Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo khối cấu trúc Tạ Khoa, ý nghĩa của nó trong dự báo và tìm kiếm khoáng sản đồng - niken - vàng
7,791
370
167
138
- Mạng lưới các công trình thi công đều không đạt được theo yêu cấu của các
quy định hiện hành, trừ một số công trình thăm dò của Mỏ Niken Bản Phúc, Bản
Khoa.
- Hầu hết các công trình đánh giá chủ yếu ở trên mặt (các công trình dọn
sạch, hào, giếng), các công trình khoan chủ yếu mới thực hiện được ở khu vực Mỏ
Niken Bản Phúc và Bản Khoa. Vì vậy, chưa đánh giá được tài nguyên đối với nhiều
thân quặng đồng - niken và đồng - vàng ẩn sâu.
- Các đề án điều tra đánh giá quặng đồng - niken và đồng - vàng đều áp dụng
với điều kiện mức độ phức tạp chủ yếu thuộc loại 4 do việc phân chia kiểu mỏ
chưa
chi tiết, dẫn đến lãng phí và kết quả điều tra đánh giá kém hiệu quả.
- Trong quá trình đánh giá, việc nghiên cứu về mối liên quan giữa quặng hóa
với các cấu trúc địa chất khu vực hầu như chưa có hoặc có nhưng mới ở mức độ hết
sức sơ lược, dẫn tới việc xác định quy luật phân bố của quặng hóa còn hạn chế,
nên
việc đánh giá kém hiệu quả.
Để khắc phục những vấn đề trên, để công tác điều tra, đánh giá tiềm năng có
hiệu quả. Nghiên cứu sinh đề xuất định hướng công tác điều tra đánh giá tiềm
năng
quặng đồng - niken và đồng - vàng Khối cấu trúc Tạ Khoa như sau:
b. - - vàng khu
Trên cơ sở về mức độ triển vọng, cũng như các dạng công tác đã được tiến
hành. Nghiên cứu sinh dự kiến lựa chọn một số diện tích để tiến hành tiềm kiếm
đánh giá một số diện tích như sau:
khu vực Bản Vờ thuộc vùng có triển vọng với diện tích khoảng
29km
2
.
Trong diện tích đã ghi nhận được các khoáng sản gồm đồng – niken. Quặng
nằm trong mạch gabrodiabas tạo thành các ổ và mạch nhỏ có nguồn gốc dung ly
(phần sót của đáy khối xâm nhập siêu mafic). Để công tác tìm kiếm có hiệu quả,
ngoài tuân thủ các quyết định và thông tư đã được ban hành cần tập trung vào các
cấu trúc thuận lợi chứa quặng sau:
- Trong vùng ngoài thể xâm nhập mafic có chứa quặng đã được nghiên cứu,
còn ghi nhận được khá nhiều các thể khác phân bố rải rác bên trong khu vực,
nhiều
139
thể có quy mô khá. Đây là các đối tượng để tìm kiếm quặng đồng - niken xâm tán
có nguốn gốc dung ly.
- Trong vùng đã ghi nhận được nhiều đới trượt pha biến dạng thứ 2 với nhiều
quy mô khác nhau. Đây là đối tượng có chứa quặng đồng - niken đặc sít. Bởi vậy,
khi tiến hành tìm kiếm cần khảo sát chi tiết để để ghi nhận các đới trượt này,
đặc
biệt lưu ý các đới trượt ở phía đông nam, có thể có chứa các thân quặng đặc sít
nằm
xa các khối xâm nhập giống như khu vực Bản Phúc, Bản Khoa (đứt gãy chứa quặng
thuộc loại nghịch bằng trái).
- Các thành tạo địa chất trong khu vực cũng bị uốn nếp mạnh bới các nếp
uốn đi cùng các đới trượt Pha 3, nên vị trí và thân quặng sẽ luôn không ổn định
và
sẽ thay đổi mạnh. Các thân quặng có thể bị tái uốn nếp với các nếp uốn M, W (vị
trí
phần vòm của một nếp lồi lớn) có mặt trục ngần thẳng đứng với 2 cánh cắm về
đông bắc và tây nam và bị cắt bởi các đới trượt nghịch bằng trái có phương đông
bắc – tây nam và có hướng cắm thay đổi đông bắc, tây nam. Ngoài ra trong vùng
cũng ghi nhận có một số đới trượt Pha 5, đây là các đứt gãy trượt bằng trái, nên
quá
trình tìm kiếm cần xác định tác động của đứt gãy này có thể thân quặng cũng bị
cắt
và dịch chuyển theo chúng.
