Luận án Tiến sĩ Dịch tễ học: Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội
8,118
145
131
22
Năm 1996, một nghiên cứu đánh giá về tình hình tàn tật tại các tỉnh miền
núi phía Bắc cho thấy tỷ lệ gặp khó khăn về nghe nói ở tất cả các lứa tuổi chiếm
22,7%, ở Thanh Hóa, tỷ lệ này là 18,5% [22]. Theo ước tính của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2003 cả nước 662.000 trẻ từ 0-18 tuổi bị
khuyết tật, chiếm 2,4%. Trong đó, rối loạn thần kinh và khiếm thính là loại
khuyết tật phổ biến thứ hai, chiếm 17%, sau khuyết tật vận động (29%) [7].
Nghiên cứu “Hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt
Nam trong 17 năm qua” [5], [15] cho thấy tỉ lệ trẻ có khó khăn về nghe nói
chiếm 17,6% tổng số người tàn tật. Kết quả chương trình thống kê trẻ em tàn tật
ở bệnh viện Đà Nẵng từ năm 1990 đến 1997 cho thấy 14/1.313 (1,07%) trẻ có
khó khăn về nghe/nói. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dùng các phương tiện thô
sơ như chuông tự tạo và đánh giá sức nghe bằng chủ quan của người đo [34].
Năm 2001, tác giả Lê Thị Lan và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phản ứng
thính giác trên 900 trẻ sơ sinh có nguy cơ cao tại bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ
em bằng chuông tự tạo. Kết quả cho thấy tỷ lệ không đáp ứng với âm thanh ở trẻ
sơ sinh có nguy cơ cao là 4,4% [21]. Tương tự như đánh giá ở Đà Nẵng, trong
nghiên cứu này, tác giả chỉ dùng những kỹ thuật thô sơ trong đo lường phản ứng
thính giác ở trẻ, do đó chỉ cho kết quả là “Có” hay “Không” có phản ứng thính
giác. Do vậy các kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều sai số khác nhau trong
quá trình thu thập thông tin.
Phạm Thị Cơi và cộng sự đã xác định vai trò của âm phát ốc tai kích thích
trong đánh giá thính giác ở 823 trẻ dưới 5 tuổi được chọn ngẫu nhiên tại Bắc
Ninh, Thái Nguyên và Phú Thọ, kết quả cho thấy 4,87% cho kết quả nghi ngờ
giảm thính lực cần phải kiểm tra lại. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng
không cho biết các mức độ (độ nặng, nhẹ) nghe kém ở nhóm đối tượng nghiên
cứu này [9]. Gần đây, một nghiên cứu sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh đã được
tiến hành với 12.202 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bằng nghiệm
pháp đo âm ốc tai cho thấy, có tới 3,4% trẻ sơ sinh có nghi ngờ bị giảm thính
23
lực. Những can thiệp sớm như huấn luyện cho gia đình kỹ năng giao tiếp sớm
cũng đã được tiến hành cho các trẻ nghi ngờ giảm thính lực [37]. Nghiên cứu về
giảm thính lực cũng đã được thực hiện đối với những trẻ có nguy cơ cao bị nghe
kém. Năm 2011, tác giả Lê Thị Thu Hà đã tiến hành sàng lọc nghe kém ở 305
trẻ có nguy cơ cao (sinh non, vàng da, nhẹ cân…) được điều trị tại Khoa điều trị
tích cực sơ sinh tại bệnh viện Nhi Trung ương bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai
kính thích. Kết quả cho thấy có tới 21% trẻ có nghi ngờ bị giảm thính lực, trong
đó chủ yếu là bị nghe kém cả hai tai, chiếm 15,4% [12]. Một nghiên cứu khác
sàng lọc sơ sinh bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai kích thích được tiến hành với
6.571 trẻ sơ sinh thuộc 66 xã ở tỉnh Thái Bình cho thấy có 0,24% trẻ sơ sinh
giảm thính lực [31].
1.5. Các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ
1.5.1. Các yếu tố bẩm sinh
1.5.1.1 Yếu tố liên quan đến di truyền
Khoảng 50% tất cả các trường hợp nghe kém bẩm sinh là do di truyền.
