Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo khối cấu trúc Tạ Khoa, ý nghĩa của nó trong dự báo và tìm kiếm khoáng sản đồng - niken - vàng
7,905
370
167
ix
nếp B: Ảnh mài láng phần rìa quặng đặc sít, trong đó quặng đồng niken
phân bố cả trong mạch thạch anh và trong đá phiến bị biến dạng thuộc
pha biến dạng 2, sau đó chúng lại được tích tụ trong các mạch thạch
anh muộn hơn thuộc pha 3? có phương gần vuông góc với nhau.
Ảnh 4.11
Ảnh lát mỏng cho thấy mối quan hệ giữa các cấu tạo phiến và sự phân
bố quặng sulfur trong đới biến dạng thuộc pha 2 trong đó quặng có xu
hướng nằm song song cấu tạo phiến. Các cấu tạo phiến pha biến dạng
thứ 3 có chứa các dải quặng song song cùng phương phát triển chồng
lấn lên các thành tạo quặng và phiến pha biến dạng 2.
121
Ảnh 4.12
Ảnh lát mỏng các thành tạo quặng đồng - niken được thành tạo
trong pha biến dạng 2 được tái tập trung trong các thành tạo pha
biến dạng thứ 3?. Các thành tạo pha biến dạng 3 cắt và làm dịch
chuyển các phiến của pha biến dạng 2 khá rõ (mũi tên chỉ chiều
dịch chuyển) tại khu vực mỏ Bản Phúc
122
Ảnh 4.13
A: Một phần thân quặng sulfur chứa đồng (niken?) hình thành trong
đới biến dạng cao thuộc pha biến dạng thứ 3 vùng Suối Đán. B. Đới
trượt pha biến dạng thứ 3 có chứa quặng đồng (niken?) tại khu vực Bản
Phúc
125
Ảnh 4.14
Minh họa tại đới biến dạng chứa quặng thuộc pha biến dạng thứ 3 tại
khu vực mỏ Bản Lẹt, Phù Yên, Sơn La., trong đó: A. Đới đứt gãy
nghịch của pha biến dạng thứ 3 có chứa quặng đồng vàng khu vực mỏ
Bản Đá Đỏ Phù Yên, Sơn La. B. Ảnh lát mỏng đới trượt của pha biến
dạng thứ 3 cócấu tạo C/S và thể hiện chiều dịch chuyển khá rõ C. Ảnh
lát mỏng các thành tạo quặng đồng vàng được thành tạo trong pha biến
dạng 3 được tái tập trung trong các khe nứt thuộc pha biến dạng 5?
127
Ảnh 4.15
Minh họa tại đới biến dạng chứa quặng thuộc pha biến dạng thứ 3
tại khu vực mỏ Đá Đỏ, Phù Yên, Sơn La
127
x
DANH MC CÁC BNG
Bảng 3.1
Tóm tắt đặc điểm biến dạng khu vực Khối cấu trúc Tạ Khoa
39
Bảng 4.1
Bảng thống kê chiều dày quặng và đá kẹp theo điểm công trình
cắt qua
73
Bảng 4.2
So sánh sự khác nhau đặc điểm thành phần khoáng vật giữa
quặng sulfur đặc sít và xâm tán
84
Bảng 4.3
So sánh sự khác nhau về hàm lượng các kim loại chính trong các
khoáng vật giữa quặng sulfur đặc sít và xâm tán.
85
Bảng 4.4
so sánh hàm lượng và tỷ số của các kim loại chính trong các
khoáng vật giữa quặng sulfur đặc sít và xâm tán
86
Bảng 4.5
Ma trận tương quan của các kim loại chính trong quặng sulfur đặc
sít
86
Bảng 4.6
Ma trận tương quan của các kim loại chính trong quặng sulfur
xâm tán
87
Bảng 4.7
Đặc điểm các biểu hiện khoáng sản, khoáng sàn khu vực Khối cấu
trúc Tạ Khoa
99
xi
DANH MC CÁC CH VIT TT
Ni: Niken
Cu: Đồng
Co: Coban
Pt: Platin
Cr: Crom
Ag: Bạc
Pb: Chì
Zn: Kẽm
As: Arsen
Sb: Antimon
Sn: Thiếc
Qđs: Quặng đặc sít
My: Mylonit
QT: Thân quặng
NCS: Nghiên cứu sinh
1
M U
1.
