Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo khối cấu trúc Tạ Khoa, ý nghĩa của nó trong dự báo và tìm kiếm khoáng sản đồng - niken - vàng
7,797
370
167
18
1.3.3. Magma
* (G, p
G
, a
G
/aT
1
npb)
Phức hệ do Izokh xác lập năm 1965 [26]. Trong khu vực nghiên cứu, phức hệ
phân bố rải rác ở phần trung tâm và phía tây bắc vùng nghiên cứu (Hình 1.2).
Thành
phần gồm granit biotit, granit biotit dạng porphyr, granit hai mica,
granit-pegmatit, aplit
granit màu xám, hạt vừa đến lớn, tạo thành các thân nhỏ xuyên cắt vào đá vây
quanh và
phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu. Trong các đá này thường có các thể tàn dư
của đá
vây quanh và ranh giới của chúng với đá vây quanh ở nhiều nơi mang tính chuyển
tiếp.
Tuổi của phức hệ được xếp vào Trias sớm trên cơ sở kết quả phân tích tuổi tuổi
tuyệt đối cho 250 triệu năm [18].
*-Gb,Gb/ T
1
bv)
Phức hệ do Phan Viết Kỷ xác lập năm 1978 [26]. Trong khu vực nghiên cứu,
phức hệ tập trung khu vực trung tâm của Khối (Hình 1.2), bao gồm các đá xâm nhập
có
thành phần từ mafic tới siêu mafic. Điển hình là khối Bản Phúc và Bản Khoa có
diện
tích lớn hơn cả, còn lại là khối nhỏ, phân bố trong các thành tạo hệ tầng Nậm
Sập, Bản
Cải, Đa Niêng và Viên Nam. Thành phần thạch học gồm các đá dunit, verlit,
peridotit,
gabro peridotit, gabro, gabrodiabas, diabas. Trong khu vực Nếp lồi Tạ Khoa, các
đá
thuộc phức hệ Ba Vì thường bị biến dạng mạnh mẽ, ranh giới của chúng với đá vây
quanh thường trở thành các ranh giới kiến tạo với biểu hiện là các đới trượt.
Tuổi của phức hệ được xếp vào Trias sớm trên cơ sở mối quan hệ không gian và
thời gian với các thành tạo phun trào mafic hệ tầng Viên Nam, đồng thời xuyên
cắt các
đá vây quanh của hệ tầng Nậm Sập, Bản Cải, Đa Niêng.
*
2
nc)
Phức hệ do Nguyễn Vĩnh xác lập năm 1972 [26]. Trong khu vực nghiên cứu,
phức hệ phân bố ở phía đông bắc vùng, trong đới cấu trúc Tú Lệ, gồm nhiều khối
nhỏ
dạng thấu kính và các đai mạch, kéo dài theo phương TB-ĐN, hoặc theo phương ĐB-
TN (Hình 1.2). Thành phần thạch học gồm: gabro, gabrodiabas, diabas, gabrodiorit
có
màu xám xanh, xanh đen. Chúng có quan hệ xuyên cắt các đá hệ tầng Tú Lệ (K
2
tl).
19
Tuổi của phức hệ được xếp vào Kreta muộn trên cơ sở tuổi đồng vị cho 982
và 881 triệu năm [10].
1.3
Trên khu vực Khối cấu trúc Tạ Khoa đã ghi nhận được nhiều loại hình quặng hoá
nội
và ngoại sinh, trong đó đáng chú ý nhất là các đồng-niken và quặng đồng-vàng.