Trong số đó, khoảng 70% nhiếm sắc thể (NST) thường dạng trội và 1 - 2% di
truyền qua NST giới tính X. Nghe kém nằm trong hội chứng chiếm 30% tổng số
điếc di truyền. Toriello, HV (2004) và cộng sự đã mô tả hơn 400 hội chứng di
truyền có nghe kém và được chia ra làm di truyền NST thường trội và lặn và
NST giới tính X [108].
Một số nghiên cứu cho thấy những gia đình có bố hoặc mẹ bị nghe kém thì
những đứa con của họ có khả năng bị nghe kém cao hơn so với những trẻ khác.
Nghiên cứu thuần tập ở Úc từ năm 2004 đến năm 2009 trên 2.107 trẻ em cho
thấy những trẻ có tiền sử gia đình cónguy cơ bị nghe kém cao gần gấp 2 lần
những trẻ không bị nghe kém (OR: 1,92, 95%CI: 1,04-3,56) [56]. Nghiên cứu
phân tích các nguy cơ của nghe kém tại Mỹ gần đây cũng cho thấy trong số
24
những trẻ bị nghe kém nặng thì yếu tố tiền sử gia đình bị nghe kém là yếu tố
phổ biến nhất ở các trẻ này [73].
1.5.1.2 Yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai
1.5.1.2.1 Nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai
Bà mẹ bị một số bệnh nhiễm trùng như Rubella, giang mai trong quá trình
mang thai có thể là nguyên nhân gây nghe kém hoặc điếc ở những đứa trẻ do họ
sinh ra [128]. Nghiên cứu bệnh chứng ở Băngladesh cho thấy 74% trẻ em bị
nghe kém có kháng thể rubella (IgG), trong khi đó chỉ có 18% trẻ không bị nghe
kém có kháng thể này. Nghiên cứu cũng cho thấy 67% mẹ của những trẻ bị
nghe kém có kháng thể này, trong khi đó chỉ có 14% các bà mẹ của trẻ nghe
bình thường có IgG. Như vậy có mối tương quan giữa bị Rubella với nghe kém
ở trẻ em ở nước này [96]. Kết quả nghiên cứu bệnh chứng ở Đan Mạch (1980)
với trẻ từ 0-4 tuổi bị nghe kém tiếp nhận bẩm sinh đã tìm ra 60% trẻ nghe kém
có kháng thể rubella trong máu, trong khi đó ở nhóm chứng chỉ có 23,0%.
Nghiên cứu đã cho thấy nhiễm rubella trong quá trình mang thai đóng vai trò
quan trọng trong việc gây nghe kém ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh [93].
1.5.1.2.2 Dùng thuốc trong quá trình mang thai
Sử dụng một số loại thuốc gây ngộ độc như nhóm aminoglycosides,
cytotoxic, thuốc điều trị sốt rét và thuốc lợi tiểu trong quá trình mang thai có
nguy cơ gây nghe kém bẩm sinh [128].
1.5.1.3 Yếu tố nguy cơ trong khi sinh
1.5.1.3.1 Đẻ non, cân nặng sơ sinh thấp
Mối liên quan giữa trẻ sơ sinh đẻ non, cân nặng thấp lúc sinh (<1500g) và
giảm thính lực đã được nêu ra trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên
cơ chế thực chất của mối liên quan này vẫn còn chưa được hiểu rõ. Mặc dù chỉ
riêng yếu tố đẻ non, cân nặng thấp không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực
25
nhưng trẻ sơ sinh có cân nặng thấp thường có kèm theo nhiều yếu tố nguy cơ
khác kết hợp (như vàng da tăng Bilirubin tự do, suy hô hấp cần can thiệp thở
máy, thở oxy, xuất huyết trong não thất, nhiễm trùng huyết) do đó làm tăng khả
năng nghe kém ở những trẻ này.