Thuộc khu vực Đèo Chẹn – Pa Pó có diện tích 31km
2
.
Trong diện tích đã ghi nhận được các khoáng sản gồm đồng – niken và đồng.
Quặng đồng - niken ở đây phân bố trong các thể dunit dạng xâm tán có nguồn gốc
dung ly (phần sót của đáy khối xâm nhập siêu mafic). Quặng đồng dạng màng bám
theo mặt khe nứt và mặt lớp của các đá phun trào bazan
Ngoài ra còn ghi nhận được một số điểm rời rạc liên quan tới các đới trượt
nhỏ có chứa vàng với hàm lượng thấp và 1 vành phân tán vàng Bậc I phân bố trong
các đá phun trào hệ tầng Viên Nam. Để công tác tìm kiếm có hiệu quả, ngoài tuân
thủ các quyết định và thông tư đã được ban hành cần tập trung vào các cấu trúc
thuận lợi chứa quặng sau:
- Trong vùng ngoài thể siêu mafic có chứa quặng, còn ghi nhận được một số thể
xâm nhập mafic. Có thể, các thể xâm nhập này là các bao thể kiến tạo nằm trong
các
140
đới trượt Pha 3 có phương tây bắc đông nan liền kề. Bởi vậy trong quá trình tìm
kiếm
cần lưu ý xác định quy mô và hướng phát triển của các đới trượt này để tìm kiếm
rộng
và kéo dài nhằm phát hiện các thân siêu mafic, mafic có thể có chứa quặng.
- Trong vùng cũng đã ghi nhận được nhiều đới trượt pha biến dạng thứ 3.
Đây là đối tượng có chứa quặng đồng vàng. Bởi vậy, khi tiến hành tìm kiếm cần
khảo sát chi tiết để để ghi nhận các đới trượt này, đặc biệt khu vực phía tây
nam và
tây bắc, nơi đã ghi nhận được các biểu hiện vàng gốc và vành phân tán vàng Bậc I
có thể liên quan tới các đới trượt pha này.
khu vực Bản Nguồn – Nói Hom thuộc vùng có triển vọng
với diện tích khoảng 51km
2
.
Trong diện tích đã ghi nhận được các khoáng sản gồm đồng – niken. Quặng
ở đây phân bố trong các thể peridotit dạng xâm tán có nguồn gốc dung ly (phần
sót
của đáy khối xâm nhập siêu mafic). Để công tác tìm kiếm có hiệu quả, ngoài tuân
thủ các quyết định và thông tư đã được ban hành cần tập trung vào các cấu trúc
thuận lợi chứa quặng sau:
- Trong vùng ngoài các thể siêu mafic có chứa quặng đã được nghiên cứu, còn
ghi nhận được khá nhiều các thể khác phân bố rải rác bên trong khu vực. Đây là
các
đối tượng để tìm kiếm quặng đồn ni-ken xâm tán có nguốn gốc dung lý. Trong quá
trình tìm kiếm nếu phát hiện các thể siêu mafic mới chứa quặng cần tiến hành mở
rộng tìm kiếm ra bên ngoài theo hương đó (lưu ý hướng tây bắc nơi đã ghi nhận
được
nhiều các thể mafic, siêu mafic và gần với khu vực phân bố với các khối Bản
Phúc,
Bản Khoa.
- Trong vùng cũng đã ghi nhận được nhiều đới trượt pha biến dạng thứ 2.
Đây là đối tượng có chứa quặng đồng niken đặc sit. Bởi vậy, khi tiến hành tìm
kiếm
cần khảo sát chi tiết để để ghi nhận các đới trượt này, đặc biệt lưu ý các đới
trượt ở
phía nam và đông nam gần các khối xâm nhập vì có thể chúng có đặc điểm phân bố
và chứa quặng tương đồng với khu vực Bản Phúc, Bản Khoa. Ở đây cũng lưu ý tới
các đới trượt Pha 3, có thể cũng có chứa quặng đồng-niken.