Quặng đồng – niken: Trong Khối cấu trúc Tạ Khoa, đã ghi nhận được nhiều
điểm quặng đồng – niken như khu vực Bản Phúc, Bản Khoa, Bản Trạng, Bản
Mông, Bản Vở....Trong đó điểm Bản Phúc, Bản Khoa là có triển vọng hơn cả và đã
được nghiên cứu chi tiết hơn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, quặng đồng -
niken
trong vùng tồn tại 3 kiểu chính như sau [15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 23]:
1. Quặng đồng - niken nằm trong các đới biến dạng cao phân bố trong các đá
trầm tích biến chất gần các khối xâm nhập siêu mafic. Loại này gồm 2 kiểu sau:
- Quặng sulfur đồng-niken đặc sít dạng mạch nằm trong các đới biến dạng
cao, xuyên cắt gần trùng với mặt phân lớp của đá trầm tích biến chất thuộc hệ
tầng
Nậm Sập, Bản Cải.
- Quặng sulfur đồng-niken nằm trong các đới biến dạng cao xâm tán xung
quanh mạch quặng sulfur đồng-niken đặc sít phân bố trong đá trầm tích biến chất
và
các đai mạch siêu mafic bị tremolit hoá nằm tiếp giáp với mạch sulfur
đồng-niken,
sự hình thành quặng liên quan chặt chẽ với magma siêu mafic.
2- Quặng sulfur đồng - niken xâm tán trong khối siêu mafic thuộc phức hệ
Ba Vì, thuộc kiểu mỏ magma dung ly.
3- Quặng silicat Ni dạng xâm tán trong khối siêu mafic được hình thành do
quá trình phong hoá của đá siêu mafic, thuộc kiểu mỏ phong hoá
Trong 3 loại quặng trên chỉ có loại quặng sulfur đồng-niken đặc sít dạng
mạch và quặng sulfur đồng-niken xâm tán xung quanh mạch phân bố trong đá trầm
tích biến chất là có giá trị công nghiệp hơn cả tại thời điểm hiện tại. Hai loại
quặng
trên, trong chuyên đề này được gộp chung gọi là quặng sulfur đồng-niken đặc sít.
20
Quặng đồng – vàng: Các thành tạo đồng – vàng trong Khối cấu trúc Tạ
Khoa chủ yếu nằm trong các đới biến dạng cao phân bố trong các đá phun trào hệ
tầng Viên Nam, bao gồm các điểm quặng Suối Chát, Đá Đỏ, Bản Lẹt, Suối On,
Suối Bâu, Suối Sập, Bản Nhọt, Đá Mài, Chim Thượng, Cầu Suối Sập. Các đá phun
trào hệ tầng Viên Nam có thành phần là bazan, bazan aphyr, trachyt, trachyt
porphyr. Các đá vây quanh và trong thân quặng hầu hết bị biến đổi propylit hóa
(cholorit-calcit-albit), berezit hóa, lisvenit hóa, chlorit hóa, artinolit hóa
đôi khi là
kaolin hóa khá mạnh mẽ, làm cho đá thường có mầu xám lục, xám xanh, xanh lục,
đôi chỗ xám trắng. Các điểm quặng trên có đặc điểm khá tương đồng nhau, nằm cả
trong mạch thạch anh và trong các phiến milonit của đới biến dạng. Các thân
quặng
ở dạng mạch và thấu kính gồm các mạch hoặc tập hợp các mạch thạch anh cùng các
đá biến đổi chứa quặng.
Đá phiến cháy: Trong khu vực đã ghi nhận được Biểu hiện khoáng sản đá
phiến cháy Sài Lương. Đá phiến cháy phân bố diện hẹp ở khu Sài Lương, nằm trong
thành tạo hệ tầng Sài Lương (E
2-3
sl). Đã xác định được lớp đá phiến cháy dày 3-5m
kéo dài theo phương bắc-nam không liên tục trên 3km; chiều ngang khoảng 200-
300m, thế nằm 240 5. Đá bột kết ép phiến và đá phiến cháy có màu đen phân lớp
mỏng, có thể tách ra thành tấm, trên mặt lớp có di tích thực vật, khi đập ra có
mùi khét,
đốt cháy có nhiều khói.
Than đá: Trong khu vực đã ghi nhận được Khoáng sàng than đá Tô Pan.
Vùng Tô Pan đã phát hiện được 3 vỉa than phân bố ở tập 2-hệ tầng Suối Bàng.