Nghiên cứu thuần tập ở Nauy từ 1967 đến 1993 với 1.548.429 trẻ sơ sinh
cho thấy tỷ lệ nghe kém là 11/10000 trẻ em. Tỷ lệ này giảm từ 60/10000 trong
nhóm trẻ em có cân nặng sơ sinh <1500g xuống còn 6/10000 ở những trẻ có cân
nặng >4499g. Nghiên cứu cũng cho thấy cân nặng khi sinh chính là yếu tố bảo
vệ của nghe kém ở trẻ sơ sinh. So với nhóm trẻ sinh ra có cân nặng từ 3000g-
3499g, trẻ sinh ra có cân nặng <1500 có nguy cơ bị nghe kém cao hơn 7,55 lần
(95%CI: 4,81-11,87). Những trẻ sinh ra có cân nặng cao từ 4.499 g trở lên ít có
nguy cơ bị nghe kém gấp 2 lần so với nhóm trẻ sinh ra có cân nặng từ 3000g-
3499g [91]. Nghiên cứu thuần tập trong 10 năm những trẻ từ 3-10 tuổi tại Mỹ
cho thấy tỷ lệ nghe kém tăng lên tỷ lệ nghịch với cân nặng sơ sinh ở trẻ. Tỷ lệ
nghe kém càng cao ở những trẻ có cân nặng càng thấp. Nghiên cứu cũng đưa ra
tiêu chuẩn trong sàng lọc nghe kém ở trẻ em có cân nặng so sinh theo nhóm
2500g-29999g và 15000g-2499g [114].
Tương tự với các nghiên cứu dịch tễ học đã đề cập ở trên, nhiều nghiên
cứu khác cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa nghe kém và cân nặng khi sinh. [57],
[119].Nghiên cứu ở nước ta trong những năm gần đây cũng cho thấy nhóm trẻ
đẻ non có nguy cơ bị nghe kém cao hơn những nhóm trẻ sinh đủ tháng. Nghiên
cứu ở Bệnh viện phụ sản Trung ương cho thấy những trẻ đẻ non có nguy cơ
nghe kém cao gấp 9,71 lần so với nhóm trẻ sinh đủ tháng [37]. Tuy nhiên
nghiên cứu ở bệnh viện Nhi Trung ương trên đối tượng sinh thiếu tháng không
tìm thấy mối liên hệ nào giữa nghe kém và yếu tố nguy cơ này [12].
1.5.1.3.2 Thiếu Oxy
Tình trạng thiếu oxy có liên quan chặt chẽ với giảm thính lực. Chức năng
của ốc tai bình thường khi có đủ oxy và tình trạng tưới máu. Những trẻ sơ sinh
26
bị thiếu oxy hay ngạt các tế bào hạch ốc tai sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Thiếu
oxy nặng hơn sẽ gây phá hủy ốc tai, đặc biệt là các tế bào lông ngoài và lớp vân
mạch máu. Tuy nhiên cũng không có ngưỡng xác định về mức độ thiếu oxy gây
ảnh hưởng đến thính lực. Hơn nữa những trẻ sơ sinh có tình trạng suy hô hấp
thường được thở máy và/hoặc có tình trạng kiềm hóa càng làm giảm oxy hóa và
tưới máu đến ốc tai và đường dẫn truyền thần kinh thính giác dẫn đến nghe
kém.
Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy trong số 1.279 trẻ được điều trị tích cực có
3,1% trẻ bị nghe kém vĩnh viễn và 1,9% trẻ bị nghe kém nặng/rất nặng. Can
thiệp thở Oxy lâu là yếu tố nguy cơ quan trọng gây nghe kém ở trẻ phải điều trị
tích cực, OR: 4,61 (95%CI: 1.98-10.71) [97]. Một nghiên cứu ở nước ta năm
2011 cho thấy thở Oxy hơn 7 ngày là một yếu tố nguy cơ của nghe kém ở
những trẻ có nguy cơ cao điều trị tại Khoa điều trị tích cực của Bệnh viện Nhi
Trung ương [12].
1.5.1.3.3 Vàng da sau sinh
Tăng Bilirubin tự do có thể gây tổn thương chọn lọc nhân thần kinh thính
giác thân não và cũng có thể phá hủy dây thần kinh thính giác và tế bào hạch ốc
tai do tác động làm ứ trệ canxi nội bào noron thần kinh. Cơ quan Corti và đường
dẫn truyền thần kinh thính giác qua đồi thị -vỏ não thường không bị ảnh hưởng.