Khối cấu trúc Tạ Khoa nằm ở miền Tây bắc Bộ, có diện tích thuộc địa bàn các
huyện Bắc Yên, Yên Châu, Phù Yên và Mộc Châu tỉnh Sơn La. Khối cấu trúc này
thuộc một phần đới cấu trúc Sông Đà, miền cấu trúc Tây Bắc Bộ (Nguyễn Văn
Hoành và nnk, 2005). Các kết quả nghiên cứu cho thấy Khối cấu trúc Tạ Khoa có
đặc điểm địa chất rất phức tạp, với nhiều phân vị địa tầng, phức hệ magma xâm
nhập có tuổi và nguồn gốc khác nhau; bị biến dạng và biến chất mạnh mẽ dưới tác
động của nhiều chế độ vận động kiến tạo diễn ra trong nhiều thời kỳ địa chất
khác
nhau.
Những bằng chứng thu thập được gần đây trên một phần của Khối cấu trúc Tạ
Khoa cho thấy cấu trúc khu vực hiện tại là hậu quả của mối quan hệ chồng lấn của
các loại cấu tạo được hình thành bởi nhiều pha biến dạng có môi trường, đặc
điểm,
cường độ và thời gian biến dạng khác nhau.
Đi cùng các thành tạo địa chất này là các khoáng hóa niken, đồng, và vàng có ý
nghĩa kinh tế. Các khoáng sản này có quan mật thiết và được khống chế chặt chẽ
bởi
các cấu tạo địa chất.
Do đặc điểm địa chất đặc biệt và triển vọng khoáng hóa khu vực mà vùng
này đã được nhiều nhà địa chất thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tập trung nghiên
cứu từ thời Pháp thuộc đến nay.
Tuy vậy, do tính phức tạp của cấu trúc khu vực và mức độ nghiên cứu sơ
lược trước đây cũng như việc áp dụng các tư duy nghiên cứu địa chất khu vực còn
chưa theo kịp các lý luận và luận thuyết hiện đại nên các nghiên cứu chuyên sâu,
đặc biệt là về cấu trúc địa chất cũng như mối liên quan và vai trò của các yếu
tố cấu
tạo với sự phát triển và phân bố quặng hóa nội sinh trên toàn đới cấu trúc hiện
vẫn
chưa được tiến hành hoặc ở mức độ hết sức sơ lược.
Từ những tồn tại và các đòi hỏi mang tính cấp thiết nói trên tác giả lựa chọn
đề tài nghiên cứu "Đặc điểm cấu trúc-kiến tạo Khối cấu trúc Tạ Khoa, ý nghĩa của
nó
2
trong dự báo và tìm kiếm khoáng sản đồng - niken -vàng" để xây dựng luận án tiến
sĩ
của mình.
2. tiêu án
- Làm rõ đặc điểm biến dạng khu vực, xây dựng mô hình tiến hoá kiến tạo và
tái lập lịch sử phát triển kiến tạo khu vực nghiên cứu;
- Xác định mối quan hệ giũa khoáng hóa nội sinh với các cấu tạo địa chất,
đặc biệt là với đồng, niken và vàng, làm cơ sở để dự báo triển vọng và định
hướng
tìm kiếm chúng.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thành tạo và cấu tạo địa chất gồm
các thành tạo trầm tích biến chất và magma xâm nhập, các cấu tạo địa chất, các
khoáng hóa nội sinh niken - đồng - vàng có mặt trong vùng Khối cấu trúc Tạ Khoa.
