó, nghe kém
không rõ nguyên nhân cũng chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số trẻ nghe kém
[89], [95]. Ở nghiên cứu này, các mô hình phân tích đơn biến và đa biến cho
thấy có một số yếu tố liên quan tới nghe kém ở trẻ mẫu giáo ở các trường công
lập nội thành Hà Nội liên quan tới giai đoạn các bà mẹ mang thai như nhiễm
rubella, trong khi sinh như phải can thiệp thở oxy sau khi sinh, và trong giai
đoạn sau sinh bao gồm vàng da phải điều trị, viêm màng não và bị bệnh ở tai.
4.2.1. Các yếu tố trước sinh
Có nhiều yếu tố nguy cơ trong khi mang thai có thể dẫn đến nghe kém ở
trẻ em bao gồm mẹ bị nhiễm rubella khi mang thai, giang mai hoặc một nhiễm
trùng nào đó trong quá trình mang thai [89]. Bên cạnh đó nguyên nhân do di
truyền có thể là nguyên nhân quan trọng của nghe kém ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong nghiên cứu bệnh chứng này, không có trẻ nào ở cả nhóm bệnh và nhóm
chứng có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị điếc, nghe kém.
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy tại bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy
không có sự khác biệt về tiền sử gia đình có người bị giảm thính lực giữa trẻ có
kết quả OAE (+) và OAE (-) [37]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự.Các nghiên cứu tổng quan trên thế giới cho thấy yếu tố di truyền
(gen) có thể có liên quan tới khả năng bị nghe kém ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy
nhiên việc xác định các gen và ảnh hưởng của gen tới quá trình nghe kém là
việc hết sức khó khăn [100]. Thực tế cho thấy, các nghiên cứu dịch tễ học rất
khó trong việc xác định mối liên quan giữa yếu tố di truyền và nghe kém ở trẻ
em.
81
Trong nghiên cứu này các mô hình phân tích đơn biến và hồi quy logistic
đa biến mối liên quan giữa các yếu tố trước sinh tới nghe kém của trẻ mẫu giáo
ở thành phố Hà Nội, chỉ có yếu tố mẹ bị nhiễm rubella trong khi mang thai có ý
nghĩa thống kê với nghe kém của trẻ. Mô hình phân tích đơn biến cho thấy sự
khác biệt về tiền sử mẹ bị cúm và tiền sử mẹ bị sốt trong quá trình mang thai ở
nhóm bệnh và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 mặc dù tỷ lệ
các bà mẹ bị bệnh ở nhóm trẻ nghe kém cao hơn nhóm trẻ không nghe kém.
Yếu tố tiền sử mẹ bị rubella trong khi mang thai là yếu tố nguy cơ của nghe kém
ở trẻ, OR=4,75 (1,22-18,49). Hơn thế nữa trong mô hình phân tích hồi quy
logistic đa biến, sau khi kiểm soát các yếu tố trong quá trình sinh và sau sinh
cho thấy trẻ có mẹ bị nhiễm rubella trong khi mang thai có khả năng bị nghe
kém cao gấp gần 12 lần trẻ không có mẹ bị nhiễm rubella (OR=11,73
95%CI:2,90-47,33). Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu trước đây về
các yếu tố nguy cơ của trẻ giảm thính lực tại nước ta. Lê Thị Thu Hà (2011)
nghiên cứu trẻ sơ sinh có nguy cơ cao cho thấy trẻ có mẹ bị nhiễm vi rút (chủ
yếu là rubella) trong thai kỳ có nguy cơ bị nghe kém cao gấp 7,97 lần so với
những trẻ có mẹ không bị (OR=7,97, 95%CI: 3,69-17,2) [12]. Các nghiên cứu
trên thế giới cũng cho thấy nhiễm rubella trong khi mang thai là yếu tố nguy cơ
quan trọng của nghe kém ở trẻ. Nghiên cứu bệnh chứng ở Băngladesh cho thấy
74,0% trẻ em bị nghe kém có kháng thể rubella (IgG), trong khi đó chỉ có
18,0% trẻ không bị nghe kém có kháng thể này. Nghiên cứu cũng cho thấy
67,0% mẹ của những trẻ bị nghe kém có kháng thể này, trong khi đó chỉ có
14,0% các bà mẹ của trẻ nghe bình thường có IgG. Như vậy có mối tương quan
giữa nhiễm rubella trong khi mang thai của các bà mẹ tới nghe kém ở con họ ở
quốc gia này [96]. Kết quả nghiên cứu bệnh chứng ở Đan Mạch (1980) với trẻ
từ 0-4 tuổi bị nghe kém tiếp nhận bẩm sinh đã tìm ra 60,0% trẻ nghe kém có
kháng thể rubella trong máu, trong khi đó ở nhóm chứng chỉ có 23,0%. Nghiên
cứu đã cho thấy nhiễm rubella trong quá trình mang thai đóng vai trò quan trọng
trong việc gây nghe kém ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh [93]. Tương tự như vậy, nghiên