141
- Các thành tạo địa chất trong khu vực cũng bị uốn nếp mạnh bới các nếp
uốn Pha 3 và 4, nên vị trí và thân quặng sẽ luôn không ổn định và sẽ thay đổi
mạnh
đặc biệt là do tác động của Pha 3, các thân quặng có thể bị tái uốn nếp với các
nếp
uốn có mặt trục ngần thẳng đứng với 2 cánh cắm về đông bắc và tây nam. Về phía
nam của diện tích gần phần vòm của nếp uốn lớn nên nếu có quặng có thể các thân
quặng này sẽ thay đổi hướng cắm, cắm về đông nam hoặc tây bắc. Ngoài ra trong
vùng cũng ghi nhận có một số đới trượt Pha 5, đây là các đứt gãy trượt bằng
trái,
nên quá trình tìm kiếm cần xác định tác động của đứt gãy này có thể thân quặng
cũng bị cắt và dịch chuyển trái theo chúng.
h 4B: Khu vực Cầu Suối Sập, thuộc vùng có triển vọng, có diện tích
62km
2
.
Trong diện tích đã ghi nhận được các khoáng sản đồng – vàng và đồng -
niken. Quặng đồng - vàng nằm trong các đới trượt pha biến dạng 3 phân bố trong
các
thành tạo phun trào hệ tầng Viên Nam, có phương phát triển tây bắc - đông nam,
đi
cùng các đới biến dạng chứa quặng này đá bị biến đổi khá mạnh, điển hình là các
quá
trình propilit hoá, chlorit hóa, artinolit hóa. Quặng đồng – niken xâm tán trong
thân
gabroperidotit phức hệ Ba Vì (dạng dung ly) phân bố trong đới trượt Pha 3. Để
công
tác tìm kiếm có hiệu quả, ngoài tuân thủ các quyết định và thông tư đã được ban
hành
và các tiền đề, dấu hiệu đã rõ rang, cần tập trung vào các cấu trúc thuận lợi
chứa
quặng sau:
- Trong vùng ngoài thể siêu mafic có chứa quặng, còn ghi nhận được một số
thể xâm nhập mafic. Có thể, các thể xâm nhập này là các bao thể kiến tạo nằm
trong
các đới trượt Pha 3 có phương tây bắc đông nam liền kề. Bởi vậy trong quá trình
tìm
kiếm cần lưu ý xác định quy mô và hướng phát triển của các đới trượt này để tìm
kiếm rộng và kéo dài nhằm phát hiện các thân siêu mafic, mafic có thể có chứa
quặng
đồng - niken.
- Các đới trượt pha biến dạng thứ 3 là đối tượng có chứa quặng đồng vàng
trong khu vực. Bởi vậy, khi tiến hành tìm kiếm cần khảo sát chi tiết để để ghi
nhận
các đới trượt này, đặc biệt khu vực phía tây nam và tây bắc, nơi đã ghi nhận
được
142
các biểu hiện vàng gốc và vành phân tán vàng Bậc I có thể liên quan tới các đới
trượt pha này.
- Các đứt gãy thuộc pha biến dạng 5 trong khu vực cũng phát triển khá mạnh.
Chúng là các đứt gãy trượt bằng trái, trượt bằng phải có thể có yếu tố thuận
hoặc
nghịch, nên quá trình tìm kiếm cần xác định tác động của đứt gãy này có thể thân
quặng cũng bị cắt và dịch chuyển trái theo chúng. Ngoài ra có thể trong các đới
trượt Pha 5 có thể có quặng đa kim đi cùng.
Thuộc khu vực Suối Páy có diện tích 40km
2
.
Trong diện tích đã ghi nhận được các khoáng sản gồm đồng – niken và đồng.
Quặng đồng - niken ở đây phân bố trong các thể gabrodiabas dạng xâm tán có
nguồn gốc dung ly (phần sót của đáy khối xâm nhập mafic). Quặng đồng dạng vết
bám theo mặt khe nứt của các đá phun trào bazan
Ngoài ra còn ghi nhận được một điểm rời rạc liên quan tới các đới trượt nhỏ
có chứa vàng với hàm lượng thấp và 2 vành phân tán vàng Bậc I phân bố trong các
đá phun trào hệ tầng Viên Nam. Ngoài ra trong diện tích còn ghi nhận được một số
dị thường nguyên tố đột biến của Ni dọc theo đứt gãy Pha 3 khu vực phía nam của
diện tích. Để công tác tìm kiếm có hiệu quả, ngoài tuân thủ các quyết định và
thông
tư đã được ban hành cần tập trung vào các cấu trúc thuận lợi chứa quặng sau:
- Có thể, các thể xâm nhập này là các bao thể kiến tạo nằm trong các đới trượt
Pha 3 có phương tây bắc đông nan liền kề. Bởi vậy trong quá trình tìm kiếm cần
lưu ý
xác định quy mô và hướng phát triển của các đới trượt này để tìm kiếm rộng và
kéo dài
nhằm phát hiện các thân siêu mafic, mafic có thể có chứa quặng đồng niken và
vàng.