Trên lâm sàng thường gặp là giảm thính lực sau ốc tai. Trong trường hợp này đo
OAE kết quả có thể bình thường nhưng AABR bất thường. Vàng da nặng trong
giai đoạn trẻ sơ sinh có thể gây tổn thương thần kinh nghe, qua đó gây nghe
kém ở trẻ [128]. Qua đo âm ốc tai ở 128 trẻ bị vàng da trong giai đoạn sơ sinh ở
Malaysia cho thấy 22% trẻ bị nghe kém. Phân tích mô hình hồi quy logistic cho
thấy vàng da là yếu tố có liên quan tới nghe kém ở nhóm trẻ này [58].
27
1.5.2. Các nguyên nhân mắc phải
1.5.2.1 Trẻ bị nhiễm khuẩn
1.5.2.1.1 Viêm màng não
Viêm màng não là một yếu tố quan trọng gây nghe kém ở trẻ em [128]. Nó
cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây nghe kém tiếp nhận mắc phải [71].
Có khoảng 10% trẻ em bị nghe kém ở các mức độ khác nhau sau khi bị VMN.
Nghe kém liên quan tới viêm màng não là một cơ chế phức tạp, trong suốt quá
trình viêm đã gây phù não, màng não, làm giảm oxy tới các tế bào thần kinh. Từ
đó gây tổn thương không hồi phục của các tế bào thần kinh. Trẻ em bị VMNM
có nguy cơ bị điếc cao nhất. Trẻ bị viêm màng não mủ có thể bị điếc một vài
ngày sau khi bị bệnh [71].
Nghiên cứu thuần tập với 432 trẻ bị VMN ở Anh cho thấy có 59 trẻ
(13,7%) bị nghe kém, trong đó 46 trẻ (78%) bị nghe kém tiếp nhận vĩnh viễn, số
trẻ còn lại bị điếc tiếp nhận hoặc điếc không ổn định (fluctuating hearing loss)
[131].
1.5.2.1.2 Viêm tai mạn tính
Các xương con trong tai giữa có tác dụng dẫn truyền và làm tăng năng
lượng sóng âm từ tai ngoài vào tai trong. Khi bị VTG, dịch hoặc mủ bị ứ đọng
trong hòm nhĩ làm cản trở sự rung động của chuỗi xương con, làm cho năng
lượng sóng âm bị hao hụt do đó sức nghe bị giảm. Trong trường hợp này gọi là
nghe kém dẫn truyền và thường là mức độ nhẹ và vừa. Nói chung điếc do VTG
nếu được điều trị đúng, kịp thời thì sẽ hồi phục hoàn toàn. Ngược lại nếu không
được điều trị có thể chuyển thành điếc hỗn hợp hoặc điếc tiếp nhận và không
thể hồi phục.
TCYTTG chỉ ra rằng, khoảng 90% ca mắc viêm tai tập trung ở các nước
trong khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và khu vực Châu Phi [129].
Bệnh này có thể gây ra các viêm tai chảy mủ cho khoảng từ 65 đến 330 triệu
28
người trên toàn thế giới, do đó góp phần gây ra nghe kém trên toàn cầu. Các
nghiên cứu dịch tễ học cho thấy viêm tai mạn tính (VTMT) là nguyên nhân
quan trọng gây nghe kém và điếc ở trẻ em.
1.5.2.2 Tiền sử sử dụng thuốc ở trẻ em
1.5.2.2.1 Thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh là lựa chọn tốt trong các điều trị nhiễm khuẩn,
tuy nhiên chúng có thể gây ảnh hưởng đến bộ phận ốc tai và tiền đình. Các
kháng sinh dễ gây tổn hại đến sức nghe là Streptomycin, gentamicin và
tobramycin. Những chất này có thể gây nghe kém do gây chết tế bào lông.
Chúng làm gián đoạn sự dẫn truyền các tín hiệu điện của các xinap thần kinh
hoặc phá hủy các tế bào thần kinh và tế bào ốc tai [120]. Các nghiên cứu gần
đây đang chú trọng việc giảm thiểu tác hại của nhóm thuốc này đối với các tế
bào lông [70].