Trong đó chỉ có vỉa 1 đạt giá trị công nghiệp.
Kim loại uran-đất hiếm: Trong khu vực đã ghi nhận được điểm khoáng hoá
kim loại uran-đất hiếm Làng Chiếu. Quặng phân bố trên diện tích 3,5km
2
vùng
Làng Chiếu các nguyên tố xạ hiếm tập trung trong đá ryolit phong hoá dở dang màu
trắng. Qua khảo sát và đo 11 tuyến địa vật lý xạ, đo xạ trong các công trình
hào, đã
ghi nhận có 3 dải dị thường xạ, kéo dài theo phương ĐB-TN
21
Kaolin: các biểu hiện Kaolin Phu Si Pan, Phiêng Ban, Bản Trò B và khoáng
sàng kaolin Păng Khúa đều liên quan đến vỏ phong hoá các đá phun trào axit hệ
tầng Tú Lệ
Thạch anh khối: Trong khu vực đã ghi nhận được Biểu hiện khoáng sản
thạch anh khối Văn Bàn. Thân quặng là 1 mạch thạch anh dạng khối, kéo dài theo
phương TB-ĐN khoảng 200m, rộng 50-60m. Ngoài ra về phía đông bắc còn gặp hai
mạch có kích thước dày 1-2m, dài 20m
Đá ốp lát: Trong khu vực đã ghi nhận được các điểm quặng sau:
Đá vôi vân dải ốp lát Bản Buối: Tầng đá vôi vân dải vi hạt, hạt nhỏ thuộc hệ
tầng Bản Cải dày 40m, kéo dài theo phương TB-ĐN khoảng 1000m. Đá vôi vân dải
ít nhiều có chứa silic màu loang lổ. Đá rất bóng ít bị nứt nẻ (Ảnh VI-14) có thể
cưa
cắt thành các khối kích thước 533m
Đá bazan màu đen ốp lát Cao Đa: Xác định được thân đá bazan thuộc hệ
tầng Viên Nam rộng 20m kéo dài hơn 1.000m theo phương TB-ĐN. Bazan màu
xanh đen đến đen
Đá dăm dung nham bazan ốp lát: đã ghi nhận được 2 điểm là điểm Đèo
Chẹn và điểm Kéo Bò: đá ốp lát thuộc các thành tạo dăm dung nham bazan tướng
họng núi lửa hệ tầng Viên Nam. Đá có màu lục đậm, phớt tím, hạt của dăm và nền
có độ mịn gần như nhau.
Nước ấm: Trong khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được 2 điểm là điểm Bản
Pe và điểm Nà Luông thuộc loại hình nước ấm bicarbonat-sulfat-calc; bicarbonat-
sulfat-calci-magne.
22
2
CÁC
2
2.1.1
Một khối cấu trúc được tạo nên từ các tổ hợp thạch kiến tạo có nguồn gốc
khác nhau, nhưng được kết cấu trong cùng một không gian và sinh thành trong
những
bối cảnh kiến tạo tương đồng nhau, được ngăn cách với các khối liền kề bởi các
đứt
gãy sâu. Trong đó một khối cấu trúc có thể được phân ra thành các đơn vị cấu
trúc
nhỏ hơn gọi là “phụ khối cấu trúc”. Một phụ khối cấu trúc được đặc trưng bởi sự
có
mặt những tổ hợp thạch học và đặc điểm biến dạng kiến tạo của chúng là tương đối
đồng nhất, ranh giới giữa các phụ khối cấu trúc là các đứt gãy hoặc đới trượt.
2.1.2
Theo Kondie, 1989: Tổ hợp thạch kiến tạo bao gồm các tổ hợp đá có quan hệ
không gian gần gũi nhau, được thành tạo trong những khoảng thời gian kề cận nhau
và trong những môi trường được đặc trưng bởi bối cảnh kiến tạo nhất định và đại
diện cho một giai đoạn tiến hoá địa chất nhất định được gộp vào một tổ hợp thạch
kiến tạo. Như vậy, mỗi tổ hợp thạch kiến tạo này sẽ bao gồm một hoặc một số tổ
hợp đá nhất định có đặc điểm thạch hoá, tướng đá, nguồn gốc hoặc môi trường
thành tạo riêng biệt.