- Ngoài ra trong vùng cũng ghi nhận có một số đới trượt Pha 5, đây là các
đứt gãy trượt bằng trái, nên quá trình tìm kiếm cần xác định tác động của đứt
gãy
này có thể thân quặng cũng bị cắt và dịch chuyển trái theo chúng.
Khu vực Vạn Sài, thuộc vùng có triển vọng, có diện tích 10km
2
.
Trong diện tíchđã ghi nhận được các khoáng sản đồng – vàng gốc. Quặng
nằm trong các đới trượt pha biến dạng 3 phân bố trong các thành tạo phun trào hệ
tầng Viên Nam, có phương phát triển tây bắc - đông nam, đi cùng các đới biến
dạng
143
chứa quặng này đá bị biến đổi khá mạnh, điển hình là các quá trình propilit hoá,
chlorit hóa, artinolit hóa. Để công tác tìm kiếm có hiệu quả, ngoài tuân thủ các
quyết định và thông tư đã được ban hành và các tiền đề, dấu hiệu đã rõ rang, cần
tập
trung vào các cấu trúc thuận lợi chứa quặng sau:
- Trong quá trình điều tra cần phải nhận biết và khoanh định được các đới
trượt Pha 3 và khu vực tập trung chính của các đới trượt này vì đây là các yếu
tố cấu
trúc chính chứa quặng đồng vàng trong khu vực. Cần lưu ý, trong các khu vực này
thường còn tồn tại các đới trượt Pha 2, có đặc điểm biến dạng dẻo hơn và thường
bị
uốn nếp khá mạnh. Hiện trong các đới trượt Pha 2 tại đây chưa phát được quặng
hóa
liên quan.
- Trong khu vực cũng đã ghi nhận được các nếp uốn Pha 4 có phương đông
bắc -tây nam. Các nếp uốn này có đặc trưng vòm rất mở, có tác động tới các đới
trượt chứa quặng Pha 3 nhưng sự tác động là không nhiều, xong đôi khi cũng làm
cho các thân quặng có thể thay đổi phương và góc cắm.
- Các đứt gãy thuộc pha biến dạng 5 trong khu vực cũng phát triển khá mạnh.
Chúng là các đứt gãy trượt bằng trái có thể có yếu tố thuận hoặc nghịch, nên quá
trình tìm kiếm cần xác định tác động của đứt gãy này có thể thân quặng cũng bị
cắt
và dịch chuyển trái theo chúng.
c. - niken và - vàng khu
Trên cơ sở về mức độ triển vọng, cũng như các dạng công tác đã được tiến
hành. Nghiên cứu sinh dự kiến lựa chọn một số diện tích để tiến hành thăm dò một
số diện tích như sau:
Khu vực Bản Phúc, Bản Khoa, Bản Xang, Bản Mông, thuộc
vùng rất triển vọng. Đây là diện tích đã được thăm dò và đánh giá trước đây và
mới
nhất là Công ty Nikel Bản Phúc đã thăm dò lại khu vực Bản Phúc và thăm dò mở
rộng một phần về phía đông nam. Quặng phân bố ở 2 dạng: xâm tấn trong các thể
siêu mafic có nguồn gốc dung ly (phần sót của đáy khối xâm nhập siêu mafic) và
quặng đặc sít phân bố trong đới trượt liền kề. Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu
cho
144
thấy, khu vực này bị biến dạng hết sức mạnh mẽ. Để công tác thăm dò có hiệu quả,
ngoài tuân thủ các quyết định và thông tư đã được ban hành cần tập trung vào các
cấu trúc thuận lợi chứa quặng sau:
- Trong vùng ngoài thể siêu mafic có chứa quặng đã được nghiên cứu, còn
ghi nhận được khá nhiều các thể khác phân bố rải rác bên trong khu vực. Đây là
các
đối tượng để tìm kiếm quặng đồng niken xâm tán có nguốn gốc dung ly. Trong quá
trình thăm dò nếu phát hiện các thể siêu mafic mới chứa quặng cần tiến hành mở
rộng tìm kiếm ra bên ngoài theo hướng đó.