Nhìn chung độc tính của thuốc thường liên quan đến thời gian điều trị,
nồng độ thuốc tối đa và tối thiểu của thuốc trong máu, đã có tiền sử dùng kháng
sinh Aminoglycosid, phối hợp thuốc cùng với Vancomycin hoặc cùng với thời
gian đang dùng thuốc lợi tiểu. Do đó nồng độ thuốc tối đa và tối thiểu trong
máu thường được theo dõi trong quá trình điều trị. Sử dụng nghiệm pháp kiểm
tra thính lực hàng loạt là biện pháp rất tốt để theo dõi và phát hiện sớm độc
tính
của thuốc. Năm 1994 Hiệp hội Ngôn ngữ - Thính học Mỹ đã đưa ra hướng dẫn
kiểm tra nghiệm pháp thính lực trước khi bắt đầu, trong 72 giờ đầu khi sử dụng
Aminoglycosid và sau đó là theo dõi hàng tuần. Tuy nhiên hướng dẫn này
không khả thi trong thực hành lâm sàng.
Một giải pháp là dùng Aminoglcosid liều duy nhất trong ngày, thuận tiện và chi
phí thấp hơn. Có hai nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng so sánh điều
trị Gentamycin liều một lần trong ngày và liều nhiều lần trong ngày cho trẻ sơ
sinh có nhiễm trùng thấy việc sử dụng một lần vẫn an toàn và hiệu quả. Tuy
29
nhiên một số tác giả vẫn còn e ngại về độc tính của thuốc khi nồng độ đỉnh của
thuốc sẽ cao hơn.
Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy nhiễm độc trong y khoa là yếu tố nguy cơ hàng
đầu gây nghe kém ở các trẻ sơ sinh có nguy cơ cao phải điều trị tích cực.
Nghiên cứu cho thấy 44,4% trẻ bị nghe kém có tiền sử sử dụng các loại thuốc
gây nhiễm độc [119].
1.5.2.3 Chấn thương
Các chấn thương vùng đầu và tai có thể gây ra nghe kém tạm thời hoặc
nghe kém vĩnh viễn. Các chấn thương vùng đầu có thể làm tổn thương não,
màng não thủng màng nhỉ và ảnh hưởng đến cấu trúc của tai trong, do đó có thể
dẫn đến nghe kém [44]. Tuy nhiên ảnh hưởng của nghe kém do chấn thương
vùng đầu thường được phát hiện muộn. Nghiên cứu thuần tập các bệnh nhân bị
chấn thương đầu do tai nạn xe máy ở Nam Phi cho thấy, trung bình sau 8,2 năm
mới có những đánh giá về nghe kém ở những đối tượng này [54].
1.5.2.4 Tiếng ồn
Tiếng ồn được mô tả như là một loại âm thanh không mong muốn mà có
thể ảnh hưởng có hại đến sức khỏe và cuộc sống con người. Về mặt vật lý học,
âm thanh dẫn truyền theo dạng sóng trong không khí hoặc môi trường cơ học
khác, với đặc trưng chính là cường độ và tần số [43].
Trước đây, viêm nhiễm (chảy mủ tai) là thủ phạm lớn nhất khiến trẻ nghe
kém ở trẻ. Tuy nhiên do tỷ lệ viêm nhiễm càng giảm, do đó, điếc do tiếng ồn
đang trở thành nguyên nhân chính gây ra nghe kém trên toàn thế giới [124]. Âm
thanh lớn hơn 85dB có thể gây ra điếc vĩnh viễn. Những âm thanh có cường độ
cao có thểảnh hưởng receptor tiếp nhận ở ốc tai và tiền đình và cung cấp máu
tới ốc tai. Do đó nếu tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài những tác
động của nó tới khả năng nghe sẽ xảy ra. Nghe kém do nhiều các nguyên nhân
khác nhau và các yếu tố nguy cơ khác như kháng sinh nhóm aminoglycoside kết
30
hợp và tương tác với tiếng ồn có thể gây ra nghe kém [49]. Tiếng ồn có cường
độ trên 115 dB được coi là nguy hiểm cho trẻ em vì có thể gây điếc, nghe kém
dù chỉ tiếp xúc 1 lần trong thời gian từ 3 đến 15 phút. Có thể gặp tiếng ồn loại
này ở các vũ trường lớn, khi ở gần các loa ca nhạc điện tử phát với công suất
cao, tiếng còi ô tô tải, chuông, chiêng. Âm thanh có cường độ trên 100dB gây
hại rõ rệt sau thời gian tiếp xúc vài phút đến vài chục phút trong một số ngày
(tùy theo lứa tuổi). Tiếng ồn này có thể gặp ở các nhà ga, khu phố buôn bán náo
nhiệt, tiếng vô tuyến, dàn nhạc gia đình mở ở mức cao. Ở trẻ em, tiếng ồn có
cường độ trên 80dB đã gây hại vì làm giấc ngủ không sâu, hoạt động hô hấp và
tiêu hóa dễ rối loạn, ảnh hưởng đến tư duy, học tập. Nếu phải sống thường
xuyên ở nơi ồn ào như vậy, trẻ nhỏ có thể sẽ bị nghe kém.