Vùng nghiên cứu thuộc địa bàn các huyện Bắc Yên, Yên Châu, Phù Yên và Mộc
Châu tỉnh Sơn La, bao gồm chủ yếu là diện tích của Khối cấu trúc Tạ Khoa và một
phần Khối cấu trúc Mai Sơn (tương đồng đới cấu trúc Sông Đà theo phân chia của
Nguyễn Văn Hoành và nnk, 2005; hoặc các thành tạo Bồn sau cung theo Metcalfe I.,
2005) và một phần của Khối cấu trúc Tú Lệ (tương đồng đới cấu trúc Tú Lệ theo
phân
chia của Nguyễn Văn Hoành và nnk, 2005) nơi tập trung chính các điểm quặng đồng
–
niken và đồng – vàng trong khu vực.
5. n án
- Nghiên cứu đặc điểm thành phần, quan hệ không gian, tuổi, đặc điểm biến
chất, của các thành tạo địa chất. Thu thập số liệu định luợng về các dạng cấu
tạo,
phân chia các thế hệ cấu tạo trên cơ sở đặc điểm hình thái, môi trường thành
tạo,
bản chất, mối quan hệ chồng lấn giữa các cấu tạo khác nhau.
- Xác định vị trí phân bố, đặc điểm quặng hoá, quy luật phân bố và mối quan
hệ không gian giữa khoáng hóa niken, đồng và vàng với các loại cấu tạo.
- Xây dựng mô hình tiến hoá kiến tạo và khôi phục lịch sử tiến hoá địa chất khu
vực.
3
- Phân vùng triển vọng và định hướng công tác tìm kiếm quặng hóa đồng –
niken, đồng – vàng trong khu vực nghiên cứu trên quan điểm cấu trúc kiến tạo.
6.
- Kết quả đã phân lập được 5 pha biến dạng kiến tạo một cách chi tiết đã tác
động lên các đá của vùng Khối cấu trúc Tạ Khoa. Trong đó Pha 1 là biến dạng dẻo
hoàn toàn. Pha 2 diễn ra trong môi trường dẻo. Pha 3, 4 xảy ra trong môi trường
từ
dẻo tới dòn-dẻo. Pha 5 là pha biến dạng dòn diễn ra muộn nhất.
- Đã xác định được hai pha biến chất liên quan tới quá trình biến dạng. Trong
đó, Pha biến chất 1 (M1) thuộc tướng amphibolit chúng đi cùng sự biến dạng của
Pha
biến dạng 1 và 2. Pha biến chất 2 (M2) thuộc tướng phiến luc diễn ra vào cuối
Pha
biến dạng thứ 3.
- Đã xác định được tuổi của Pha biến dạng 1 diễn ra từ giữa Carbon (khoảng
300Tr. năm) và kéo dài tới đầu Triat (khoảng 250Tr.năm). Pha biến dạng thứ 2
diễn
ra sau 250 Tr.năm (từ 230-240 Tr.năm). Pha biến dạng thứ 3 và các pha muộn hơn
diễn ra sau 230 Tr.năm.
- Đã làm rõ được các thành tạo quặng hoá đồng - niken liên quan tới 2 loại cấu
tạo là: kiểu quặng đồng - niken dạng xâm tán phân bố trong cấu tạo đáy và vách
của
các khối xâm nhập siêu mafic và kiểu quặng sulfur đồng - niken đặc sít nằm trong
các đới trượt thuộc Pha biến dạng 2 và 3. Quặng đồng - vàng được khống chế chặt
chẽ bởi các đới trượt thuộc Pha biến dạng 3 và 4
- Đã phân chia khu vực ra được 4 diện tích rất triển vọng, 6 diện tích triển
vọng
và 3 diện tích chưa rõ triển vọng và còn lại là các diện tích không triển vọng
đối với
quặng đồng, niken và vàng.
7.