2.1.3.
Biến dạng của đá là sự biến đổi vị trí tương quan giữa các phần tử tạo nên vật
thể do đó làm biến đổi hình dạng, có khi làm biến đổi cả thể tích của vật chất.
Hiện
tượng biến dạng của các đá có thể gây nên do các lực cơ học bên ngoài (lực kiến
tạo) và cũng có thể do những nguyên nhân khác như sự thay đổi của nhiệt độ, sự
biến đổi về tướng khoáng vật liên quan với sự thay đổi thể tích, hiện tượng từ
hóa
(hiệu ứng từ câm) hay sự xuất hiện điện tích….
2.1.4.
Đới trượt được hiểu theo định nghĩa nêu trên các văn liệu chuyên khảo tiêu
chuẩn được xuất bản gần đây như của Ramsay and Huber, Marshak anh Mitra,
23
Barker, Hanmer and Passchier và Passchier and Trouw để mô tả một dạng cấu tạo
dạng tấm hình thành do sự biến dạng phát triển trong vỏ Trái đất ở những độ sâu
khác nhau (Trần Thanh Hải, 2007 [6]). Chế độ biến dạng ưu thế tạo nên các đới
này
là biến dạng trượt (shear strain) làm cho đá ở cánh của 2 bên đới bị dịch chuyển
tương đối với nhau theo 2 chiều ngược nhau theo phương song song với ranh giới
của đới. Nhìn chung, các đới trượt thường là các đới tương đối hẹp, có ranh giới
gần
song song với nhau, nằm giữa các thân đá bị biến dạng kém hơn và có cấu trúc bên
trong không đồng nhất. Các đới hoặc mặt trượt không liên tục có thể kết nối với
nhau tạo ra các đới biến dạng cao vây quanh các khối đá có mức độ biến dạng thấp
hơn. Mặc dù biến dạng trượt kiểu thuần túy (pure shear; biến dạng không xoay) có
thể đóng vai trò quan trọng trong đới trượt nhưng cơ chế biến dạng chủ đạo trong
các đới trượt là kiểu trượt thường (simple shear): tức là yếu tố trượt và sự
dịch
chuyển song song với ranh giới của trượt đóng vai trò chủ đạo.
Sự dịch chuyển trong đới trượt có quy mô hết sức khác nhau, từ vi mô tới
hàng chục, thậm chí hàng trăm km. Ở quy mô khu vực, các đới trượt thường có
dạng tấm hoặc dạng mặt và thường có tỷ lệ chiều dài/chiều dày trên bình đồ lớn
hơn
5/1, mặc dù có sự biến đổi cục bộ theo đường phương. Biểu hiện hình thái và quy
mô của đới trượt tại thực địa phụ thuộc vào mức độ xuất lộ của đá ở các độ sâu
khác
nhau. Các đới trượt được thành tạo ở những độ sâu lớn trong vỏ Trái đất, nơi đá
có
mức độ biến chất cao hơn, thường có quy mô lớn hơn nhiều so với các đới trượt
hình thành trong chế độ biến chất thấp ở gần mặt đất.
Trong các đới trượt, cơ chế biến dạng tích cực phụ thuộc vào nhiều yếu tố
hóa – lý khác nhau, bao gồm điều kiện nhiệt độ, áp suất thạch tĩnh (lithostatic
pressure) và áp suất cục bộ tại vị trí biến dạng, thành phần và đặc tính chảy
dẻo của
đá (flow), thành phần và nhiệt độ của dung dịch biến chất, tốc độ của biến dạng
tổng tác động lên đá, hướng dịch chuyển và lich sử biến dạng của đới trượt. Tất
cả
những yếu tố đó thường thay đổi một cách có quy luật theo độ sâu của vỏ Trái
Đất.