- Trong vùng cũng đã ghi nhận được nhiều đới trượt pha biến dạng thứ 2.
Quặng đặc sít trong khu vực nằm trong các đới trượt Pha 2, phân bố ở phía nam và
đông nam các khối xâm nhập liền kề. Đặc điểm phân bố này cho thấy, các đới trượt
này có lẽ là nghịch bằng trái. Các biến dạng về sau đã tác động mạnh mẽ lên các
đới
trượt chứa quặng này, sớm nhất là các nếp uốn nằm có quy mô khá lớn (được hình
thành vào cuối pha biến dạng 2?) với đỉnh hướng về tây nam đã uốn nếp các thân
quặng này đi. Các kết quả khảo sát thực tế của nghiên sinh và công tác thăm dò
của
Công ty Niken Bản Phúc cho thấy, phần tây bắc các thân quặng khu vực Bản Phúc,
Bản Khoa có lẽ đã bị bào mòn mạnh, nên chỉ còn quan sát được phần cánh nằm
dưới (cắm về đông bắc), còn ở phía đông nam, có thể vẫn còn tồn tại phần vòm và
cánh phía trên của nếp uốn lớn này. Hiện các kết quả khoan sâu cho thấy, công
tác
thăm dò mới chỉ khống chế được phần cánh trên (cắm về tây nam) và phần vòm
(cắm dốc đứng) mà phần cánh dưới (cắm về đông bắc) tương đồng với phần thấp
chưa khống chế hết quặng hóa. Bởi vậy, trong quá trình thăm dò bổ sung về phía
đông nam cần lưu ý và kiểm tra bằng các công trình khoan sâu hơn để phát hiện và
khống chế các thân quặng thuộc cánh dưới này.
- Các thành tạo địa chất trong khu vực cũng bị uốn nếp mạnh bới các nếp
uốn Pha 3, nên vị trí và thân quặng sẽ luôn không ổn định và sẽ thay đổi mạnh.
Các
thân quặng có thể bị tái uốn nếp với các nếp uốn có mặt trục ngần thẳng đứng với
2
cánh cắm về đông bắc, tây nam và đường trục cắm về tây bắc. Trên bình đồ hiện
tại,
vị trí của một số thân quặng nằm tại gần phần vòm của các nếp uốn lớn. Nên quá
145
trình thăm dò cần khảo sát kỹ để xác định các cánh của nếp uốn mà đới trượt chứa
quặng có thể nằm trùng với các cánh này. Trong đó lưu ý ở khu vực Bản Mông,
Bản Xang cánh cắm về đông bắc có thể là phần kéo dài của thân quặng đặc sít
tương đồng với các điểm quặng Bản Phúc, Bản Khoa.
khu vực Đá Đỏ, Bản Lẹt, Bản Sa, Xuân Giàng), 3A
(khu vực Suối Bâu, Bản Pưn, Bản Ban) và 4A (khu vực Suối Chát) thuộc vùng rất
triển vọng, có tổng diện tích 58km
2
.
Trong các diện tích trên đã ghi nhận được các khoáng sản đồng – vàng gốc.
Quặng hóa ở các khu vực này có đặc điểm phân bố và đặc điểm quặng hóa khá
tương đồng nhau. Quặng đều nằm trong các đới trượt pha biến dạng 3 phân bố trong
các thành tạo phun trào hệ tầng Viên Nam, có phương phát triển tây bắc - đông
nam, đi cùng các đới biến dạng chứa quặng này đá bị biến đổi khá mạnh, điển hình
là các quá trình propilit hoá, berezit hóa, lisvenit hóa, chlorit hóa, artinolit
hóa. Để
công tác thăm dò có hiệu quả, ngoài tuân thủ các quyết định và thông tư đã được
ban hành và các tiền đề, dấu hiệu đã rõ rang, cần tập trung vào các cấu trúc
thuận
lợi chứa quặng sau:
- Trong quá trình điều tra cần phải nhận biết và khoanh định được các đới
trượt Pha 3 và khu vực tập trung chính của các đới trượt này vì đây là các yếu
tố cấu
trúc chính chứa quặng đồng vàng trong khu vực. Các đới trượt chứa quặng pha biến
dạng này thường có góc cắm khá dốc chủ yếu cắm về đông bắc, đôi khi là tây nam.