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án không chỉ góp phần vào việc luận giải và khôi phục lịch sử địa
chất khu vực mà còn có ý nghĩa quan trọng trong dự báo sinh khoáng nội sinh.
4
- Luận án đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung số liệu địa chất mới và
luận giải lịch sử kiến tạo của khu vực Tây Bắc Bộ trên quan điểm kiến tạo mới
nói
chung.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ đặc điểm và sự chồng lấn của các pha biến dạng có thể giúp ta hình dung
được cấu trúc chung của vùng và từ đó luận giải trong việc vẽ bản đồ địa chất.
- Từ các kết quả phân tích mẫu tuổi tuyệt đối, cho phép định tuổi lại một số các
thành tạo địa chất, từ đó bổ sung và xác lập các số liệu định lượng về địa chất
của vùng.
- Luận án sẽ đem lại những hiểu biết mới về sự hình thành và phát triển của
các cấu trúc với sinh khoáng nội sinh, trong đó có niken, đồng và vàng trong khu
vực nghiên cứu phục vụ cho việc định hướng công tác tìm kiếm và dự báo khoáng
sản.
8.
Cấu trúc địa chất vùng Tạ Khoa được tạo thành bởi sự giao
thoa chồng lấn của 5 pha biến dạng kiến tạo. Trong đó Pha 1 là biến dạng dẻo
hoàn toàn, diễn ra từ khoảng 300 Tr đến khoảng 250 Tr.năm. Pha 2 là biến dạng
trong môi trường dẻo, diễn ra sau 250 Tr (từ 230-240 Tr.năm); Pha 3, 4 xảy ra
trong
môi trường từ dẻo tới dòn - dẻo, diễn ra sau 230 Tr. năm. Pha 5 là pha biến dạng
dòn diễn ra muộn nhất.
Quặng hóa đồng - niken, đồng - vàng trong khu vực Khối cấu
trúc Tạ Khoa liên quan mật thiết với các cấu tạo do biến dạng trong vùng. Trong
đó,
các đới trượt thuộc các Pha biến dạng 2, 3 và 4 có vai trò khống chế sự di
chuyển
dung dịch quặng, làm giầu hoặc tích tụ quặng hóa. Kiểu quặng đồng – niken nằm
dạng xâm tán phân bố trong cấu tạo đáy và vách của các khối xâm nhập siêu mafic,
kiểu quặng sulfur đồng - niken đặc sít bị khống chế bởi các đới trượt thuộc Pha
biến
dạng 2 và 3; Kiểu quặng hóa đồng - vàng được khống chế chặt chẽ bởi các đới
trượt
thuộc Pha biến dạng 3 và 4.
5
Nội dung của luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 5 chương:
Chương 1. Đặc điểm địa chất khối cấu trúc Tạ Khoa và lịch sử nghiên
cứu địa chất khu vực .
Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Đặc điểm cấu trúc – kiến tạo khối cấu trúc Tạ Khoa
Chương 4. Đặc điểm quặng hóa đồng – niken, đồng – vàng Khối cấu
trúc Tạ Khoa và mối quan hệ với các cấu tạo địa chất.
Chương 5. Triển vọng quặng đồng – niken và đồng – vàng khối cấu
trúc Tạ Khoa trên quan điểm cấu trúc kiến tạo.
10.