Sự biến dạng tích cực trong các đới trượt trong những điều kiện khác nhau sẽ tạo
24
nên sự phát triển của các sản phẩm có đặc điểm và hình thái khác nhau, thể hiện
bởi
sự tồn tại các cấu tạo điển hình và các tổ hợp đá hoặc khoáng vật đặc trưng.
Đặc điểm hình thái của các cấu tạo trong đới trượt, hình thái của các hệ
thống đới trượt, và sản phẩm biến dạng của chúng thường có biểu hiện giống nhau
ở
bất kỳ khu vực nào của vỏ Trái Đất có điều kiện biến dạng tương tự. Ở tất cả các
quy mô, đặc điểm dễ nhận thấy nhất là các đới kế tiếp nhau có trình độ biến dạng
rất
cao phân chia các đới dạng thoi hoặc thấu kính có mức độ biến dạng thấp hơn
nhiều. Dựa trên nghiên cứu một cách có hệ thống cấu tạo đặc trưng và các sản
phẩm
có mặt trong các đới trượt, hiện nay các quy luật về sự hình thành của các đới
trượt,
các yếu tố động lực liên quan tới chúng, các sản phẩm điển hình cũng như các dấu
hiệu bản chất và hướng dịch chuyển của đới trượt đã được thiết lập.
2.1.5
Các đới trượt phát triển trong lớp vỏ hoặc phần trên của manti của Trái Đất,
nơi tập trung cả các phần biến dạng dòn và biến dạng dẻo. Dựa vào đặc tính biến
dạng của đá dọc theo chiều sâu của các đới trượt có thể được phân thành các loại
sau: đới trượt dòn (thường được gọi là đứt gãy hoặc đới đứt gãy), đới trượt dẻo,
và
trung gian giữa chúng là một đới chuyển tiếp, được gọi là đới trượt dòn – dẻo
trong
đó sự trượt diễn ra trong môi trường bán dòn (hay dòn – dẻo).
Đới trượt dẻo (ductile shear zone)
Đây là loại đới trượt trong đó sự biến dạng là liên tục và cường độ biến dạng
trượt biến đổi một cách có hệ thống khi đi qua chiều rộng của đới. Những kết quả
quan trọng trong nghiên cứu đới trượt gần đây dẫn tới sự thừa nhận cơ chế biến
dạng dẻo trong sự thành tạo các đới trượt ở những độ sâu lớn trong vỏ Trái Đất,
khác với những quan niệm ra đời sớm hơn chỉ trú trọng tới việc phân tích các khe
nứt (và do đó chỉ chú ý khía cạnh dòn của đới trượt). Biến dạng trong các đới
này là
biến dạng dẻo chứ không phải là các dập vỡ dạng dòn. Các đới trượt dẻo thường
thành tạo ở những độ sâu có mức độ biến chất cao hơn hẳn (thường là lớn hơn
15km đối với các loại đá có đặc tính cơ lý rắn chắc) So với các đới trượt dòn
hoặc
dòn – dẻo và đi cùng là quá trình biến chất trong điều kiện nhiệt độ biến chất
cao.