1.5.2.5 Các yếu tố khác
Một số yếu tố khác có thể gây nghe kém ở trẻ như nút ráy tai hoặc có dị vật
chèn vào tai. Những trường hợp này có thể gây nghe kém nhưng khi lấy hết dị
vật hoặc ráy tai thì triệu chứng nghe kém sẽ hết.
1.5.2.6 Nghe kém không rõ nguyên nhân
Nghe kém không rõ nguyên nhân chiếm một số lượng lớn trong tổng số
nghe kém. Ở Mỹ các báo cáo cho thấy có khoảng 54% các trường hợp nghe
kém không rõ nguyên nhân (2004-2005). Báo cáo năm 2006-2007 cho thấy có
tới 57% các trường hợp nghe kém và điếc không xác định được nguyên nhân
[55].
1.6. Các ảnh hưởng của nghe kém
Một trong những ảnh hưởng của nghe kém tới chức năng của con người đó
là khả năng giao tiếp với những người khác. Những trẻ bị nghe kém nặng và
điếc thường không phát triển ngôn ngữ, lời nói như những trẻ bình thường khác
[72]. Nghe kém và các bệnh về tai như viêm tai giữa còn gây ảnh hưởng nặng
nề tới khả năng học tập của trẻ [105]. Các nghiên cứu về nghe kém ở trẻ em tiểu
31
học đã cho thấy có mối tương quan giữa nghe kém tới việc học kém ở những trẻ
em này [98].
Những người nghe kém thường không được tham gia, hòa nhập một cách
thoải mái vào các hoạt động xã hội. Đôi khi họ còn bị loại ra khỏi những hoạt
động cộng đồng do có những quan điểm nghe kém hoặc điếc là không thể làm
những việc như những người bình thường khác. Điều này có thể dẫn đến những
ảnh hưởng về mặt tâm lý cũng như xã hội cho những người bị vấn đề này.
1.7. Các biện pháp can thiệp nghe kém
Hiện nay có nhiều giải pháp can thiệp cho người bị nghe kém. Tùy theo
điều kiện thực tế của các đối tượng bị nghe kém, các giải pháp can thiệp nghe
kém phù hợp sẽ được áp dụng, bao gồm các giải pháp sau [47]:
- Thiết bị trợ thính
- Phục hồi ngôn ngữ
1.7.1. Thiết bị trợ thính
Các thiết bị trợ thính là những thiết bị có thể giúp những người bị nghe
kém thực hiện chức năng giao tiếp hàng ngày. Các thiết bị trợ thính có thể được
sử dụng hoặc không phải sử dụng với các thiết bị hoặc công nghệ hỗ trợ nghe
kém khác hoặc cấy điện cực ốc tai nhằm nâng cao khả năng nghe ở những
người bị nghe kém. Thiết bị trợ thính được chia thành hai loại chính là Máy
nghe và Điện cực ốc tai [47].
1.7.1.1 Máy nghe
Máy nghe là một thiết bị điện nhỏ đeo ở sau tai có tác dụng làm cho âm
thanh trở nên to hơn mà người điếc có thể nghe được và tham gia được các hoạt
động xã hội. Máy nghe có thể giúp họ nghe được cả trong môi trường im lặng
cũng như ồn ào.