Luận án được hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập trong
công tác đo vẽ bản đồ địa chất khu vực ở các tỷ lệ khác nhau và các kết quả
tìm kiếm thăm dò từ năm 1965 tới nay. Các tài liệu NCS đã thu thập bao
gồm: các tài liệu được thu thập từ các báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất khu
vực tỷ lệ 1: 500 000, tỷ lệ 1: 200 000, tỷ lệ 1: 50 000. Các tài liệu tìm kiếm
đánh giá, thăm dò đồng – niken, các tài liệu tìm kiếm đánh giá đồng –
vàng. Các nghiên cứu chuyên đề về magma, kiến tạo, sinh khoáng. Các tài
liệu về mô hình về biến dạng, tạo quặng đồng – niken trong nước và trên
thế giới trên các tạp chí chuyên ngành, sách xuất bản, các luận văn, luận án
của các tác giả khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình thực địa, ngoài khảo
sát thu thập các tài liệu về địa tầng, magma, biến chất, kiến tạo và khoáng
hóa, NCS còn lấy, gia công và phân tích bổ sung : 6 mẫu tuổi tuyệt đối cho
các thành tạo trầm tích biến chất, đá mạch pegmatit. Các mẫu đã được gửi
tại Phòng thí nghiệm SHRIMP của Viện Khoa học Cơ bản Hàn Quốc
(KBSI), tại Chung Buk; 23 mẫu khoáng tướng, 9 mẫu mài láng, 37 mẫu lát
mỏng thạch học cấu tạo được thu thập, để nghiên cứu lịch sử phát triển
nhiệt động và đặc điểm thành phần khoáng vật, vi cấu tạo, đặc điểm quặng
6
hóa trong khu vực. Đây là số liệu rất tin cậy phục vụ việc luận giải các nội
dung của luận án..
Luận án được hoàn thành tại bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, khoa Địa chất,
Trường Đại học Mỏ - Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thanh
Hải và PGS.TS Lương Quang Khang.
Trong quá trình hoàn thành luận án, NCS đã nhận được sự quan tâm, tạo điều
kiện của lãnh đạo Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Bộ
môn Tìm kiếm - Thăm dò và Bộ môn Địa chất thuộc Khoa Địa chất; Lãnh đạo Liên
đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc. Tác giả cũng nhận được sự động viên, giúp đỡ tận
tình của PGS.TS Đặng Xuân Phong, PGS.TS Nguyễn Phương, PGS.TS Nguyễn
Quang Luật, PGS. TS Nguyễn Văn Lâm, TS Nguyễn Tiến Dũng, TS Đào Thái Bắc,
TS Ngô Xuân Thành và nhiều nhà khoa học cùng các đồng nghiệp khác.
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy hướng dẫn, lãnh đạo các
cơ quan và cá nhân các nhà khoa học nêu trên.
7
C 1
1.1.
Vùng nghiên cứu thuộc địa bàn các huyện Bắc Yên, Yên Châu, Phù Yên và
Mộc Châu tỉnh Sơn La, bao gồm chủ yếu là diện tích của Khối cấu trúc Tạ Khoa và
một phần Khối cấu trúc Mai Sơn (tương đồng Đới cấu trúc Sông Đà theo phân chia
của
Nguyễn Văn Hoành và nnk, 2005; hoặc Các thành tạo bồn sau cung theo Metcalfe I.,
2005) và một phần của Khối cấu trúc Tú Lệ (tương đồng đới cấu trúc Tú Lệ theo
phân
chia của Nguyễn Văn Hoành và nnk, 2005) (Hình 1.1).
Vùng có toạ độ địa lý như sau:
210 09' 53'' đến 210 13' 10'' vĩ độ bắc
1040 17' 17'' đến 1040 22' 37'' kinh độ đông
Hình 1.1. A: Vị trí Khối cấu trúc Tạ Khoa ở miền Bắc Việt Nam. B: Vị trí Khối
cấu
trúc Tạ Khoa trong mối quan hệ với các yếu tố cấu trúc lớn của Tây Bắc Bộ: 1-Đới
Sông
Hồng; 2-Đới Hà Nội; 3-Đới Fan Si Pang; 4-Đới Tú Lệ; 5-Đới Sông Đà; 6-Đới Nậm Cô;
7-
Đới Sông Mã; 8-Đới Sầm Nưa; 9-Đới Điện Biên; 10-Đới Pu Si Lung; 11-Đới Mường Tè.
(theo
Nguyễn Văn Hoành và nnk., 2005
A
B