25
Các đới trượt dẻo hình thành trong môi trường biến dạng ổn định và liên tục,
đi kèm là sự biến chất tương đối cao trong đó tính liên tục của thân đá luôn
được
duy trì. Trong những điều kiện nhất định, sự biến dạng của đá trong các đới
trượt
dẻo thường dẫn tới sự giảm thể tích đáng kể (ép dẹt) theo phương vuông góc với
ranh giới còn hướng dịch chuyển chung của các cánh có thể không song song mà
tạo thành một góc nhỏ với ranh giới của đới trượt. Đi cùng với sự biến dạng là
sự
thay đổi cấu trúc bên trong của thân đá: các khoáng vật tạo đá bị biến dạng mạnh
mẽ bởi sự chảy dẻo của tinh thể khoáng vật (Crystal plastic flow), trong đó các
dòng chảy có xu hướng đồng nhất ở phạm vi nhỏ, dẫn tới sự thành tạo các sản phẩm
điển hình của loạt mylonit và tạo thành những đới có chiều dày lớn trong vỏ Trái
Đất. Các sản phẩm thuộc loạt mylonit nói chung có độ hạt nhỏ phân phiến mạnh mẽ
và bao gồm cả các cấu tạo tuyến kéo dài (stretching lineation)
Đới trượt dòn - dẻo (brittle - ductile shear zone)
Những đới trượt trong đó có sảy ra sự dập vỡ hoặc dịch chuyển làm mất đi
tính liên tục của các thân đá bị biến dạng dẻo một phần được gọi là đới trượt
dòn -
dẻo. Sự không liên tục này có thể là các đới khe nứt riêng rẽ dọc theo đó sự
dịch
chuyển xảy ra, hoặc có thể là một dãy của các khe nứt dạng cánh gà (en-echelon)
do
căng giãn (tension gashes). Đới trượt dòn – dẻo thường phát triển trong đá ở
những
độ sâu nhất định trong vỏ Trái Đất, bên dưới các đới trượt dòn, nơi nhiệt độ
biến
dạng của đá có thể lên tới hơn 300
o
C và tương ứng với độ sâu tới 15km tùy thuộc
loài đá và các yếu tố hóa lý khác.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng biến dạng trong các đới dòn – dẻo
hình thành dưới mức độ biến dạng ổn định từ vài mm tới vài cm/năm trong môi
trường biến dạng không tạo ra sự dập vỡ đáng kể, hay mất đi tính liên tục của
thân
đá. Trên thực tế, các sản phẩm đá cà nát và mylonit đều có thể thành tạo trong
cùng
một đới trượt dòn – dẻo ở quy mô lớn khi đới này cắt qua nhiều phần có độ sâu
khác nhau của vỏ Trái Đất, hoặc có sự thay đổi chế độ nhiệt động trong quá trình
biến dạng của đá.
26
Các loại sản phẩm cơ bản có thể được thành tạo trong môi trường của các đới
trượt dòn dẻo là đá cà nát và giả tachylit (pseudotachylite), và đôi nơi là các
thể
mylonit bán dẻo. Đá giả tachylit hình thành từ sự nóng chảy cục bộ của đá dọc
theo
mặt đứt gãy dưới tác dụng của nhiệt độ cao hình thành bởi ma sát trượt hoặc
trong
một số trường hợp, bởi quá trình nghiền nát mạnh mẽ các vật liệu với sự tăng cao
của nhiệt độ có thể vượt quá 1000
o
C trong những đới dày khoảng vài mm. Đá giả
tachylit thường không đi cùng các mạch thạch anh, nhưng lại tương đối phổ biến
trong các đá có độ lỗ hổng thấp như gabro, gneis hoặc amphibolit… Các đá trầm
tích có độ rỗng cao thường chứa nhiều dung dịch hơn và làm giảm đáng kể ứng suất
nén (normal stress) lên các mặt bị cọ sát và do đó không tạo ra lượng nhiệt ma
sát
cần thiết để tạo ra sự nóng chảy cục bộ để hình thành giả tachylit.
Đới trượt dòn (brittle shear zone)
Đới trượt dòn là những đới dạng tấm gồm nhiều mặt vỡ không liên tục thành
tạo ở bất cứ nơi nào mà đá bị biến dạng dòn, đi cùng là sự hình thành của các
mặt
vỡ hoặc khe nứt mà dọc theo chúng, đá ở một cánh bị dịch chuyển tương đối theo
hướng ngược với cánh kia. Sự hình thành các đới trượt dòn thường đi cùng với sự
dập vỡ và mất đi tính liên tục của thân đá tại vị trí biến dạng. Tuy nhiên các
đá ở
hai bên cánh của các đới trượt này thường không có sự thay đổi đáng kể nào về
hình
thái và hướng, hay nói cách khác, phục hồi được trạng thái trước biến dạng.