Cần lưu ý, trong các khu vực này thường còn tồn tại các đới trượt Pha 2, có đặc
điểm biến dạng dẻo hơn và thường bị uốn nếp khá mạnh. Hiện trong các đới trượt
Pha 2 tại đây chưa phát được quặng hóa liên quan.
- Trong khu vực cũng đã ghi nhận được các nếp uốn Pha 4 có phương đông
bắc -tây nam. Các nếp uốn này có đặc trưng vòm rất mở, có tác động tới các đới
trượt chứa quặng Pha 3 nhưng sự tác động là không nhiều, xong đôi khi cũng làm
cho các thân quặng có thể thay đổi phương và góc cắm nhất là ở Diện tích 4, 5
nên
cũng cần lưu ý.
146
- Các đứt gãy thuộc pha biến dạng 5 trong khu vực cũng phát triển khá mạnh.
Chúng là các đứt gãy trượt bằng trái, trượt bằng phải có thể có yếu tố thuận
hoặc
nghịch, nên quá trình tìm kiếm cần xác định tác động của đứt gãy này có thể thân
quặng cũng bị cắt và dịch chuyển trái theo chúng. Ngoài ra có thể trong các đới
trượt Pha 5 có thể có quặng đồng - vàng.
147
Khu vực Khối cấu trúc Tạ Khoa được cấu tạo bởi các thành tạo địa chất có
thành phần đa dạng gồm các trầm tích lục nguyên, lục nguyên carbonat, carbonat,
lục
nguyên silic và silic bị biến chất có tuổi trước Carbon và đôi nơi bị phủ trên
bởi các
thành tạo phun trào và trầm tích lục nguyên tuổi từ Permi đến Creta. Các thành
tạo
trên bị bị xuyên cắt mạnh mẽ bởi các thể xâm nhập có thành phần từ siêu mafic
tới
axit. Các đá trên bị biến dạng mạnh mẽ bởi nhiều pha biến dạng khác nhau và đi
cùng
sự biến dạng là sự tạo thành đới khoáng hóa đồng-niken và đồng-vàng khá phổ biến
trong khu vực nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài đặc điểm biến
dạng và mối quan hệ của nó với một số loại hình khoáng hóa đã được xác định một
cách có hệ thống và cơ sở khoa học. Các kết quả mới có thể được tóm lược như
sau.
1. Các đá trong khối cấu trúc Tạ Khoa chịu tác động của 5 pha biến dạng kiến
tạo, trong đó Pha 1 là biến dạng dẻo hoàn toàn diễn ra từ giữa Carbon (khoảng
300 tr.
năm) và kéo dài tới đầu Triat (khoảng 250 tr. năm). Pha 2 diễn ra trong môi
trường
dẻo, diễn ra sau 250 tr. năm (từ 230-240 Tr.năm). Đi cùng hai pha biến dạng này
là
chế độ biến chất tới tướng amphibolit. Các pha biến dạng 3 và 4 diễn ra trong
môi
trường từ dẻo tới dòn-dẻo, từ sau 230 tr. năm đến đầu Kainozoi đi cùng là chế độ
biến
chất ở tướng phiến lục. Pha 5 là pha biến dạng dòn diễn ra trong Kanozoi. Các
cấu
tạo của các pha muộn hơn làm biến dạng các cấu tạo sớm hơn và tạo nên sự giao
thoa
cấu trúc khu vực phức tạp.
2. Quặng hóa đồng - niken, đồng - vàng trong khu vực nghiên cứu liên quan mật
thiết với các cấu tạo do biến dạng, trong đó, các đới trượt thuộc các pha biến
dạng 2,
3 và 4 có vai trò khống chế sự di chuyển dung dịch quặng, làm giầu hoặc tích tụ
quặng hóa tạo nên một số kiểu khoáng hóa đặc trưng. Ngoài kiểu quặng đồng -
niken
dạng xâm tán phân bố trong cấu tạo đáy và vách của các khối xâm nhập siêu mafic,
kiểu quặng sulfur đặc sít được hình thành ngoài các thể siêu mafic và bị khống
chế
chặt chẽ bởi các đới trượt thuộc các pha biến dạng 2 và 3; kiểu quặng hóa đồng -
vàng được khống chế chặt chẽ bởi các đới trượt thuộc pha biến dạng 3 và 4. Dưới
tác
động của các biến dạng sau tạo quặng của các pha biến dạng muộn hơn, hình thái