Các đới trượt dòn thường xuất hiện ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất ở độ
sâu thường nhỏ hơn 10km, nơi mà nhiệt độ và áp suất thạch tĩnh tương đối nhỏ.
Trong môi trường biến chất thấp hoặc không đáng kể, sự biến dạng của đá chủ yếu
diễn ra dưới hình thức dập vỡ dòn ở nhiều quy mô khác nhau. Đây là đới biến dạng
không ổn định, trượt dính sinh chấn, trong đó sự dịch chuyển diễn ra dọc theo
các
mặt đứt gãy hoặc dập vỡ không liên tục với tốc độ biến dạng địa chấn tới vài
milimét hoặc mét trên giây, xen kẽ là các giai đoạn ngưng nghỉ dài với sự tích
lũy
ứng suất chậm chạp. Điều kiện biến dạng thường ở gần mặt đất trong điều kiện
không biến chất hoặc biến chất ở mức độ rất thấp.
27
Trong đới trượt dòn, hàng loạt sản phẩm khác nhau có thể được thành tạo,
trong đó có thể bao gồm 2 loại chính thuộc loạt dăm và loạt đá cà nát
(cattaclasite).
Sản phẩm thuộc loạt dăm bao gồm dăm và mùn: những sản phẩm nghiền vụn không
gắn kết, trong khi đó các sản phẩm thuộc loạt đá cà nát bao gồm các sản phẩm dăm
hoặc mùn sắp xếp hỗn độn, nhưng được gắn kết chặt chẽ. Đá cà nát được thành tạo
ở độ sâu lớn hơn nơi sự dập vỡ thường đi cùng với sự tiêm nhập của nhiều loại
dung
dịch, dẫn đến sự gắn kết của các mảnh dăm bởi các hệ thống mạch hoặc đám vật
chất thứ sinh phân dị từ các dung dịch này (phổ biến là thạch anh và calcit)
2.1.6
Các cấu tạo biến dạng được hình thành do các quá trình biến dạng tạo ra và
có những đặc điểm khác biệt với các cấu tạo nguyên thủy. Để phân biệt được giữa
cấu tạo do biến dạng tạo ra và các cấu tạo nguyên thủy cần phải nhận biết và
phân
biệt được các tiêu chí nhận dạng cơ bản sau:
+ Các cấu tạo nguyên thủy là những cấu tạo được hình thành trong quá trình
lắng đọng vật liệu để tạo đá hoặc trong quá trình thành đá gồm cả các cấu tạo
trầm
tích, phun trào và xâm nhập (cấu tạo phân lớp, cấu tạo đồng trầm tích, bất chỉnh
hợp, thớ chẻ đồng trầm tích, nếp uốn đồng trầm tích, đứt gãy đồng trầm tích, cấu
tạo
dòng chảy của đá phun trào, ranh giới xâm nhập, ….)
+ Các cấu tạo do biến dạng tạo nên gồm: các nếp uốn, đứt gãy, các cấu tạo
mặt (cấu tạo phiến, các khe nứt, mặt trượt…), cấu tạo đường (đường thớ nhíu,
đường căng kéo khoáng vật và kéo dài…)
2.1.7
Để phân chia được các pha biến dạng ta phải biết được, mỗi một pha biến
dạng tạo ra một thế hệ cấu tạo được hình thành có các đặc điểm đặc trưng, một
thế
hệ được thành tạo là tập hợp các cấu tạo được thành tạo trong cùng một khoảng
thời
gian, dưới tác dụng của cùng một trường ứng suất. Trong một pha biến dạng tiến
triển, một số thế hệ cấu tạo có thể được thành tạo. Một sự kiện biến dạng bao
gồm
một hay một số pha biến dạng có nguồn gốc và thời gian liên quan với nhau. Các
thế hệ cấu tạo xác định một sự kiện biến dạng thường được thành tạo theo một
trình